1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh đất và người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi rapchieubongthienduong, 19/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    bài tiếp về làng Mẹo
    Thái Bình là tỉnh thuần nông, nghèo gần nhất nước. Trong một báo cáo của UBND tỉnh, thu nhập trung bình của người nông dân từ cây lúa mỗi ngày là... 1.000 đồng.
    Thế nhưng, ít ai biết rằng, giữa vùng đồng lúa mênh mông bát ngát ấy lại có một ngôi làng sản sinh ra rất nhiều tỉ phú, trong đó có một số tỉ phú giàu có nhất nhì nước ta. Đó là làng Phương La, xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình.
    Kì I: Làng của những người giàu
    Làng Phương La nằm ngay bên sông Hồng, nổi tiếng cả nước với nghề dệt đũi. Theo gia phả họ Trần, làng Phương La xưa kia là bãi hoang bồi đắp của sông Hồng. Cụ Trần Hoàng Nghị (thân sinh Thái sư Trần Thủ Độ) đã khai phá, lập ấp từ thế kỉ XII, rồi đem nghề nuôi tằm, ươm tơ, dệt đũi dạy cho dân. Nghề dệt đũi ở Phương La cứ âm thầm tồn tại suốt 8 thế kỉ, cho đến gần đây, đất nước mở cửa, hội nhập thì bùng phát, rồi trở thành một làng nghề truyền thống phát triển cực mạnh.
    Theo ông Bùi Đức Năng, Trưởng phòng Công thương huyện Hưng Hà, dân Phương La giàu có, phất lên từ vụ... cháy kho tơ của Nhà nước ở Hải Phòng. Năm 1986, kho tơ hàng chục vạn tấn do Nhà nước nhập về Hải Phòng bị cháy nên phải bỏ đi. Người Phương La liền kéo nhau ra mua lại với giá rẻ như cho chở về tái chế. Những mảnh vải được dệt từ chất liệu tốt đã khiến Phương La hết sức nổi tiếng, lại gặp thời kì đất nước mở cửa nên càng phất lên nhanh.
    Phương La có 1.300 hộ, 3.900 ngàn khẩu, với 103 ha đất nông nghiệp, tuy nhiên, nhân dân trong làng không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp mà tập trung toàn bộ sức lực, tâm trí cho nghề dệt. 100% số hộ gia đình trong làng đều có máy dệt hiện đại. Ngày cũng như đêm, đầu làng cuối xóm, tiếng máy dệt âm vang không lúc nào ngớt. Sản phẩm dệt trong làng tập trung vào những mặt hàng cơ bản như khăn ăn, khăn tắm, vải đũi, vải thổ cẩm... Sản phẩm dệt ở Phương La hầu như không bán trong nước mà xuất sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Canada, các nước EU... Doanh thu từ các ngành nghề của toàn huyện Hưng Hà năm 2005 là 336 tỉ đồng thì riêng làng Phương La đã là 230 tỉ đồng.
    Ông Trần Duy Hà, phó chủ tịch xã Thái Phương tính chính xác hơn: Làng Phương La có 2.900 máy dệt hoạt động không ngừng nghỉ. Trừ các chi phí, trung bình mỗi ngày một chiếc máy làm lãi 100.000 đồng. Như vậy, mỗi năm, riêng những chiếc máy dệt ở Phương La cũng thu lãi tới 104 tỉ đồng. Cứ theo cách tính trên thì doanh thu của làng Phương La phải là hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm.
    Thật hiếm có một ngôi làng nào mà từ đầu làng đến cuối xóm có nhiều biệt thự to, kiểu cách như vậy. Mỗi biệt thự không những có nhiều tầng, nhiều phòng mà có cả hồ nước, hòn non bộ vô cùng tráng lệ, được xây dựng bằng tiền tỉ. Điển hình là ngôi nhà của đại gia Vũ Quang Huy. Ngoài ngôi nhà chính cực to thì các công trình trong khuôn viên trước nhà là cả một kì quan. Ông đào cả hồ nước, xây điện đài, đắp non bộ, "vườn thượng uyển"... Riêng công trình giải trí trước nhà của đại gia này, nghe nói tốn kém ngót nghét 3 tỉ đồng. Tuy nhiên, công trình "chơi bời" kể trên của đại gia Vũ Quang Huy thật chẳng thấm tháp vào đâu so với công trình lăng mộ của đại tỉ phú Trần Văn Sen, nằm ngay đầu làng Phương La.
    Công trình lăng mộ khổng lồ này nằm trên mảnh đất đẹp nhất, rộng 50.000m2, gần bằng 7 lần mặt cỏ sân vận động tiêu chuẩn quốc tế, có giá nhiều tỉ đồng, được đại gia Trần Văn Sen thu mua lại của nhân nhân trong làng. Mặc dù công trình mới chỉ xây thô được một tầng, song những người được chứng kiến đều khẳng định: Công trình lăng mộ này sẽ lớn nhất Việt Nam! Công trình lăng mộ này để chứa hài cốt cụ tổ Trần Hoàng Nghị, người khai sinh ra làng dệt Phương La và cũng là cụ tổ của vị đại gia Trần Văn Sen.
    Móng lăng mộ ăn sâu xuống lòng đất 4,2m, được đổ bêtông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng. Phần móng nổi lên mặt đất của lăng mộ cao 2,5m. Tiếp theo phần móng là đến thân lăng mộ thu hẹp lại một chút. Đứng từ dưới nhìn lên, thấy mái lăng mộ gồm ba lớp bêtông xếp chồng lên nhau, đua ra ngoài phủ thân lăng mộ. Lớp bêtông trên cùng dày 1m, hai lớp dưới mỗi lớp dày chừng 0,5m. Đứng bên ngoài trông tưởng rằng mái của công trình lăng mộ này là để chống lại bom tấn, kì thực, mái bêtông đó được đổ rỗng ruột để giảm trọng lượng.
    Phía trước lăng mộ có hai lối lên, mỗi lối gồm 12 bậc thềm dẫn lên hiên mộ. Riêng phần hiên này có thể dùng làm sân khấu hoành tráng. Đường vào lăng mộ gồm 3 cửa chính rất lớn, theo đám thợ xây, sẽ có những tấm cửa nặng nhiều tấn để bảo vệ công trình.
    Không gian tầng trệt lăng mộ rộng mênh mông. Để đỡ khối bêtông ngàn tấn, có đến 6 dãy cột trụ bêtông, mỗi dãy gồm 7 cột. Tổng cộng có 42 cột to lừng lững. Trong phòng lại có 3 cầu thang dẫn lên tầng trên. Tại tầng trệt có hầm mộ lưu trữ hài cốt của cụ tổ dòng họ. Ngay trên hầm mộ đó sẽ là bàn thờ chính, còn hai bên hông của căn phòng được xây thành những ô nhỏ, mỗi ô rộng khoảng 6m2, xây chồng lên nhau từ đáy phòng lên tận áp mái. Mấy chục ô này sẽ là những bàn thờ, thờ những người trong dòng họ đã khuất.
    Tầng hầm lăng mộ như một lô-cốt khổng lồ ẩn sâu trong lòng đất với 25 căn phòng, gồm 20 phòng thông nhau, 4 phòng xây kín và một phòng hội trường rộng mênh mông. Đám kĩ sư, thợ xây và cả chị Trần Thị Lý, là người trong họ được phân công trông coi lăng mộ cũng không biết 20 phòng thông nhau để làm gì, chỉ biết 4 phòng kín là kho chứa vật dụng, tài sản, còn phòng lớn nhất để hội họp. Tổng diện tích sàn một của lăng mộ mà đám thợ xây đo được rộng tới 740m2.
    Theo câu chuyện vui của đám thợ xây, nếu có chiến tranh, bom rải thảm ở làng Phương La thì các cụ họ Trần vẫn đàng hoàng ngồi họp hành bàn việc họ! Anh Thanh, người giám sát công trình lăng mộ lôi hai tập hồ sơ thiết kế dày cả trăm trang khổ giấy Ao cho tôi xem. Theo anh, đây chỉ là hồ sơ tổng thể, còn hồ sơ chi tiết phải dày hơn ngàn trang, bê không nổi.
    Lại nói về việc ông chủ đầu tư của dòng họ này cất công đi tìm thiết kế cho công trình lăng mộ tâm huyết của mình. Đại gia Trần Văn Sen trong một chuyến đi tham quan các công trình kiến trúc lịch sử của Trung Quốc chợt nhận ra rằng, dòng họ Trần ở Trung Quốc làm đền thờ, lăng mộ to quá, vĩ đại quá, ông thấy tủi cho họ Trần của mình ở quê nhà chỉ có cái Đền Nhà Ông thờ tổ Trần Hoàng Nghị bé tẹo.
    Để dòng họ được rạng rỡ, con cháu đời sau không quên công lao của các cụ tổ, đại gia Trần Văn Sen đã bỏ công tham khảo rất nhiều công trình lăng mộ trên thế giới. Ông thuê chuyên gia nước ngoài thiết kế công trình lăng mộ của dòng họ cao tới 51m, gồm 6 tầng chính và một tầng hầm, một tầng áp mái, theo những hình thức, cấu trúc phù hợp với văn hóa Việt Nam. Tham vọng của ông và dòng họ là xây lăng mộ thật to, thật cao, để người đứng bên kia sông Hồng, thuộc đất Hà Nam và các xã xung quanh cũng phải nhìn thấy rõ mồn một.
    Công trình lăng mộ là những khối bêtông đồ sộ, rất nặng, hơn nữa nền đất ở khu vực này yếu nên mới chỉ xây được một tầng thì đã có biểu hiện lún. Các chuyên gia của Pháp về thực địa, nghiên cứu và khuyên chỉ nên làm 3 tầng cho hài hòa với cảnh vật xung quanh.
    Theo hồ sơ thiết kế của công ty này thì lăng mộ sẽ cao 23,39m, gồm 3 tầng chính và một tầng áp mái, trong đó, tầng hầm sâu 4,2m, tầng trệt cao 10,69m, tầng hai 5,5m và tầng áp mái cao 3m. Qua hồ sơ thiết kế có thể hình dung được bề ngoài của lăng mộ. Mái tầng một của lăng mộ sẽ có đôi rồng khổng lồ chầu vào chiếc "bánh xe lịch sử" ở trung tâm mặt trước lăng mộ. Những tầng trên, các mái dốc đều có rồng chầu mặt nguyệt. Hình thù rồng, mặt nguyệt cùng các hình vẽ, hình khắc đều được sự tư vấn của các nhà sử học để cho phù hợp với văn hóa đời Lý và đời Trần (vì cụ Nghị lập làng thời Lý, còn cụ Độ làm rạng danh dòng họ thời Trần). Bề mặt lăng mộ sẽ được ốp đá cẩm thạch tạo sự cổ kính, linh thiêng.
    Công việc xây dựng cũng vô cùng kì công. Từ tháng 6 - 2002 công trình khởi công, vậy mà đến nay, đã 4 năm trôi qua, 40 công nhân, kĩ sư ăn ngủ trong 6 gian nhà tạm dựng lên gần đó, làm việc chăm chỉ mà mới chỉ xong được một tầng hầm và một tầng trệt xây thô. Không biết bao giờ mới xong 2 tầng và một trệt nữa, rồi hoàn thiện nội thất, ngoại thất, rồi còn quần thể các công trình xung quanh lăng mộ trên diện tích 50.000m2. Để hoàn thiện công trình đặc biệt này, chắc cũng phải tính thời gian bằng thập kỉ.
    Tuy nhiên, theo anh Thanh, riêng tiền công trả cho đám thợ xây (mà xây mới xong phần thô của tầng hầm và tầng trệt) đã là 1 tỉ đồng. Cứ theo cách tính toán thông thường của những thợ xây nghiệp dư qua 1 tỉ đồng tiền công, thì tổng đầu tư bước đầu cho công trình lăng mộ này đã phải là nhiều tỉ đồng.
    Theo chị Trần Thị Lý, ngoài lăng mộ chính thì trên diện tích 10.000m2 của tổng khu đất 50.000m2 sẽ xây dựng vô vàn công trình kiến trúc khác nữa, có thể là quần thể đền mộ nhỏ hơn của từng gia đình, công viên, các khu sinh hoạt văn hóa, các công trình kiến trúc mô tả đời sống thời Lý - Trần...
    Cụ Trần Văn Thoan thì cho biết, việc mở rộng xây dựng quần thể lăng mộ ra diện tích 50.000m2 cũng đã bàn tới. Có thể sẽ đào một cái hồ lớn để tạo phong thủy cho quần thể lăng mộ. Những thông tin chính về quy hoạch cũng như đầu tư tài chính cho quần thể lăng mộ họ Trần thì đại gia Trần Văn Sen giấu kín, không ai được biết, kể cả người trong dòng họ.
    Bạn thử tưởng tượng xem, nếu công trình lăng mộ này được xây dựng và hoàn thiện trên diện tích gần bằng 7 lần mặt cỏ sân vận động tiêu chuẩn quốc tế thì sẽ hoành tráng cỡ nào? Tốn kém bao nhiêu tỉ đồng? Chắc chẳng có lăng mộ nào ở Việt Nam lớn được như thế.
    Ngoài công trình đại lăng mộ này ra thì làng Phương La cũng đã có một số công trình cho người âm trị giá bạc tỉ. Khỏi phải nói đâu xa, cách lăng mộ họ Trần độ 100m, cũng giữa ngôi làng của những tỉ phú mà đất đắt như vàng, công trình lăng mộ hoành tráng của họ Lê cũng đang mọc lên. Cấu trúc của lăng mộ này cũng nhiều phần giống lăng mộ họ Trần, cũng có tầng hầm kín đáo, vững chắc sâu dưới lòng đất. Theo người dân, khi hoàn thiện nó cũng tốn cỡ 2,5 tỉ đồng.
    Quả thực, đến những ngôi mộ, đền thờ cũng được các gia đình ở ngôi làng tỉ phú Phương La này xây dựng tốn kém không biết bao nhiêu mà kể. Tóm lại, đây là một ngôi làng của những tỉ phú và đại tỉ phú. Một ngôi làng hết sức đặc biệt, kì lạ, mọc lên giữa vùng quê lúa.
    Theo Tuổi trẻ thủ đô
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Ai có bản thống kê (tính tới 2007) xem GDP và GPP bình quân đầu nguời Thái Bình hiện bao nhiêu USD/người/ năm mà vẫn thấy báo chí rêu rao rằng Thái Bình là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam.
    Cảm ơn.
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bánh giò bến Hiệp
    Có thể nói không ngoa rằng, bánh giò Bến Hiệp (Quỳnh Phụ, Thái Bình) có thể sánh vai cùng bánh cáy làng Nguyễn, bánh gai Vũ Thư, bánh bèo Thái Thuỵ, bánh đúc làng Tè. Với mẫu mã, dư vị rất riêng, nó đã và đang khẳng định được giá trị, vị trí trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Chẳng biết, loại bánh giò làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm được, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay, người ta chỉ biết rằng, dạo trước, tàu thuỷ Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hoá, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán. Những cái bánh bọc lá chuối xanh từng chùm 5, 10 chiếc được các bà, các cô, các em nhỏ quẩy trên vai, xách trên tay đưa xuống tàu. Bây giờ tàu thuỷ chở khách Hải Phòng-Nam Định không chạy nữa thì bánh giò Bến Hiệp đã đi khắp các chợ vùng quê, vượt ra khỏi làng, khỏi huyện. Giữa trung tâm phố Hiệp, có gia đình cụ Sơ mấy đời nay chuyên làm nghề bánh giò. Ông bà già đã theo về tiên tổ, con cái mấy người đều có cơ sở sản xuất riêng, nhưng ai cũng giữ biển hiệu "Bánh giò ông Sơ Bến Hiệp". Con trai thứ ông cụ hiện đang có cửa hiệu làm ăn phát đạt nhất khu vực nói: ?oĐây là nghề tương đối ổn định, làm quanh năm suốt tháng. Gia đình tôi và những hộ làm bánh khác đã giải quyết được lao động nông nhàn, có thu nhập. Chúng tôi còn tận dụng bột rơi vãi, nước vo gạo để chăn nuôi lợn gà. Hộ nào cũng cố giữ lấy chữ tín đảm bảo bánh tiêu thụ được thường xuyên. Để có chiếc bánh ngon phải thật công phu. Chọn thứ gạo tẻ không khô, không dẻo, không gãy, không được xát trắng, vo kỹ bằng nước sạch, mà nước mưa là tốt nhất. Phải lựa thịt mỡ lợn tươi ngon, thịt thủ hoặc thịt mỡ ?ođài cảnh? mới đảm bảo. Loại thịt mỡ này không nẫu, không nhũn mà rất ngậy. Hạt tiêu phải là thứ tiêu sọ thơm dịu. Mộc nhĩ (nấm mèo) cũng là thành phần không thể thiếu của nhân bánh. Bánh giò làm bằng bột tẻ nên khi ăn bóc không dính. Lá gói phải lựa lá bánh tẻ, lá chuối goòng. Bí lắm mới dùng lá chuối tiêu. Thợ gói bánh cũng phải luyện khéo tay, mau lẹ để cho ra đời những chiếc bánh bằng nhau tăm tắp, không cần buộc dây mà vỏ tuyệt không bị xổ ra. bánh giò không cho hàn the, luộc chín vừa, không nồng và rất đảm bảo vệ sinh. Loại bánh này lành, khoái khẩu, ai cũng dùng được./.
    Tống Trung (VOV)
  4. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    hi rapchieubong thiên đường, topic này quả là hay và thú vị. Anh đang ở đâu mà ko post lời nhạc được?>
    Em cũng thích Huyền Phi ở nhà hát hoa xoan đêm hội . Giọng cao và ngọt thế. Nhưng Thu Hiền hình như cũng là người con của quê lúa thì fải, chỉ lớn lên và sống trong miền trung thôi.
    Những câu thơ của Nguyễn Bính cứ vang lên trong đầu. Nhưng hình như còn có 1 bài hát khác thì phải..
    Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
    Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy.
    Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ.
    Mẹ bảo: ?oThôn Đoài hát tối nay?
    (Mưa xuân)
    lời bài hát "Hoa xoan đêm hội" đây:
    Mênh mang mênh mang dòng sông thắm trong
    Lênh đênh, lênh đênh, thuyền em bồng bềnh
    Một dòng sông đến bến xưa
    Cùng anh trong đám người khiêng kiệu làng
    Hội chùa Keo người đi kín trong đường làng
    Đèn hoa trống rung rộn ràng
    Hội làng năm nay vui quá là vui
    Vội vàng em chen trong đám ngược xuôi
    Chợt nghe ai đến hỏi em
    "Phải em cô gái làng bên
    Em đi hội với ai hay em đi 1 mình?"
    Hội làngnăm nay hoa xoan rơi trắng đường làng
    Một mình em đi, em đi, em đến với hội làng
    Tìm người năm ấy cùng đắp đê ..<từ này em ko nghe được>
    Đê <ko nghe thấy> thay chua rửa mặn, để đồng xanh lúa
    Để chiều gợi nhớ, gợi nhớ, nhớ người đến, người đến.. <ko nghe thấy tiếp >
    Chia tay anh đi suốt từ ấy
    Người lính, người lính xa nhà
    Để tháng năm cùng con sóng chờ
    Rồi cánh thư từ đảo xa nhắn về
    Chứ mùa này bộn bề hội xuân
    Và nhớ, và nhớ đến tìm anh trong những chàng trai khiêng kiệu vàng
    Kiệu vàng cho mình nỗi nhớ
    Kiệu vàng cho mình nên thơ
    Kiệu vàng cho mình nên tình đôi lứa
    mà người không về người ơi
    Ừ rằng là.. hội ư..
    Đêm trong khuôn viên chùa im tiếng chuông.
    Em đi lang thang chỉ nghe lạnh về
    Một nhành hoa xoan bỗng rơi
    Chợt nghe đâu vỡ làm xuân vội vàng
    Chuyện ngày xưa, ngày xưa có ai kể rằng
    Mùa xuân vẫn đi chảy hội
    Cả làng trông theo tấm tắc ngợi khen
    một nàng tiên xinh sống giữa trần gian
    Nhiều anh trai đến hỏi em:
    "Phải em cô Tấm làng bên,
    em đi hội với ai hay em đi 1 mình"?
    Hội làng năm xưa cô Tấm cũng đến 1 mình
    Hội làng năm nay em đến ? em đến cũng 1 mình
    Lòng buồn đêm vắng nhặt cánh xoan rơi
    Hoa xoan khi xưa nở đầy mà anh hay nói là hoa thương nhớ
    Để mãi? mãi mình nhớ .. mình nhớ mối tình đầu
    Năm nay anh đi nơi đảo vắng
    Người lính .. người lính không về.
    Nhớ cánh thư mà anh đã hẹn rằng đến xuân này anh sẽ về
    Chứ việc còn bộn bề ngoài ấy ..
    Nòng súng, nòng súng giữ đảo xa
    Chắc người không .. không thể về
    Hoa xoan cánh màu trắng tím
    Là tình yêu mình trao nhau
    Giờ này anh ngoài đảo xa
    Mừng mùa xuân bằng phong ba
    Ừ rằng là ? hội ư?
    Mình hẹn nhau đến mùa xuân năm sau?
    hi, bây giờ chỉ mơ ước làm sao mùng 4 có anh nào đến rủ đi hội chùa Keo.. em chưa đi bao giờ hết
    Đêm khuya thi thoảng em vẫn hay mở radio, có hôm nghe trọn chương trình dân ca giới thiệu về các loại chèo. trong chèo có đủ ái ố hỉ nộ Chèo bi giờ muốn xem trên HN, 50k. Nhớ ngày xưa ở nhà văn hoá có đoàn tỉnh về diễn, mẹ con cũng gói ghém nào mướp, nào rau quả của nhà cho mấy cô quen biết trong đoàn để đươc vào xem. Thích lắm.

    Được deny_me sửa chữa / chuyển vào 16:41 ngày 09/01/2008
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Deny_me nhé. Lời bài hát Hoa xoan đêm hội mình đã lưu trong PC ở Việt Nam, nhưng vì đang ở nước ngoài, gần Tết mới về, nên mới post được.
    Năm 2003 về Thái Bình, có gặp, phỏng vấn chị Huyền Phi. Nhà chị ấy mới xây nhà, đi ban đêm, bây giờ chẳng nhớ ở chỗ nào. Chị Huyền Phi bảo, NSND Thu Hiền nổi tiếng hơn, nhưng vì bài Hoa xoan đêm hội, Thu Hiền hát lại được phối khí nhanh nên không nhuần bằng của Huyền Phi.
    Thu Hiền có mẹ là người Đông Hưng (hình như Phong Châu), bố là người Phú Thọ. 7- 8 tuổi đã theo gánh hát của gia đình đi hát, cùng mẹ tham gia biểu diễn ở chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Xem clip Hoa xoan đêm hội trong album Cô hàng nước của Thu Hiền hay và thú vị lắm, vì được quay ở chùa Keo. Thích nhất là đoạn cuối bài hát, Thu Hiền mặc áo tứ thân (lẽ ra phải áo 5 thân như kiểu Thị Màu chứ, vì tứ thân của người quan họ), cầm nến đi miên man trong tháp chuông chùa Keo.
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    lời bài hát "Hoa xoan đêm hội" đây:
    Mênh mang mênh mang dòng sông thắm trong
    Lênh đênh, lênh đênh, thuyền em bồng bềnh
    Một > (Ngược) dòng sông đến bến xưa
    Cùng > (Tìm) anh trong đám người khiêng kiệu làng
    Hội chùa Keo người đi kín trong đường làng
    Đèn hoa trống rung rộn ràng
    Hội làng năm nay vui quá là vui
    Vội vàng em chen trong đám ngược xuôi
    Chợt nghe ai đến hỏi em
    "Phải em cô gái làng bên
    Em đi hội với ai hay em đi 1 mình?"
    Hội làng năm nay hoa xoan rơi trắng đường làng
    Một mình em đi, em đi, em đến với hội làng
    Tìm người năm ấy cùng đắp đê ..<từ này em ko nghe được> (quai)
    Đê (quai) <ko nghe thấy> thay > thau chua rửa mặn, để đồng xanh lúa
    Để chiều gợi nhớ, gợi nhớ, nhớ người đến, người đến.. <ko nghe thấy tiếp > (lấn biển khơi)
    Chia tay anh đi suốt từ ấy
    Người lính, người lính xa nhà
    Để tháng năm cùng con sóng chờ
    Rồi cánh thư từ đảo xa nhắn về
    Chứ mùa này bộn bề hội xuân
    Và nhớ, và nhớ đến tìm anh trong những chàng trai khiêng kiệu vàng
    Kiệu vàng cho mình nỗi nhớ
    Kiệu vàng cho mình nên thơ
    Kiệu vàng cho mình nên tình đôi lứa
    mà người không về người ơi
    Ừ rằng là.. hội ư..> (hội hừ )
    Đêm trong khuôn viên chùa im tiếng chuông.
    Em đi lang thang chỉ nghe lạnh về
    Một nhành hoa xoan bỗng rơi
    Chợt nghe đâu vỡ làm xuân vội vàng
    Chuyện ngày xưa, ngày xưa có ai kể rằng
    Mùa xuân vẫn > (Tấm) đi chảy > (trảy) hội
    Cả làng trông theo tấm tắc ngợi khen
    một nàng tiên xinh sống giữa trần gian
    Nhiều anh trai đến hỏi em:
    "Phải em cô Tấm làng bên,
    em đi hội với ai hay em đi 1 mình"?
    Hội làng năm xưa cô Tấm cũng đến 1 mình
    Hội làng năm nay em đến ? em đến cũng 1 mình
    Lòng buồn đêm vắng nhặt cánh xoan rơi
    Hoa xoan khi xưa nở đầy mà anh hay nói là hoa thương nhớ
    Để mãi? mãi mình nhớ .. mình nhớ mối tình đầu
    Năm nay anh đi nơi đảo vắng
    Người lính .. người lính không về > (xa nhà)
    Nhớ cánh thư mà anh đã hẹn rằng đến xuân này anh sẽ về
    Chứ việc còn bộn bề ngoài ấy ..
    Nòng súng, nòng súng giữ đảo xa
    Chắc người không .. không thể về
    Hoa xoan cánh màu trắng tím
    Là tình yêu mình trao nhau
    Giờ này anh ngoài đảo xa
    Mừng mùa xuân bằng phong ba
    Ừ rằng là ? hội ư?hội hừ
    Mình hẹn nhau đến mùa xuân năm sau?
    Hì, mình sửa vài từ vốn từ bài hát mình chép từ video của NSND Thu Hiền.
    Từ nào sửa được để trong ngoặc đơn.
    Được rapchieubongthienduong sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 09/01/2008
  7. tbprince

    tbprince Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    478
    Đã được thích:
    0
    Phóng sự ảnh Xuân về trên thành phố Thái Bình: http://www.thaibinhonline.com.vn/News/thaibinh/2008/01/1620.aspx
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tỉ phú "chân đất" tuổi 30: ?oChúa đảo? giữa sông Hồng
    Giữa sông Hồng ngầu đục phù sa là một vùng đất xanh um cây cối trải dài hàng ngàn mét. Vũ Xuân Hòa chỉ tay ra xa xa nơi mép nước, trên bãi cỏ xanh rì, đàn bò 200 con thẩn thơ gặm cỏ, quả quyết: ?oNăm năm nữa, đảo của tôi sẽ thành điểm kinh tế sinh thái với đầy đủ hạng mục. Và lúc đó có gọi tôi là ?ochúa đảo? hay tỉ phú gì cũng được?.
    Ước mơ của chàng trai quê lúa
    Năm 2006, Vũ Xuân Hòa được UBND huyện Vũ Thư và UBND tỉnh Thái Bình công nhận là ?onhà nông tiêu biểu? và ?otrang trại tiêu biểu?. Cũng năm này, Trung ương Đoàn đã trao tặng Hòa ?oGiải thưởng Lương Định Của? - giải thưởng dành trao thanh niên nông thôn tiêu biểu toàn quốc có thành tích phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
    Sinh ra tại một làng nhỏ ven bờ sông Hồng (xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ), tuổi thơ của cậu bé Vũ Xuân Hòa (sinh năm 1972) là những buổi chiều tan học về trên triền đê sông Hồng uốn lượn tha hồ tưởng tượng, mộng mơ. Khi đó, nhìn bãi đất hoang nổi giữa dòng sông xanh rì cỏ dại, Hòa mơ bơi cập được bờ dải đất mà người dân nơi đây gọi là đảo. Lớn thêm, Hòa bơi được tới đảo, mệt quá cậu bé nằm vật ra bãi đất, ngửa mặt nhìn trời xanh tự nghĩ: sao bãi rộng thế này mà chẳng có ai làm gì hết nhỉ!
    Học hết cấp III trường huyện, Hòa thi đỗ vào Trường Giáo viên dạy nghề 2 Nam Định (nay là Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật 2 Nam Định). 16 tuổi, Hòa khăn gói một mình sang Nam Định trọ học. Học một thời gian, Hòa đi làm thêm với nghề buôn bán hương (nhang). Rồi dần dần anh khám phá mối hàng và chuyển sang buôn bán hương liệu làm hương. Chỉ sau hai năm làm thêm quần quật, Hòa đã kiếm đủ 5,4 lượng vàng để mua lại ngôi nhà hai tầng trong một ngõ nhỏ ở TP Nam Định, đến năm tốt nghiệp trường dạy nghề cũng là lúc Hòa mua được ba căn nhà tại TP Nam Định (giá mua gần 20 lượng vàng).
    Đến năm 1995, sau khi tốt nghiệp trở về Thái Bình dạy học tại Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề huyện Vũ Thư, một người bạn thân thời nhỏ từng tắm sông chung đã làm anh sực nhớ về mơ ước của mình. Người bạn đó cũng vừa tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp 1 trở về quê, biết Hòa có vốn, lại ?omáu? làm kinh tế, nên đã vẽ ra dự án chăn nuôi bò sữa. Họ nhớ đến bãi đất giữa sông, nhưng khi lên hỏi xã thì biết bãi đã chia cho dân trồng dâu nuôi tằm.
    Hòa vẫn ôm mộng làm giàu và vẫn ngày ngày lên bục giảng. Đến một ngày, Hòa quyết định xin nghỉ dạy, tự bỏ tiền túi sang Nga du học. Hòa kể: ?oTâm niệm vẫn là đi học để mở mang, thu nạp kiến thức, nhưng thật tình sang đến đất khách quê người thấy mọi người lao vào làm kinh tế ghê quá và mình lại thay đổi?. Hòa nghỉ học, theo vài anh bạn người Việt đi buôn bán quần áo. Sau ba năm, anh ?ovề phép? thăm vợ con rồi lại quay sang Nga thêm hai năm nữa.
    Năm năm buôn bán xứ người, Hòa trở về với số vốn hơn 1 tỉ đồng. Đúng dịp này (năm 2003), nghề trồng dâu nuôi tằm nơi quê nhà thất bát, dân lại bỏ đất bãi, ?ohòn đảo? mà Hòa mơ ước bây giờ thật hoang tàn. Khi Hòa đề đạt với chính quyền thì rất nhanh chóng, UBND xã Hồng Phong và huyện Vũ Thư phê duyệt đề án trang trại của Hòa trên đảo và ra ngay quyết định giao 24 ha đất bãi cho anh trong vòng 49 năm. Trong số đất này, Hòa chỉ phải thuê 18 ha với giá 35 triệu đồng/năm, còn 6 ha gần như được ?okhuyến mãi?, cho Hòa ?otự khai thác? bởi diện tích đó thường bị ngập mỗi khi lũ về.
    Nhận đất, Hòa bán hết ba ngôi nhà ở Nam Định, cộng với hơn 1 tỉ đồng kiếm được ở Nga, anh dồn hết gần 2 tỉ đồng vào làm đường, dựng cầu gỗ nối từ đất liền ra bãi, xây dựng nhà, chuồng trại chăn nuôi... với quyết tâm gây dựng vùng đất hoang vu ấy trở thành ?okhu kinh tế sinh thái? không chỉ Vũ Thư mà của cả Thái Bình, Nam Định...
    ?oKhu kinh tế sinh thái?
    Sau hơn ba năm cải tạo, xây dựng, tốn mất bao nhiêu tiền của và sức lực, Vũ Xuân Hòa đã biến bãi đất giữa sông Hồng cỏ dại lút đầu người ngày nào thành một vùng trù phú. Đảo đã có cầu gỗ dẫn sang, 24ha đất được qui hoạch đâu ra đấy: 3ha chuyên trồng, ươm cây cảnh thế; 3ha để trồng cây ăn quả và vườn ươm cây lâm nghiệp; gần 10.000m2 mặt nước nuôi cá; hệ thống chuồng nuôi 350 bò đẻ chạy dài nối với trại gà cỡ 10.000 con, tiếp đến là dãy chuồng chạy dài quây lấy một khu đất rộng để có thể nuôi, thả 50 con đà điểu châu Phi...
    Ba năm đầu, chỉ từ chăn nuôi, bán cá, bán cây cảnh nhưng doanh thu từ trang trại của Hòa đã đạt trên 600 triệu đồng/năm. Hòa kể: ?oMình xác định năm năm đầu chỉ đầu tư hoàn thiện dần mô hình, lấy thu bù chi, lấy ngắn nuôi dài. Tiền công cho ít nhất 10 lao động thường xuyên là tiền vốn. Năm nay doanh thu đạt đến 2,2 tỉ đồng, tất cả lại dồn vào trang trại?.
    Cũng có lúc Hòa hoang mang, nhụt chí. Đó là trận lũ cuối năm 2004, khi mọi thứ đang ?ovào guồng? thì lũ về. Lũ lớn, gần như nửa đảo chìm trong nước. Ba ngày ngồi liền trong căn nhà giữa mênh mông nước, không điện, không cơm nước, ăn mì tôm sống nhìn dòng sông xối xả gầm réo ầm ầm tứ phía, Hòa đau từng khúc ruột trước những thành quả mình mới gây dựng sau một năm. Chính vì có ba ngày chứng kiến lũ tàn phá đảo, Hòa quyết không buông xuôi. Anh dồn tiền, huy động nhân lực tái thiết kế, đắp đê bao, đường đi, sắp xếp qui hoạch lại đảo... Cứ bền bỉ, kiên trì đến nay ?ođảo nổi? Hồng Phong đã trở thành một trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm lớn nhất trên địa bàn huyện và là một trong những trang trại lớn nhất tỉnh Thái Bình.
    Nhưng đó chưa phải là tất cả, hiện Hòa đang nuôi kế hoạch lớn: ?oĐến năm 2010, mình sẽ xây dựng hoàn chỉnh đảo thành khu kinh tế sinh thái?. Đứng trên ngôi nhà hai tầng duy nhất trên đảo, Hòa chỉ tay về bốn hướng ?ovẽ? tương lai: ?oNgay trong năm nay, mình tiến hành dựng những ngôi nhà nhỏ tranh tre nứa lá, có đèn dầu, có vại nước. Mình cũng sẽ xây những khu nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi và đi theo nó sẽ là hệ thống nhà hàng, quán bar phục vụ nghỉ dưỡng. Tiếp theo mình sẽ qui hoạch một ?orừng nhiệt đới? thu nhỏ ngay giữa sông Hồng, trong đó sẽ có đầy đủ các loài động thực vật. Thanh thiếu nhi có thể đến đây để tham quan, tìm hiểu học tập và tổ chức những hoạt động vui chơi, cắm trại...?.
    Thêm nữa, chỉ nay mai một trạm cung cấp nhiên liệu và sửa chữa tàu thuyền cũng sẽ được Hòa xây dựng bên bờ đảo nhỏ. Anh còn tiết lộ dự định sẽ liên kết, ?ocổ phần? với một số bạn bè lập đội tàu thủy du lịch chạy tuyến Nam Định (bãi biển Hải Thịnh) - Thái Bình (chùa Keo) - Hà Nội (Bát Tràng) tham quan những danh thắng dọc sông Hồng mà một thời học sinh Hòa đã bao lần mơ ước được đi qua một lần.
    Theo Tuổi trẻ
    [​IMG]
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Lâm ?odế?
    Những con côn trùng như châu chấu, bọ xít, bọ cạp... đang dầntrở thành ?ohàng độc? của dân nhậu hiện nay. Đem cái sự thắc mắc về thúẩm thực lạ gặp Lâm ?odế?, một ông chủ 8X của trang trại dế ở Thái Bìnhmới thấy món dế thú vị đến thế nào.
    Đói đầu gối phải bò
    Gặp bất kỳ ai, cậu sinhviên năm thứ ba trường ĐH Ngoại thương Nguyễn Nhật Lâm cũng nói về dếmột cách đầy hào hứng: ?oNgười ta nuôi dế đã từ vài năm nay nhưng hầunhư chưa có ai để ý đến việc làm thương hiệu bài bản cho món Dế. Dếthơm ngon, bổ dưỡng được mệnh danh là tôm đất đấy?.
    Quay ngược thời gian trởlại những ngày đầu mới bước vào trường đại học, cậu bé người Thái Bìnhchỉ đơn giản nghĩ đói đầu gối phải bò, phải làm thêm nhiều việc để cótiền học tập và trợ giúp bố mẹ.
    Tháng đầu tiên là sinhviên ĐH Bách khoa, Lâm bán lại sách cũ của sinh viên khoá trên cho sinhviên khoá dưới. Hơi bị lỗ một chút nhưng đã học hỏi được rất nhiều kinhnghiệm. Sau đó, cùng hai người bạn mở một trung tâm luyện thi ĐH chấtlượng cao, nhóm của Lâm dạy kèm nhưng chỉ thu tiền sau khi các em đã đỗđại học. Ý tưởng lạ đó đã giúp cho Lâm và các bạn có một chút vốn vàquay sang tổ chức các sự kiện, các đêm nhạc. Niềm đam mê chưa dừng lạiở đó, Lâm đã ngừng học Bách khoa để thi sang Ngoại thương, thổi choniềm kinh doanh của mình được bùng lên.
    Một chuyến du hí vào SàiGòn đã đưa Lâm đến với dế. Để ý thấy dân Sài Gòn đi ăn dế rất đông, Lâmcũng thử và bị cuốn hút. Cậu mày mò, tìm về tận trang trại triệu phú dếLê Thanh Tùng ở miệt vườn Củ Chi để tìm hiểu công nghệ nuôi dế. Ý tưởngđưa dế ra miền Bắc nuôi, cung cấp cho các quán ăn, nhà hàng nảy nở vàthực hiện tức thì. Lúc đó Lâm chỉ ấp ủ là sẽ kiếm được việc làm manglại thu nhập cho quê hương nghèo khó của mình, chứ chưa hề có ý làmgiàu từ dế.
    Bắt đầu với 100 cặp dế(10.000đ/cặp) mang ra Bắc nuôi thử khiến bạn bè Lâm không khỏi ngạcnhiên và bất ngờ. Tưởng chỉ là những ngẫu hứng, nào ngờ, Lâm càng nuôidế càng hăng. Biệt hiệu Lâm ?odế? bắt đầu từ đó.
    Mang dế về Thái Bìnhnhân giống bằng những thùng xốp to, trải cỏ khô và giấy xuống, chưa cónhiều kinh nghiệm, hàng loạt dế nhân giống lại lăn ra chết hàng loạt.Vốn liếng ban đầu đã hết, không nản chí, Lâm lại tìm hiểu thì mới biếtdế lạnh bởi trong Nam khí hậu luôn ấm nóng.
    [​IMG]
    Món dế đen xấu xí

    Từng bước vừahọc vừa tìm hiểu, trang trại dế của Lâm đã hình thành và trong thờigian ngắn, lứa dế đầu tiên xuất khẩu ra thị trường. Lâm kể lại nhữngngày đầu tiên đi chào hàng đầy gian khổ. Những món ăn đồng quê (càocào, châu chấu?) ở nông thôn đã ít nhiều người quen rồi. Nhưng con dếtrông hình dạng màu đen xấu xí, khẩu vị người Bắc lại chưa quen.
    Những buổi đầu đi chàohàng có thể nói là mỏi chân, mỏi mắt, mỏi mồm, mỏi cổ? Vừa mới chìa condế ra chủ hàng đã xua tay, lắc đầu nguầy nguậy: ?oEo ơi, con gì mà? kinhthế!? Có hôm đi chào đúng lúc nhà hàng đang đông khách, chủ bảo ?ochờđấy?, ?ochờ? xong, chưa kịp trình bày đầu đuôi họ đã vội xua như xua tà.
    Đến giờ, trang trại dếcủa Lâm đã cung cấp nguyên liệu món dế cho tất cả các nhà hàng ở HảiPhòng, Quảng Ninh, Thái Bình và Hà Nội cùng một số tỉnh miền Bắc. Cónhiều khi hàng xuất không kịp. Thịt dế thơm, béo ngậy có thể chế biếnthành các món chiên giòn, chiên bột, xào lăn, kho tiêu, rang mặn... vàmón mới nhất là dế kẹp thịt ba chỉ.
    Theo Lâm, ở nước tacó các loại dế: dế mèn, dế ta, dế chũi và dế cơm. Loại dế Lâm nuôi chủyếu là dế ta, nhiều thịt. Cứ mỗi lứa xuất chuồng, sơ chế đông lạnh, báncho các nhà hàng 250.000 đồng/kg. Trại dế của Lâm vừa gây giống đượcloại dế mới là dế sữa, nhỏ hơn dế ta, nhưng thịt mềm và ngon hơn.
    Ông chủ dế cũng đang hoàn thiện website dengon.com.vn, một thương hiệu riêng quảng bá các món dế ngon để đưa vào bức tranh ẩm thực Việt Nam.Lâm cũng dự định thiết lập một hệ thống cửa hàng các món dế để bất kỳai cũng có thể thưởng thức món ăn mới lạ này. Nhưng hiện giờ, số vốn mởcửa hàng Lâm dành lại để đầu tư vào thiết bị công nghệ sơ chế sấy khôdế, dế sẽ chế biến được nhiều món hơn.
    Bạn bè thường bảo Lâm cótham vọng khi muốn nhân rộng mô hình nuôi dế ở Quỳnh Phụ (Thái Bình)nhưng Lâm chỉ cười: ?oThái Bình quê Lâm nghèo, không có nghề phụ. Lâmchỉ hy vọng việc nuôi dế sẽ tạo thêm công việc và thu nhập cho ngườilàng của Lâm?. Món ăn dế còn mới nhưng Lâm hy vọng sẽ phủ sóng và bìnhdân món dế trong đời sống hàng ngày.

    Theo Dân trí
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Công anh? trồng chuối, nuôi cò!

    "Lão nông" Trần Duy Quỳnh.
    Ngoài việc trông nom đàn cò, "lão nông" Trần Duy Quỳnh còn phải hy sinh cả vườn chuối và dự án nuôi gà. Theo tính toán, với 1,5 hécta chuối, mỗi năm anh thu 100 triệu đồng. Để đảm bảo an toàn cho đàn cò, hệ thống chuồng gà trị giá gần trăm triệu đồng cũng phải dỡ bỏ.
    Người dân sống ven sông Hồng ở địa phận huyện Vũ Thư (Thái Bình) không ai không biết "lão nông" Trần Duy Quỳnh, với hình thức khá kỳ dị: "Đầu trọc, râu cong, quần nửa ống". Kỳ dị hơn là Trần Duy Quỳnh đã bỏ tiền tỉ ra đảo hoang đầu tư để chăn bò, chăn vịt. Gần đây, anh còn bị nguời dân quanh vùng bảo là "hâm" khi... trồng chuối nuôi chim trời.
    Phải nhờ đồng nghiệp Vũ Quang Đán, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại Thái Bình, dẫn đường, tôi mới tìm được hòn đảo nằm chênh vênh giữa sông Hồng. Trong buổi chiều tà rất đẹp, từ hai mép sông, từng đàn cò chao liệng trên nền trời đỏ quạch, rồi ?ođộp? xuống vườn chuối mênh mông giữa đảo. Những tiếng kêu ?oquéc quéc...? râm ran trong khung cảnh yên bình của làng quê làm tan biến mọi mệt nhọc.
    Bỏ tiền tỉ làm nông dân
    30 tết, người dân nghỉ cả để ăn chơi, nhưng Trần Duy Quỳnh vẫn ?ođầu trọc, râu cong, quần nửa ống? đi chăn vịt, ngắm cò.
    Trần Duy Quỳnh sinh ra ở xã Vũ Tiến, Vũ Thư. Mới 34 tuổi, song anh đã có gần 20 năm lang bạt kỳ hồ, long đong với đủ thứ nghề kiếm sống. Nhà nghèo nên bỏ học giữa chừng, đi làm thuê cho một cửa hàng sửa chữa xe máy. Chán sửa chữa xe máy thì đi học lái ôtô rồi làm nghề lái taxi tải trên Hà Nội. Tích cóp được ít vốn liền tìm đường sang Libye làm thuê. Libye có chiến tranh, anh "chạy" sang Hàn Quốc.
    Ở Hàn Quốc được thời gian thì bị ?omời? về nước do hộ chiếu hết thời hạn. Trần Duy Quỳnh tiếp tục sang Nga làm nghề tự do. 7 năm ở Nga đối với anh là những ngày đầy nước mắt. Để kiếm tiền, anh đã phải trả giá bằng máu nhiều lần. Chuyện làm việc hùng hục cả tháng trời, dành dụm được cọc tiền, rồi một lần, giữa ban ngày bị những kẻ lạ mặt dí súng vào cổ, trấn lột hết không còn lạ với người lao động tự do ở Nga như anh. Kiếm được đồng tiền quá vất vả, nguy hiểm nên anh rất quý trọng đồng tiền. Để sử dụng tiền có hiệu quả, anh quyết định đầu tư làm trang trại trên quê hương mình.
    Khi bàn đến chuyện muốn dốc hết tiền bạc để đi... ?ochăn bò, chăn vịt?, cả gia đình anh phản đối. Người phản đối quyết liệt nhất là vợ anh. Cũng xin kể thêm: Hồi ở Nga, anh gặp một cô gái xinh đẹp tên là Nguyễn Thị Minh Tâm, quê ở thị trấn Đông Anh (Hà Nội), sang Nga du lịch. Chị Tâm cảm phục anh chàng chịu thương chịu khó nên đã xiêu lòng. Thế là Trần Duy Quỳnh quyết định theo nàng về nước. Sau đám cưới, Tâm cũng bỏ dạy học, bỏ cuộc sống nơi thị trấn phồn hoa để về vùng quê lúa sống với chồng.
    Được một người giới thiệu hòn đảo hoang cách nhà 8 km, thuộc xã Vũ Vân, anh mê ngay. Khi đó, khắp hòn đảo rộng 13 hécta này cỏ cao lút đầu. Xưa kia, người dân trong xã đã chèo thuyền ra trồng cấy, nhưng cứ đến lúc sắp thu hoạch thì lũ về nước dâng ngập đảo, cuốn sạch hoa màu. Vì vậy, mấy năm nay người ta bỏ hoang.
    Thế nhưng, khi nghe tin có một ?ođại gia? đến đấu thầu hòn đảo, thì nhà nào cũng mang cọc ra cắm nhận chỗ. Để đấu thầu được hòn đảo, anh phải bỏ 100 triệu đồng đền bù công cắm đất, khai hoang cho dân và 140 triệu đồng tiền thuê đất nộp cho xã.
    Trông cảnh đảo hoang cỏ mọc lút đầu mà phát ớn. Ai cũng bảo: Chắc phải thuê chục người cắt cả tháng mới hết, mà cắt đến cuối đảo thì đầu này cỏ đã lại mọc lên đến thắt lưng rồi. Có người lại đề xuất chờ đến mùa khô, làm mồi lửa là xong.
    Một ngày, người dân xã Vũ Vân thấy mấy chiếc xe tải nối đuôi nhau đỗ ở đường lớn. Trên xe chở toàn bò và bê con. Trần Duy Quỳnh dắt 100 con bê xuống thuyền, chở ra đảo. Cỏ mọc cao, rậm đến nỗi cứ thả con nào lên đảo là mất hút con ấy. Thả hết một trăm con rồi mà không nhìn thấy đàn bò. Để biết chúng đang ở đâu, anh mua một đống lúc lắc rồi đeo ngay vào cổ. Bò đi đến đâu, tiếng lúc lắc kêu, anh kiểm soát được chúng.
    Gần một năm sau, khi đàn bê 100 con lớn thành bò, thì cũng là lúc cả đảo cỏ mênh mông bị chúng xơi trụi. Anh kiếm mấy trăm triệu một cách ngon ơ.
    Để biến hòn đảo này thành trang trại liên hoàn, anh thuê phà chở máy xúc ra đảo, đào tổng cộng 8 cái ao, rộng tới 3 hécta, thả đủ các loại cá mú. Rồi xây chuồng nuôi vịt. Hiện tại, đàn vịt đẻ của anh có 1.500 con. Mỗi ngày anh thu 1,2 triệu đồng tiền bán trứng vịt. Thời gian tới, hòn đảo của anh sẽ biến thành ?ođảo vịt? với cả chục vạn con.
    Để việc ra đảo thuận tiện, anh đầu tư làm một cây cầu gỗ rất ấn tượng, dài gần 200 mét, tốn kém 100 triệu đồng. Đẹp nhất là hai hàng lát Mexico mà anh phải mua từ tận đất nước châu Mỹ xa xôi, trồng hai bên con đường thẳng tắp chạy dọc đảo. Sau này, hai hàng lát sẽ là điểm nhấn tuyệt vời cho đảo. Tổng đầu tư vào hòn đảo hoang này đã lên tới 2,2 tỉ đồng.
    Ngày chăn vịt, đêm trông cò
    Để nuôi được đàn gà theo đúng kiểu gà chạy đồng, anh cùng 7 công nhân... trồng chuối. Đây là biện pháp nuôi gà mà anh tự nghĩ ra. Sau khi 1,5 hécta chuối xanh tốt, anh tiến hành xây hệ thống chuồng gà liên hoàn lẫn trong vườn chuối. Theo tính toán, vườn chuối sẽ cho quả đều đặn, mà đàn gà sẽ ngày tự do kiếm ăn dưới vườn chuối mát mẻ, đêm vào chuồng ngủ, anh cứ việc thu hoạch cả chuối lẫn gà.
    Ngày đảo còn hoang vắng, chỉ mới có chiếc lều tạm, anh phân công 7 công nhân thay nhau trông đảo, còn ban đêm anh về với vợ con.
    Một đêm, thấy nóng ruột, Trần Duy Quỳnh phóng xe máy ra đảo thì bắt gặp 7 công nhân đang đốt rơm thui 24 con cò. Họ kể rằng, suốt tháng trời, cứ chiều muộn là có vài đàn cò về vườn chuối ngủ. Họ chỉ việc đợi đêm xuống, vào vườn chuối là tóm được cò. Để tóm được nhiều cò hơn, họ còn kiếm súng kíp bắn đạn chì. Cứ bóp cò một cái, hàng trăm viên chì nhỏ bằng hạt gạo phụt ra, đàn cò rụng xuống lả tả. Tuy nhiên, các công nhân giấu tịt chuyện này, không kể gì cho ông chủ Quỳnh.
    Sau vụ ấy, anh cấm công nhân bắn cò. Để bảo vệ đàn cò, anh đầu tư xây ngôi nhà khang trang giữa đảo rồi ở lại đảo luôn cả ngày lẫn đêm. Từ bấy, vợ nhớ quá thì tự mò ra đảo, chứ chả mấy đêm anh về nhà.--PageBreak--
    Từ ngày có anh trông nom, cò về đông hơn. Chiều nào cũng vậy, khi đàn cò đi kiếm ăn về, anh lại trèo lên mái nhà ngồi đếm. Thoạt đầu chỉ có vài chục con, hai trăm con, một ngàn con, giờ đây, số cò trú ngụ ở khu vườn chuối của anh đã lên đến nửa vạn. Ngày nào thấy thiếu một đàn là anh lo lắng, buồn phiền đến mất ăn mất ngủ và mỗi khi tivi thông báo có dịch cúm gia cầm, anh lại giật mình thon thót.
    Qua gần 2 năm trời sống chung với đàn cò, anh rất hiểu tập tính của chúng. Giống cò rất nhát, song khi chúng đã tin tưởng con người thì lại khá dạn. Nếu đàn sau thấy đàn trước đã về thì chúng mới xuống, còn không thấy là chúng lượn lờ rồi bay đi mất. Anh Quỳnh kể, không biết giống cò có đọc được ý nghĩ con người hay không mà nó tin tưởng anh lắm. Hễ người khác mon men đến gần vườn chuối là cả đàn nháo nhác, kêu ?oquéc quéc? rền rĩ cả vườn chuối, song anh thì vô tư ra vào mà chúng cũng không có biểu hiện sợ sệt.
    Mới đây, anh đã sắm chiếc máy ghi âm kỹ thuật số, có thể ghi được 100 tiếng. Đêm nào anh cũng bật máy ghi âm cài ở vườn chuối rồi copy vào máy tính nghe lại để tìm hiểu tập tính loài cò. Sắp tới, anh sẽ sắm thêm chiếc camera để quay phim và nghiên cứu về chúng kỹ lưỡng hơn.

    [​IMG]
    Hồi đàn cò mới về, đám thợ săn ở nơi khác thường vác súng, chèo thuyền ra đảo săn trộm. Cứ mỗi đêm thấy tiếng cò kêu ?oquéc quéc...?, anh tung chăn chạy thục mạng về phía vườn chuối. Tuy nhiên, đám thợ săn lại nhanh chân nhảy xuống thuyền chuồn mất. Cũng có lần anh kỳ công phục kích, tóm được đám thợ săn. Tuy nhiên, họ cãi: ?oTôi bắn chim trời chứ bắn chim nhà ông đâu...?, anh đành phải chào thua.
    Trần Duy Quỳnh luôn tâm niệm đàn cò là tài sản quốc gia, do vậy, để đảm bảo sự an toàn cho đàn cò, anh đã đến Sở Văn hóa - Thông tin và Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Thái Bình, đề nghị hai cơ quan này có phương án bảo vệ đàn cò, cắt cử người trông coi, nhưng không được đáp ứng. Anh chua chát: ?oGiá tôi bắn chết hết đàn cò rồi đem ra chợ bán chắc cũng chả ai có ý kiến?.
    Một lần Trần Duy Quỳnh phải rơi nước mắt vì hàng ngàn con cò bỏ đi biệt tăm suốt một tuần. Nguyên nhân là lần đó anh cho mấy người trong xã đốn vài cây chuối đã chết về cho lợn ăn. Buổi chiều, đàn cò về, thấy khoảng trống trong vườn, chúng không đáp xuống mà lượn vài vòng trên không, kêu la thảm thiết rồi bay đi mất. Đàn trước không dám xuống, đàn sau cũng bay đi luôn.
    Cả tuần ấy, chiều nào anh cũng ra bờ sông ngóng về bốn phương tám hướng, đêm nào cũng mang đèn pin đi soi khắp lượt mà tịnh không thấy con cò nào. Trần Duy Quỳnh còn thể hiện sự ăn năn với đàn cò bằng cách thề với trời đất từ nay sẽ không có bất cứ một sự xâm phạm nào vào vườn chuối. Thế rồi, đàn cò lại lũ lượt kéo về. Anh lại rơi nước mắt vì sung sướng.
    Để bảo vệ đàn cò, anh mua một lúc 20 con chó. Sau các khóa huấn luyện, 20 con chó hung dữ này trở thành những vệ sĩ đắc lực của đàn cò. Hồi mấy đồng chí phóng viên của Đài Truyền hình Thái Bình ra đảo làm phim khi không có ông chủ đón đã bị đàn chó từ đâu lao tới cắn cho tơi tả. Bữa ấy, anh em chẳng còn tâm trí quay với cóp nên kéo hết đi... tiêm phòng dại.
    Bình thường, mỗi con chó ?ophụ trách? một khu vực trên hòn đảo rộng 13 hécta này và làm nhiệm vụ... tiêu diệt chuột. Nhưng khi có người lạ vào đảo, một con sủa lên là cả đàn tấn công theo hướng đó. Từ khi có đàn chó, cấm thấy tay săn trộm nào dám bén mảng ra đảo.
    Không những huấn luyện được đàn chó tuyệt vời mà anh còn huấn luyện được một con chim chào mào cực kỳ thông minh. Mỗi lần anh về đảo, nó bay ra tận đầu cầu đậu trên vai anh. Ban đêm, nó đậu trên ngực anh ngủ. Khi nào thấy tai ông chủ bẩn là nó rỉa sạch ráy tai. Đã nhiều lần, người lạ ra đảo, con chim này lao ra mổ. Khi người đó còn đang chú ý đến con chim thì đàn chó đã lẻn đến đớp cho vài nhát. Mới rồi, con chim tấn công đám người chở cát trên sông nên bị họ bắt trộm mất. Anh thương nhớ con chim chào mào, buồn hết cả mấy ngày tết.
    Phải nói rằng, công lao của Trần Duy Quỳnh đối với đàn cò là rất lớn. Chưa kể công sức đêm hôm trông nom chúng mà anh còn phải hy sinh cả vườn chuối và dự án nuôi gà trong vườn chuối này. Theo tính toán, với 1,5 hécta chuối, mỗi năm anh thu 100 triệu đồng tiền bán quả. Để đảm bảo an toàn cho đàn cò, hệ thống chuồng gà trị giá gần trăm triệu đồng cũng phải dỡ bỏ.
    Không những thế, anh còn phải tiếp tục trồng thêm chuối, mở rộng vườn chuối cấp tốc để cò có chỗ đậu, bởi vì phân cò rất độc, chỉ một thời gian là chuối trụi lá, thối thân. Hiện tại, anh đã trồng bạch đàn bao quanh vườn chuối. Sắp tới, nơi rìa đảo sẽ mọc lên những vườn tre rộng mênh mông để đàn cò có chỗ trú chân lâu dài. Chúng không làm tổ, đẻ trứng ở vườn chuối là bởi vì chúng biết cây chuối có tuổi thọ rất ngắn.
    Khi những vườn tre, bạch đàn rậm rạp, không những đàn cò về sống và sinh sản mà còn nhiều loại chim trời nữa cũng về đây sinh sống. Hàng ngày, có rất nhiều loại cò lửa, diệc xám, cốc, cuốc, vịt trời, đặc biệt, thỉnh thoảng có đàn giang đến kiếm ăn ở bãi cát ven đảo.
    Giang là loại chim cực lớn, có sải cánh dài 2m, chân cao hơn 1m, nặng từ 5 đến 7kg. Nếu hòn đảo của anh là nơi trú ngụ của giống chim lớn này thì cực kỳ quý giá. Giống chim này rất nhát, hầu như chúng chỉ sống trong khu bảo tồn rừng ngập mặn rộng lớn vùng ven biển Thái Thụy và được sự bảo vệ chu đáo của bộ đội biên phòng.
    Từ ngày có đàn cò về sống, Trần Duy Quỳnh trở nên lãng mạn hơn. Ngoài việc nghĩ cách khai thác hòn đảo kiếm tiền, anh còn nghĩ ra ối trò để biến hòn đảo này thành nơi hoạt động văn hóa lành mạnh. Khi hai hàng lát Mexico rợp bóng, anh sẽ làm những ngôi nhà lơ lửng trên cây, những khu nhà vườn độc đáo, những vườn hoa cải vàng rực bên sông... để cho những đôi uyên ương hưởng tuần trăng mật.
    Các cô vợ hằng ngày sẽ hái hoa, kết thuyền thả sông, các ông chồng câu cá, đuổi gà làm thịt. Hiện tại, anh đã san bằng một khoảnh đất để làm sân vận động và trồng những hàng cây bạch đàn xung quanh tỏa bóng mát. Sắp tới, anh tổ chức định kỳ các cuộc đấu bóng cho học sinh các trường THPT trong huyện và sẽ bỏ tiền trao giải. Anh làm vậy để thỏa mãn niềm đam mê bóng đá...

    [​IMG]
    Theo Công an nhân dân

Chia sẻ trang này