1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ấn tượng Sóc Trăng

Chủ đề trong 'Miền Tây' bởi binhthuongkhach, 25/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Trong nền văn hóa chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thì mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại có nét văn hóa riêng rất độc đáo, đa dạng và phong phú. Nam bộ tuy là vùng đất tổ tiên ta mới khai phá lập nghiệp hơn 300 năm, nhưng văn hóa của nông thôn Nam bộ bắt nguồn từ nền văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử.
    Nam bộ từ miền đất hoang vu rừng thẳm, nhiều sông rạch, đầm lầy "muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lộí như bánh canh , trên rừng nhiều thú dữ, rắn độc và động vật quý. Dưới nước tôm cá bạt ngàn, còn có cá sấu, cá mập. Người nông dân Nam bộ lao động cần cù, dũng cảm. Thế hệ sau tiếp nối thế hệ trước cải tạo tự nhiên, phòng chống thú dữ trên rừng, dưới nước để sản xuất và bảo vệ sản xuất. Ðể tồn tại và phát triển giống nòi, sản xuất và bảo vệ sản xuất tất yếu các gia đình nông dân trong họ tộc, trong xóm làng liên kết lại (hợp tác) lao động đổi công phá rừng làm ruộng rẫy, đào sông rạch, làm đường giao thông: săn bắn thú dữ, cưu mang đùm bọc "thương nguời như thể thương thân" giúp đỡ nhau chén cơm manh áo, con giống, hạt giống, đúng với câu ca truyền miệng gần như nông dân Nam bộ ai cũng thuộc lòng "một miếng khi đói bằng cả gói khi no" trong sản xuất và đời sống. Tuy cuộc sống vô cùng cơ cực ngày ngày lao động trên đồng ruộng, đêm đêm nam nữ quây quần giã gạo, chài đôi, chải ba, rồi ca hát hoặc hò đối đáp dưới ánh trăng, tình quê tuy mộc mạc nhưng thấm đậm nghĩa tình.
    Những người nông dân có mặt ở vùng đất Nam bộ này hơn 300 năm trước đây là những nông dân đến từ nhiều vùng ở miền Trung, miền Bắc. Tuy buổi đầu lập nghiệp trên vùng đất hoang sơ trăm đắng ngàn cay bời rừng thiêng nước độc, thú dữ, người nông dân thiếu cả công cụ, phương tiện lao động... nhưng mọi người kiên cường bám trụ "đến đây thì ở tại đây trăm năm bám rễ xanh cây không về". Bám rễ xanh cây không chỉ có nghĩa lao động sáng tạo ra của cải vật chất trên nền nông nghiệp phì nhiêu trù phú, mà sự xanh cây bám rễ còn có nghĩa mối quan hệ giữa người với người từ bốn phương tụ hội trên mảnh đất Nam bộ ấm áp tình người. Tấm lòng người nông dân Nam bộ xưa nay luôn đức độ bao dung, sẵn sàng tha thứ cho những ai biết hối cải lỗi lầm, nhưng cũng không tha thử kẻ gian ác, điêu ngoa. Họ coi trọng nhân-nghĩa-trí-dũng-liêm, lòng thương người bao la vô tận, nhưng rất ghét bọn gian tà, tham nhũng, xu nịnh, những kẻ "tham phú phụ bần". Nếu ai là người lương thiện có đạo đức làm người, sống trung thực, nhân nghĩa dẫu từ đâu đến với xóm làng nào Nam bộ thì cũng được nông dân đón tiếp thân tình theo đúng nghĩa "tứ hải giai huynh đệ", sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người đói rét, bệnh tật "anh em như thể tay chân" hay là "Bầu ơi thương lắy bl cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn".
    Nền kinh tế Nam Bộ ngày càng phát triển, đường giao thông ngày càng thuận lợi, sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của nông dân các làng quê ngày càng mở rộng, các phong tục, tập quán từ việc ăn, ở, giao tiếp, sinh hoạt văn hóa, lễ hội đến đám cưới, đám tang... của nông dân Nam bộ cơ bản là giống nhau. Nhưng nét riêng của miền Ðông, miền Tây và mỗi tỉnh, mỗi làng quê về tính cách, tập quán, mỹ tục cũng có khác nhau. Không phâi ngẫu nhiên mà có câu ca "Cà Mau đi dễ khó về, trai đi có vợ, gái về có con". Trai đi có vợ, gái về có con ở đây không chỉ có "đất quê ta mênh mông" hoặc đường đi cách trở sơn khê mà bởi đất lành chim đậu, sự lưu luyến về vùng đất phì nhiêu dễ dàng sản xuất tạo ra của cải, xây dựng cuộc sống, hơn nữa là tình người nhân hậu thủy chung, "trai cũng dễ mến mà gái cũng dễ thương" Hay như câu ca dao "Cần Thơ gạo trắng nước trong, ai đi đến đó lòng không muốn về". Cần Thơ không phải chỉ có gạo trắng nước trong mà còn là sự giao lưu văn hóa, xã hội hài hòa lịch thiệp, đa cảm đa tình. Người Cần Thơ mến khách nên khách cũng mến người. Nếu ai đến bến Ninh Kiều từ xa xưa cũng "ngựa xe như nước áo quần như nêm" và bây giờ càng thêm lộng lẫy, phố phường nhộn nhịp. Ðêm đêm tàu thuyền san sát bên sông, có cả thuyền văn hóa lưu động, các nhóm tài tử phục vụ đủ các hạng người tao nhân mặc khách. Chính vì phong cảnh hữu tình, quyến rũ làm chạnh lòng quân tử, thuyền quyên mà "đi không nỡ, ở cũng đành". Nói về hoạt động văn hóa, văn nghệ nhất là đờn ca tài tử thì không riêng ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ mà gần như đều khắp các làng quê Nam bộ, anh nông dân đi cày chị nông dân đi cấy cũng có thể hát, hò và ca vọng cổ được.
    Tinh thần yêu nước là đỉnh cao của văn hóa. Lúc bình thường trong cuộc sống nông dân có thể có vui, có buồn thậm chí to tiếng với nhau vì một lý do nào đó, nhưng khi đất nước có giặc ngoại xậm thì người nông dân đoàn kết lại sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Ðặc biệt là từ khi có Ðảng, có Bác Hồ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nông dân Nam bộ cũng như nông dân cả nước được Ðảng, được Hội Nông dân giáo dục, tổ chức và hướng dẫn đấu tranh thì nông dân sục sôi lòng căm thù thực dân, đế quốc và tay sai; lòng yêu nước được khơi dậy và phát huy, ý chí cách mạng càng mạnh mẽ, nên họ sẵn sàng tham gia cách mạng. Ðiều đó minh chứng là tổ chức Hội Nông dân (Nông hội đỏ) các tỉnh Nam bộ từ Cao Lãnh, Sa Ðéc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, Mỹ Tho, Gia Ðịnh, Thủ Dầu Một, Cà Mau... đã ra đời cuối những lăm hai mươi. Suốt chặng đường dài hơn 70 năm đấu tranh gian khổ chống thực dân Pháp, Ðế quốc Mỹ và tay sai, nông dân Nam bộ đã đóng góp to lớn sức người, sức của cho sự nghiệp thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của dân tộc và thời đại. Hơn 25 năm sau giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, nông dân Nam bộ một lòng theo Ðảng - theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đã vượt qua bao khó khăn, thi đua lao động sản xuất và có thể nói đi đầu trong thời kỳ đổi mới nông nghiệp nông thôn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc.
    Thực hiện nghị quyết của Ðảng và sự hướng dẫn của Hội Nông dân, của các ngành, những năm qua nông dân Nam Bộ chẳng những phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc mà từng bước xây dựng nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa. Cuộc vận động của Hội Nông dân xây dựng "gia đình tiêu chuẩn" trước đây và cuộc vận động "xây dựng gia đình nông dân văn hóa", tham gia xây dựng nông thôn, ấp bản làng văn hóa hiện nay ngày càng có nhiều gia đình nông dân hưởng ứng và đạt danh hiệu đó. Cuối năm 2000 Hội Nông dân các địa phương, cơ sở cùng mặt trận, ngành văn hóa Thông tin, các cấp chính quyền đã bình xét hộ nông dân đại tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Kết quả các tỉnh Nam Bộ mỗi nơi 5-7 vạn, có tỉnh hơn 10 vạn hộ "gia đình nông dân văn hóa". Ðể đạt được gia đình nông dân văn hóa, cán bộ hội viên nông dân phải phấn đấu làm nhiều việc tốt ích nước lợi nhà, cụ thể là thực hiện tốt các phong trào cách mạng theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam. Và, Hội Nông dân các địa phương, cơ sở ở Nam bộ đã phối hợp với các ngành, các nhà khoa học, các doanh nghiệp, các cơ quan thông tin đại chúng, cùng chung lo nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, vốn, vật tư nông nghiệp cho nông dân để thi đua sản xuất làm giỏi làm giàu, tổ chức các phong trào hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tổ chức các hội thi kiến thức nhà nông, hội trại nhà nông, nhà nông đua tài, liên hoan nghệ thuật nông dân, vận động nông dân tham gia kinh tế hợp tác hợp tác xã...
    Các phong trào cách mạng và vận động xây dựng gia đình nông dân văn hóa còn nhằm từng bước khắc phục những phong tục, tập quán lạc hậu trong sản xuất và đời sống nông dân. Ðồng thời, khắc phục những tồn tại ấy trên cơ sở không ngừng nâng cao dân trí, kiến thức khoa học, phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa, làm cho hàng triệu nông dân và làm cho mảnh đất Nam Bộ giàu truyền thống cách mạng, đằm thắm thủy chung, nghĩa tình mãi mãi rực rỡ, ngát hương trong vườn hoa đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam.
  2. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Vườn sinh thái Tây Nam Bộ ​
    Một đặc trưng độc đáo của miền Tây Nam Bộ là kênh rạch đan xen chằng chịt giữa các khu vườn rộng hàng chục đến hàng trăm hécta, tạo thành hệ sinh thái tự nhiên lý tưởng cho môi trường sống. Gần đây, người dân Đồng bằng sông Cửu Long đã biết khai thác loại hình du lịch miệt vườn, được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng.
    Thật vậy, từ Long An đến Cà Mau, tỉnh nào cũng có những điểm dừng chân hết sức kỳ thú, nhưng nếu quỹ thời gian hạn hẹp, bạn nhớ ghé bằng được Vĩnh Long và Cần Thơ - hai địa danh có nhiều "đặc sản" đậm đà, nổi tiếng. * Từ TPHCM bạn có thể gọi cho các công ty vận chuyển hành khách (hỏi qua 1080) đi miền Tây: Phương Vinh, Phương Nhã, Hải Cường... Toàn vùng miền Tây Nam Bộ gồm 12 tỉnh, giá cả tuỳ vào chiều dài quãng đường từ Sài gòn tới các điểm đến của bạn.
    Ở nhà vườn Vĩnh Long, phần lớn nằm trải dài theo lưu vực sông Tiền, là nơi hội tụ của muôn loài chim, cá, tạo nên sắc thái thiên nhiên phong phú, rất gần gũi với sinh hoạt truyền thống của con người. Ngồi trên canô bập bềnh vượt sóng nước, bạn tha hồ phóng tầm mắt dõi nhìn những khu vườn cây trái sum sê, thấp thoáng xa xa từng đàn chim sải cánh chao lượn giữa không gian bao la suốt ngày không lúc nào vắng bóng, thật yên ả, thanh bình...
    Về Cần Thơ - đô thành được mệnh danh là "hòn ngọc" phía tây tổ quốc, chủ nhà sẽ đưa bạn du ngoạn các khu vườn bao quanh ngoại ô thành phố bằng xuồng máy, qua kênh rạch len lỏi dưới rặng chà là, đào tiên, sơri toả bóng mát rượi, mùa hè trái chín đỏ au, mới trông đã muốn trèo lên hái thưởng thức ngay. Và còn gì khoái bằng sau "tour" dã ngoại, tại bàn tiệc dân dã trong vườn, bày la liệt nào là cá tai tượng chiên bơ vàng rộm "bơi" trên đĩa rau đắng xanh ngắt chào mời, nào là chim sắp ra ràng nướng sả thơm ngậy, rồi sơri, đào tiên chín mọng - khách, chủ cùng nhau nhâm nhi với ly rượu đế nguyên chất, thắm đượm nghĩa tình.
    Vườn sinh thái miền Tây đã và đang trở thành điểm hẹn của thiên niên kỷ mới, giang rộng vòng tay đón bè bạn bốn phương.
    [​IMG][​IMG]
  3. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Sóc Trăng:
    Mô hình trồng nấm được nhiều nông dân đồng tình ủng hộ ​
    Đó là đánh giá của Hội thảo phát triển sản xuất nấm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn về dự án ?o Xây dựng mô hình nuôi và chế biến nấm ở vùng đồng bào dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng? , do Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh chủ trì thực hiện.
    Dự án được tổ chức từ tháng 12/2005, tại 3 xã có đông đồng bào dân tộc Khmer ( Phú Mỹ, Thuận Hưng và Mỹ Thuận của huyện Mỹ Tú). Qua đó, dự án đã chuyển giao cho 169 nông dân thực hiện mô hình trồng nấm phân tán, với trên 50.400 bịch meo nấm rơm( tương đương gần 10.100 kg meo giống), đạt 58% kế hoạch của dự án; xây dựng với 4 mô hình trồng nấm tập trung, thu được 2.530 kg nấm mèo tươi tại 2 xã Phú Mỹ, Thuận Hưng và Trung tâm, riêng xã Mỹ Thuận hiện đang triển khai 2.500 bịch phối nấm mèo và bào ngư. Song song với các mô hình trình diễn, sản phẩm của dự án còn được nhân rộng tại nhiều nơi trong tỉnh. Trong đó chỉ riêng 3 xã trong vùng dự án, mô hình đã nhân rộng tới 350 hộ, thu được gần 400.000 kg nấm tươi. Theo đánh giá, với dự án này, những nông dân sau khi tham gia các lớp tập huấn đã nắm bắt được các tiến bộ kỹ thuật, được giới thiệu sản phẩm giống nấm chất lượng cao và được chuyển giao giống nấm thử nghiệm tại mô hình đã thấy nấm phát triển tốt hơn giống nấm của nông dân đã từng sử dụng. Bên cạnh đó, dự án đã phù hợp với điều kiện sản xuất của đồng bào dân tộc khmer trong vùng dự án nên được nông dân đồng tình ủng hộ cũng như yên tâm hơn để tiếp tục sản xuất nấm. Từ dự án này, nhiều nông dân đã mạnh dạn đăng ký tham gia trồng nấm cũng như chủ động tìm hiểu kỹ thuật trồng nấm để sản xuất. Tuy nhiên do điều kiện của trung tâm chỉ tập trung vào phục vụ dự án, chưa đáp ứng được nhu cầu bên ngoài đã làm ảnh hưởng đến phần nào khả năng nhân rộng mô hình dự án.
    Dự kiến, đến cuối năm nay, dự án sẽ tiếp tục được triển khai và nhân rộng mô hình trồng nấm tập trung và phân tán, với 8.000 bịch phôi nấm linh chi, 390 kg meo nấm bào ngư và 6.000 kg meo giống nấm rơm. Để tạo điều kiện phát huy hơn nữa hiệu quả của dự án, đã có nhiều kiến nghị như: Bộ KH-CN nên xem xét điều chỉnh gia hạn thời gian kết thúc dự án đến năm 2008; Ban chỉ đạo chương trình nông thôn và miền núi quan tâm hơn việc tổ chức hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm, để các cơ quan chủ trì dự án có dịp gặp gỡ, trao đổi, học tập thêm phương pháp triển khai, cũng như kinh nghiệm chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ có hiệu quả ở nơi khác.
  4. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Sóc Trăng :
    Tập trung các g/pháp đẩy mạnh t/trưởng KT-XH;đảm bảo cuộc BCQH khóa XII thành công tốt đẹp ​
    Ngày 2/5/2007, tại hội trường UBND tỉnh đã diễn ra cuộc họp phiên thường kỳ nhằm đánh giá tình hình, kết quả phát triển kinh tế - xã hội tháng 4 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ tháng 5/2007, đến dự có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Bí Thư Tỉnh ủy; các thành viên UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành đoàn thể cấp tỉnh; các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
    Trong tháng qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh trật tự xã hội được giữ vững. Hiện toàn tỉnh đã xuống giống hơn 31 ngàn ha lúa Hè Thu, trong đó đã thu hoạch gần 2 ngàn ha lúa Hè Thu sớm. Tình hình dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc gia cầm ổn định, không phát sinh ổ dịch mới. Toàn tỉnh đào đắp hơn 1,5 triệu m3 đất gồm các công trình thủy lợi, giao thông. Tổng sản lượng thủy hải sản đạt gần 3 ngàn tấn; chế biến gần 2 ngàn tấn tôm đông, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 26,5 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh từ đầu năm đến nay lên hơn 83,6 triệu USD.
    [​IMG]
  5. binhthuongkhach

    binhthuongkhach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Tuổi thơ ai cũng có dòng sông.
    [​IMG]
    Ai bảo chăn trâu là khổ !? Chăn trâu sướng lắm cơ...
    [​IMG]
    Gởi các pác vài tấm hình em chụp nhân chuyến về thăm Sóc Trăng đợt rồi.
    Được binhthuongkhach sửa chữa / chuyển vào 09:02 ngày 09/05/2007
    Được binhthuongkhach sửa chữa / chuyển vào 09:03 ngày 09/05/2007
    Được binhthuongkhach sửa chữa / chuyển vào 09:04 ngày 09/05/2007
  6. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Sóc Trăng -
    Nguồn lợi từ khai thác thủy sản ​
    Hiện Sóc Trăng có trên 959 chiếc tàu thuyền đánh bắt hải sản các loại; có công suất bình quân 57 mã lực/chiếc; Sóc Trăng đang đang có kế hoạch đóng mới, nâng cấp các tàu có công suất lớn để khai thác xa bờ; đồng thời, giảm dần số lượng tàu có công suất nhỏ khai thác ven bờ. Hàng năm nguồn lợi hải sản từ biển mang về cho Sóc Trăng gần 25.000 tấn hải sản các loại; bên cạnh đó nguồn lợi về khai thác vùng sinh thái mặn, lợ cùng không kém phần quan trọng, năm 2006 sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt trên 82.000 tấn, chiếm 72,03% trong sản lượng thủy hải sản của tỉnh, chủ yếu là con tôm sú (52.690 tấn) có giá trị kinh tế cao, các nhà máy chế biến được 34.270 tấn tôm đông, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh năm 2006 đạt 327,40 triệu USD,^tăng 15,09% so với cùng kỳ. Dự kiến kế hoạch năm 2007, tổng sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh tiếp tục tăng 10,39%; trong đó khai thác tăng 0,92% và nuôi trồng tăng 14,11%; nâng kim ngạch xuất khẩu thủy sản lên 420 triệu USD.
    Năm nay tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng và mùa mưa bão sắp đến sẽ gây rất nhiều khó khăn kế hoạch khai thác, sản xuất của địa phương. Theo Cục thống kê Sóc Trăng, 4 tháng đầu năm sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh là 11.155 tấn, đạt 8,71% so với kế hoạch, giảm 6,5% so với cùng kỳ; trong đó, chỉ có khai thác nội địa là 1.881 tấn, tăng 10,52%; còn lại sản lượng khai thác biển là 7.578 tấn, giảm 1,62%; sản lượng nuôi trồng 1.696 tấn, giảm 32,86% so với cùng kỳ. Sản lượng khai thác được chủ yếu là cá các loại, sản lượng tôm ít. Với tình hình này bà con nông dân và các ngành, các cấp cần tập trung theo dõi diễn biến phức tạp của thời tiết và có kế hoạch, phương án đối phó, khắc phục kịp thời để tránh rủi ro thấp nhất có thể xảy ra./...
    [​IMG]
  7. khanhlinh85

    khanhlinh85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    2.724
    Đã được thích:
    0
    Sóc Trăng kim ngạch xuất khẩu 04 tháng đầu năm 2007 tăng gần 30% ​
    Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Sóc Trăng trong 4 tháng đầu năm 2007 đạt hơn 86 triệu USD, tăng 27,53% so với cùng kỳ năm ngoái, riêng trong tháng 4 đạt 27,76 triệu USD, tăng 18,31% so với tháng trước. Một số mặt hàng xuất khẩu trong tỉnh có thế mạnh vẫn tăng khá: như tôm đông lạnh 7.046 tấn, tăng 5,24%, thủy sản đông 2.086 tấn, tăng 211,81%, nấm rơm muối 653 tấn, tăng 147,35%,...
    Được biết Ngành thương mại du lịch của tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc khảo sát về năng lực xuất khẩu của một số ngành có thế mạnh và cũng tiến hành hội thảo đề xuất việc đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có tiềm năng như Mỹ, Nhật, EU và một số nước khác./..
    [​IMG]
  8. meoCara

    meoCara Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Thứ Năm, 14/06/2007, 04:39 (GMT+7)
    Sóc Trăng: Thất vọng với khuyến mãi ADSL

    TT - Hai tháng nay Điện lực Sóc Trăng và Công ty Điện báo điện thoại tỉnh Sóc Trăng tung ra các loại hình khuyến mãi để thu hút ngày càng nhiều thuê bao viễn thông điện lực và ADSL (Internet). Nhưng...
    Mua được chiếc điện thoại khuyến mãi theo đúng ý thích và được lắp đặt ADSL là chuyện không dễ....
    Điện thoại... không nghe được
    Trong đợt khuyến mãi, ngành điện lực giới thiệu với khách hàng rất nhiều loại điện thoại di động có giá gốc từ 1.750.000 - 4.251.000 đồng. Để thu hút khách hàng đến với dịch vụ viễn thông điện lực, những điện thoại có giá gốc trên 4 triệu đồng khách hàng chỉ trả 690.000 đồng/chiếc và được tặng một thẻ sim.
    Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi, các hiệu điện thoại loại tốt số lượng không nhiều nên chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trong một vài ngày đầu của đợt khuyến mãi. Những người đến sau đành chấp nhận chờ đợi mỏi mòn hoặc mua điện thoại rẻ tiền, sóng yếu và kết quả nhận được những cuộc điện thoại... ?ohả, hả, hả? vì bên này nói lớn tiếng nhưng bên kia... không nghe hoặc nghe được ?otiếng đực tiếng cái?.
    Ông Nguyễn Văn Nhiệm - giám đốc Điện lực Sóc Trăng - cho biết hiện toàn tỉnh đã phát triển được trên 30.000 thuê bao viễn thông điện lực. Để mở rộng vùng phủ sóng, đến nay đã có 35 trạm thu phát sóng được lắp đặt và trong thời gian tới sẽ lắp đặt thêm 12 trạm ở các xã vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, ông Nhiệm thừa nhận: ?oDo mới triển khai dịch vụ trong thời gian gần đây nên sóng viễn thông điện lực chưa được hoàn hảo. Nguyên nhân khách hàng không mua được nhiều điện thoại loại tốt trong đợt khuyến mãi là do Tổng công ty Viễn thông điện lực VN cung cấp cho Sóc Trăng quá ít điện thoại loại này; Điện lực Sóc Trăng chỉ là một đại lý bán hàng cho họ mà thôi?.
    Chờ lắp đặt ADSL dài cổ
    Để tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ADSL của VNPT, Công ty Điện báo điện thoại tỉnh Sóc Trăng vừa tung ra hai đợt khuyến mãi. Tùy theo gói dịch vụ mà khách hàng được tặng modem hoặc phải trả 50% giá trị modem để được sở hữu một đường truyền Internet tốc độ cao. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng và trả tiền mua modem, nhiều khách hàng phải chờ đợi mỏi mòn, nhưng vẫn không thấy nhân viên Công ty Điện báo điện thoại đến nhà lắp đặt dù đã có sẵn đường dây điện thoại và máy tính cấu hình mạnh.
    Chị Nguyễn Thị Diện ở đường Lê Hồng Phong, TP Sóc Trăng cho biết: ?oTôi đã ký hợp đồng lắp đặt ADSL và trả tiền modem từ ngày 9-4, nhưng chờ đợi hơn hai tháng nay vẫn không thấy động tĩnh gì. Khi ký hợp đồng, bộ phận giao dịch cho biết chậm nhất là 2-3 tuần sẽ lắp đặt vì nhà có sẵn đường dây điện thoại nhưng phải chờ đợi đến... dài cổ?.
    Ông Phan Xuân Định - phó giám đốc Bưu điện tỉnh Sóc Trăng - khẳng định đã nghe rất nhiều người dân phản ảnh tình trạng này nên đã chỉ đạo Công ty Điện báo điện thoại khẩn trương lắp đặt ADSL cho những khách hàng đã ký hợp đồng.
    Trao đổi với chúng tôi, ông Lâm Anh Tuấn - trưởng Trung tâm chăm sóc khách hàng Công ty Điện báo điện thoại Sóc Trăng - cho biết nếu khách hàng có sẵn đường dây điện thoại thì khoảng một tuần sẽ lắp đặt xong đường truyền Internet tốc độ cao, chậm nhất là 20 ngày. Song ông Tuấn cho biết: ?oHai đợt khuyến mãi có đến gần 2.000 khách hàng đăng ký sử dụng ADSL trong khi chúng tôi chỉ có sáu nhân viên đi lắp đặt. Nếu ngày nào không mưa, một nhân viên chỉ lắp đặt được sáu thuê bao nên đã xảy ra chậm trễ. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp khách hàng ở vùng ngoại ô TP Sóc Trăng nên chúng tôi gặp khó khăn trong việc kéo dây (?)?.
  9. th_tr321

    th_tr321 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/02/2007
    Bài viết:
    374
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp của Công ty Báo Thoại Sóc Trăng thì có thể giải quyết theo hướng:
    - Trong quá trình khi khuyến mãi ADSL, nếu nhân viên đi cài không đáp ứng kịp thì Cty nên hợp đồng thuê một số cty Tin học bên ngoài để có thể giải quyết nhanh nhu cầu sử dụng ADSL của khách hàng.
    Riêng trường hợp của Điện lực STG thì hông dám bình luận
  10. ptina

    ptina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2004
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Bác nào chụp cho em ảnh bưu điện với, với cả cái bên đối diện qua ngã tư với, xa Sóc trăng mấy năm ko có dịp quay lại nhớ quá, thanks nhìu nhìu

Chia sẻ trang này