1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Anh,chị,em,bớt thời gian ghé vào đây đọc chút nào....

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi pulsars, 26/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pulsars

    pulsars Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Anh,chị,em,bớt thời gian ghé vào đây đọc chút nào....

    NỖI BUỒN CỦA NGÀNH THIÊN VĂN VIÊT NAM

    Nhân một hội thảo được tổ chức tại ĐHSP - ĐHQG với chủ đề "Thiên vZn học với sự phát triển vZn hoá, GD", tôi đã được tiếp xúc với một số nhà khoa học nghiên cứu về Thiên vZn học của VN. Đây là những người rất tâm huyết với nghề, có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực thiên vZn học... nhưng trong họ, dường như luôn hiện hữu nỗi buồn trước tình hình phát triển thiên vZn hiện nay của đất nước. "Nếu so với thế giới và khu vực, thiên vZn học nước ta ở vị trí thứ mấy?" - Tôi hỏi. "- Làm sao mà so được với thế giới! Trong khu vực, thiên vZn học VN chỉ đứng trên Lào, Campuchia, còn thì đứng sau tất cả các nước khác..." Cười buồn, vị giáo sư tóc bạc phơ đã nói vậy...
    1. Hai giai đoạn của thiên vZn học VN
    Kể từ khi tổ tiên ta quan sát các ngôi sao trên bầu trời và ghi lại vị trí của chúng, truyền lại cho các thế hệ sau, rồi từ cái mốc của kính thiên vZn ra đời vào thế kỷ thứ 10 tại Trung Quốc... nếu chia quá trình phát triển thiên vZn học ở VN ra từng giai đoạn, có thể thấy được những mốc phát triển sau: Thời trước Cách mạng, khoảng trước những nZm 1950, ở bậc trung học chuyên khoa với các ban Toán Lý Hoá, ban Vạn vật hay ban VZn Sử, môn thiên vZn nằm trong chương trình giảng dạy. Đây cũng là một minh chứng cho thấy, việc phổ biến thiên vZn học đã trở thành một mục tiêu chung với khái niệm thiên vZn là của tất cả mọi người chứ không chia ra thuộc bên khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội... Đến cuộc cải cách giáo dục thời kỳ ấy, với hướng đi đào tạo nhanh để cho ra số lượng nhiều hơn các tri thức phục vụ kế hoạch xây dựng phát triển đất nước, thiên vZn học cũng nằm trong xu thế chung so với các môn học khác, phải tinh giảm đi, và tạm gác lại trong các trường phổ thông. Nên nhớ rằng, hồi đó, bậc học phổ thông chỉ kéo dài 10 nZm, và lý do không thể đưa môn thiên vZn học vào nhà trường cũng chủ yếu nằm ở yếu tố không đủ thời gian.
    Và đây cũng được coi là một giai đoạn mới của việc phát triển thiên vZn học VN. Cuộc chia tay giữa thiên vZn học và nhà trường phổ thông kéo dài cho đến tận ngày nay, khi thời gian học bậc phổ thông đã được kéo dài lên thành 12 nZm từ bao giờ. Bỏ ngỏ một cánh cửa có thể đưa môn khoa học được coi là nguồn gốc, cội rễ của các ngành khoa học khác... đến với quảng đại quần chúng, thiên vZn VN đã hiện lên với một lỗ hổng rất lớn trong kiến thức thiên vZn nói chung của một bộ phận lớn dân cư, kể cả những người tốt nghiệp ĐH - do thời phổ thông đã không học, lên học ĐH lại đi theo chuyên ngành thuộc ban khoa học xã hội.
    Trong bức tranh ảm đạm của việc nhân rộng, phát triển, phổ biến thiên vZn giai đoạn hai, có một tin vui là các nhà khoa học tâm huyết với thiên vZn học VN đã cùng xích lại, lập nên Hội thiên vZn VN nZm 1993. ít nhiều, trong giai đoạn này, thiên vZn học VN cũng đã quy về một mối.

    2. Tâm sự của một giảng viên môn thiên vZn bậc ĐH
    Ngại ngùng khi được hỏi về quan điểm của mình về thiên vZn học hiện nay ở VN, giảng viên khoa Vật lý một trường ĐH (xin được giấu tên) hiện là thạc sỹ về thiên vZn nói: "Nếu bảo là tốt nghiệp ngành thiên vZn mà sống được bằng nghề ở VN thì khó lắm. Bạn bè tôi, những người tôi quen biết - một số người còn đi học thiên vZn ở Nga, ở Ba Lan về - cho dù có say mê, có muốn đeo đuổi nghiên cứu thiên vZn, nhưng vì mưu sinh cuộc sống nên cũng đều chuyển đi làm các ngành khác. Mà nghề này lại đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật, nghĩa là cũng phải dành một khoảng thời gian cho nó chứ không phải cứ bỏ bẵng, lâu lâu lại quay lại một tí được đâu. Thế hệ chúng tôi ngày nay là thạc sĩ nghiên cứu thiên vZn. Còn các bậc cây đa cây đề thì nay cũng đã ngót 70 rồi. Nói thế nào nhỉ, ta không có cầu và cung thì cũng đang yếu ớt èo uột. Vì vậy, nếu bây giờ, giả sử ngay lập tức có mở ra một chuyên khoa chuyên về thiên vZn thì cũng khó mà tuyển sinh được.
    Hiện tại, ta đang nói đến việc phổ biến thiên vZn trong nhà trường, cũng là để hy vọng qua đó có thể nâng cao hơn nữa mối quan tâm đối với thiên vZn trong các trường ĐH. Như tôi, là giảng viên dạy thiên vZn nhưng dạy cũng ít lắm. Thời lượng dành cho thiên vZn trong khoa Vật lý bậc ĐH cũng bằng với các môn phụ khác như thể dục, chỉ khoảng 4 học trình. Theo đó, số giảng viên của môn học này cũng rất ít. Mà như vậy thì các em chỉ hiểu được sơ sơ về thiên vZn thôi. Nói là "cưỡi ngựa xem hoa" thì hơi quá nhưng cũng gần gần như vậy..."
    Nếu như chia giai đoạn để thấy được việc bỏ cách, để hổng kiến thức thiên vZn ở bậc học phổ thông thì qua tâm sự của một giảng viên dạy thiên vZn bậc ĐH, có thể thấy, ngay cả ở những khoa cần đến sự quan tâm về thiên vZn học một cách sâu sát, thì môn học này cũng vẫn chưa thực sự được coi trọng.

    3. Hệ quả
    tức thì
    Hiện tại, trên thế giới, du hành vũ trụ không còn là một điều mới mẻ. Ngay từ 1957, Nga đã có "Sputnic" và sau đó đã đặt chân lên mặt trZng. Còn nước Mỹ, thời đại du hành vũ trụ đã được mở ra với những vị khách lên tàu vũ trụ không phải là các nhà khoa học và phi hành gia nữa. Ước mơ đặt chân lên sao Hoả của con người đã nằm trong tầm tay. Trung Quốc, quốc gia láng giềng của VN cũng đang hoàn tất các khâu để đưa con người lên vũ trụ... Du hành vũ trụ đã trở thành một lĩnh vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh giữa nhiều nước phát triển với nhau. Vô hình chung, cuộc chiến chinh phục không gian đang trở thành một thước đo để so sánh mức độ phát triển, tiềm lực về nghiên cứu vũ trụ, ngầm nói lên vị thế của một quốc gia trước toàn thế giới.
    Chưa nói đến các nước mạnh về nghiên cứu vũ trụ như Nga, Mỹ... nơi mà thiên vZn học đã đạt đến một giai đoạn thZng hoa, phát triển liên tục. ở Trung Quốc, kiến thức thiên vZn được coi là tri thức phổ thông, mọi người đều phải nắm rõ. Tôi chợt nhớ đến một câu chuyện mà người bạn làm hướng dẫn viên du lịch của tôi đã kể lại. Hôm đó, dẫn một nhóm khách ra biển chơi buổi tối, mấy người khách Trung Quốc kéo cô cùng chơi trò đố sao. Tội nghiệp cho cô bạn tôi, không thể nào chỉ ra được đâu là chòm Đại Hùng, đâu là chòm Bồ Nông... trong khi mấy người khách du lịch thì chỉ ra vanh vách như nói về một tấm bản đồ trong lòng bàn tay vậy. Họ hỏi: "Sao học đến ĐH rồi mà không biết vị trí các sao?" Cô bạn tôi ấm ức "Ngượng quá! Chả biết trả lời làm sao nữa. Vì mấy người đó toàn là dân buôn bán, họ nói họ học ở phổ thông và đọc trên báo hàng ngày..."
    Chứng thực cho điều này, GS Nguyễn Lân Dũng cũng đã khẳng định: "Trung Quốc phổ biến kiến thức về thiên vZn ra quảng đại quần chúng rất tốt." Vì thế, khi có tin Trung Quốc sắp sửa đưa người lên mặt trZng, thế giới nói chung không giật mình. Bởi vì sao? Họ đã có một nền tảng rất tốt. Và trên cái nền đó, một cú "nhún mình" là điều tất yếu.
    Và cũng với logic phân tích như trên, trả lời cho câu hỏi: "Thiên vZn học VN đang ở đâu?" thật quá đơn giản. Ta vẫn đang ở những bước đi đầu trong việc xây dựng một nền tảng phổ biến thiên vZn học toàn dân.
    4. Đề xuất của các nhà
    khoa học
    Nên xem xét việc đưa môn thiên vZn vào bậc học phổ thông, bắt đầu từ khối lớp 10 là ý kiến chung của các nhà khoa học. Mục đích không chỉ dừng lại ở việc có thể phát triển các ngành khoa học khác mà còn nhấn mạnh đến việc coi thiên vZn học là vũ khí chống lại mê tín dị đoan. Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn: "Không nên e ngại việc đưa môn thiên vZn vào nhà trường sẽ làm quá tải chương trình học - hiện đã quá tải! Ta có thể giảm tải ở nhiều chỗ khác trong chương trình học. Chương trình học hiện nay nặng vì 3 nguyên nhân: Một là tham kiến thức; Hai là không tận dụng được ngoại khoá để cuộc đời cũng tham gia dạy cho HS mà hiện nội khoá cứ muốn ôm lấy; Ba là phương pháp dạy và học quá lạc hậu nên hiệu suất học tập rất thấp. Nếu khắc phục được những nguyên nhân đó thì thừa điều kiện để đưa môn thiên vZn vào chương trình."
    Với PGS Phạm Viết Trinh - Chủ tịch Hội Thiên vZn vũ trụ VN:
    - Nếu đưa thiên vZn học vào phổ thông, chi phí đầu tư là như thế nào?
    - Đầu tư cho môn học thiên vZn cũng không lớn lắm, chỉ cần một số loại kính quan sát bầu trời, mà những loại này cũng rẻ thôi. Còn đội ngũ GV, hiện tại ĐHSP - ĐHQG đã có đủ những GV cốt cán để có thể dạy thiên vZn trong các trường học.
    Hy vọng, trong thời gian tới, thiên vZn sẽ không còn là một khái niệm lạ lẫm đối với các em HS VN. Để dù sao, ta chưa thể phát triển được về thực hành, thí nghiệm nhưng cũng có thể nắm chắc được những lý thuyết cơ bản của thiên vZn, từ đó có những nghiên cứu khoa học đi sâu trong lĩnh vực này. Muộn còn hơn không!

    <báo Giáo Dục&Thời Đại: 23/5/2003>

    Thế mới thấy rằng TVH ở nước ta yếu kém đến mức nào ! Hi vọng chúng ta ,những thành viên trong box TVH này sẽ làm được cái gì đó để phát triển nghành TVH của nước nhà,sánh vai cùng thế giới!
    Theo em nghĩ, trước kia chúng ta đã xoá được
    mù chữ chỉ trong một thời gian ngắn .Bằng cách người biết dạy cho người chưa biết , biết ít dạy ít,biết nhiều dạy nhiều. Và bây giờ đối với TVH cũng vậy , chúng ta hãy cho mọi người thấy vẻ đẹp của nó, và hãy truyền đạt những hiểu biết của mình cho mọi người xung quanh mình,(nhất là bạn bè mình).
    em nói thế có đúng không ạ? Mong các bác ủng hộ!


    >>ngôi nhà nào cũng phải bắt đầu từ viên gạch nhỏ<<
  2. neverstop

    neverstop Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2003
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0

    em đồng ý với bác đúng là thiên văn học ở nước ta chẳng được phổ biến nếu không muốn nói là hầu như rất xa lạ với mọi người . nếu nói tới thiên văn học trong một trường trung học thì hầu hết mọi người đều nghĩ đó là những điều quá xa xôi, lạ lẫm, là công việc của những nhà bác học chứ không phải là những điều một học sinh trung học phải biết. ý nghĩ đó đúng là lệch lạc thật. dĩ nhiên ai trong chúng ta cũng đều muốn thiên văn học trở nên phổ biến ở nước ta nhưng đó là một điều rất khó. theo em thì không phải cứ muốn là được. cơ sở vật chất của nước ta còn rất khó khăn đặc biệt là ở những vùng xa. cơ sở vật chất để học môn thiên văn theo các nhà khoa học thì đơn giản và không tốn nhiều tiền nhưng đối với một số nơi đó lại là cả một vấn đề lớn, rồi còn sách và tài liệu tham khảo nữa các bác nào ở các thành phố lớn còn đỡ chứ như em muốn tìm một quyển sách thiên văn hay thật là khó. dù sao đây cũng chỉ là nhận định chủ quan của cá nhân em. các bác có ý kiến gì cứ đóng góp. chúng ta sẽ cùng nhau cố gắng để thiên văn học trở nên phổ biến hơn ở nước ta.

    i need time
  3. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    em công nhận,ở VN thì thiên văn học đúng là ít người quan tâm quá,những năm em học cấp 3,muốn tìm 1 người bạn có cùng sở thích mà không có đấy ạ,may mà bây giờ khi em vào box TVH em mới biết có nhiều người cũng như em,em rất yêu box TVH,mong rằng sẽ ngày càng có nhiều người quan tâm đến môn khoa học thú vị này hơn

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    thiên văn học hoàn toàn xa lạ với rất nhiều người. em khi nào cũng muốn giới thiệu nó với bạn bè em nhưng mà hàu như không ai hứng thú cả. em cũng mong muốn có 1 khoa riêng của thiên văn học trong giảng đường ĐH,nhưng mà nếu có em chắc chắn gia đình em cũng khong cho phép em thi bởi vì nếu học ngành ấy ra trường sẽ làm gì. thực sự ở đất nước chúng ta hiện nay vẫn chưa thể phát triển được ngành ấy. em cũng biết bên ngành giáo dục đã đưa vào trong chương trình học của phổ thông 1 ít kiến thức về môn thiên văn học nhưng mà như vậy là quá ít. vả lại,sách thiên văn thì phải nói là hơi bị đắt nên cũng không thể mua nhiều được. kính thiên văn thì khỏi phải nói,đến giờ em vẫn chưa có tiền tậu 1 chiếc,thế nên chỉ có những ai mà yêu thích và thích táy máy mới làm kính thiên văn chứ có bao nhiêu người làm đâu ạ. có lẽ vì vậy mà rất ít người biết đến TVH và yêu thích nó. em yêu TVH lắm,yêu đến nỗi những đứa bạn của em khi nghe đến cía gì về thiên văn là y như rằng nhắc đến em,chúng nó bảo em hơi man nữa chứ. thế nhưng em chẳng phật lòng tí nào ạ,tụi nó nói vậy chứ em chỉ nhưngc chòm sao trên bầu trời cho tụi nó,nói về giả thuyết bigbang thì tụi nó cũng thích lắm ạ. em nghĩ vấn đề là cần phổ biến rọng TVH học hơn đến mọi người và tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội được tham khảo. hiện nay em biết ở 1 số trường phổ thông có những câu lạc bộ về thiên văn học,đấy cũng là 1 hình thức rất hay đấy chứ ạ. mong rằng càng ngày càng có nhiều người quan tâm đến TVH hơn và thoát khỏi tình trạng hiện nay.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  5. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Hi vọng năm 2050 thiên văn học nước nhà sánh vai với các nước khác .Không biết 1 trong chúng ta ngồi đây sẽ được vinh dự bay vào vũ trụ không?Hi vọng điều đó sẽ là sự thực.
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
    Được vu xuan ha sửa chữa / chuyển vào 14:53 ngày 28/05/2003
  6. trviphg

    trviphg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    204
    Đã được thích:
    0
    Thiên văn học nói là dễ phổ biến cho mọi người nhưng em thấy trong tình hình VN hiện nay thì khó đấy ,muốn biết về thiên văn học phổ thông thì phải biết về bầu trời trước đã ,tức là biết các chòm sao,nhận biết được một số hành tinh dễ thấy ,phải quan sát thường xuyên thì mới có thể có hiểu biết về thiên văn học được.
    Nhưng các bác biết đấy ,các bậc học ở phổ thông bây giờ học chay nhiều lắm ,em nhớ lúc thực hành hoá học hồi trước chẳng ai chịu thực hành cả ,chúng nó bảo chẳng biết làm,mỗi em ngày trưóc từng mua hoá chất về thí nghiệm ở nhà nên mới làm.
    Bây giờ trong tình hình đó các bác bảo nếu không thích thì có đứa nào đang đêm lên sân thượng nhòm ngó lên trời không,còn hàng đống bài tập đang đợi,hơn nữa nếu muốn phổ biến kiến thức thì mọi người phải dạy nhau(kiểu bình dân học vụ) hoặc nó phải được coi là kiến thức căn bản của mọi ngưòi,các bác thấy có khả thi không(mọi người bây giờ coi thiên văn học là căn bản-ôi khó quá )
    Có lẽ chỉ có cách 1 là được trong thời điểm hiện nay.Nhưng mọi người bây giờ hay có quan niệm là thiên văn học là một thứ gì đó quá cao siêu,nó là những gì nào là lên vũ trụ ,phóng vệ tinh hay tàu thăm dò ,các thiên hà (ghê gớm lắm)mọi người không hiểu là thiên văn học cũng như các môn khoa học tự nhiên khác thôi,như vật lý vậy,tìm hiểu cao là việc của những nhà chuyên môn,còn chúng ta chỉ cần có hiểu biết về nó(quan trọng nhất là không được để xảy ra chuyện mù tịt như câu chuyện bên trên của bác Pulsar),muốn thay đổi cả quan niệm của mọi người sẽ là công việc khó trong khi nước ta còn nghèo ,quan trọng bây giờ là tiến lên về kinh tế.
    Còn học sinh bây giờ không nhiều người ham mê khoa học thường thức,họ theo sức ép của gia đình và chính mình học để thi(vào đâu chắc các bác biết rồi ),nhưng em thừa nhận là trong diễn đàn này có rất nhiều người đam mê thật sự.
    Chính em đây ban đầu không hề nghĩ là thiên văn học lại hay như thế,em bắt đầu làm kính thiên văn trước cả biết nhận các chòm sao(mục đích vốn là làm ống nhòm,do lên sân thượng nhiều đâm thích nhìn trăng sao-Thế đấy)
    Dù việc truyền bá thiên văn bây giờ là khó khăn nhưng theo lời kêu gọi này ,em sẽ bắt đầu ,trưóc mắt là với đám bạn !
    Cuộc sống vẫn chưa thể vui vẻ khi các kì thi chưa kết thúc!?
  7. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
  8. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    nếu ko thì em sẽ hoả thiêu rồi bảo con cháu cố gắng sau này đem xương ông mày vào vũ trụ... Biết đâu lại tạo thành sao chổi

Chia sẻ trang này