1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Anh đào xa tít tắp - Trương Duyệt Nhiên

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi CuZin, 12/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Anh đào xa tít tắp - Trương Duyệt Nhiên

    [​IMG]
    Lời nói đầu
    Dáng vẻ riêng, phong cách riêng
               
    Mới vài tháng trước, Trương Duyệt Nhiên cho ra lò tập truyện ngắn "Hoa hướng dương lạc lối năm 1890", vài tháng sau chúng ta có trong tay cuốn tiểu thuyết này. Trong nghề viết văn, thường thì nhà văn đi lên từ truyện ngắn, đến truyện vừa, rồi mới đến tiểu thuyết. Nhưng Duyệt Nhiên không "xuất chiêu" theo kiểu bình thường, cô có con đường đặc biệt của riêng mình, cô ra ngay một "đòn" nặng tay ngay từ đầu. Cô không bận tâm đến cái gọi là đường đi nước bước trong sáng tạo tiểu thuyết. Thật ra, những nhà văn trẻ tài giỏi như Duyệt Nhiên trong quá trình sáng tác thường tự tạo nên cung cách sáng tạo cho riêng mình.
    Với những lời kể nhẹ nhàng, trôi chảy, từng trang sách đưa chúng ta bước vào một thế giới khác. Từ nhà trẻ đến trường học, bạn bè tấm bé rồi đến bạn thân, tình bạn rồi đến tình yêu... trong con mắt chúng ta, cuộc sống của thế hệ trẻ hầu như chỉ có bấy nhiêu. Quan hệ cộng đồng giản đơn, cốt truyện không mấy phức tạp. Nhưng dưới ngòi bút của Trương Duyệt Nhiên, những thứ giản đơn ấy mở ra trước mắt chúng ta thành một thế giới mới mẻ ly kỳ, với hành trình của trái tim tưởng bằng lặng nhưng thật ra cũng đầy cheo leo, trắc trở. Như thể phong cách vẽ tranh của nhân vật chính Đỗ Uyển Uyển vậy, "những nét vẽ thô và mạnh mẽ, chứa đựng tật bệnh đang run rẩy, huỷ hoại vẻ thanh khiết của khuôn hình", vì vậy "chỉ có thể vẽ màu nước hoặc sơn dầu, lấy lớp màu dày đậy lên những đường nét run rẩy và ngơ ngác", khiến cho "bức tranh chỉ là những cục màu to tướng, không rõ biểu đạt điều gì".
    Trương Duyệt Nhiên không giống các tác giả trẻ tuổi khác. Tác phẩm của cô không đơn thuần thể hiện sự bứt phá, chống lại lối mòn truyền thống, cô còn bộc lộ những khao khát tìm kiếm và mơ ước, suy ngẫm và cảm nhận của lứa tuổi mới lớn trong quá trình trưởng thành. Truyện của cô không đi theo lối mòn chán ghét xã hội, không có sự lải nhải phê phán và khoa trương ầm ĩ vô lối như phần nhiều các tác giả trẻ hiện nay. Cô không lạm dung múa may tiểu xảo chữ nghĩa ở tầng bề mặt theo kiểu văn học trò. Những đặc điểm ấy, có lẽ bắt nguồn từ độ chín trong tư tưởng của cô. Suy ngẫm của Duyệt Nhiên cho tôi cảm giác cô là một cô gái chín chắn hơn tuổi, tư duy của cô đụng chạm đến những vấn đề căn bản trong sự sinh tồn của con người. Dù các nhà hiền triết và tiên thánh cũng không thể đưa ra đáp án về những vấn đề ấy, nhưng khi hướng tầm suy nghĩ về hướng ấy, tác phẩm sẽ tiệm cận với bản chất của văn học.
    Tác phẩm này của Trương Duyệt Nhiên dĩ nhiên vẫn có thể xếp vào giá sách "văn học của tuổi thanh xuân". "Tuổi thanh xuân" là một khái niệm rất rộng. Thế hệ chúng tôi được hưởng một tuổi xuân cực khổ trong áp chế, do những nguyên nhân chính trị và cả những nguyên nhân gia đình, cùng sự bảo thủ lúc bấy giờ. Đương nhiên hồi ấy cũng có mộng ước, nhưng mơ ước của chúng tôi đều gắn với chính trị, cả tình yêu cũng nhuốm màu chính trị. Thế hệ sau chúng tôi lớn lên trong nỗi khổ của sự ngờ vực và nghi vấn. Thời đất nước mới mở cửa, con người bước từ giai đoạn suy tư bị cấm đoán đến cùng cực sang quá độ. Giá trị vật chất được cường điệu đến cực đỉnh, tiêu chuẩn đạo đức rớt thảm, thiếu hụt thước đo giá trị, và vô số các trào lưu tư tưởng ập đến do thời đại thông tin... khiến các bạn trẻ hồi ấy cũng rơi vào trạng thái giống những người của thập niên 70, bất lực trước hiện thực kinh khủng ngoài sức tưởng tưuợng, họ đành phó thác cho lòng nhiệt tình của tuổi trẻ. Dần dà, cùng với thời gian và cuộc sống đi vào ổn định, không khí dân chủ lan toả dần, được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau, hưởng sự giáo dục tốt lên... họ bắt đầu ổn định trở lại và bình tĩnh và suy nghĩ lại về giá trị của bản thân, đồng thời tìm kiếm chân giá trị đích thực của cuộc sống. Đặt bên cạnh lòng nhiệt huyết cách mạng của lớp ông bà, sự sôi sục vì vật chất của lớp cha chú, dù kinh nghiệm cuộc sống ít ỏi khiến lớp trẻ ngày nay phần nào thiếu hụt, nhưng ngay từ đầu họ đã bắt tay tìm hiểu về giá trị tồn tại của bản thân. Sự suy ngẫm về giá trị cuộc sống cá nhân, mặc dù không có tính phổ cập đại chúng, nhưng có lẽ sẽ đem lại chất văn học dồi dào cho tác phẩm. Cuốn tiểu thuyết này dành phần quan tâm nhiều đến sự suy ngẫm riêng tư và giàu triết lý ấy. Trương Duyệt Nhiên miêu tả hai cô gái Đỗ Uyển Uyển và Đoạn Tiểu Mộc gắn kết với nhau vô cùng mật thiết, miêu tả quá trình hai cô lớn lên từ nhỏ, từ thù chuyển thành bạn, những tâm tư của hai cô về tình bạn, tình yêu, sinh tồn và diệt vong. Qua sự yêu ghét của hai cô với Ký Ngôn, Tiểu Kiệt Tử, Đường Hiểu... tác giả đặt điểm nhấn vào tình yêu giữa người với người, sự hài hoà giữa con người với vạn vật tự nhiên. Câu chuyện cho chúng ta hay, nhờ có tôn giáo, con người ta trải qua kiếp nạn đến bờ bình an, từ ác quay về với cái thiện. Tuy tôn giáo không thể ngăn bi kịch tái sinh, nhưng có thể cứu rỗi những sinh linh khốn khổ tiếp tục sống trong bình lặng, không đến nỗi cuồng dại trong nỗi đau, hoặc đau đớn quá hoá ác độc với người khác, và họ sẽ tìm thấy hạnh phúc ngay trong nỗi thống khổ của mình. Cách nghĩ này có lẽ có nguồn gốc của nó, đồng thời cũng mang đậm dấu ấn riêng của Trương Duyệt Nhiên. Đây là đáp án các bạn trẻ tuổi nghiệm ra sau quá trình trăn trở tìm tòi về những vấn đề sinh tồn căn bản của con người. Tôn giáo ở đây không còn bao nhiêu hơi hướng của thần học, mà rực rỡ màu nhân tính nồng nàn. Và cách nghĩ này trở thành hoa tiêu dẫn đường cho những người đi tìm hạnh phúc trong thế giới vốn chỉ là hư vô và bụi trần. Tâm tưởng của tác giả xem ra thật độ lượng trong thế giới lấy oán trả oán, đầy rẫy khổ sở hiện giờ, nó cho tôi cảm giác giống như âm thanh đầy đặn và chất phác của cây đàn phong cầm trong giáo đường.
    Trương Duyệt Nhiên giàu tố chất tưởng tượng và ưu tư, tiểu thuyết của cô lãng mạn và thần bí, uyển chuyển và u nhã. Giàu xúc cảm và đa tài, cô đã thử sức mình trong nhiều lĩnh vực, nhờ vậy làm phong phú tuổi thanh xuân của mình. Cô nhanh nhạy nắm bắt từng dấu hiệu mang tính thông tin thời đại, và lắp ghép thành công vào tiểu thuyết của mình. Trong kết cấu câu chuyện, có thể thấy ảnh hưởng của phim nghệ thuật châu Âu, tiểu thuyết diễm tình Hồng Kông, những câu chuyện cổ tích thế giới... Trong hình mẫu nhân vật và khung cảnh, có thể nhận ra sự thuần khiết giản dị thoát tục của manga Nhật, bóng màu đậm đà và tĩnh lặng trong màu dầu phương Tây, sự thanh thoát của trang phục tuổi Teen, cảm nhận tự do khoáng đạt về thời trang mới, nét tạo hình điển nhã trong balê và sự sừng sững chiếm lĩnh không gian của kiến trúc Bắc Âu. Về phương diện ngôn ngữ, truyện của cô có nét gần gũi và diễm tình của ca khúc thịnh hành, ý hồn và sự giản dị của thi ca, "ý tại ngôn ngoại" của đối thoại kinh điển trong điện ảnh và không gian rộng lớn cho tâm linh. Hầu như tất cả các loại hình văn hoá của lớp trẻ đều được thâu nạp trong Duyệt Nhiên, trở thành "tài nguyên" vô tận của cô. Và tài nguyên cộng đồng kinh qua lò luyện cá tính và thiên tư của Duyệt Nhiên đã đúc nên những nét nghệ thuật lung linh, rất riêng.
    Sự độc đáo trong ngôn ngữ hẳn là một phần căn bản tạo nên giá trị của nhà văn. Thời đại của Trương Duyệt Nhiên tạo cho cô và những người cùng thời rất nhiều cơ hội. Cuộc sống mới mẻ muôn màu mở ra cho họ nhiều con đường vận dụng ngôn ngữ. Trách nhiệm của những nhà văn trẻ là nắm lấy cơ hội, lưu lại suy ngẫm của thế hệ và cống hiến cho sự phát triển của ngôn ngữ. Trương Duyệt Nhiên đã có được sự khởi đầu tốt đẹp, tôi tin rằng cô sẽ đi tiếp con đường của mình. Mỗi một thế hệ có phong cách riêng, có dáng vẻ riêng. Người biết cách dùng vẻ đẹp của riêng mình, phương cách của riêng mình lay động cảm xúc của mọi người dĩ nhiên sẽ thành công.
    Mạc Ngôn
  2. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Chương 1
    Hoa song sinh
     
    Trong giấc mơ của tôi luôn hiện lên một rừng anh đào, rậm rạp...
    Anh đào bắt đầu kết trái, đã chớm vào hạ. Những chùm anh đào đỏ rực rỡ như những chiếc chuông nhỏ lúc lắc trước gió. Làn hương thơm ngát theo gió đến một nơi xa hơn, xa nữa...
    Trong giấc mơ, rừng anh đào rậm rì mọc ngay phía trước không xa, tôi là một bé gái ngước đôi mắt ngơ ngác ngắm nhìn không biết chán. Nhìn tuốt về phía xa, khu rừng hệt như vườn bồng lai tiên cảnh lúc lỉu hoa rực rỡ. Trong đầu óc bé nhỏ của tôi, thiên giới chắc cũng chỉ đẹp đến thế này. Những thiên thần ngồi sắp hàng dưới gốc cây thổi sáo, mặt đỏ phừng phừng và phùng mang trợn má gắng sức thổi. Được một lát, họ vỗ vỗ đôi cánh sau lưng, bay bổng lên lưng chừng trời rồi tiếp tục diễn tấu. Họ quây lại thành một vòng tròn rộng lớn, miếng đất giữa vòng tròn lập tức dâng lên một cái hồ ăm ắp nước. Có một cô bé mặc tuyền đồ trắng, đi chân trần nổi lên giữa mặt hồ và bắt đầu nhảy múa. Trông cô dịu dàng và thanh lịch như một con thiên nga, cần cổ trắng muốt giống cọng hoa súng mướt nước vươn lên giữa mặt hồ. Cô gái quay tròn đúng ba mươi sáu vòng, chiếc váy trắng muốt phồng lên thành một cái giỏ đựng gió tròn vo. Rồi cô bay bổng lên cao, càng lúc càng cao, càng lúc càng cao, như một con diều no gió tuột khỏi dây chằng. Bản nhạc của thiên sứ dồn dập, tiếng sáo xoắn xuýt thành vòng xoáy trôn ốc cuồn cuộn, cuồn cuộn lên tận trời xanh.
    Chìm đắm trong khúc diễn tấu hoành tráng và gấp gáp, tôi cũng muốn được cất cánh bay. Tôi liền cuống quýt lao về phía họ, băng qua vách núi hiểm trở và khe suối lạnh lẽo, rảo qua thảm cỏ và những thềm ruộng bậc thang... nhích lại gần cánh rừng hoa anh đào, từng tí từng tí một không ngừng nghỉ. Trong lòng trào lên cảm giác vui sướng khó diễn tả thành lời. Khuôn mặt tôi đỏ bừng sức sống, trong cổ họng đầy ắp tiếng hát cao chói lọi chực buột ra khỏi miệng. Tôi chạy phăng phăng như một con hoẵng nhỏ, hướng về phía rừng anh đào...
     
    Không hiểu vì sao, ngày hôm ấy tôi âm thầm quyết định đến rạp Như Ý xem phim một mình, mà thật ra tôi cũng không thể nhớ nổi ngày hôm ấy tôi có đến rạp Như Ý xem phim hay không. Trong óc tôi không còn một tí ấn tượng nào. Tôi mắc phải một chứng bệnh quái ác, tôi không thể nhớ nổi những việc đã xảy ra, hoặc đôi khi căn bệnh làm thiên lạc ký ức của tôi hoàn toàn, khiến những việc đã qua trở nên rất kỳ quặc. Đấy không phải do ý nguyện của tôi, có lẽ là ý chí của Đấng tối cao...
    Đã vào cuối xuân. Tiết trời thật tuyệt. Những bông tường vi nhỏ xinh màu hồng nhạt bò kín đầy bờ tường và trên cổng nhà. Ba tôi mới ươm xuống đất mấy cọng dây nho xanh biếc và mềm mại như tóc tơ. Ba bảo những cái cọng này sẽ lớn lên thành giàn nho, nhưng chắc phải đến mùa thu. Cây lựu đằng góc vườn cũng lớn nhanh như thổi, từ thân cây đâm ra vô số chồi nhỏ xíu bằng vảy cá và bóng mượt như chàng công tử tóc chải keo, mấy bông hoa nhỏ chính là người tình của chàng. Những người tình nhỏ bé đỏ rực, đỏ đến nhức nhối, như giọt lệ rỉ ra từ đôi mắt oán hờn. Tôi có thú vui khe khẽ vén tấm rèm thấm đẫm sương vào mỗi buổi bình minh, nhìn ra cánh cổng vườn hoa trước nhà bị lớp sương mù giăng giăng che phủ. Rồi tôi chống tay lên cằm, giở cuốn Kinh thánh đặt trước mặt. Tôi chăm chú đọc được một lúc rồi đột ngột ngừng lại, không một con chữ nào chịu chui vào đầu. Tôi chỉ biết ngồi lặng thinh trước cửa sổ, dõi mắt về nơi xa xăm và cố gắng nhớ lại những việc đã qua, nhưng thường chẳng nhớ nổi việc gì đến đầu đến đũa. Tôi đã làm gì trong những tháng năm qua? Biết tìm đâu ra người giải đáp cho tôi, trong khi ngày ngày tôi chỉ giáp mặt với duy nhất ba và mẹ. Tôi không biết phải bắt đầu tìm từ đâu. Ngay cả cuốn Kinh thánh trong tay cũng không phải do tự tay tôi mua, tôi biết vậy nhờ ba chữ nắn nót mờ mờ Tặng Uyển Uyển ghi ở trang bìa lót, nhưng không thể nhớ nổi đây là món quà của ai. Nét bút chì sắp phai, cuốn sách bốc lên mùi âm ẩm đặc trưng của giấy cũ. Một giọt sương mai, bỗng nhiên, rơi tách một cái vào trang Leviticus vừa mở.
    Cuộc sống của tôi giản đơn rất mực, ngày qua ngày tôi chỉ biết ngồi đọc đi đọc lại vài cuốn sách quen thuộc. Tôi cố gắng ép mình nhớ lại những việc đã qua, nhưng chẳng bao giờ thành công.
  3. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Khi trời chạng vạng tối, ba liền dắt tôi ra ngoài đi dạo. Ba đã về kìa, ông khoát tay ra hiệu, hơi quá khoa trương, ông sợ tôi không nhìn thấy. Kể từ mùa thu năm ngoái, ba tôi rất cố gắng học nói bằng tay cùng với tôi. Hồi mới học, ông tiến bộ nhanh hơn cả tôi, nhiều lúc tôi không thể hiểu nổi những động tác vừa nhanh vừa khó hiểu của ba, chỉ biết lắc đầu thật lực. Thế là ông lại phải huơ huơ tay thật chậm để giảng giải cho đến khi tôi hiểu mới thôi. Ba mua về vài cái băng video dạy ngôn ngữ bằng tay, tôi vừa xem băng vừa học. Đến tháng tư vừa rồi, ba đưa tôi đến  Hiệp hội người câm điếc ở Lệ Thành thử giao lưu với những người bạn thiểu năng. Ba yên tâm phần nào vì tôi đã có thể "nói chuyện" thoải mái với những người câm điếc và thiểu năng trí não.
    Tôi nhìn thấy ba ở ngoài cổng không mấy khó khăn. Choàng vội lên người chiếc áo sợi len màu đỏ và xỏ chân vào đôi giày mềm bện bằng sợi thừng mảnh và lớp vải in bông li ti, tôi chạy băng ra ngoài cổng. Tôi và ba đi men theo con đường trước cửa nhà, đến tận ngã tư.
    Có lúc hai chúng tôi đi thẳng tới quán giải khát có các chị phục vụ mặc tuyền tạp dề màu tím chết để ăn kem dĩa ba màu. Ngôi quán này đổi chủ nhiều lần lắm rồi, nhưng vẫn kinh doanh hàng giải khát. Menu của quán cũng khác trước, chỉ có một điều không thay đổi, là món kem đĩa ba màu. Ba bảo, ngày tôi còn bé ông hay đưa tôi ra đây ăn kem. Nhiều năm nay tôi chỉ ăn duy nhất một loại này. Tôi cũng cảm thấy đĩa kem thật thân thiết và quen thuộc, nhưng ngoài ra không thể nhớ nổi mọi chuyện liên quan đến nó. Trong cái đĩa nhỏ hình bầu dục màu hồng phấn, có ba quả kem be bé, mỗi quả điểm một trái anh đào cô đơn ngồi trên đầu chóp. Những quả anh đào htật đỏ và căng đầy sức sống. Kem đĩa ba màu ở quán này có ba vi, vị sôcôla, vị khoai môn và vị dâu tây. Kể ra, so với kem hạt dẻ môca hay kem phúc bồn tử hạnh nhân đang ăn khách hiện giờ, ba vị này hơi lỗi thời. Nhưng từ trước tới giờ, tôi chỉ thích ăn ba vị này. Không hiểu sao, tôi cực kỳ mê ba quả anh đào đỏ đến nhức mắt. Tôi ngậm những quả anh đào trong miệng hồi lâu, dùng lưỡi xoa nhè nhẹ và lớp da không còn căng óng của chúng, rồi cắn ngập răng vào lớp thịt mềm mại, lắng nghe những giọt máu anh đào đỏ thẫm hoà tan trong miệng. Đó là âm thanh duy nhất tôi cảm nhận được trên cõi đời này, trong trẻo và sống động biết bao. Tôi ngậm chặt quả anh đào trong miệng, dùng tay nói với ba:
    - Con thích anh đào lắm! Những quả anh đào đỏ rực khiến con thấy hạnh phúc!
    Ba tôi gật đầu.
    Nhưng hạnh phúc dịu dàng và ngọt ngào vẫn còn cáhc tôi rất xa, xa lắm... Tôi nghĩ thế, khi nghiền nát quả anh đào trong kẽ răng và mút miếng màu đỏ rực rỡ.
    Có khi hai chúng tôi không đi thẳng mà đến ngã tư thì rẽ phải, đi đến nhà trẻ thời thơ ấu của tôi. Cây đu màu xanh và cái ván bập bênh cũng màu xanh cũ kỹ lắm rồi, không còn đủ an toàn cho tụi trẻ nữa.
    Người ta sắp sửa dỡ bỏ khu này để xây nhà trẻ mới. Nghe đâu sẽ có hẳng một dãy đu dây cỡ lớn, nhiều màu sặc sỡ, các em bé đứng lên đu cùng một lúc thì nơi này hẳn sẽ trở thành  một dải thiên hà, đầy những hành tinh nhỏ bé chao qua chao lại không ngừng. Cây đu cũ làm từ một tấm gỗ già cỗi, lỗ chỗ, treo lên xà bằng hai sợi xích sắt. Hình như hai sợi xích đã bị đứt mấy lần, đứng gần thấy rõ những cái mắt xích nối lại với nhau bằng những mối hàn nham nhở, có vài cái mắt mới lệch cỡ với những cái cũ, vì thế hai bên dây xích không được thăng bằng cho lắm, mảnh gỗ nhỏ lệch xéo vẹo, bên cao bên thấp. Ba không cho tôi ngồi, ông dùng tay nói cái đu đã cũ quá rồi, tốt hơn hết là con đứng ngắm nó chứ đừng ngồi lên kẻo ngã thì khốn. Nhưng không biết vì sao, mỗi khi nhìn thấy cây đu, tự sâu thẳm lòng tôi trào lên một cảm giác mãnh liệt và sâu sắc, cùng lúc ấy tôi cảm nhận rõ ràng mùi vị ngọt ngào và thơm ngát của dòng máu dâng lên trong huyết quản. Hẳn đây không chỉ là một chiếc đu bình thường, có lẽ nó là phi thuyền dẫn tôi đi đến không gian và thời gian khác, hay nó chính là xe bí ngô của nàng Lọ Lem. Tôi biết chắc chiếc đu sẽ đưa tôi đến một nơi rất kỳ diệu. Vì thế, mỗi lần đến chỗ này tôi lại tự nhắc mình đợi hôm nào không có ba áp tải, nhất định tôi sẽ thử ngồi lên cái đu xem sao.
    Nơi đây là trường mẫu giáo của tôi ngày còn bé tí. Tôi đã đi mòn gót chân quanh khu vực này mới phải, thế mà bây giờ trong óc không hề còn lại mảy may ấn tượng.
  4. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Ba dắt tôi đi rất nhiều nơi, đến nhà trẻ, nhà thờ nhỏ ở góc phố Tây, nhà ga xe lửa Lạc Thành... Vào cái ngày trọng đại, chuyến máy bay đầu tiên cất cánh từ sân bay Lệ Thành, ba đưa tôi đến tận nơi. Chúng tôi đã nhìn thấy chuyến máy bay đầu tiên trong lịch sử thành phố. Ba bảo từ nay chúng ta có thể ngồi máy bay đi rất nhiều nơi, khỏi cần đáp tàu hoả từ ga Lạc Thành nữa, thật là nhanh và tiện lợi.
    Quả là từ đó trở đi, tôi không hề đặt chân đến Lạc Thành thêm một lần nào nữa...
    Nhưng mỗi khi không có ai ở bên, tôi lại chìm sâu vào nỗi sợ hãi và tuyệt vọng vô bờ bến. Tôi cầu xin mọi người tha thứ cho sự bạc nhược của tôi, dẫu sao tôi vẫn chưa quen hẳn với trạng thái ngây ngô của cơ thể và trí óc mình. Ký ức về tuổi thơ ấu và thời thanh nữ bị gắp bỏ đột ngột ra khỏi cơ thể tôi, như bị khoét đi. Chúng biến mất hẳn khỏi cơ thể tôi, vĩnh viễn không trở lại. Cơ thể bị rút đi một phần, biến thành một cái động rỗng hun hút, từng cơn gió thổi liên hồi kỳ trận bên trong tôi. Có lúc, tôi cảm thấy rõ mồn một, trong người mình có vô số hình bóng của những người quen cũ. Những cái bóng rất nhẹ nhõm, từ tốn, toàn thân trong suốt, khiến tôi liên tưởng đến những cái cánh mỏng dính và trong veo của chuồn chuồn. Tôi bèn khe khẽ giơ tay ấp vào cái lỗ hổng, rón rén rờ vào những cái bóng trong suốt. Chúng ươn ướt và hơi lạnh, có lẽ hơi giống cột sống lưng của một con côn trùng vừa vầy nước mưa về. Chúng chọc vào tim tôi nhói đau. Và còn cả những cái bóng trong suốt khác nằm trong khoé mắt của tôi, trong cơ thể lạnh như giá băng của tôi... không thể chạm tay vào. Khẽ ấn tay vào cơ thể, tôi cảm thấy chỗ nào cũng sắp trương lên rồi bục ra như một cái hồ dạt dào nỗi đau chực dâng trào thứ nước đỏ ối săm sắp lên bờ. Nước sẽ dần dần dâng ngập hai lỗ tai của tôi, cứ thế dâng lên mãi... Tôi đoan chắc chính vì lý do này mà tôi đột nhiên trở nên khiếm thính.
    Không thể kể cho ba mẹ những điều này. Tôi biết ba mẹ rất mong tôi trở lại bình thường như xưa. Nhưng sau một thời gian dài không thể chịu đựng nổi, tôi đành phải nói với ba mẹ, tôi bảo hãy kể cho tôi rốt cuộc tôi đã gặp chuyện gì, có như thế tôi mới mau khoẻ lại được. Ba liền ôm chặt tôi vào lòng rồi khe khẽ úp đôi bàn tay to lớn của người lên hai bên tai tôi.
    Mất đi một phần ký ức thật  là đau khổ, còn đau khổ hơn bị hỏng thính giác rất nhiều. Bởi vì, phần ký ức đã ra đi chứa yêu thương của rất nhiều người dành cho tôi từ bé. Những tình cảm ấy đã bị xoá sạch trong óc, nên tôi thường xuyên rơi vào trạng thái hoảng loạn vì thiếu thốn tình cảm. Tôi sợ bộ óc của mình dần dần sẽ trở nên vô cảm do sự trống vắng đến đáng sợ ấy, rồi từ vô cảm sẽ dẫn đến mất khả năng yêu thương người khác.
    Có một lần tôi xem bộ phim hoạt hình Phù thuỷ xứ Oz. Người thiếc ở trong phim không có tim, anh ta không biết yêu. Buồn lòng về chuyện đó, anh ta bè lên đường đi tìm quả tim cùng với một người bạn. Tôi ngồi co gối trên sôpha, những ngón tay tôi khe khẽ vuốt ve làn da, tôi cảm thấy rõ ràng làn da của tôi lành lạnh, man mát như những lá sắt không được sưởi ấm bởi con tim. Nhìn chăm chăm vào nhân vật ngộ nghĩnh trong ti vi, tôi bật khóc. Tôi không biết còn có thể tìm thấy trái tim và tình yêu trong lòng nữa hay không. Lúc này tình cảnh của tôi thật đáng thương, tôi chỉ biết đón nhận tình yêu của mọi người mà không thể yêu thương bất cứ ai.
    Ông bố hiền từ bắt gặp cô con gái hai mươi mốt tuổi khóc nức nở trước chiếc ti vi đang chiếu bộ phim nó đã xem từ hồi lên sáu. Ông buồn bã đứng lặng trước cửa. Nhớ lại ngày xưa, khi con gái mới sáu tuổi, có một hôm nó vừa ngậm cây kẹo mút vừa khóc vật vã lúc cô công chúa hoạt hình chẳng may bị hãm hại. Ông bố ngắm mãi cô con gái đáng thương. Ông muốn bước lại gần và ôm lấy cô, nhưng giờ đây cô không còn là cô bé sáu tuổi khi xưa nữa, giữa hai ba con là một quãng cách rất xa, rất xa...
  5. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Hình như hôm đó tôi tự đi đến rạp chiếu phim, chính là cái rạp tôi vẫn thường thấy trong mơ. Vậy thì, có lsẽ tôi đã đến rạp Như Ý, vào một buổi chiều. Nhưng nếu tôi nhớ không nhầm, rạp Như Ý có bao giờ chiếu phim nghệ thuật đâu, phim của Krzystof Kieslowski chắc chắn không bao giờ được lên màn ảnh của họ.
    Chiều hôm ấy, tôi xem phim Cuộc đời hai mặt của Veronica (Double vie de Véronique).
    Tôi còn nhớ, đó là một phòng chiếu nhỏ. Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng, dẫm lên một đống hạt dưa và đầu mẩu thuốc lá. Trong phòng chẳng có lấy một cái đèn, thậm chí không có cả đèn báo cửa thoát hiểm. Trên màn hình cỡ đại thấp thoáng hiện lên hình ảnh một cô gái, à mà hình như là hai cô, từ đôi mắt của hai cô tủa ra những sợi dây leo xoắn xuýt vây bủa lấy tôi. Lá vàng rơi rụng và bay tan tác trong gió lạnh đưa tôi vào mùa thu sớm hơn tiết trời bên ngoài. Cô gái trong phim mặc áo khoác dày sụ và dài, tóc cô ta loăn xoăn và hơi hoe vàng, cặp đồng tử cực kỳ lanh lợi.
    Mùa thu đột ngột ập đến khiến tôi bàng hoàng. Tôi vội vã vòng tay ôm lấy bờ vai, lạnh lẽo! Tôi vốn ghê sợ rạp chiếu phim. Từ khi hỏng mất thính giác, thị giác là cầu nối duy nhất của tôi với thế giới bên ngoài, nhưng trong rạp chiếu phim lúc nào cũng chỉ toàn một màu đen sẫm, đặc quánh và đầy rẫy hiểm nguy. Có cảm giác bị nuốt chửng trong màn đêm.
    Hôm đó, trong rạp rất ít người xem, màn hình hiện lên gam màu đỏ ấm áp, dòng phụ đề tiếng Trung lấp lánh ở dưới. Cô gái người Ba Lan tên là Veronica hát rất nhiều nhưng tôi không nghe được. Đôi môi của cô ấy cong cong và gợi cảm như một đoá hoa. Tôi bất giác xoè tay ra phía trước, huơ huơ trong không trung, chạm vào đôi môi ấy tôi sẽ nghe được tiếng hát.
    ... Có hai cô Veronica, một ở Ba Lan và một ở Pháp. Không người nào biết về sự tồn tại của người kia trên cõi đời, nhưng họ cảm thấy có nhau. Hai cô gái có cuộc sống riêng, nhưng đôi khi họ cảm nhận về nhau rất rõ ràng. Giác quan của hai cô nối liền với nhau, nếu cô này bị bỏng thì cô kia sẽ thấy đau. Khi cô Veronica Ba Lan ngã vật trên sàn diễn trong tiếng hát mê hồn thì Veronica ở Pháp bật khóc trong cơn say đắm với người tình và cảm thấy đau như vừa mất đi một phần cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Từ đó trở đi, Veronica của Pháp không còn thiết tha với bất cứ điều gì trong đời, cô chỉ cảm thấy duy nhất nỗi sợ hãi và cô độc gặm nhấm trái tim.
    Veronica ở Pháp vẫn tiếp tục sống, bằng nghề dạy nhạc. Một ngày kia, cô làm quen với chàng nghệ sĩ múa rối, đồng thời là nhà văn viết truyện thiếu nhi. Nghệ sĩ múa rối khéo léo dẫn dắt cô đến với mình, và cô nảy nở tình yêu với chàng.
    - Hãy nói cho anh biết chuyện của em!
    Nghệ sĩ múa rối dịu dàng nói.
    Trong lúc Veronica chưa biết bắt đầu từ đâu, chàng nghệ sĩ lật ra một tấm ảnh chụp Veronica khi anh đi Ba Lan, trong ảnh có một cô gái mặc áo khoác rất dày ngước đôi mắt đầy hy vọng về phía ống kính. Không phải Veronica, nhưng cô ấy giống Veronica, như hai giọt nước. Veronica kinh ngạc nhìn lại bức ảnh rồi bật khóc nức nở. Cô cảm thấy người con gái song sinh ấy đã từng tồn tại trong cuộc đời mình, nhưng giờ đã ra đi.
    Veronica nhìn nghệ sĩ múa rối làm hai con rối giống nhau như hệt, vì sao một mẫu rối phải làm thành hai con? Để đề phòng biểu diễn xây xát mất một con thì còn con kia thay thế.
    Nghệ sĩ múa rối viết một cuốn sách về hai người con gái đặc biệt, chàng chậm rãi đọc cho Veronica nghe.
    - ... Vào năm hai mươi tuổi, khi một cô gái bị bỏng ở tay, cô gái kia cũng cảm thấy đau và không dám đến gần lửa...
  6. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
     
    Tôi run lên từng chặp, giữa mùa hè mà tôi thấy lạnh. Khi Veronica Ba Lan chết đi, tim tôi quặn lên đau nhói. Tôi bừng tỉnh, phải rồi, cô ấy đã ra đi...
    Cô ấy đã ra đi...
    Đôi tai tôi bỗng nhiên đầy ắp âm thanh. Mới đầu không thể phân biệt tiếng gì với tiếng gì, âm thanh như từng lớp lớp sóng xô vào nhau, tràn đến ụp lên cơ thể tôi. Một lúc lâu sau, sóng lặng đi dần dần, làn nước rẽ sang hai bên, mở ra một con đường cho giọng nói khe khẽ vẳng đến tai tôi. Tiếng nói của Veronica.
    Cô ấy hỏi:
    - Cậu cảm nhận thấy mình rồi chứ?
    Ồ không, đấy không phải là Veronica, không phải. Giọng nói cất lên từ miệng một cô gái Trung Quốc thọt chân. Cô ấy đứng ngay bên dưới hình ảnh của Veronica cất tiếng hỏi tôi:
    - Cậu cảm thấy mình rồi chứ?
    Bước ra từ những con sóng, cô gái thọt chân lê đến xung quanh tôi, đến bên trái và bên phải tôi, bước vào đáy mắt long lanh ký ức của tôi, vào tất cả hồi ức vụn vặt dần dần quay trở lại. Cô ấy đi chân không, nằm cuộn tròn như một búp hoa sắp hé nở, thân hình cô giống cành cây khẳng khiu cắm vào bộ váy màu xám sẫm. Cô nhảy về phía tôi, đúng là nhảy về phía tôi. Bước chân cô giẫm lên sàn cồm cộp cồm cộp, xương cốt như thể sắp sửa bung ra ngoài. Đuôi tóc của cô bị hất từ đằng sau gáy ra phía trước, run rẩy khe khẽ như ngọn lửa sắp tàn sau ngày lễ hội, bập bùng một cách yếu ớt.
    Cô gái thọt chân giống như một con rối đứt dây, lắc la lắc lư vô phương hướng, nhưng vẫn kiên trì tiến về phía trước. Khuôn mặt cô vã đầy mồ hôi, cổ trắng long lanh nhưng mặt ửng hồng như một quả táo. Cô mặc bộ quần áo cũ kỹ, chỉ có khuôn mặt thơm ngát như trái cây chín tới. Bờ môi cô nở nụ cười mảnh mai, cảm giác nó sắp rụng mất theo bước chân tập tễnh. Tôi thấy sợ, sợ nụ cười mảnh dẻ tuột khỏi khoé miệng, rơi xuống đất nát vụn thành bột mịn, như những con **** chết yểu.
    Cô gái vẫn lê thân hình xiêu vẹo tiến về phía trước. Trông xinh đẹp như một con thiên nga nổi bật giữa nền nhà trơn nhẵn. Cô ấy chính là con rối dự phòng của tôi, là cô gái dịu dàng trong gương. Bạn yêu quý, bạn yêu của tôi! Cuối cùng tôi đã nhớ lại tất cả những gì gắn với bạn từ trước đến giờ. Tôi bật khóc nức nở, như Veronica nước Pháp. Tôi hiểu rồi, người thân yêu của tôi đã ra đi, một phần cơ thể của tôi đã vĩnh viễn mất đi.
    Tai tôi đã khỏi, cô ấy chữa cho tôi. Cô ấy bảo tôi đừng sợ, cô đang ở một nơi rất xa, trên trời. Nhưng dù ở đâu chăng nữa, cô ấy sẽ trở về làm cái tai cho tôi, kể lại cho tôi tất cả mọi chuyện đã qua. Cô ấy lại ở đây, xung quanh tôi.
    Tôi đã gặp lại người con gái thân yêu trong rạp chiếu phim, một ngày đầu hạ. Tôi biết, hai chúng tôi vốn là một, chúng tôi tương đồng với nhau. Một đầu màng nhĩ của tôi nối với cô ấy, tôi bị hỏng thính giác là vì cô ấy đã ra đi. Cô ngồi bên trái tôi, bên phải tôi, khắp nơi trong tôi. Cô vuốt ve mặt tôi, tai tôi, lẩm nhẩm tên của tôi trong miệng... Uyển Uyển... Uyển Uyển... Giờ tôi nghe thấy rất rõ. Thật rõ ràng, mọi thứ đã quay trở về...
  7. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Chương 2
    Tuổi thơ giáp mặt quỷ dữ
    Có những sự việc thuở nhỏ không bao giờ tan biến đi. Chúng còn nguyên đó, chúng đuổi theo tôi. Lúc này, tôi nghe thấy tiếng gió trong tai, xen lẫn tiếng người lạo xạo, tiếng thở dài của đứa con gái, cả tiếng sợi tóc đứt gãy. Nhiều năm rồi, những âm thanh này luôn theo sát tôi. Dù biết chắc rằng chúng không hề có ác ý, nhưng tôi vẫn không chịu nổi chúng, giống như người ta không thể chấp nhận ma quỷ, dù là ma hiền đến đâu chăng nữa.
     
     
    Tôi không còn nhớ đích xác mình mắc căn bệnh ảo thính từ bao giờ. Đôi tai tôi bị những âm thanh lộn nhộn quấy rầy từ khi nào không rõ, hình như từ khi tôi còn rất nhỏ. Hồi bé xíu, mỗi khi chạng vạng trời tối tôi lại nghe thấy âm thanh của gió và triều lên, biển rập rình ngay bên cạnh tôi, nhưng mẹ bảo nơi chúng tôi sống cách biển xa lắm, đợi tôi lớn lên chút nữa sẽ đưa tôi ra biển. Đôi khi, tôi nghe rõ mồn một tiếng nhai tóp tép của một người khác, không phải tôi. Tiếng nhai khe khẽ đệm cho tôi nuốt rau cà cá xuống cổ họng, đôi khi là tiếng húp canh, tiếng thìa canh va vào bát lách cách. Mẹ phát hiện thấy có những lúc tôi ngồi thừ người nhìn bát súp, cau mày khó chịu hoặc cúi gằm xuống bàn. Tội nghiệp mẹ, bà tưởng tôi không thích món ăn bà nấu.
    Buổi tối tôi hay nghe thấy tiếng khóc. Lúc tôi sắp đi vào giấc ngủ, âm thanh ấy khe khẽ vọng đến, như cánh cửa bị gió đẩy ra từ từ, chậm rãi. Tôi thức dậy, ngồi im thin thít trong gian phòng tối như bưng. Cửa vẫn đóng chặt, nhưng trong tai tôi đầy ắp tiếng khóc nỉ non. Tiếng nức nở của đứa con gái bao trùm lấy tôi như đám mây dày đặc. Những hạt mưa thấm đẫm cơ thể tôi. Đắp một cái chăn dày sụ mà tôi vẫn thấy lạnh thấu xương. Tôi bị kẹt trong hang ư? Hay tôi bị bắt cóc? Tôi cảm thấy những âm thanh bức bối bao quanh mình hệt như một bức tường cao chất ngất và trơn tuột,  không có lấy một chỗ bấu víu để leo lên. Tôi không biết đằng sau những âm thanh ấy ẩn giấu điều gì.
    Cả tiếng hát nữa, có lúc đứa con gái cất tiếng hát nhoè nhoẹt. Lần đầu tiên nghe thấy tiếng hát trong tai mình, tôi cuống cuồng lao vào phòng tắm, đóng chặt cửa nhốt mình trong đó. Cố gắng nghe âm thanh khe khẽ trong tai mình, nhưng tôi không thể đoán ra bài gì. Giai điệu ngắn ngủi lặp đi lặp lại, lạo xạo, đôi khi lẫn tiếng ho khù khụ. Tôi cho nước chảy đầy bồn tắm rồi rút nút ra, xả nước chảy đi liên tục để át tiếng hát. Nhưng hình như giọng hát mọc ra trên người tôi, tiếng nước chảy bên ngoài to đến mấy cũng không thể đè át nó. Tôi khiếp hãi, tôi bị ma quỷ ám hay sao. Tôi cởi tuột quần áo xuống, để con quỷ nhỏ không còn chỗ trú thân. Tôi rũ rũ từng món quần áo của mình, rồi quẳng xuống đất không thương tiếc. Nhưng tiếng hát vẫn không ngừng lại. Cuối cùng, tôi đứng trước gương, nhìn chòng chọc vào cô bé trong gương không một mảnh vải che thân. Tôi gào lên căm thù, để xem mày trốn đi đâu. Tôi chúi đầu xuống bồn tắm, để nước ngập hết người tôi, rửa sạch tôi. Tôi sợ, tôi cảm thấy không thể tẩy sạch mình. Buổi chiều hôm đó, tôi tắm liên tục, kỳ cọ thật lực, nhưng không thể rửa trôi tiếng hát lắp bắp trong đầu.
    Âm thanh đáng ghét khiến tôi sợ hãi. Trong óc tôi không thể phân tách rạch ròi, âm thanh kỳ quặc làm tôi sợ hãi, hay là nỗi sợ của tôi và âm thanh ấy không hề liên quan đến nhau. Có lúc, tự dưng tôi thở hào hển, tắc nghẹn trong cổ, lúc ấy tôi đang ngồi yên một chỗ đọc truyện tranh chứ không hề chạy nhảy, leo cầu thang hay làm bất cứ việc gì nặng nhọc. Đột nhiên,tôi  cảm thấy không thể thở được, có một luồng sức mạnh khủng khiếp, như vòi rồng cuộn xoáy trong sâu thẳm trái tim tôi, nó dồn dập cuốn lên đầu, như thể bốc cả người tôi lên cao. Lúc ấy còn nhỏ quá, tôi không biết tim đích xác nằm ở chỗ nào, nhưng tôi biết chắc trong người đau lắm, cả cơ thể tôi quặn thắt thành một nhúm nhỏ rúm ró. Tôi ấp chặt lấy ngực ngồi co rúm vì đau, không thể nhấc người lên.
    Có một lần, tôi ngã xuống từ trên cầu trượt trong cơn đau tim. Đầu gối rách toạc, máu rỉ ra ướt đẫm váy. Các bạn đưa tôi vào bệnh xá. Nằm trên cáng thương màu trắng, trái tim đau tấy của tôi sưng phồng lên như một quả bóng bay tự bơm hơi, trong tiếng rên rẩm. Không phải giọng nói của tôi, tôi đã mím chặt mồm mình đến nỗi không còn một khe hở cho không khí lọt qua. Tôi không biết đấy là tiếng của ai, ai đang khóc lóc trong tôi. Vừa băng bó cho tôi, cô y tá vừa dặn dò tôi phải cẩn thận. Cô ấy độ ngoài ba mươi tuổi, đánh phấn trắng, cột bím tóc to tướng trên đầu. Lúc cô ấy cúi xuống người tôi, chiếc tai nghe lúc lắc ngay trước mắt tôi. Tôi hoa cả mắt. Không thể nhịn được, tôi bảo:
    - Cô ơi, cô nghe xem chỗ này của cháu có gì không!
    Rồi huơ huơ tay trỏ trỏ vào cơ thể mình, tôi cũng không biết chắc mình đau ở vị trí nào.
    - Cô nghe xem có cái gì đang cựa quậy trong người cháu không!
    Cô y tá nhìn tôi rất ngạc nhiên:
    - Cháu đau chỗ nào phải không? Đau ở đâu cứ nói với cô!
    - Cô nghe cho cháu đi! - Tôi nằng nặc.
    Cô y tá bèn đeo ống nghe lên tai rồi rà trên người tôi, một lúc sau cô mỉm cười:
    - À, là tim của cháu đang động đậy đấy!
    - Thế nó có khoẻ không? Nó có bị ốm không - tôi rất bồn chồn.
    - Nó khoẻ lắm, cháu cũng khoẻ lắm mà - cô y tá vỗ về đôi vai tôi và nhắc lại.
    Hồi chúng tôi học mẫu giáo, tháng nào các cô ở bệnh xá cũng vào kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Mỗi lần bị khám, tôi đều lo lắng. Nhưng lần nào cũng vậy, kết quả xét nghiệm như thông điệp bất di bất dịch: cơ thể tôi hoàn toàn khoẻ mạnh.
  8. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đã có lần tôi định kể chuyện ấy với mẹ. Có lẽ mẹ sẽ cứu tôi, cho dù tôi là một con bé xấu xa có quỷ trong người. Mẹ hiền lắm, có khi mẹ thơm vài cái tôi sẽ khỏi. Hoặc là nói với ba, ánh mắt của ba có thể soi sáng tất cả những nơi tăm tối, ba soi vào tim tôi chắc chắn sẽ tìm ra con quỷ trong đó. Nhưng đúng vào lúc tôi định nói, chị Mai trong nhà trẻ kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chị Mai là cô giáo trẻ nhất trong các cô nuôi dạy trẻ của chúng tôi, mặt chị tròn xoe, hay mặc váy nhung màu đỏ, có hai bím tóc lúc lắc trước ngực như một cô gái nhỏ. Tôi thích nghe chị ấy kể chuyện nhất trên đời. Chị ấy hay kể những câu chuyện vui, cười sung sướng và truyền niềm vui sang chúng tôi. Nhưng hôm ấy, chị Mai kể một câu chuyện làm tôi sợ hãi. Chị ấy bảo, em bé nào cũng được một vị thiên thần hộ mệnh, thiên thần ở trên cao chăm sóc các em. Nhờ thế các em mới lớn lên thật bình an, mạnh khoẻ và xinh đẹp như thiên thần. Nếu các em gặp rắc rối, thiên thần sẽ đáp xuống đỡ em bé bay ra khỏi phiền hà.
    - Chị ơi, ngộ nhỡ không phải thiên thần chăm lo các em bé thì sao? Còn ai chăm sóc em nữa không? - tôi buột miệng cắt ngang.
    Lúc ấy là buổi chiều, các bạn nhỏ ngồi quây thành một vòng vừa sưởi nắng vừa nghe kể chuyện. Không ai để ý đến vẻ mặt thảng thốt của tôi lúc đứng bật dậy. Khi ấy mới vào đầu xuân, nhưng tôi đổ mồ hôi đầm đìa ướt đẫm cả áo len. Chị Mai nhìn tôi chăm chú rất lâu không đáp lời. Đúng lúc ấy, tôi lại nghe thấy âm thanh từ phương xa, có tiếng chạy bộ, tiếng đứa con gái thở hồng hộc. Có cảm giác tôi sắp sửa đứt gãy ra làm đôi, rồi đổ vật xuống, và con quỷ trong người tôi sẽ trồi lên, giẫm lên cơ thể tôi. Tất cả các bạn nhỏ ở đây sẽ biết trong người tôi có một con quỷ.
    - Nếu không có thiên thần, chắc là đứa bé ấy sẽ phải ở cùng một con quỷ dữ - chị Mai cất cao giọng đầy nghiêm nghị - Lớn lên, nó sẽ trở thành kẻ độc ác như quỷ dữ. Vẻ mặt của chị Mai giống hệt vị nữ tướng trừng trị quỷ ác, trông chị như thể sắp đứng bật dậy, túm cổ đứa bé bị ma quỷ áp chế.
    Ra là vậy, hóa ra tôi là đứa bé do quỷ dữ chăm nuôi, vì vậy tôi hay nghe thấy những âm thanh kỳ quái, vì vậy nên trong người tôi mới đau đớn dữ vậy Trước khi bị chị Mai lật tẩy, tôi vội ngồi xuống, cô hai chân lên rồi vòng tay qua đầu gối. Tôi sợ con quỷ nhảy ra khỏi tim nên vội vàng khoanh chặt tay che kín ngực, tôi đè lên nó, để nó không thoát ra.
    - Nếu gặp phải đứa bé do quỷ dữ cai quản, các em phải nhớ tránh chúng ra càng xa càng tốt, không thì sẽ bị lây đấy! - Chị Mai nói thêm, bằng một giọng dứt khoát và nanh ác chưa từng thấy, chị muốn tất cả chúng tôi ghi nhớ lời chị.
    Tôi ngồi lẫn trong đám bạn bè, lấm lét nhìn ngó xung quanh, tôi thấy mình không khác gì chúng bạn. Tôi chắc mẩm trong lòng, sẽ không bao giờ, không bao giờ nói với chúng về chuyện con quỷ. Tôi phải làm cho mình giống hệt các bạn, mãi mãi giống các bạn. Không có ai để ý đến tôi, đợi đến khi các bạn tản đi hết tôi mới dám đứng dậy. Khắp người tôi ướt đẫm, cơ thể lạnh toát không ngừng túa mồ hôi.
    Từ đó trở đi, tôi hoàn toàn từ bỏ ý định giãi bày với bất kỳ ai. Tôi sẽ chịu đựng một mình, không nói cho người khác. Tôi sẽ nuốt tất cả, tất cả những tiếng động quái dị vào trong lòng. Cho dù những âm thanh ma quái phình to lên biến tôi thành một con bé béo phì, cho dù chúng biến thành lũ sâu bọ ăn ruỗng thịt tôi, khiến tôi biến thành các xác ve tôi cũng không để chúng thoát ra. Thời gian và nhẫn nại sẽ cho tôi sức mạnh đánh đuổi tiếng động quái dị khi tôi lớn lên.
     
    Về sau, chứng ảo thính của tôi ngày càng trầm trọng. Những âm thanh đột nhiên mạnh hẳn lên như được cho qua tăng âm. Kể từ mùa hè năm ấy, khi gặp Đoạn Tiểu Mộc. Năm ấy tôi lên 6 tuổi, lần đầu tiên tôi nuôi tóc dài, lần đầu tiên tôi đứng trên bục biểu diễn trước nhiều bạn nhỏ.
    Tôi vẫn nhớ con đường từ căn nhà cũ của chúng tôi đến nhà trẻ. Tôi còn nhớ tôi đeo một chiếc ba lô cứng màu trắng có hai cái túi to tướng bên hông, đi đôi giày da nhỏ xinh bóng loáng đến nhà trẻ. Nhà tôi ở lầu 5, có ban công bán nguyệt nhô ra ngoài. Tôi có một công việc ưa thích, vừa tưới mấy cái cây xanh mướt bằng chiếc bình ô doa hình cây nấm vừa ngắm nghía nhà trẻ qua kẽ song sắt ban công. Cánh cửa hình bầu dục của nhà trẻ ở chếch đối diện với cổng nhà tôi, trên cửa vẽ đầy các loài vật. Tôi thích nhất con hươu cao cổ màu da cam ấm áp dịu dàng vươn cần cổ về phía trước. Tôi cũng thích con nhím mặt đỏ trông rõ hiền hậu, con nai nhỏ có đôi đồng tử hình hạnh nhân. Từ ban công nhà tôi, nhìn thấy rất rõ các bạn nhỏ chơi đùa với cô giáo trong sân nhà trẻ. Tôi yêu các bạn ấy, những hôm bị ốm tôi vẫn thường trèo lên bậu cửa sổ thò đầu ra ngắm các bạn. Tôi thích cảm giác được yêu quý, nên tôi cố mặc quần áo thật đẹp, làm việc gì cũng thật giỏi. Để các bạn ấy không phát hiện ra tôi đang sống chung với quỷ dữ.
    Tôi gắng sức làm một em bé ngoan và xinh xắn. Mùa hè năm ấy, tôi  thường mặc chiếc váy màu đào tươi ngắn cũn cỡn, phối cùng đôi giày trắng bong, cột hai bím tóc xinh sau gáy, những chiếc cặp tóc và dây thun cũng màu hoa đào tươi. Rồi tôi bảo mẹ đút đầy kẹo vào chiếc túi bên hông váy. Đến nhà trẻ, tôi sẽ phân phát kẹo cho các bạn. Tôi dịu dàng bảo các bạn, há miệng ra cho mình để kẹo vào lưỡi nào. Tôi học cách gấp búp bê nhảy múa bằng những mảnh ni lông gói kẹo trong suốt và rực rỡ màu sắc. Tôi tích trữ thật nhiều mảnh ni lông nhỏ xinh xinh như những cánh **** muôn màu để chia cho các bạn trong nhà trẻ, ròi dạy các bạn gấp búp bê. Các bạn nhỏ đứng quây thành vòng tròn, tôi ngồi giữa. Các bạn chăm chú nghe rồi cẩn thận làm theo từng lời tôi nói. Chúng tôi gấp rất nhiều búp bê rồi đặt chúng đứng sắp hàng trên bậu cửa sổ, từng cặp đứng khiêu vũ với nhau trong ánh nắng. Tôi ngắm nhìn những người bạn, tôi biết các bạn đều yêu mến tôi.
    Trong khuôn viên xinh xắn của nhà trẻ có mấy chiếc đu. Trong ký ức của tôi, những chiếc đu màu đỏ sẫm và có mùi sắt gỉ. Nhưng tôi nhớ nhầm, mấy chiếc đu ấy thường xuyên được sơn mới thành màu xanh da trời, màu vàng tươi, màu xanh nhạt. Tôi không thể nhớ nổi nhiều như vậy. Tôi chỉ nhớ rằng, dây xích đu bằng sắt gỉ tứ tung và mảnh gỗ run rẩy bị mài mòn trơ thịt toàn dây bẩn ra váy tôi. Nhưng tôi vẫn thích nó. Tôi thích tất cả những gì treo lơ lửng trên không, và những gì đung đưa được, đó là lý do vì sao sau này tôi rất thích thuyền. Hồi nhỏ tôi thích đánh đu, trong mắt cô bé sáu tuổi, cây đu còn lớn hơn cả một con tàu. Cái váy đựng đầy gió, bay bổng lên như chú chim nhỏ. Tôi còn nhớ, dãy đu trong nhà trẻ ngay cạnh giàn nho và cây sung già. Lúc bay lên cao, tôi có thể chạm khẽ vào lá cây. Vào giữa mùa hạ, tôi có thể cảm thấy mùi chua chua, ngòn ngọt của quả nho, và nhìn thấy những quả sung be bé, xanh xanh, giống trái tim nhỏ. Nhưng quan trọng hơn, lúc bay lên gió thổi rất mạnh, thột bạt những tiếng động trong tai tôi. Tôi cảm thấy cơ thể tinh khôi của tôi hoà vào gió và bầu trời.
    - Sao lúc đánh đu cậu cứ há miệng ra thế? - Ký Ngôn, cậu bạn cùng lớp hỏi tôi. Cậu ta trông rất giống gấu Winny, với mái tóc dài và hàng lông mày mềm mại, dầy dặn.
    - Thích lắm! Cậu hét với mình nhé? - Tôi tiếp tục gào lên.
    Không ai, không thể có ai phát hiện ra điều mong ước giản đơn của đứa trẻ sáu tuổi, bay lên thật cao có lẽ sẽ làm con quỷ trong người văng ra ngoài, kêu thật to sẽ đỡ bị những âm thanh trong tai quấy rối.
     
    Nhưng có một lần, đúng lúc nhảy từ trên đu xuống, trong tai tôi lại vang lên âm thanh đáng ghét. Giống tiếng nấc cụt thảm thiết, bằng giọng trầm đục, không hề có dao động cao thấp, y như điện tâm đồ của người đã chết. Âm thanh đáng nguyền rủa không thể nghe rõ dần dần cui vào trong tim tôi, giống như chiếc tai nghe kim loại lạnh lẽo nhìn thấu lục phủ ngũ tạng của tôi. Nhưng vào giây phút ấy trong tim tôi có gì, ngoại trừ cục sợ hãi to tướng nổi phềnh chẹn cứng trong đó? Tôi khe khẽ cúi người xuống từng tí từng tí một, nếu có thể tôi sẽ nằm áp xuống nền nhà lạnh toát, để sàn xi măng cứng như đá đỡ lấy người tôi. Nhưng tôi không thể làm thế, tôi phải giữ mình giống một đứa trẻ bình thường. Thậm chí không được để các bạn nhận ra vẻ mặt trắng bệch và nỗi cuống quýt trong mắt. Tà váy đỏ và cặp tóc màu đỏ của tôi vẫn tung bay trong gió, tôi vẫn là một cô bé xinh xắn rực rỡ, không được để lộ một tí sơ hở. Tôi phải làm ra vẻ khoẻ mạnh.
    Tôi đành phải tiếp tục ngồi lên xích đu, lắc thật lực, gọi những cơn gió đến càng nhiều càng tốt, để chúng chiến đấu với tiếng động trong người. Lần ấu, tôi ngồi lên xích đu lâu lắm, cho đến lúc hoa mày chóng mặt, nôn mửa. Âm thanh trong người tôi đã hết, lúc ấy muộn lắm rồi, trong nhà trẻ tối um, không còn một bạn nào. Tôi cúi gập người xuống và nôn. Tôi thắng ròi, tôi đã đuổi được tiếng động ra khỏi đầu. Tôi lăn xuống đất, đổ vật xuống nền xi măng cứng, trong khi đôi tay vẫn ấp chặt vào tai. Rất lâu rất lâu sau, có ánh sáng đèn pin chiếu lên người tôi, tí nữa tôi giật mình kêu toáng lên. Lúc sau tôi mới nhận ra, đó là chị Mai, chị hỏi:
    - Uyển Uyển, sao em nằm đây? Muộn rồi sao không về nhà? Em mệt à? Trời đất, em nôn nhiều quá, ốm rồi phải không? Nào, dậy mau, chị đưa em về nhà!
    Tôi đặt bàn tay nhỏ vào tai chị Mai, tim thắt lại. Tôi sợ chị ấy phát hiện ra tôi không giống những đứa trẻ bình thường. Tôi sợ chị ấy bỗng dưng quay lại, nghiêm mặt dằn từng tiếng quát tôi:
    - À, hoá ra mày chính là đứa trẻ quỷ ám!!
    Trong lúc tôi đang do dự, chị Mai túm lấy tay tôi, dắt tôi về nhà. Tay chị ấy ấm lắm, dòng không khí nóng bừng truyền qua tay vào tận trong tim tôi. Cảm giác dịu dàng xoa dịu tôi rất nhanh, tôi chìm trong cảm giác được che chở, thậm chí suýt nữa ngủ gật trên đường về. Chị Mai đi trước, tôi lũn cũn theo sau. Đôi lần tôi suýt buột miệng:
    - Chị Mai ơi, cứu em với, trên người em có một con quỷ! Nhưng em không phải em bé hư! Chị cứu em với, cứu em với...!
    Nhưng rốt cuộc tôi không dám cất tiếng kêu, không dám liều. Tôi vẫn còn nhớ như in vẻ mặt rắn đanh của chị Mai lúc kể chuyện con quỷ. Chị ấy không bao giờ chấp nhận tôi, tôi biết vậy.
    Đó là một buổi tối đầu hạ, bím tóc mẹ cột cho tôi ban sáng xổ ra tứ tung, chiếc váy màu hoa đào rực rỡ bị dính đầy dớt dãi và những thứ tôi nôn ra. Tôi về nhà trong bộ dạng ấy.
    Tôi gào lên trong mơ:
    - Chị Mai... chị Mai... con quỷ nó bắt nạt em, chị cứu em với!
  9. CuZin

    CuZin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Đã có lần tôi định kể chuyện ấy với mẹ. Có lẽ mẹ sẽ cứu tôi, cho dù tôi là một con bé xấu xa có quỷ trong người. Mẹ hiền lắm, có khi mẹ thơm vài cái tôi sẽ khỏi. Hoặc là nói với ba, ánh mắt của ba có thể soi sáng tất cả những nơi tăm tối, ba soi vào tim tôi chắc chắn sẽ tìm ra con quỷ trong đó. Nhưng đúng vào lúc tôi định nói, chị Mai trong nhà trẻ kể cho tôi nghe một câu chuyện. Chị Mai là cô giáo trẻ nhất trong các cô nuôi dạy trẻ của chúng tôi, mặt chị tròn xoe, hay mặc váy nhung màu đỏ, có hai bím tóc lúc lắc trước ngực như một cô gái nhỏ. Tôi thích nghe chị ấy kể chuyện nhất trên đời. Chị ấy hay kể những câu chuyện vui, cười sung sướng và truyền niềm vui sang chúng tôi. Nhưng hôm ấy, chị Mai kể một câu chuyện làm tôi sợ hãi. Chị ấy bảo, em bé nào cũng được một vị thiên thần hộ mệnh, thiên thần ở trên cao chăm sóc các em. Nhờ thế các em mới lớn lên thật bình an, mạnh khoẻ và xinh đẹp như thiên thần. Nếu các em gặp rắc rối, thiên thần sẽ đáp xuống đỡ em bé bay ra khỏi phiền hà.
    - Chị ơi, ngộ nhỡ không phải thiên thần chăm lo các em bé thì sao? Còn ai chăm sóc em nữa không? - tôi buột miệng cắt ngang.
    Lúc ấy là buổi chiều, các bạn nhỏ ngồi quây thành một vòng vừa sưởi nắng vừa nghe kể chuyện. Không ai để ý đến vẻ mặt thảng thốt của tôi lúc đứng bật dậy. Khi ấy mới vào đầu xuân, nhưng tôi đổ mồ hôi đầm đìa ướt đẫm cả áo len. Chị Mai nhìn tôi chăm chú rất lâu không đáp lời. Đúng lúc ấy, tôi lại nghe thấy âm thanh từ phương xa, có tiếng chạy bộ, tiếng đứa con gái thở hồng hộc. Có cảm giác tôi sắp sửa đứt gãy ra làm đôi, rồi đổ vật xuống, và con quỷ trong người tôi sẽ trồi lên, giẫm lên cơ thể tôi. Tất cả các bạn nhỏ ở đây sẽ biết trong người tôi có một con quỷ.
    - Nếu không có thiên thần, chắc là đứa bé ấy sẽ phải ở cùng một con quỷ dữ - chị Mai cất cao giọng đầy nghiêm nghị - Lớn lên, nó sẽ trở thành kẻ độc ác như quỷ dữ. Vẻ mặt của chị Mai giống hệt vị nữ tướng trừng trị quỷ ác, trông chị như thể sắp đứng bật dậy, túm cổ đứa bé bị ma quỷ áp chế.
    Ra là vậy, hóa ra tôi là đứa bé do quỷ dữ chăm nuôi, vì vậy tôi hay nghe thấy những âm thanh kỳ quái, vì vậy nên trong người tôi mới đau đớn dữ vậy Trước khi bị chị Mai lật tẩy, tôi vội ngồi xuống, cô hai chân lên rồi vòng tay qua đầu gối. Tôi sợ con quỷ nhảy ra khỏi tim nên vội vàng khoanh chặt tay che kín ngực, tôi đè lên nó, để nó không thoát ra.
    - Nếu gặp phải đứa bé do quỷ dữ cai quản, các em phải nhớ tránh chúng ra càng xa càng tốt, không thì sẽ bị lây đấy! - Chị Mai nói thêm, bằng một giọng dứt khoát và nanh ác chưa từng thấy, chị muốn tất cả chúng tôi ghi nhớ lời chị.
    Tôi ngồi lẫn trong đám bạn bè, lấm lét nhìn ngó xung quanh, tôi thấy mình không khác gì chúng bạn. Tôi chắc mẩm trong lòng, sẽ không bao giờ, không bao giờ nói với chúng về chuyện con quỷ. Tôi phải làm cho mình giống hệt các bạn, mãi mãi giống các bạn. Không có ai để ý đến tôi, đợi đến khi các bạn tản đi hết tôi mới dám đứng dậy. Khắp người tôi ướt đẫm, cơ thể lạnh toát không ngừng túa mồ hôi.
    Từ đó trở đi, tôi hoàn toàn từ bỏ ý định giãi bày với bất kỳ ai. Tôi sẽ chịu đựng một mình, không nói cho người khác. Tôi sẽ nuốt tất cả, tất cả những tiếng động quái dị vào trong lòng. Cho dù những âm thanh ma quái phình to lên biến tôi thành một con bé béo phì, cho dù chúng biến thành lũ sâu bọ ăn ruỗng thịt tôi, khiến tôi biến thành các xác ve tôi cũng không để chúng thoát ra. Thời gian và nhẫn nại sẽ cho tôi sức mạnh đánh đuổi tiếng động quái dị khi tôi lớn lên.
     
    Về sau, chứng ảo thính của tôi ngày càng trầm trọng. Những âm thanh đột nhiên mạnh hẳn lên như được cho qua tăng âm. Kể từ mùa hè năm ấy, khi gặp Đoạn Tiểu Mộc. Năm ấy tôi lên 6 tuổi, lần đầu tiên tôi nuôi tóc dài, lần đầu tiên tôi đứng trên bục biểu diễn trước nhiều bạn nhỏ.
    Tôi vẫn nhớ con đường từ căn nhà cũ của chúng tôi đến nhà trẻ. Tôi còn nhớ tôi đeo một chiếc ba lô cứng màu trắng có hai cái túi to tướng bên hông, đi đôi giày da nhỏ xinh bóng loáng đến nhà trẻ. Nhà tôi ở lầu 5, có ban công bán nguyệt nhô ra ngoài. Tôi có một công việc ưa thích, vừa tưới mấy cái cây xanh mướt bằng chiếc bình ô doa hình cây nấm vừa ngắm nghía nhà trẻ qua kẽ song sắt ban công. Cánh cửa hình bầu dục của nhà trẻ ở chếch đối diện với cổng nhà tôi, trên cửa vẽ đầy các loài vật. Tôi thích nhất con hươu cao cổ màu da cam ấm áp dịu dàng vươn cần cổ về phía trước. Tôi cũng thích con nhím mặt đỏ trông rõ hiền hậu, con nai nhỏ có đôi đồng tử hình hạnh nhân. Từ ban công nhà tôi, nhìn thấy rất rõ các bạn nhỏ chơi đùa với cô giáo trong sân nhà trẻ. Tôi yêu các bạn ấy, những hôm bị ốm tôi vẫn thường trèo lên bậu cửa sổ thò đầu ra ngắm các bạn. Tôi thích cảm giác được yêu quý, nên tôi cố mặc quần áo thật đẹp, làm việc gì cũng thật giỏi. Để các bạn ấy không phát hiện ra tôi đang sống chung với quỷ dữ.
    Tôi gắng sức làm một em bé ngoan và xinh xắn. Mùa hè năm ấy, tôi  thường mặc chiếc váy màu đào tươi ngắn cũn cỡn, phối cùng đôi giày trắng bong, cột hai bím tóc xinh sau gáy, những chiếc cặp tóc và dây thun cũng màu hoa đào tươi. Rồi tôi bảo mẹ đút đầy kẹo vào chiếc túi bên hông váy. Đến nhà trẻ, tôi sẽ phân phát kẹo cho các bạn. Tôi dịu dàng bảo các bạn, há miệng ra cho mình để kẹo vào lưỡi nào. Tôi học cách gấp búp bê nhảy múa bằng những mảnh ni lông gói kẹo trong suốt và rực rỡ màu sắc. Tôi tích trữ thật nhiều mảnh ni lông nhỏ xinh xinh như những cánh **** muôn màu để chia cho các bạn trong nhà trẻ, ròi dạy các bạn gấp búp bê. Các bạn nhỏ đứng quây thành vòng tròn, tôi ngồi giữa. Các bạn chăm chú nghe rồi cẩn thận làm theo từng lời tôi nói. Chúng tôi gấp rất nhiều búp bê rồi đặt chúng đứng sắp hàng trên bậu cửa sổ, từng cặp đứng khiêu vũ với nhau trong ánh nắng. Tôi ngắm nhìn những người bạn, tôi biết các bạn đều yêu mến tôi.
    Trong khuôn viên xinh xắn của nhà trẻ có mấy chiếc đu. Trong ký ức của tôi, những chiếc đu màu đỏ sẫm và có mùi sắt gỉ. Nhưng tôi nhớ nhầm, mấy chiếc đu ấy thường xuyên được sơn mới thành màu xanh da trời, màu vàng tươi, màu xanh nhạt. Tôi không thể nhớ nổi nhiều như vậy. Tôi chỉ nhớ rằng, dây xích đu bằng sắt gỉ tứ tung và mảnh gỗ run rẩy bị mài mòn trơ thịt toàn dây bẩn ra váy tôi. Nhưng tôi vẫn thích nó. Tôi thích tất cả những gì treo lơ lửng trên không, và những gì đung đưa được, đó là lý do vì sao sau này tôi rất thích thuyền. Hồi nhỏ tôi thích đánh đu, trong mắt cô bé sáu tuổi, cây đu còn lớn hơn cả một con tàu. Cái váy đựng đầy gió, bay bổng lên như chú chim nhỏ. Tôi còn nhớ, dãy đu trong nhà trẻ ngay cạnh giàn nho và cây sung già. Lúc bay lên cao, tôi có thể chạm khẽ vào lá cây. Vào giữa mùa hạ, tôi có thể cảm thấy mùi chua chua, ngòn ngọt của quả nho, và nhìn thấy những quả sung be bé, xanh xanh, giống trái tim nhỏ. Nhưng quan trọng hơn, lúc bay lên gió thổi rất mạnh, thột bạt những tiếng động trong tai tôi. Tôi cảm thấy cơ thể tinh khôi của tôi hoà vào gió và bầu trời.
    - Sao lúc đánh đu cậu cứ há miệng ra thế? - Ký Ngôn, cậu bạn cùng lớp hỏi tôi. Cậu ta trông rất giống gấu Winny, với mái tóc dài và hàng lông mày mềm mại, dầy dặn.
    - Thích lắm! Cậu hét với mình nhé? - Tôi tiếp tục gào lên.
    Không ai, không thể có ai phát hiện ra điều mong ước giản đơn của đứa trẻ sáu tuổi, bay lên thật cao có lẽ sẽ làm con quỷ trong người văng ra ngoài, kêu thật to sẽ đỡ bị những âm thanh trong tai quấy rối.
     
    Nhưng có một lần, đúng lúc nhảy từ trên đu xuống, trong tai tôi lại vang lên âm thanh đáng ghét. Giống tiếng nấc cụt thảm thiết, bằng giọng trầm đục, không hề có dao động cao thấp, y như điện tâm đồ của người đã chết. Âm thanh đáng nguyền rủa không thể nghe rõ dần dần cui vào trong tim tôi, giống như chiếc tai nghe kim loại lạnh lẽo nhìn thấu lục phủ ngũ tạng của tôi. Nhưng vào giây phút ấy trong tim tôi có gì, ngoại trừ cục sợ hãi to tướng nổi phềnh chẹn cứng trong đó? Tôi khe khẽ cúi người xuống từng tí từng tí một, nếu có thể tôi sẽ nằm áp xuống nền nhà lạnh toát, để sàn xi măng cứng như đá đỡ lấy người tôi. Nhưng tôi không thể làm thế, tôi phải giữ mình giống một đứa trẻ bình thường. Thậm chí không được để các bạn nhận ra vẻ mặt trắng bệch và nỗi cuống quýt trong mắt. Tà váy đỏ và cặp tóc màu đỏ của tôi vẫn tung bay trong gió, tôi vẫn là một cô bé xinh xắn rực rỡ, không được để lộ một tí sơ hở. Tôi phải làm ra vẻ khoẻ mạnh.
    Tôi đành phải tiếp tục ngồi lên xích đu, lắc thật lực, gọi những cơn gió đến càng nhiều càng tốt, để chúng chiến đấu với tiếng động trong người. Lần ấu, tôi ngồi lên xích đu lâu lắm, cho đến lúc hoa mày chóng mặt, nôn mửa. Âm thanh trong người tôi đã hết, lúc ấy muộn lắm rồi, trong nhà trẻ tối um, không còn một bạn nào. Tôi cúi gập người xuống và nôn. Tôi thắng ròi, tôi đã đuổi được tiếng động ra khỏi đầu. Tôi lăn xuống đất, đổ vật xuống nền xi măng cứng, trong khi đôi tay vẫn ấp chặt vào tai. Rất lâu rất lâu sau, có ánh sáng đèn pin chiếu lên người tôi, tí nữa tôi giật mình kêu toáng lên. Lúc sau tôi mới nhận ra, đó là chị Mai, chị hỏi:
    - Uyển Uyển, sao em nằm đây? Muộn rồi sao không về nhà? Em mệt à? Trời đất, em nôn nhiều quá, ốm rồi phải không? Nào, dậy mau, chị đưa em về nhà!
    Tôi đặt bàn tay nhỏ vào tai chị Mai, tim thắt lại. Tôi sợ chị ấy phát hiện ra tôi không giống những đứa trẻ bình thường. Tôi sợ chị ấy bỗng dưng quay lại, nghiêm mặt dằn từng tiếng quát tôi:
    - À, hoá ra mày chính là đứa trẻ quỷ ám!!
    Trong lúc tôi đang do dự, chị Mai túm lấy tay tôi, dắt tôi về nhà. Tay chị ấy ấm lắm, dòng không khí nóng bừng truyền qua tay vào tận trong tim tôi. Cảm giác dịu dàng xoa dịu tôi rất nhanh, tôi chìm trong cảm giác được che chở, thậm chí suýt nữa ngủ gật trên đường về. Chị Mai đi trước, tôi lũn cũn theo sau. Đôi lần tôi suýt buột miệng:
    - Chị Mai ơi, cứu em với, trên người em có một con quỷ! Nhưng em không phải em bé hư! Chị cứu em với, cứu em với...!
    Nhưng rốt cuộc tôi không dám cất tiếng kêu, không dám liều. Tôi vẫn còn nhớ như in vẻ mặt rắn đanh của chị Mai lúc kể chuyện con quỷ. Chị ấy không bao giờ chấp nhận tôi, tôi biết vậy.
    Đó là một buổi tối đầu hạ, bím tóc mẹ cột cho tôi ban sáng xổ ra tứ tung, chiếc váy màu hoa đào rực rỡ bị dính đầy dớt dãi và những thứ tôi nôn ra. Tôi về nhà trong bộ dạng ấy.
    Tôi gào lên trong mơ:
    - Chị Mai... chị Mai... con quỷ nó bắt nạt em, chị cứu em với!
    Sau lần đó, tuần nào tôi cũng nghe thấy giọng nói rì rầm rồi nức nở nghẹn ngào lặp đi lặp lại, khiến tôi phát điên. Những lúc giọng nói xuất hiện, tôi bèn khẽ khàng bước ra khỏi nhà, đến nhà trẻ. Không có ai ngoài tôi. Tôi đánh đu, giá mà được bay lên cao, giá mà được bay lên cao thì tốt biết mấy, tôi tự nhủ. Nếu mẹ tôi thò đầu ra ngoài cửa sổ, hẳn bà sẽ nhìn thấy cô con gái nhỏ của bà định quăng mình lên không trung không biết bao nhiêu lần.

Chia sẻ trang này