1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh đất và người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi rapchieubongthienduong, 19/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ảnh: Phạm Thanh Tùng
    Chợ nông sản đầu mối làng An Phú, xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ.
    Làng An Phú (làng Đó) có truyền thống thâm canh rau mùa vụ đông và buôn bán rau hành trong tỉnh và các tỉnh lận cận, một số tỉnh phía Bắc.
    Chợ đầu mối nông sản tự phát này xuất hiện cũng chừng 10 năm nay. Thời ấy cả làng còn đi xe đạp chở hàng. Lúc đầu, một vài người mua hàng về (hành, tỏi) thay về chở đi chợ bán lẻ hoặc bán ở nhà, đã mang ra ngã tư giữa làng, bán lại. Dần dần thành một chợ khá đông. Chợ họp từ 10 h 12 h trưa hàng ngày, bán khá nhiều mặt hàng: rau, hành, ớt tỏi, su hào, bắp cải, mía, dứa, nhãn, vải, lá dong, giang....mùa nào thức ấy. Chợ không chỉ thu hút người làng tham gia, mà cả người làng, xã khác, huyện khác tới mua bán. Người ta tới mua lại hàng hóa rồi mang đi bán lẻ tại các chợ xép trong tỉnh Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định...
    Cách đây 10 - 15 năm, làng Đó từng là trung tâm sản xuất, mua bán ớt tươi, ớt khô, ớt bột lớn nhất nhì miền Bắc (dân làng vào cả Nghệ An, Huế, Quảng Nam Đà Nẵng...gom hàng). Từ đây, hàng chuyển đi Hải Phòng, Hà Nội, bán sang Nhật, Liên Xô, Đông Âu. Ngòai ra còn thuốc lào. Từng đoàn ô tô, công nông về làng ăn ớt sôi động cả đêm ngày. Nhưng do biến động thị trường Liên Xô, Đông Âu...lại chưa thuần thục cách thức kinh doanh mới, nên việc sản xuất, kinh doanh ớt tươi, ớt khô, ớt khô bị tàn lụi. Hiện nay, việc buôn bán ớt vẫn khá sôi động. Vào mùa, trung bình mỗi ngày làng xuất đi hàng chục tấn ớt tươi đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội và Trung Quốc.
    Làng An Phú cách thị trấn Quỳnh Côi, huyện lỵ huyện Quỳnh Phụ 1 km, cách thành phố Thái Bình 30 km (theo quốc lộ 10 tới ngã ba Đợi rẽ vào đuờng 216), cách thị xã Hưng Yên chừng 30 km, cách thành phố Hải Dương 40 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng chừng 50km, cách trung tâm Hà Nội chừng 90 km, cách bến Hiệp (tuyến đường thủy quan trọng nhất nhì miền Bắc trên sông Luộc nối Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây với Hải Phòng) 5 km.
    1-2 năm nữa khi cầu bến Hiệp bắc qua sông Luộc, nối Quỳnh Phụ, Thái Bình với Ninh Giang, Hải Dương hoàn thành sẽ tạo thành tuyến giao thông liền mạch. Từ các huyện phía Nam tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình theo quốc lộ 10 (đã nâng cấp, đạt tiêu chuẩn cấp đường 3 đồng bằng) tới ngã ba Đợi rẽ vào tỉnh lộ 216 (đã nâng cấp, mặt đường 6-7 m) qua cầu Hiệp, tới Quán Gỏi, hoặc đi Hải Dương, sang Chí Linh, Phả Lại, Lục Ngạn. Đây sẽ là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất chở hàng hóa nông sản đi các tỉnh Việt Bắc và biên giới Trung Quốc.
    Làng An Phú đang hy vọng được tỉnh hoặc nhà đầu tư nào sớm đầu tư xây dựng chợ đầu mối để có cơ hội phát triển thương
    mại.
    Nếu bạn có chừng 500 triệu - 1 tỷ đồng thì còn chờ gì mà không đầu tư xây dựng ngôi chợ nông sản đầu mối tại An Phú? Bạn không chỉ giúp bạn làm giàu mà còn giúp hàng trăm hộ dân cũng như phía Bắc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình cất cánh.
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 09:30 ngày 20/06/2007
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Ảnh: Phạm Thanh Tùng
    Hành tươi - đặc sản của làng Đó, Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ và chợ nông sản đầu mối làng Đó.
    Không chỉ có hành từ đồng ruộng Quỳnh Hải, dân làng Đó còn sang Hải Dương, Hải Dương, Hưng Yên, xuống Diêm Điền, Thái Thụy mua hành về bán buôn. Theo ước tính, mỗi ngày có chừng 50 - 60 tấn hành được luân chuyển tại chợ nông sản đầu mối An Phú.
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    ớt tươi - một đặn sản khác của làng Đó và chợ nông sản đầu mối. Khi vào vụ thu hoạch ớt, tháng 6-7 và cuối năm, mỗi ngày làng Đó xuất đi hàng chục tấn ớt tươi. Ngòai ớt của làng, dân làng Đó còn mua từ Hải Dương, Thái Thụy, Hải Phòng, Hưng Yên về làm hàng, bán đi Hà Nội, Trung Quốc.
    Ảnh: Phạm Thanh Tùng
  4. YeulamTienHung

    YeulamTienHung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi, đúng rồi! Thảo nào em nhìn thấy quen quen mà ko dám nhận. Em cũg hay sang bên đó chơi lắm mà. Đẹp thật!!!
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Nhà bái đường (chùa ông Hộ) chùa Keo.
    Ảnh: Phạm An Phú
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Gác chuông chùa Keo lúc chưa trùng tu 2005
    Ảnh: Phạm An Phú sưu tầm (từ dactrung.net)
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Nắng chùa Keo
    Ảnh: Phạm An Phú (sưu tầm từ dactrung.net)
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Mái ngói và đầu nóc, con kìm chùa Keo (tòa thiêu hương)
    Ảnh: Phạm An Phú
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Chùa ông Hộ, chùa Keo kiến trúc khá đồ sộ
    Ảnh: Phạm An Phú
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Góc nhìn khác góc chuông chùa Keo
    Mọi người hay chụp góc chuông chùa Keo từ phía trước (hai bên trái phải) ít ai chụp từ phía sau.
    Ảnh: Phạm An Phú

Chia sẻ trang này