1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Anatomy - một vài hình ảnh

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi Chuot_Con, 20/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Bài nghiên cứu giải phẫu chả biết có còn ko nữa, nếu về nhà tìm ko còn em sẽ vẽ lại cho Chuot_con xem, còn trong lúc chờ đợi bác ngó tạm mấy bài hình hoạ chì em vẽ hồi xưa vậy nhé, bài nghiên cứu chưa được sâu nhưng em chả còn bài nào khác, bác xài tạm rồi góp ý nhé: http://www.ttvnol.com/forum/t_116981/4
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  2. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Không ngờ được là "cụ" giữ bài được lâu thế. Thán phục! Xem lại bài, nhớ hết.
  3. Gorillaz

    Gorillaz Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2001
    Bài viết:
    2.219
    Đã được thích:
    0
    nói như bác Chuotcon thì em là dân " buôn nuớc bọt" rồi. Mà nghĩ lại cũng đúng thiệt...em thì tài cán chả có mà cứ khoái xổ hoạ.
    Anatomy chắc sẽ thú vị lắm nhỉ. Ôi How I wish I could...
    Fải hi vọng...con nguời fải có hi vọng và uớc mơ fải ko các bác?
    If one day I die, would u cry for me?
  4. Pakita

    Pakita Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2001
    Bài viết:
    821
    Đã được thích:
    0
    Đụng chạm quá nhỉ. Bác ơi buôn là cũng phải có nghệ thuật buôn đấy!
    (Ấy là em cứ nói thế thôi chứ rốt cục thì em cũng vẫn chẳng biết nghệ thuật nó là cái gì)
    i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!i!
    Crazy, but that's how it goes
    Millions of people living as foes
    Maybe it's not too late
    To learn how to love and forget how to hate...
  5. dr_aibolit

    dr_aibolit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2001
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    0
    HÌ, không khoái bằng xem thật, bác nào học nghệ thuật muốn xem thì chỉ cần 1 bộ quần áo trắng rồi lên viện giải phẫu chỗ Tăng Bạt Hổ là xong , chi tiết chẳng thiếu cái gì.
  6. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ, ai đó nên viết một bài về cách sử dụng hiểu biết về giải phẫu trong ký họa và dựng tranh nhỉ. Được thế thì hay biết mấy.
  7. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Đưa kiến thức giải phẫu vào tranh và kí hoạ à? khó lắm. Cách phổ thông nhất là làm như trong mấy cái hình vẽ lần trước của bác Chuot_con ấy, nghĩa là dựng nguyên bộ xương trước rồi bao contour ra ngoài. Cách này được danh sư hình hoạ Ingres rất ưa chuộng, nhưng nó đòi hỏi người vẽ phải nắm chắc cấu trúc xương cơ rồi thì mới làm được.
    Nếu như chỉ vẽ hình 2D như hình minh hoạ trong sách thì ko sao, vì những hình đó được trình bày ở tư thế duỗi thẳng cho người đọc dễ quan sát. Trong thực tế, có những dáng người mà chân hoặc tay của họ đưa ra phía mặt tranh chẳng hạn, thì nắm được hình dáng của xương nhưng ta vẫn khó mà xác định được độ chênh lệch giữa chiều dài các gióng xương với nhau. Cái khó tiếp theo là khi đưa ra phía trước như thế, tỷ lệ xa gần sẽ làm kích thước các bộ phận trên cơ thể thay đổi kiểu "gần lớn xa nhỏ", lúc ấy lắp giải phẫu vào một cách máy móc rất khó.
    Nhưng thực tế lúc kí hoạ thì tôi ko sợ, vì mình bắt dáng là chính, và thường chỉ nhấn vào các cấu trúc lớn như hộp sọ, cột sống, ổ bụng, các đầu xương...Tiết mục tôi chán nhất ko phải là ký hoạ mà chính là diễn hoạ thời trang nữ. HÌnh dáng các cô ấy thì yêu kiều, dáng đi lại uyển chuyển duyên dáng, người thì đương nhiên là đẹp rồi, mà mình thì quen vẽ cơ bắp, gân guốc đã quen tay nên lúc vẽ các người đẹp, em nào em nấy vai cứ to pạc, ngực nở, đùi to...nom gớm chết Đùa thế thôi, xem một hai quyển thời trang là đỡ ngay ấy mà.Theo tôi cách hay nhất để học giải phẫu là như cậu gì nói ấy, vào hẳn nhà mổ tử thi mà xem, có điều ko biết chỗ Tăng Bạt Hổ của cậu thế nào chứ ngày xưa tôi năn nỉ xin vào xem mổ xác trong trường Y, nhưng người ta ko cho vào vì mình ko có thẻ. Thế là từ hồi học giải phẫu tới giờ, tôi chỉ được xem xương người thật có 2 lần: một lần mò vào xem người ta cải mộ, và một lần là bộ xương giáo cụ xộc xệch ở trên trường.
    Còn một phần giải phẫu nữa khó xem hơn hết, đó là giải phẫu ngựa! Tôi khoái vẽ ngựa kinh khủng! Ngày xưa bỏ học để ngồi xem cúp đua ngựa Melbourne trên đài HN, vừa xem vừa ký lại ko kịp vì cái giống ấy chúng nó chạy nhanh quá, ký liền mấy hôm thì cũng tàm tạm được mấy cái dáng nhưng chả ăn thua. Mà ký ngựa đồng bằng như ở HN thì được cái gầy gò, xương nào ra xương ấy rất dễ kí, chỉ sợ mỗi cái người ta bảo là mình vẽ chó (ngựa bé như chó mà, chỉ có giống ngựa trên Bắc Hà còn gọi là tàm tạm )
    Chuyện học giải phẫu còn nhiều lắm, bác nào biết thì post thêm vào cho bà con tham khảo.
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
    Được butsat sửa chữa / chuyển vào 12:06 ngày 27/02/2003
  8. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Nói về minh họa sách cũng có nhiều loại. Những loại rẻ tiền hiện nay, kiểu như trong truyện tranh Nhật Bản hay phim hoạt họa thì không thiếu gì. Song những loại trong các truyện cổ của Tây Âu, Trung Quốc, những loại mà có thể "Collect" được, thì hiếm lắm. Nói đơn giản, truyện tranh "Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" chẳng hạn, tôi chưa thấy một truyện tranh nào ở Việt Nam vượt qua được mức kỹ thuật vẽ chuẩn xác và bay **** như vậy. Nếu không hiểu cấu trúc xương, cơ, và tác động của chúng trong khi nhân vật chuyển động, đồng thời tỷ lệ cân đối giữa các phần, thì nhiều lắm cũng chỉ đạt đến mức như mấy anh Nhật Bản là cùng thôi.
    Nói đến chuyện vẽ mẫu người để trang trí quần áo, tôi còn nhớ trong xóm tôi ở, hồi xưa, tôi có được xem tranh của một ông họa sĩ trang trí sân khấu, được đào tạo ở Trung Quốc về. Hồi đó, ông ta đang trang trí cho Nhà Hát Ca Múa Nhạc Việt Nam ở gần Cầu Diễn. Trước khi vẽ quần áo lên trên, ông ta vẽ hình người chỉ có xương và thịt không thôi, sau đó, xoá các chi tiết ở bên trong đi, chỉ để lại đường "công-tua" (Contour) mà thôi. Hình của ông ta cực chuẩn, tưởng như có thể dùng làm mẫu in trong sách luôn. Sau khi làm được cái cơ bản này rôi, ông ta mới copy sang tờ khác, rồi vẽ mẫu quần áo lên trên. Gần đây tôi có được biết ông Léon Bakst, người Nga (1866-1924) trang trí sân khấu rất nổi tiếng.
    Tôi nghĩ, nếu butsat cũng làm như vậy thì sẽ giúp cho mình được nhiều lắm. Chịu khó tập cái cơ bản trước thì mọi việc lớn hơn sẽ dễ dàng.
    Muốn tìm "anatomy of horse" thì đánh mấy chữ ấy vào mấy cái "Internet Search Engines" giống như "www.google.com" hoặc "www.altavista.com" là sẽ tìm được cả đống.
    Được chuot_con sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 27/02/2003
  9. butsat

    butsat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    1.547
    Đã được thích:
    0
    Bác Chuot_con hiểu nhầm ý Butsat rồi, em nói "minh hoạ" là mấy cái minh hoạ trong sách giải phẫu cơ. Nhưng nếu bác muốn nói về thể loại minh hoạ cũng được, ko sao.
    Theo Butsat thì bác đánh giá truyện tranh Nhật Bản "rẻ tiền" là quá đáng. Dù sao thì cũng ko thể phủ nhận được là Nhật có một nền công nghiệp truyện tranh lâu đời và rất hùng mạnh. Thể loại manga của Nhật có thể sánh ngang với BD của Pháp và Comics của Mỹ. Butsat ko phải là một người hâm mộ truyện tranh Nhật, cũng ko có ý định tung hô truyện tranh Nhật, nhưng quả thật đa số các hoạ sĩ truyện tranh Nhật vẽ rất chắc, và quán xuyến vấn đề rất tốt. Từ hình hoạ, giải phẫu, phối cảnh ko gian thực địa...cho đến trạng thái tâm lý nhân vật, họ thể hiện rất tốt, và giỏi nhất là trong một rừng những phong cách vẽ truyện tranh như thế, rất nhiều người vẫn tìm được phong cách riêng, mà lại vẫn nhận ra được một nét chung ko lẫn với các nước xung quanh..., đó là phong cách Nhật. Trong khi ta khó có thể phân biệt được cách vẽ một cuốn truyện tranh của Pháp khác một cuốn truyện tranh của Anh hay Đức...ở chỗ nào.
    Bác Chuot_con so sánh thể loại truyện tranh hiện đại Nhật với thể loại truyện tranh của Trung Quốc như thế cũng là khập khiễng. Bởi một cái là truyện tranh liên hoàn ( mà cha đẻ của nó hình như là Osamu Tezuka- bắt đầu từ năm 1928 ),còn một cái là truyện tranh minh hoạ, hai thể loại này hoàn toàn khác nhau. Truyện "Tam đả Bạch Cốt Tinh" của thừa hưởng cách vẽ công bút của quốc hoạ Trung Hoa từ hàng ngàn năm để lại (có tới 24 loại nét ), và cách vẽ này cũng thích hợp với các tích hay điển cố trong dân gian. Của Trung Quốc cách vẽ thường tinh, hoàn chỉnh như một bức tranh, và có nhiều ước lệ. Trong khi truyện của Nhật có thể ko bằng nhưng bù lại các hoạ sĩ Nhật phải quan tâm tới việc diễn hoạ theo phong cách đồ hoạ hiện đại (các module thể hiện tốc độ, sự cháy nổ, sự trôi, sự gãy vỡ...). Thử tượng tượng một hoạ sĩ truyện tranh Nhật cũng vẽ được như "Tam đả Bạch Cốt Tinh" và đem cách vẽ ấy minh hoạ cho truyện Doremon, Xubasa, Teppi...thì sẽ ra sao? đương nhiên là ko thích hợp rồi! Làm sao người ta có thể đưa loại nét tinh tế, điêu luyện ấy vào trong một đống những phối cảnh nhà cao tầng, xe hơi, ga tàu điện...được?
    Còn nữa, những nhân vật trong truyện tranh Nhật có hình dáng rất ngộ ngĩnh, dễ thương...nhưng ko phải vì các hoạ sĩ Nhật ko biết giải phẫu, mà theo tôi giải phẫu của họ quá chắc, quá tốt. Và để có được các hình tượng nhân vật thành công, họ đã cách điệu rất tuyệt vời, dựa trên hiểu biết sâu sắc về giải phẫu và hình hoạ. Ko phải những Emoticons mà chúng ta dùng hàng ngày đa số đều mang đậm dấu ấn của manga Nhật sao?
    (còn tiếp)
    Buồn ngủ khi làm việc, làm việc khi buồn ngủ
  10. But_chi_new

    But_chi_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2002
    Bài viết:
    1.313
    Đã được thích:
    0
    Các bác cãi nhau lắm quá, có cái ****e nào về anatomy ko thì cho em với. Hỏi bác chuột con thì bảo là bí mẹt nghề nghiệp nghe mà phát sợ
    Em
    Là giọt cafe đắng
    Nhiễu hồn ta mỗi tối
    Thức trắng một đời dài

Chia sẻ trang này