1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh đất và người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi rapchieubongthienduong, 19/06/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đất thuần nông thêm rau màu: Quỳnh Hải thực hiện cánh đồng 60 triệu đồng/ha
    Gửi ngày 6/28/2004 11:08:38 AM
    Thái Bình [6/14/2004]
    Là một xã thuần nông nhưng mấy năm gần đây xã Quỳnh Hải (Quỳnh Phụ) có sự bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, trở thành một trong 2 xã có toàn bộ diện tích canh tác đạt thu nhập trên 50 triệu đồng/ha của quê lúa Thái Bình. Hướng đột phá chính của Quỳnh Hải là phát triển cây rau màu có giá trị cao. Hiện nay, Quỳnh Hải đang phấn đấu thực hiện cánh đồng có thu nhập 60 triệu đồng/ha.
    Trước đây, người dân Quỳnh Hải chủ yếu một năm hai vụ lúa, còn rau màu vụ đông không được xem trọng. Năm 2002, Quỳnh Hải thực hiện quy hoạch đất canh tác thành 2 vùng sản xuất chính: 50 ha chuyên canh rau màu và 275 ha sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ đông. Chỉ còn một số diện tích đồng trũng không sản xuất vụ đông.
    Với hầu hết hộ sản xuất ở Quỳnh Hải, giờ đây vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính đem lại nguồn thu nhập cao cho họ. Hai vụ lúa được rút ngắn thời gian tối đa để tận dụng thời gian sản xuất vụ đông.
    Từ cuối tháng 8 âm lịch, các hộ dân Quỳnh Hải đã triển khai làm vụ đông. Trên những mảnh ruộng, các loại rau màu có hiệu quả như: ớt, dưa chuột, xu hào, cà chua, hành hoa... được trồng xen, tận dụng hết diện tích và quay vòng liên tục, vụ nọ gối vụ kia.
    Ông Đào Văn Căng (thôn An Phú), một hộ nông dân có thu nhập mỗi năm gần trăm triệu đồng cho biết: ớt là cây chủ lực vừa dễ trồng vừa cho thu nhập ổn định. Với 1 sào trồng ớt đầu tư hết 500 ngàn, khi thu hoạch thu được trên 2 triệu đồng. Cây hành hoa 1 vụ chỉ có 30 ngày, đầu tư 1 sào hết 200 ngàn, khi thu hoạch bán được 600 ngàn. Tính trung bình mỗi sào rau màu vụ đông cho thu nhập trên 3 triệu đồng.
    Theo ông Căng, trồng cây rau màu các hộ sản xuất không phải lo lắng về đầu ra vì hiện nay cả xã có gần 10 đầu mối tiêu thụ. Họ tha hồ lựa chọn nơi bán. Thuận mua vừa bán, không có chuyện ế hàng, cũng không có chuyện ép giá.
    Quỳnh Hải giờ cũng là đầu mối tiêu thụ nông sản cho các vùng nông thôn lân cận. Ngoài sản phẩm của xã, các đầu mối này còn mua thêm nông sản ở các nơi về chuyển đi bán khắp các tỉnh trong Nam ngoài Bắc.
    Ông Bùi Xuân Hậu, Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: ?oTừ năm 2002, khi tập trung vào sản xuất rau màu, hệ số sử dụng đất của Quỳnh Hải lên tới 3,3 lần. Vùng chuyên canh bà con thực hiện quay vòng tới 5 vụ?.
    Nhờ đó, thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác của xã đã tăng hơn trước rất nhiều. Trước năm 2001, mỗi ha chỉ cho thu nhập khoảng 30-35 triệu đồng thì nay đã là 55,7 triệu đồng/ha. Riêng vùng rau màu có thu nhập đạt 120-150 triệu đồng/ ha. Với 357 ha canh tác, năm 2003 vừa qua, tổng thu nhập từ trồng trọt của Quỳnh Hải đạt gần 20 tỷ đồng. Nhờ đi vào sản xuất vụ đông thu nhập bình quân đầu người của Quỳnh Hải đã tăng cao rõ rệt, trước đây chỉ có 4 triệu đồng đã lên 5,6 triệu đồng mỗi năm.
    Theo Bí thư Đảng uỷ Bùi Xuân Hậu, hiện nay Quỳnh Hải đang triển khai thực hiện cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng/ha. 94 ha đất canh tác thôn An Phú được xây dựng thành cánh đồng có giá trị thu nhập đạt trên 80 triệu đồng. Diện tích 114 ha đất của các thôn Xuân Trạch, Lê Xá, Cầu Xá cho thu nhập trên 60 triệu đồng. 53 ha cánh đồng thôn Đoàn Xá và Quảng Bá cho thu nhập đạt 55 triệu đồng.
    Theo đề án của xã, với công thức luân canh hợp lý, mô hình cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng là hoàn toàn khả thi. Trên vùng chuyên canh rau màu mỗi năm trồng 5 đợt với các loại cây bí đao, hành hoa, đậu, xu hào. Mỗi ha chuyên canh rau màu cho thu nhập 125 triệu đồng. Còn trên vùng cấy 2 vụ lúa và 1 vụ đông thực hiện trồng đậu, xu hào, ớt thì mỗi ha cũng cho thu nhập từ 60 đến 70 triệu đồng tuỳ theo cách luân canh.
    Rất nhiều hộ sản xuất ở Quỳnh Hải muốn chuyển ruộng đồng cấy lúa sang trồng màu nhưng do đầu ra còn chưa rộng mở nên chưa dám. Hiện nay, Cty tương ớt Vạn Đắc Phúc (Đài Loan), khách hàng quen thuộc của Quỳnh Hải, dự định đầu tư một nhà máy chế biến tại xã.
    Huyện Quỳnh Phụ rất ủng hộ việc xây dựng nhà máy. Huyện khẳng định và sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu đủ đáp ứng nhu cầu chế biến. Sau vụ lúa xuân này, Vạn Đắc Phúc sẽ tiến hành khảo sát đầu tư. Với Quỳnh Hải, đây là cơ hội để mở rộng vùng chuyên canh rau màu. ?o Có nhà máy tại chỗ, chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ đồng cao sang trồng ớt và xen thêm các loại rau quả khác. Như vậy, thu nhập bình quân 1 ha của xã có thể sẽ vượt xa con số 60 triệu đồng?, ông Hậu khẳng định.
    [​IMG]
    Cánh đồng Đó, thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ - nổi tiếng thâm canh rau màu kinh tế cao
    Ảnh: Đặng Lam Điền (tháng 8/2007)
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cay nóng một làng nghề
    Phạm Phú Yên
    Báo Công nghiệp Việt Nam 2003
    Theo các cụ già thì của thứ quả cay nóng này đã gắn bó với dân làng An Phú (còn gọi là làng Đó), xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình khá lâu, ít nhất cũng tới mấy đời. Là làng trồng, buốn ớt, thế mà không nghiện ớt, chỉ có ớt dính đất An Phú mà thôi. Một thơơng gia Nhật Bản về thăm làng thời ấy đã ra tận cánh đồng trồng ớt lâu năm, nhổ cây lên tận mục sở thị từ quả đến rễ, và thốt lên rằng: Đi khắp nơi, nhơng không có nơi nào ớt đẹp thế này! Nhà nào cũng trồng ớt, ít thì dăm ba miếng, nhiều thì vài sào ruộng. Một sào ớt doanh thu cao gấp 4-5 lần sào lúa. Cả làng sục lên mùa cay nồng của ớt, rất khó chịu mà cũng rất khó quên. Bán hết ớt của nhà, dân làng kéo nhau đi lùng ớt thiên hạ. Hồi ấy làng Đó có khoảng 500 hộ thì có tới 300 hộ buôn ớt, mỗi ngày nhập về chừng 30-40 tấn ớt các loại.
    Thời oanh liệt của? ớt và thuốc lào
    Tất cả ở làng có hàng chục ?ođại gia? như: anh em Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Côi, Vũ Thị Đổ, Đào Văn Khuê, Nguyễn Văn Kiện?trong đó, nổi bật là 2 ?ođại gia?: Đào Thanh Khuây và Phạm Văn Cò. Thời ấy, (những năm 1986-1990), ông Cò có trong tay tới 1 tỷ đồng. Cả làng ồn ào bảo ông phải ?odùng bao tải đựng tiền?. Nhà ông có hai lò sấy lớn nhất xã và hai máy xay ớt bột (1,5 tấn/ đêm). Nhân công thơờng trực trong nhà khoảng 10 ngơời (vào lò, đóng bao,?), còn ngơời cắt cuống ớt thì hàng trăm ngơời một lúc. Gắn bó với quả ớt từ những năm 1967-1968, tới năm 1978 thì bắt đầu xuất khẩu, nhơng thực sự từ năm 1986 đến năm 1990 mới là thời kỳ hoàng kim của ông? Nhờ những ?ođại gia? nhơ thế, làng An Phú trở thành trung tâm thu mua và sơ chế ớt tơơi, ớt khô từ Bình Trị Thiên tới đồng bằng Sông Hồng. Hàng nghìn lao động trong làng đều bị cuốn vào vòng cay cay nồng nồng của ớt và đời sống bật lên rõ rệt.
    Song hành với ớt là thuốc lào. Cùng Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng), An Phú là một trong những nơi sản xuất thuốc lào nổi tiếng ở miền Bắc. Theo các chuyên gia thuốc lào hiện đã thất thập cổ lai hy thì thuốc lào An Phú chỉ chịu thua thuốc lào Vĩnh Bảo. Cách đây 40-50 năm, dân các nơi tấp nập về làng Đó buôn chuyến thuốc lào. Hồi đắt nhất, thuốc lào leo tới 40.000 đ/kg. Dăm bảy năm trước, cả cánh đồng nội (đồng Trại ,đồng Quán Đá,?) bạt ngàn thuốc lào. Một sào thuốc lào giá cũng thu gấp 3 sào lúa. Nhiều nhà có của ăn của để nhờ trồng thuốc, buôn bán. Hiện nay, hỏi về thuốc lào không thể hỏi người nào khác ngoài ông Lương. ?oChỉ có trồng những công nghiệp như: ớt, thuốc lào thì dân Đó mới giàu, chứ cấy lúa thì không giàu được?- ông Lương nói.
    ?oTỉnh? ra sau những bài học đắt giá
    ?oCứ duy trì cái cũ- kể cả làng nghề truyền thống, mà không chịu đổi mới thì sớm muộn gì cũng chết?- ông Đào Thanh Khuây (xóm 6)- ?ođại gia? ớt ngày xơa nói về những lần đi đầu chuyển mình để thích ứng với thị trường. Hiện nay, ông đang phát triển nghề mới- may tre đan xuất khẩu. Buôn ớt cũng lẫy lừng, nhơng tới năm 1991 thấy tình hình thị trơờng có dấu hiệu suy sụp, ông rút lui, rồi chuyển sang xay xát gạo xuất khẩu và hiện tại đang đồng hành với mây tre đan xuất khẩu. Ông lặn lội lên đến Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Tây) tìm hiểu tình hình rồi thuê nghệ nhân về Quỳnh Hải dạy nghề mới cho dân làng. Lớp đầu tiên ông tự bỏ tiền túi ra trả cho giảng viên 600.000 đ/tháng cùng với cơm nuôi. Truyền nghề miễn phí cho 40 ngơời, thế nhơng chào hàng 20 sản phẩm thì bị trả về 18 sản phẩm, người học việc chán chường bỏ về. Ông phải xốc lại đội hình và trả lương cho người học việc 5.000đ/ngày để học tiếp?.Qua gần 3 năm tạo dựng, đến nay cơ sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu của ông làm không hết việc. Hiện cơ sở của ông có khoảng 600-700 nhân công với thu nhập trung bình 300.000đ/tháng. Lý giải về ?ocái chết đau đớn? của ớt An Phú, ông Khuây cho biết là mất thị trường truyền thống Nhật, Liên Xô, Đông Âu, trong khi thị trường mới chưa kịp khai phá. Dân làng An Phú đã không nhìn xa, nhiều năm không tìm kiếm thêm thị trường.
    Còn về thuốc lào, theo ông Lương thì do hiện nay giá thuốc lào thấp nên không còn hấp dẫn người trồng như trước. Vả lại, do bón quá nhiều phân hoá học làm hỏng đất khiến chất lượng thuốc không được như xưa. Thêm nữa, thị trường chưa biết nhiều tới ?othương hiệu? thuốc lào An Phú như thuốc lào Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.
    Xây lại một tương lai mới
    Dân Đó hiện nay xoay 3 vụ/năm: 2vụ lúa, 1 vụ màu. Riêng vụ đông họ quay vòng đất tới 3 lứa cây trồng. Hệ số sử dụng đất ở An Phú cao nhất tỉnh Thái Bình: 2,9 lần (so với hệ số chung là 2,3 lần), bình quân thu nhập vụ đông là 50 - 60 triệu đồng/ha. Khi vụ đông bắt đầu cho thu hoạch cũng là mùa chạy chợ của dân làng. Trước đây, họ dậy từ 2-3h sáng đi chợ bán rau, hành, thì 2-3 năm gần đây họ đi từ 6-7h tối để kịp chuyến chợ xa. Họ thường đi xe đạp bình quân 70km/chuyến chợ. Hiện ngôi làng có chừng 5000 người này có khoảng 400 xe máy, ô tô tải các loại để chạy chợ. Những người có xe máy thơờng đi 2 chợ ngày, thậm chí có ngơời đi 4 chợ/ngày. Sắt seo lại, tong teo đi, mắt thâm quầng, lờ đờ, hay ngáp sải cả quai hàm- đó là điều dễ nhận thấy ở dân An Phú trong mùa chạy chợ.
    Điều đáng mừng ở làng An Phú những năm gần đây là bằng giá nào người ta cũng cho con cái đi học. Điều này khác hẳn trước đây người ta chỉ cần con cái biết đọc, biết tính toán, biết đi xe để nhong nhong chạy chợ? Mấy năm gần đây, tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng của làng An Phú khá cao. Hiện nay, đã có một số con em An Phú làm ăn xa, đã là chủ doanh nghiệp, làm ăn khá thành công?.
    [​IMG]
    Ớt tươi - mặt hàng chủ lực
    [​IMG]
    Hành tươi mua từ Hộ (Thụy Anh, Thái Thụy, Thái Bình) hoặc Nam Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) hoặc Hải Dương
    [​IMG]
    Rau, rau thơm vụ Đông trên cánh đồng Đó - cánh đồng chuyên canh rau màu quanh năm của An Phú
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 00:26 ngày 04/01/2008
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    An Phú ?" làng chạy chợ
    Bài: Phạm Thanh Tùng
    Ảnh: Đặng Lam Điền
    Dân An Phú (làng Đó), xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thường gọi nghề buôn bán nông sản của mình là chạy chợ. Có lẽ bởi trung bình mỗi ngày, người ta đi về chừng 50 km. Hiện tại, khá nhiều diện tích đất đồng nội (ruộng cao) của ngôi làng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, cách trung tâm tỉnh lỵ chừng 25 km, có truyền thống thâm canh rau màu này được chuyên canh rau màu cả ba vụ. Từ nhiều năm nay, dân buôn rau hành làng Đó đã vươn ra khắp chợ lớn, chợ nhỏ trong tỉnh, choài ra sang các tỉnh lân cận, đánh xe rau quả lên tận Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu?
    [​IMG]
    Ớt - mặt hàng chủ lực của làng
    Một thời ?ooanh liệt? ớt và thuốc lào
    Đầu những năm 1990, một thương gia Nhật Bản về thăm, đã ra tận cánh đồng Đó ?" trồng ớt lâu năm, nhổ cây lên xem xét từ quả đến rễ, và thốt lên rằng: không nơi nào có ớt ngon, ớt đẹp thế này. Nhà nào cũng trồng ớt, nhiều thì vài sào ruộng, ít thì dăm ba miếng. Một sào ớt (360m2) doanh thu cao gấp 4 ?" 5 lần sào lúa. Tới vụ, cả làng sực lên mùi cay nồng của ớt, rất khó chịu mà cũng rất khó quên. Bán hết ớt của làng, dân làng kéo đi mua ớt thiên hạ. Hồi ấy làng có khoảng 500 hộ thì hơn 300 hộ buôn ớt, mỗi ngày nhập hàng chục, hàng trăm tấn ớt các loại, rồi phân phối đi trong và ngoài nước. Trong hàng chục ?ođại gia?: như Đào Văn Khuê, Nguyễn Văn Lân, Vũ Thị Đổ, Nguyễn Văn Côi, Nguyễn Văn Kiện?nổi bật nhất là Đào Thanh Khuây và Phạm Văn Cò. Những năm 1988 ?" 1990, ông Cò đã có trong tay chừng 1 tỷ đồng. Cả làng ồn ào kháo nhau rằng: ông phải dùng bao tải để đựng tiền. Nhà ông có hai lò sấy ớt lớn nhất xã và hai máy xay ớt bột (1,5 tấn/đêm). Nhân công thường trực trong nhà chừng 10 người (vào lò, đóng bao?), còn nhân công thời vụ (cắt cuống ớt, chọn ớt) thì hàng trăm người một lúc. Gắn bó với quả ớt từ những năm 1967 ?" 1968, tới những năm 1978 bắt đầu làm hàng xuất khẩu, nhưng thực sự từ năm 1986 tới 1990 mới là thời hoàng kim của ông. Nhờ những ?ođại gia? như thế, làng An Phú trở thành trung tâm thu mua và sơ chế ớt tươi, ớt khô từ đồng bằng sông Hồng tới suốt miền Trung. Hàng nghìn lao động trong làng đều bị cuốn vào vòng quay cay cay nồng nồng. Lý giải về ?ocái chết đau đớn? của ớt An Phú, ông Khuây cho biết là bị mất thị trường truyền thống Nhật, Liên Xô, Đông Âu, trong khi thị trường mới chưa kịp khai phá.
    [​IMG]
    Hành - mặt hàng chính của chợ nông sản đầu mối An Phú
    Cùng Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng), An Phú là một trong những nơi sản xuất thuốc lào có tiếng ở miền Bắc. Theo một số người buôn thuốc lào lâu năm An Phú, thuốc lào An Phú chỉ chịu thua thuốc lào Vĩnh Bảo. Cách đây 40 ?" 50 năm, các nơi đã tấp nập về làng Đó buôn chuyến. Hồi đắt nhất, thuốc lào lên tới 40.000 đồng/kg. Dăm bảy năm trước, cả cánh đồng nội bạt ngàn thuốc lào. Một sào thuốc lào giá cũng cao gấp 3 ?" 4 lần sào lúa. Nhiều nhà có của ăn của đề nhờ trồng thuốc, buôn thuốc lào. Theo ông Đào Văn Lương, do hiện nay giá thuốc lào thấp nên không còn hấp dẫn người trồng. Vả lại, do người ta bón quá nhiều phân hoá học làm hỏng đất khiến chất lượng thuốc không được như xưa. Thêm nữa, thị trường chưa biết nhiều tới ?othương hiệu? thuốc lào An Phú như thuốc lào Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.
    Hiện, thuốc lào đã rời xa làng Đó. Ởt vẫn là mặt hàng chủ lực của làng và toàn xã, nhưng chưa tìm lại được thời huy hoàng xưa. Chung tình nhất với thứ quả đỏ đỏ, cay nóng tới thời điểm này là bà Vũ Thị Đổ. Dịp cuối năm, mỗi ngày bà thu mua và xuất hàng chục tấn ớt tươi đi trong, ngoài tỉnh và sang Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Đổ cho biết: hiện nay vẫn xuất hàng sang Trung Quốc ?" một thị trường rất lớn cho hàng hóa nông sản Việt Nam, vẫn phải qua trung gian. Bà mong muốn trong thời gian tới có điều kiện đi tìm hiểu thị trường bên đó, nhưng một thân một mình sợ khó kham, khi chỉ với qui mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay.
    [​IMG]
    Chuyển ớt đi Trung Quốc qua Móng Cái
    [​IMG]
    Sôi động mùa chợ
    Giơ mớ hành tươi 12 ?" 14 củ xòe như cái quạt nhỏ, chị Đào Thị Phiên, giải thích: ?oPhải bó thế này mới có người mua. Cũng từng ấy củ hành, bó túm lại không bán được, vì trông mớ hành nhỏ hơn. Bó xoè ra, đông người mua, chứ chúng tôi cũng chẳng thích ?onặn tượng?. ?oKỹ nghệ? bó hành hay ?onặn tượng? ấy gồm 2 củ hành kẹp một cái rơm, một mớ hành 12 ?" 14 củ hành, cõng tới 9 ?" 10 cái rơm, nhiều khi trông rơm nhiều hơn hành. Ấy thế mà đắt lắm cũng chỉ 500 - 700 đồng/mớ. Hành là mặt hàng mở đầu vụ chạy chợ sôi động cuối năm, bắt đầu từ tháng 9 âm lịch kéo dài tới Tết của dân An Phú. Sau đó, sẽ đến rau ớt, su hào, bắp cải, cần tây, rau thơm??Ở một làng đất chật, người đông, bình quân diện tích đất ở và đất sản xuất nông nghiệp chỉ chừng hơn 100m2/người như An Phú, chỉ có cách thâm canh tăng vụ và buôn bán mới thoát nghèo? ?" ông Nguyễn Quang Suốt, bí thư Đảng ủy xã cho biết.
    [​IMG]
    xe chạy chợ đặc trưng của làng
    An Phú đã trồng rau màu vụ Đông từ xưa, nhưng chỉ trở thành phong trào bắt đầu từ những năm 1960, khi cụ Đào Văn Rương ?" chủ nhiệm hợp tác xã, đi tìm hiểu ở xã Quỳnh Thọ trong huyện, đã đem mô hình về nhân rộng.
    Trước kia, họ tập trung vào mùa rau Đông, hai vụ còn lại chủ yếu trồng lúa và rải rác rau, hành. Nhưng dăm năm trở lại đây, phần lớn diện tích trồng lúa hai vụ chiêm, mùa cũng được chuyển đổi sang trồng rau màu, vốn cho năng suất và doanh thu cao, thường mỗi sào Bắc Bộ (360 m2) gấp 3- 4 lần cấy lúa. Dân làng thường tất bật cấy vụ mùa sớm để chuyển nhanh sang vụ rau màu Đông. Trên toàn xã Quỳnh Hải, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính đem. Rau màu hiệu quả như: ớt, dưa chuột, xu hào, cà chua, hành hoa... được trồng xen, tận dụng hết diện tích và quay vòng liên tục, vụ nọ gối vụ kia. Ông Đào Văn Căng, hộ nông dân có thu nhập mỗi năm gần một trăm triệu đồng từ trồng màu cho biết: ớt là cây chủ lực vừa dễ trồng vừa cho thu nhập ổn định. Với 1 sào trồng ớt đầu tư hết 500 ngàn, khi thu hoạch thu được 2 - 3 triệu đồng. Cây hành hoa 1 vụ chỉ có 30 ngày, đầu tư 1 sào hết 200 nghìn, khi thu hoạch bán được 600 nghìn.
    Hết mùa rau vụ Đông, dân An Phú tỏa đi các tỉnh mua dứa, nhãn, vải, mía, dưa hấu?về bán lại. Chợ nông sản tự phát của làng họp từ 11h sáng tới 2 h chiều hàng ngày ở giữa làng, đến nay cũng được trên dưới 10 năm, mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài xã tới giao dịch, đang định hình trở thành đầu mối giao dịch nông sản của vùng.
    [​IMG]
    chuẩn bị cho phiên chợ giáp Tết
    Tháng Chạp hàng năm là mùa chạy chợ sôi động nhất. Với người An Phú, thời gian này, nghỉ ngơi là một sự xa xỉ. Buổi trưa, họ họp tại chợ nông sản tới 2 h chiều, sau đó làm đồng hoặc chuẩn bị hàng, chừng 9 ?" 10 h tối đã í ới rủ nhau đi chợ, chừng 2-3 h quay về, làm tiếp chuyến nữa đi chợ khác, rồi tỏa đi các tỉnh mua hàng, trưa quay lại chợ làng bán. Lá dong, giang chẻ lạt để gói bánh, hành củ là những mặt hàng chủ lực của người An Phú giáp Tết. Họ đánh ô tô lên Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái? mua lá dong về làng bán buôn cho người làng và các nơi khác tới mua lại. Những người này sẽ phủ đi các chợ trong và ngoài tỉnh. Nếu ai gặp chợ có thể lãi hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trong một buổi chợ Tết.
    [​IMG]
    cánh đồng Đó - chuyên canh rau màu
    [​IMG]
    Tỉnh lộ 216 (nối bến Hiệp, Quỳnh Giao với Thái Thụy) chạy qua làng
    [​IMG]
    Đường trung tâm làng
    Mười năm trước, dân làng chủ yếu đi chợ bằng xe đạp. Chở hàng nặng là ?omốt? của dân làng Đó. Họ chở xấp xỉ 1 tạ, thậm chí tới 1,2 ?" 1,4 tạ. Thời gian trước, anh Nguyễn Văn Lịnh chở 1,5 tạ đã là đỉnh, nhưng kỷ lục luôn có nguy cơ bị phá vỡ bởi mấy tay thanh niên không chịu kém miếng. Việc ai chở hàng nặng hơn thành đề tài bàn tán sôi nổi của dân làng. Mỗi chiếc xe đạp được thiết kế thêm gióng, càng, khung.. hỗ trợ việc chở hàng nặng. Trung bình mỗi xe chở 100 kg. Thường họ đi chợ xa, cách nhà 20 ?" 30 km, phải đi từ 2-3 h sáng để nhận chỗ. Hiện nay, làng có tới gần 400 chiếc xe máy và hơn xe tải loại nhỏ, nên lại càng đi xa hơn và việc chở hàng nặng không thành vấn đề. Rất dễ nhận ra dân làng Đó, bởi cứ xe đạp hay xe máy nào chất ngất rau, hành. Do phải thức khuya, dậy sớm, chở hàng nặng nên dân chạy chợ ai cũng sắt seo. Được ngủ và ngủ là mong ước lớn nhất của họ.
    [​IMG]
    Cây Quéo (Xoài/ Trôi/ Muỗm) cạnh ông từ hạ (thiên quan) cuối làng, gần cầu Tre - nơi có nhiều cây xanh và nhiều ao hồ nhất làng hiện nay
    [​IMG]
    Chùa Thanh Quang
    [​IMG]
    Tượng Quan Âm thị Kính (Quan Âm Tống Tử) trong chùa
    [​IMG]
    Tòa thiêu hương trong miếu
    ?oChẳng ai làm thế cả?
    Đó là câu chuyện cửa miệng của dân An Phú mấy năm trước khi anh Nguyễn Văn Ngọc đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, mang vài trăm triệu trở về. Không mở cửa hàng, không cho vay lấy lãi, không gửi ngân hàng như nhiều người khác, anh thầu con sông cũ ở đồng trũng, xẻ đất, bốc bùn đắp đập đào hồ, trồng cây, nuôi lợn, gà, vịt theo mô hình trang trại. Có nhiều người còn bảo anh hâm. Đến nay, trong toàn xã đã có hơn 10 người theo anh mở trang trại ở vùng đất trũng, trồng lúa năng suất thấp.

    [​IMG]
    Đội chèo xã diễn vở Tấm Cám - vở truyền thống của đội chèo xã
    [​IMG]
    Một vở chèo truyền thống khác của đội chèo, vở Lưu Bình Dương Lễ
    Ông Nguyễn Quang Suốt cho biết: Quỳnh Hải gồm 6 thôn: trong đó An Phú có truyền thống thâm canh tăng vụ rau màu, các thôn Quảng Bá, Đoàn Xá, Lê Xá, Xuân Trạch, Cầu Xá vài năm trở lại đây mới trồng rau màu vụ đông, trước đó chủ yếu trồng khoai lang, khoai tây, ngô hoặc để ải hoang. Năm 2002, xã thực hiện quy hoạch đất canh tác thành 2 vùng sản xuất chính: 50 ha chuyên canh rau màu và 275 ha sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ đông. Chỉ còn một số diện tích đồng trũng để ải. Khi tập trung vào sản xuất rau màu, hệ số sử dụng đất của Quỳnh Hải lên tới 3,3 lần cao gấp 2 lần hệ số sử dụng đất của tỉnh Thái Bình. Vùng chuyên canh ở thôn An Phú, dân làng thực hiện quay vòng tới 5 vụ. Trước năm 2001, chỉ đạt khoảng 30-35 triệu đồng/ha, nay đã là trên 50 triệu đồng/ha. Vùng rau màu An Phú thu nhập đạt 120-150 triệu đồng/ ha. Với 357 ha canh tác, năm 2006, tổng thu nhập từ trồng trọt của Quỳnh Hải đạt hơn 60 tỷ đồng. Làng An Phú là nơi khởi phát phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha của tỉnh Thái Bình và được nhân rộng thành điển hình ở các địa phương khác. Hàng chục chuyên gia chân đất thôn An Phú như anh Nguyễn Văn Vi?đã đi đồng đất trong và ngoài tỉnh chỉ tận tay kinh nghiệm thâm canh tăng vụ. Thời gian trước đây, khi chưa có tủ lạnh để ủ mầm cây giống su hào, anh đã buộc hạt giống vào túi vải, ngâm dưới đáy giếng khơi, cộng với việc rắc vôi bột chống giun dế đùn, nên năm nào nhà anh cũng có cây giống mọc đều, đẹp, đắt hàng.
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Quang Suốt, bí thư đảng ủy xã
    Hiện nay Quỳnh Hải đang triển khai thực hiện cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng/ha, trong đó 94 ha đất canh tác thôn An Phú được xây dựng thành cánh đồng có giá trị thu nhập đạt trên 80 triệu đồng. Ông Suốt cho biết, còn hàng trăm ha đất đồng chiều trũng để ải hoang trong cả vụ đông, nên xã đang vận động nhân dân phủ kín bằng trồng bầu bí, đỗ?
    Theo đề án của xã, với việc luân canh hợp lý, mô hình cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng là hoàn toàn khả thi. Trên vùng chuyên canh rau màu mỗi năm trồng 5 đợt bí đao, hành hoa, đậu, su hào. Mỗi ha chuyên canh rau màu cho thu nhập 125 triệu đồng. Trên vùng cấy 2 vụ lúa và 1 vụ đông thực hiện trồng đậu, su hào, ớt, mỗi ha cũng cho thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng tuỳ theo cách luân canh.
    Nhắc lại chuyện ?ochẳng ai làm thế cả?, ông Đào Thanh Khuây - ?ođại gia? ớt ngày xưa kể thêm về những lần đi đầu chuyển mình để thích ứng với thị trường. ?oCứ duy trì cái cũ- kể cả làng nghề truyền thống, mà không chịu đổi mới thì sớm muộn gì cũng chết? ?" ông nói. Hiện, ông đang phát triển nghề mới- mây tre đan xuất khẩu. Tới năm 1991 thấy tình hình thị trường có dấu hiệu suy sụp, ông chuyển sang xay xát gạo xuất khẩu và hiện tại đang làm mây tre đan xuất khẩu. Ông lặn lội lên đến Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Tây) tìm hiểu tình hình rồi thuê nghệ nhân về Quỳnh Hải dạy nghề mới cho dân làng. Lớp đầu tiên ông tự bỏ tiền túi ra trả cho giảng viên 600.000 đ/tháng cùng với cơm nuôi. Truyền nghề miễn phí cho 40 người, thế nhưng chào hàng 20 sản phẩm thì bị trả về 18 sản phẩm, người học việc được chán chường bỏ về. Ông phải xốc lại đội hình và trả lương cho ngơời học việc 5.000đ/ngày để học tiếp?.Qua gần 3 năm tạo dựng, đến nay cơ sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu của ông làm không hết việc. Hiện cơ sở của ông có khoảng 600-700 nhân công với thu nhập trung bình 500.000đ/tháng.
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    NẮNG ẤM QUÊ HƯƠNG
    Nhạc và lời: Vĩnh An
    ca sĩ: Trọng Tấn và nữ ca sĩ nào đó
    Tỉnh ca của Thái Bình đây
    Bài này ca sĩ Đình Chiểu và Huyền Phi của đoàn ca múa nhạc Thái Bình hát là hay nhất
    http://www.vnmusic.com.vn/music/index.php?aid=nghenhac&id=234
    Anh đến quê em một chiều nắng ấm,
    Tiếng hát quê hương du dài theo sóng
    Thái Bình ơi Thái Bình,
    Ai đặt tên cho đất, Thái Bình tự bao giờ
    Mà trong nắng trong mưa,
    Lúa vẫn lên xanh tốt,
    Mà trong bom trong đạn
    Đất vẫn cứ sinh sôi.
    Thái Binh ơi, sao mà yêu đến thế,
    Anh yêu em Diêm diền rừng phi lao gió hát
    Anh đi tắm mát về bãi biển Đồng Châu,
    Anh qua con sông sâu, sông sâu đã bắc cầu
    Đưa em về đồng cói, anh thương em anh nói
    Em dệt đôi chiếu hoa cho anh trải giữa nhà,
    Mời thầy mẹ sang chơi,
    Để em thưa, để anh thưa
    Cho em về quê mình, cùng làm lúa, cùng làm đay, cùng dệt cói, cùng đan mây
    Tay em trổ vàng, tay anh chạm bạc,
    Làm giàu cho quê hương.
    Hỡi người em gái mà anh yêu thương
    Thái Bình ta đó, mà em yêu thương
    Miền quê đó Thái Bình
    Để lòng ta yêu thương
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 14:52 ngày 08/01/2008
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Hoa xoan đêm hội
    Sáng tác: Đặng Nguyễn
    Ca sĩ: Thu Hiền
    (nhưng tôi thích Huyền Phi của Đoàn ca múa nhạc Thái Bình hát bài này hơn, vì phối chậm hơn)
    http://nhacviet.vietnamnet.vn/vn/nhacpham/chitiet/2470/index.aspx
    [​IMG]
    (gần Tết về VN, tôi up lời bài hát lên)
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Điệu chèo Đào liễu
    Nhạc sĩ Quốc Trung đã "điện tử hóa"
    Nghệ sĩ: Xuân Diệu
    http://www.dhyhn.com/cgi-bin/ikonboard.cgi?act=ST;f=13;t=337
    Đào liễu có một mình, em đi đâu hỡi cô nàng ơi đào liễu có một mình ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình, nhật trình đường xa dẫu mà tấm áo,
    tấm áo sồng em xếp nếp thời em để trong nhà tấm áo, tấm áo sồng em ấy mà xếp nếp, thời em để trong nhà. Ấy còn ba vuông kia kìa nhiễu tím mà để phất phơ để phấtphơ đội đầu. lại còn cái yếm cái, yếm điều em,
    yếm hãy thời nay hãy còn màu cái yếm, cái yếm điều em thế mà yếm hãy thời nay hãy còn màu. thế mà răng đen cô nàng da trắng cái mái tóc đầu cô hãy còn xanh dịu dàng, ấy thế, ấy thế mà em,
    Ở vậy thời làm sao cho nó đành ấy thế, ấy thế mà em quyết rằng ở vậy thời làm sao cho nó đành. sao không tìm nơi cô nàng kiếm chốn rồi cũng thế tình, thế tình mỉa mai chữ rằng sách có chữ rằng ới cô nàng ơi, xuân bất mà tái lai.
    * Thêm: Nhạc sĩ Quốc Trung con trai của NSND Trung Kiên, quê Kiến Xưong. Nghệ sĩ Xuân Diệu là nhạc công nổi tiếng của Nhà hát chèo Việt Nam, quê ở Đồng Tiến, Quỳnh Phụ
    [​IMG]
    Ảnh: Phim Hạt mưa rơi bao lâu. Nguồn: Hãng phim Thủy triều và Moonfish
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    vào đây tha hồ nghe chèo
    http://nhacvietplus.vietnamnet.vn/vn/nhacpham/chitiet/3735/index.aspx
    Ảnh: Phim Hạt mưa rơi bao lâu
    Nguồn: hãng phim Thủy triều và Moonfish
    [​IMG]
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 08/01/2008
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chầu văn đây
    Lò chầu văn ở Thái Bình là khu vực đền Đồng Bằng (An Lễ, An Vũ, Quỳnh Phụ)
    Tiếc là bạn nào up file này lên ngắn tí, chắc ko nén nên ko up được cả bài.
    Giọng này chắc của Thanh Ngoan (nhà hát chèo VN), người Thụy Liên, Thái Thụy.
    Thôi thì nghe tạm
    http://www.youtube.com/watch?v=pjAbT0uiDNc
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Làng chèo Khuốc
    Từ các thế kỷ trước, dân Thái Bình, dân xứ Ðông, xứ Ðoài, dân mạn ngược đã biết đến cái làng lam lũ Cổ Khúc tên nôm là Khuốc ở huyện Ðông Quan (nay gọi Ðông Hưng), do được xem dân Khuốc "nhị đàn nửa gánh diễn viên một đoàn" lặn lội đi tứ xứ hát chèo kiếm sống. Có thời làng Khuốc có tới hơn chục gánh chèo nối tiếp nhau đi hát, đào kép làng thiện nghệ kể mấy chục người, diễn cả chục vở dài.
    Tóc mới hoa râm, răng chắc, mắt tinh, nét cười còn tươi còn hóm, nhất là chất giọng còn rền, lão nghệ nhân chèo làng Khuốc Hà Quang Ngạn, một thời người xem gọi kép Ngạn, chả có vẻ gì đã tuổi bát tuần. Xóm giềng khen cụ trẻ lâu, cụ cười : "Thì riêng gì tôi đâu chứ! Ấy là do hát chèo từ bé nên mới thế!".
    Cụ Ngạn kể rằng từ lâu rồi kia, cả làng Khuốc hát chèo. Ngày đi làm đồng cũng hát, cũng luyện cho nhau hát. Tối tối, làng mới thật là sống. Tiếng trống phách, nhị hồ, đàn tam đàn tứ, tiếng ngân chèo í a râm ran đầu làng cuối xóm, làng cứ như nhạc viện. Lắm gia đình cả nhà thạo hát chèo. Các gánh hát dồi dào đào kép, có gánh cả cha con, vợ chồng, anh em cùng diễn, dựng đến là nhiều vở, đi hát xa không mang theo được hết diễn viên. Các bà mẹ mang thai gần tháng sinh không thể vừa múa may phấp phới vừa ra làn điệu, mới chịu hát ngồi. Các bé con được nuôi dưỡng bởi "men" chèo từ trong bụng mẹ. Các thế hệ nghệ nhân chèo Khuốc từ xưa, cách thế hệ cụ Ngạn bảy, tám đời, cho đến trẻ con bây giờ được sinh ra theo lối "chèo Khuốc" thế ấy. Nên ham chèo từ bé tí mà chưa cần ai dạy cho ý thức giữ gìn vốn cổ.
    Cụ Ngạn chưa đến mười tuổi đã say mê lối hát, lối diễn của các bậc thầy như các cụ Ba Ðối, Xã Lục..., rồi đến thế hệ đàn anh như cụ Ðiền, cụ Trạch, cụ Na, cụ Bổng, cụ Phụ... Chả hiểu sao cụ Ngạn lúc ấy lại mê các vai hề đến vậy. Mấy năm sau thì xin theo điếu đóm cho các gánh chèo, chỉ để khi thì gõ trống nhịp, khi thì đứng sau cánh gà lắc lư xiêu vẹo nhướn mắt nhệch môi học lỏm lối hề kép Trạch.
    Giờ là nghệ nhân vào hàng cao tuổi nhất còn ở làng, cụ Ngạn được dân làng vị nể. Khách đến chơi làng, từ nhà nghiên cứu sân khấu như Trần Bảng, Hoàng Kiều, đến các Nghệ sĩ Ưu tú chèo trung ương như danh hài Xuân Hinh muốn học đôi ba làn điệu lạ, cùng khách ham chèo tứ xứ, đều đến thăm, xin cụ hát cho nghe vài điệu chèo chỉ Khuốc mới có mà thôi.
    Nể lời mấy anh em chúng tôi, cụ Ngạn chiêu hớp nước, nói: "Mấy vị nghe thử điệu "Tuyết dạt sông Thương nhá!", cả làn điệu lẫn lời đều cổ, các cụ trước dạy sao tôi hát thế!". Cụ gõ nhẹ xe điếu lên bàn giữ nhịp, cất giọng còn ấm nhưng không được mượt vì có tuổi. Nhưng thế cũng đủ làm cụ đắm mình vào khúc hát.
    Theo các nhà nghiên cứu thì Khuốc còn giữ được ít ra là 12 làn điệu cổ cả nhạc lẫn lời, những "Vẫn non mai", "Tuyết dạt sông Thương", "Hề đơm đó",v.v... Các thế hệ nghệ nhân làng Khuốc những thế kỷ trước dựng vở đem đi diễn các nơi làm kế sinh nhai, phải mượn nhiều làn điệu chèo phổ biến, nhưng "hòa nhập chẳng hòa tan", khiến chèo Khuốc nay mới được coi là di sản văn hóa phi vật thể.
    Còn như nói đến lớp nghệ nhân Khuốc đầu tiên đưa lối hát chèo riêng của Khuốc vào vở diễn, thì dân làng kể đến phường chèo của cụ Trùm Ðiều giữa thế kỷ 19. Chưa đông đào kép và nhạc công, mà phường hát được các vở Trương Viên, Lưu Bình - Dương Lễ, bà con xem khen lắm. Tiếp sau, phường hát của cụ Thương biện Cao Kim Trác (từng đậu nhị trường, vừa dạy chữ Hán vừa bốc thuốc, từng làm kép ở phường cụ Trùm Ðiều, hưu chức Thương biện thì về làng lập gánh hát), mở ra xu hướng nở rộ các gánh chèo Khuốc dàn dựng và đem nhiều vở diễn đi khắp nơi chinh phục người xem. Cụ Trác mời được thầy giỏi là kép Ngạn bên huyện Hưng Hà, từng đỗ nhất trường, nổi tiếng giỏi đàn cho hát ả đào (ca trù) và thuộc lắm tích trò. Cụ Trác làm nhà, mở lớp, lập phường hát ở làng và sang hát ở các làng bên. Kép Ngạn dàn dựng vở dài Từ Thức nhập thiên thai cho phường Khuốc, nên lối hát đậm chất ả đào, và đưa lối múa "chạy chái" vào vở nên đến nay lối múa này coi là "kinh điển" của chèo Khuốc.
    Sau thì đến cụ Tổng Bá (Cao Kim Thiên) nối nghiệp cha, dựng thêm vở Tống Trân - Cúc Hoa do học ở Hưng Yên về. Cụ Thiên có óc cởi mở, vả cũng muốn gánh hát ăn nên làm ra, nên tìm thầy tuồng Huế về dạy và dựng cả vở tuồng ba hồi Sơn Hậu.
    Sang thế kỷ 20 thì chèo Khuốc bước vào thời thịnh. Các gánh chèo đua nhau ra đời, người ta gọi tên người sáng lập làm tên gánh, nổi hơn cả các gánh Huyện Ðoàn, Cửu Cả, sáu anh em họ Cao (cháu cụ Thương Trác), Kép Mục, Khóa Thi, Xã Lục, Chánh Ân... Vở diễn thì la liệt, có cả tuồng, thêm những Phan Trần, Quan Âm Thị Kính, Mẫu Thoải, Hán Sở, Nhị độ mai, Một trận cười, Võ Tòng đả Hổ, Võ Tòng sát tẩu, Chinh đông chinh tây, Ðào Phi Phụng, v.v. Các gánh ngang dọc tứ xứ có khi đi lưu diễn cả tháng trời, từ Hải Dương, Kiến An tới cả Hà Nội, ngược lên Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, sang cả Cao Bằng, Hòa Bình, có người nói còn vô cả Huế diễn. Lực lượng đào kép hùng hậu, diễn tài dân nhớ nhất là những kép Ðối (Vũ Ðình Ðối), kép Ðiền (Phạm Văn Ðiền), kép Trạch (Cao Kim Trạch), kép phụ (Vũ Văn Phụ), đào Na ( Ðào Thị Na), các kép đàn Hà Quang Bổng, Cao Kỳ Dương...
    Bẵng đi một hồi do bận kháng chiến, tới năm 1958 thì làng Khuốc lại hát và diễn chèo. Các kép Trạch, kép Ðiền, đào Na... được mời lên Hà Nội dạy chèo ở Trường ca kịch Việt Nam thời ấy. Ðội văn nghệ xã Phong Châu số đông diễn viên, nhạc công người làng Khuốc lại diễn cho dân làng xem, lại đi diễn các nơi, lên cả Ðiện Biên, Lai Châu, Yên Bái, rồi đi hội diễn tỉnh, toàn quốc. Diễn nhiều nhất là các vở đương đại do các tác giả người làng (xuất sắc là Bùi Quang Tiết) sáng tác - những Vườn cam, Con trâu mộng, Ðất thắm tình người, Suối tiên... Giành cũng lắm huy chương, giải thưởng. Các trường nghệ thuật, các đoàn chèo trung ương, ngành và các tỉnh đổ về Khuốc săn năng khiếu và các tài năng trẻ...
    Rồi lại bẵng đi gần 20 năm, làng Khuốc thưa vắng hát chèo. Vì bận làm ăn để có nhiều tiền, vì trai tráng túa đi tứ xứ kiếm tiền, vì ngay như đoàn chèo tỉnh cũng ngắc ngoải vì diễn đâu cũng vắng người xem. Lớp trẻ lại có ti-vi xem lắm phim ngoại, phim nội, nghe lắm pốp, rốc, híp hóp, nên sao nhãng chèo "đồ cổ".
    Nhưng mà lạ, cứ như từ trong dòng máu, mỗi dân Khuốc tiềm ẩn một nghệ nhân chèo Khuốc. Nên từ năm 2000 trở đi, chèo Khuốc hồi sinh đến là nhanh. Nhờ "trên lay nên dưới động", nhiều dự án quốc gia, tỉnh, hợp tác quốc tế đổ tới chiếu chèo, dân Khuốc mừng rỡ hãnh diện lắm, nên "máu chèo" lại nổi. Những tài trợ từ "Sân khấu học đường" của ngành giáo dục - đào tạo, "Hỗ trợ xây dựng điểm du lịch chiếu chèo làng Khuốc" rồi thì "Khôi phục và bảo tồn nghệ thuật chèo cổ làng Khuốc" của tỉnh, "Xây dựng nhà thờ Tổ chèo làng Khuốc" của Quỹ Việt Nam - Ðan Mạch phát triển văn hóa, khiến di sản này lại thức dậy.
    - Dân làng Khuốc mấy năm nay lại hát chèo - Chủ tịch UBND xã Phong Châu Bùi Thanh Vân hào hứng nói thế với khách gần xa. Có nghệ nhân đã buồn bã bảo rằng có dễ tên tuổi, tài nghệ các bậc làm nên tiếng thơm cho Khuốc chỉ còn là cổ tích. Mà bộ huy chương vàng bạc mấy chục tấm thì chỉ để mà ngắm rồi tiếc mà thôi. Bây giờ thì các cụ hả hê, bảo may quá vẫn còn sống để truyền nghề cho lũ trẻ. Xã mở liên tiếp các lớp luyện chèo, hát cho đủ 12 điệu chèo Khuốc, múa cho được màn "múa chái" trong vở Từ Thức. Rồi thì mở các CLB chèo ở cả bốn thôn, có nhà ba thế hệ cùng một CLB. Làng Khuốc lại cảm thấy sống không thể thiếu hát chèo! Các trường học bây giờ cũng được tập hát chèo Khuốc, đội chèo xã lấy diễn viên đóng vai đứa trẻ hóa ra lại sẵn. Mà đúng là phải tập cho con trẻ lớp lớp biết hát chèo Khuốc thì thứ "gia bảo" này mới giữ được lâu bền.
    Hỏi dân Khuốc, dân nói chả tin ông ở chơi đến dịp sinh hoạt CLB là biết. Dân làng cũng gọi nhau đến nghe hát chèo đông lắm. Người biết hát trong làng cũng đông, nếu ai muốn hát được hát thì đêm ngắn quá. Gớm, trẻ mỏ có đứa tối ngủ mơ cũng ú ớ hát chèo. Ông Trưởng ban văn hóa xã Quách Xuân Sáu có vẻ bận rộn hơn, nhưng mà vui. Ông nói:
    - Giá mà dịp Tết anh về chơi, thì sẽ thấy dân Khuốc ăn Tết "bằng chèo". Sân Trung tâm văn hóa xã ấy à, cứ gọi là người đổ tới xem diễn chèo nườm nượp. Ðội chèo xã đủ cả ba thế hệ, tuổi ngoài năm mươi xuống dưới mười lăm. Dàn nhạc đủ cả nhị hồ, đàn sáo, trống phách. Hơn 20 diễn viên nam nữ, cứ gọi là diễn liền mấy đêm chưa hết vở, những Tấm Cám, Suối tiên, trích đoạn Từ Thức, Quan Âm Thị Kính..., chả thua mấy chèo chuyên nghiệp. Hội diễn huyện, tỉnh, khu vực, toàn quốc thì chả kỳ nào không đến tranh tài, không lĩnh huy chương.
    Ông ngập ngừng giây lát, tiếp:
    - Nói thì e người ta nghĩ mình khoe, nhưng có lẽ chả làng nào khắp nước sẵn huy chương sân khấu như Khuốc. Từ thuở ta có hội diễn, tới nay là 49 huy chương vàng, bạc cho cả đoàn và nam nữ diễn viên. Từ chiếng chèo, dân Khuốc đi làm thầy dạy chèo cũng có, làm nghiên cứu chèo chuyên nghiệp cũng có, được Nhà nước phong Nghệ nhân cũng có (như đợt đầu là các cụ Phạm Văn Ðiền, Cao Kim Trạch), rồi thì làm đại biểu Quốc hội cũng có cả. Chưa kể còn "xuất" cho hơn mười đoàn chèo chuyên nghiệp tới 50 diễn viên ấy chứ. "Nuôi" chèo mà được thế kể cũng bõ công chứ ạ?
    Bây giờ làng Khuốc-chiếng chèo đã là Làng văn hóa cấp tỉnh rồi. Làng đã được công nhận "xanh, sạch, đẹp". Làng lại đủ "bốn không": Không khê đọng thuế, phí; không tệ nạn (cả đến mấy trăm trai tráng đi làm ăn tứ xứ cũng chẳng ai dính vào "chích choác"); không nhà ai "cố thêm út ít thứ ba; không con em bỏ học. Hương ước mới nghiêm hơn trước, do dân bàn soạn, nhất trí mà nên. Cả làng có tới 93% số gia đình văn hóa. Chèo Khuốc hồi sinh trong một không gian văn hóa làng quê nhịp sống công nghiệp bắt đầu khởi động.
    THẾ VĂN (báo Nhân Dân)
    [​IMG]
    Hoạt cảnh chèo làng Khuốc
    [​IMG]
    Mô hình chiếu chèo xưa tại bảo tàng Thái Bình, thành phố Thái Bình
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 15:59 ngày 09/01/2008
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Làng đại gia
    Năm 1989, đoàn nhà văn Thái Bình lên tham quan tỉnh biên giới Lạng Sơn. Ngày đó, chuyến đi là một sự kiện lớn.
    Dù mục đích chuyến đi được ghi rất trang trọng là ?ođi thực tế sáng tác? nhưng với không ít người, chuyến đi thuần tuý là để mua hàng Trung Quốc như quạt điện, phích nước, quần áo, xe Phượng Hoàng xích hộp và đặc biệt là vỏ chăn có in hình con công. Loại hàng này nổi tiếng đến độ nó trở thành danh từ.
    Sang Tàu mua phải hàng... ta!
    Nhà viết kịch Trọng Khuê là người mua nhiều vỏ chăn con công nhất. Ông mua đến 4 cái. Dễ phải đi đến dăm quầy hàng, Trọng Khuê mới tìm đúng loại vỏ chăn mình ưng ý.
    Về đến nhà, số chăn trên được Trọng Khuê lên kế hoạch rất chi tiết: Một cái dành cho hai vợ chồng ?otận hưởng?, một cái biếu bà mẹ vợ, một cái dành cho cậu con trai mới hơn chục tuổi đầu ?ođể sau này cháu cưới vợ?. Còn một cái, đã tính kỹ rồi, Trọng Khuê tặng ông bạn cố tri ở làng Mẹo.
    Đến nhà bạn, cơm rượu xong, vợ chồng Trọng Khuê mới trịnh trọng mang ra. Nhận được món quà, vợ chồng ông bạn tỏ vẻ rất vui mừng. Nhưng (khổ, ở đời lại có chữ nhưng) lúc đó, đứa con gái người bạn đi đâu đó về. Nhìn cái chăn, nó hỏi: ?oBác mua giá bao nhiêu??. Bằng ấy, bằng ấy - vợ chồng Trọng Khuê thành thật trả lời. ?oSao đắt thế?? ?oĐắt chứ. Hàng Tàu xịn của tao chứ có phải hàng ta đâu mà đòi rẻ?.
    Bỗng cô con gái cười ngặt cười nghẽ ?oBố ơi, hàng của làng con dệt đấy. Họ mua hàng ở đây rồi đem ngược sang bên biên giới, đóng gói lại rồi bố trí mấy vị người Kinh gộc mặc áo quần dân tộc để bán cho bố đấy?. Nói rồi cô gái vào nhà bê ra một chồng ?ocon công thứ thiệt?. Bấy giờ, vợ chồng ông bạn chủ nhà mới nhỏ nhẹ rằng đúng là như vậy.
    Đó là câu chuyện làm ăn từ gần 20 năm trước của người làng Mẹo (nay là làng Phương La, tỉnh Thái Bình), một làng có nghề dệt lụa nổi tiếng từ hàng trăm năm nay.
    Tỷ phú nhiều như... lá rừng
    Mẹo là tên gọi Nôm còn tên chữ của làng là Ứng Mão. Theo cách giải thích của những người cao tuổi trong làng, Ứng Mã tức là ứng với ngôi sao Mão. Thế nhưng dân gian biến chữ mão thành chữ mèo nhưng chả lẽ gọi là làng Mèo thì không ổn nên gọi chệch đi là làng Mẹo.
    Ngay từ những năm còn bao cấp, tuy cùng cảnh đồng chua, nước ngập nhưng đời sống của người dân làng Phương La, tức là làng Mẹo vẫn cao hơn rất nhiều không chỉ so với những làng xung quanh mà còn so với cả miền Bắc.
    Làng Mẹo ngày đó đã có hai hợp tác xã một làm nông nghiệp và một làm nghề tiểu thủ công nghiệp, chuyên sản xuất gia công các loại hàng cho các doanh nghiệp quốc doanh và cả xuất khẩu. Thời kỳ này, làng Mẹo đã xuất hiện nhiều đại gia buôn hàng xuyên quốc gia. Trong làng đã có người có đến hàng ngàn cây vàng nhờ buôn tơ lụa.
    Các đại gia làng Mẹo bây giờ phải kể đến ông Vũ Quang Huy, chủ hãng nước khoáng Vital; ông Trần Văn Vực, Giám đốc Xí nghiệp Toàn Thắng; ông Vũ Văn Vườn, Giám đốc Xí nghiệp Minh Ngọc; ông Đinh Hồng Quân, Giám đốc Xí nghiệp may xuất khẩu Hồng Quân; ông Đinh Đức Cải, Giám đốc Công ty Nam Thành.
    Và đại gia tộc tỷ phú họ Trần gồm ông Trần Văn Sen, chủ hãng bia Đại Việt; hai người em là ông Trần Văn Ứng, ông Trần Văn Hương hiện đang sở hữu nhiều công ty lớn. Cơ ngơi của họ đã vươn tới các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM và cả các cơ sở ở nước ngoài.
    Ngoài các đại gia trên, tỷ phú người làng Mẹo còn rất nhiều.
    Lỗi mốt xe hơi, nhà lầu
    Đại gia làng Mẹo bây giờ coi chuyện mua xe xịn, xây nhà lầu là ?ochuyện vặt?. Giờ đây, họ có một ?othú chơi? mới: xây lăng mộ và cây cảnh.
    Về xây lăng mộ, đứng đầu danh sách này phải kể đến công trình của dòng họ Trần mà đại gia Trần Văn Sen đã đứng ra xây dựng. Tọa lạc trên mảnh đất 50.000 m2, lúc đầu lăng tẩm này được dự kiến cao 51 mét, 6 tầng chính và một tầng hầm, một tầng áp mái. Thế nhưng công trình đang xây dở thì xuất hiện hiện tượng nứt lún, ông chủ Trần Văn Sen phải thuê chuyên gia Pháp về xử lý và theo lời khuyên của vị chuyên gia này, chỉ nên xây cao 24 mét mà thôi.
    Dù công trình còn đang xây dựng dở, nhưng cũng đã thấy hết được vẻ hoành tráng của nó. Phần chân mộ ăn sâu xuống lòng đất tới 4,2 mét được đổ bê tông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng. Riêng phần móng nổi lên mặt đất cũng cao tới 2,5 mét. Tầng hầm của lăng mộ ăn sâu vào lòng đất, có tới 25 phòng gồm 20 phòng thông nhau, 4 phòng xây kín và một hội trường rộng mênh mông.
    Đường vào lăng mộ gồm 3 cửa chính lớn và theo thiết kế, sẽ được gắn những tấm cửa nặng nhiều tấn. Trong lăng mộ, 42 cột trụ bê tông vững chãi để đỡ khối bê tông nặng đến ngàn tấn phía trên. Có tới 3 cầu thang dẫn lên tầng trên còn tầng trệt có hầm mộ lưu trữ hài cốt của cụ tổ dòng họ.
    Nhà thờ họ lớn thứ hai ở làng Mẹo là của dòng họ Vũ do ông Vũ Quang Huy, chủ hãng Vital đầu tư xây dựng. Không hoành tráng như nhà thờ họ Vũ hay lăng mộ họ Trần, nhà thờ họ Lê (với gần 200 hộ) lại được người đời biết đến bởi sự cầu kỳ và tinh xảo.
    Ngoài việc xây lăng mộ, nhà thờ họ thì nhiều năm nay các đại gia làng Mẹo còn chuyển sang thú chơi cây cảnh. Một người làng Mẹo kể rằng riêng tiền cây cảnh ở đây ước tính lên đến nhiều tỷ đồng.
    Khát vọng làm giàu
    Lý giải về sự giàu có của làng Mẹo, có người cho rằng đây là nhờ thuận phong thuỷ. Lại có người cho rằng làng Mẹo giàu là nhờ có nghề dệt vải.
    Có lẽ cái nghề dệt vải chỉ giúp người làng Mẹo những năm trước đây. Còn giờ đây, người làng Mẹo vốn lắm mưu kế kinh doanh đã chuyển sang sản xuất và kinh doanh nhiều mặt hàng khác. Họ kinh doanh những mặt hàng chẳng dính dáng gì đến tơ lụa, vải vóc cả.
    ?oTài nguyên? lớn nhất của mảnh đất này là sự năng động, dám nghĩ, dám làm. Việc một thanh niên thế hệ 8X đứng ra lập công ty là chuyện bình thường ở địa phương này. Cái tư chất bẩm sinh cộng với môi trường sống là động lực tạo nên khát vọng làm giàu cho lớp trẻ.
    Nhìn những ?oông chủ, bà chủ? tuổi trên dưới đôi mươi đang thoăn thoắt ghi nhận hàng hóa, thấy rằng sự nhen nhóm của một lớp đại gia mới ở mảnh đất này đang bắt đầu. Và chỉ vài năm nữa thôi, họ sẽ nhìn lại đám cha anh mà tự nhủ: ?oNgày xưa, thế là giàu lắm rồi. Còn bây giờ....?
    P.V (Diễn đàn Doanh nghiệp)
    [​IMG]

Chia sẻ trang này