1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh đất và người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi rapchieubongthienduong, 19/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Phóng sự
    Cổ tích sau luỹ tre làng

    Bài: Đặng Lam Điền
    Ảnh: Phạm An Phú

    Chẳng cần đến thôn Đông, chỉ cần tới mấy xã giáp xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hỏi nhà ông giáo Lương Văn Trưng thì ai cũng biết. Không phải ông đạt danh hiệu nhà giáo nhân dân hay danh hiệu cao quý gì mà vì trong khoảng 20 năm qua, ông đã lặng lẽ dạy ôn thi miễn phí cho gần hàng chục con em thương bệnh binh, nhà nghèo tỉnh Thái Bình đỗ đại học, cao đẳng. Ấy thấy mà khi vừa đến con ngõ hun hút tre, gặp vợ ông chúng tôi đã bị ?ogiội? ngay gáo nước lạnh: ?oNăm nay ông ấy nghỉ rồi, yếu rồi còn sức đâu mà dạy nữa. Với lại bây giờ dạy cũng phải lấy tiền chứ ai đi dạy không công được??

    20 năm dạy ôn thi miễn phí
    Tính tới năm 2004, chính xác là 86 học sinh con em thương bệnh binh, lão thành cách mạng, con nhà nghèo đã bước vào giảng đường đại học, cao đẳng từ lớp ôn thi của ông giáo làng Lương Văn Trưng, trong đó có em Điền đạt điểm cao nhất kỳ thi tốt nghiệp PTTH tỉnh Thái Bình năm 2002, em Bảo (xã Thăng Long, huyện Đông Hưng) đỗ thủ khoa trường đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2003. Trên dưới 20 năm, ông giáo làng lặng lẽ luyện thi đại học cho học trò nghèo mà không nhận một đồng công xá. Là giảng viên của trường nghiệp vụ công nghiệp địa phương Nam Hà (đặt tại Lý Nhân), về hưu năm 1980, nhưng ông không chịu hưu hắt. Nhờ sự giới thiệu của đồng nghiệp cũ cũng là người từng chịu ơn mình đang làm lãnh đạo tại Sở giáo dục đào tạo tỉnh Thái Bình, ông dạy tiếng Anh, tiếng Pháp nâng cao cùng tiếng La-tinh cho đội ngũ bác sĩ, kỹ sư của tỉnh, dạy bồi dưỡng văn, ngoại ngữ cho giáo viên văn PTTH trong tỉnh. Vì là thầy của thầy giáo, nên ông nhất loại được học trò đang đứng trên bục giảng gọi là ông, xưng con.

    Hết khoá học ấy, rỗi rỗi không chịu được ông tập trung 5-6 học sinh con cháu cụ lão thành cách mạng vốn là người quen của mình ôn thi tốt nghiệp PTTH và thi đại học. Ông dạy cả toán, lý, hoá lẫn văn, sử, địa, tiếng Anh, tiếng Pháp, nhưng nổi bật nhất là tiếng Anh, tiếng Pháp. Nhưng mỗi năm, ông cũng chỉ nhận dạy 5 - 6 học sinh, mà phải là học sinh có sức học khá, chăm ngoan, con em thương binh liệt sĩ hoặc con nhà nghèo, vì ?onếu ai cũng dạy, lớp đông quá thì sức tôi không kham nổi?. Ông nhờ lãnh đạo, giáo viên các huyện lân cận như: Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ giới thiệu học sinh con nhà chính sách, nhà nghèo hiếu học, rồi mở lớp tại trường PTTH Tiên Hưng (huyện Đông Hưng). Mỗi năm cũng chỉ vài tháng giáp kỳ thi, ông ?" trò mới ôn luyện. Tất cả những ai đã được học lớp ôn thi của ông đều đỗ đại học. Nhiều người bảo ông là dở, là dại dột, bởi trong khi người ta dạy luyện thi đại học để mua xe, xây nhà thì ông cứ dạy không công. Ngay cả các con ông cũng bảo: ông già rồi, chẳng có thu nhập, uống bằng nước lã à. Nhưng ông cười hồn hậu: ?oUống nước lã càng mát, vì thanh thản, đâu phải cứ ăn đầy bụng là sướng?. Ông thường cặn dặn học trò là ông con sống với nhau chân thật, nhớ đến nhau là được, đừng quà cáp. Một lần có phụ huynh biếu mâm vải thiều, ông cũng không nhận. ?oCuộc sống đến thế là đủ rồi. Tôi có chế độ về hưu mất sức của mình?. Cũng do vì về hưu mất sức mà năm 1980 ông về chỉ có sổ gạo chứ không có lương, sau đó mới được 45.000 đồng/tháng rồi tăng lên 50.000 đồng, hiện tại cũng chỉ được hơn 300 nghìn đồng/tháng. ?oMay mắn là tôi có ngưởi vợ rất tốt, bà ấy không hề kêu ca gì?. Mới về hưu, con cái nheo nhóc, ông còn phải dìm cổ xuống ao lấy bùn thuê nuôi gia đình. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, các con ông cũng không theo học lên cao, người đi bộ đội, người đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Điện Biên, Lai Châu, nhưng cuộc sống cũng rất vất vả.

    Ông thường bảo học trò, nếu chỗ nào không hiểu cứ nói để ông giảng lại, bởi ?okhi giảng dạy giữa thầy và trò không có sự cách biệt thì mới học trò mới nắm tốt bài giảng?. Dạy ở trường PTTH Tiên Hưng, cách nhà chừng 5km, có nhiều giáo viên và học sinh đòi chở ông về bằng xe máy về ông không nghe, mà vẫn kẽo kẹt chiếc xe đạp tồng tộc. Mãi tới gần đây, sợ ông yếu quá phải đi xa thì ông mới nhượng bộ cho học trò chở bằng xe máy về.
    Cũng vì danh tiếng ấy, mùa hè năm 2004, khi ông lên Điện Biên chơi với con gái thì được lãnh đạo trường cao đẳng sư phạm Lai Châu, bảo tàng Điện Biên Phủ mời dạy tiếng Anh, tiếng Pháp nâng cao cho cán bộ, giáo viên. Có người Hồng Việt làm ăn ở tận Sơn La biết tiếng ông, gửi con về quê theo học; có giáo viên ở Hưng Yên cách đó 30 ?" 40 km cũng gửi con sang học.

    Dù đã được nghe kể trước, nhưng đến nhà ông, chúng tôi vẫn không khỏi ngạc nhiên bởi căn nhà ba gian quá bé nhỏ, nếu không nói là tuềnh toàng nơi ông bà chung sống. Ngoài bộ bàn ghế đi-văng cũ kỹ, chiếc TV từ đời ?ocổ lai hy?, thì chẳng có gì đáng giá. Ngay như chiếc tivi ấy cũng là đồ cũ của người quen mà con gái ở Điện Biên xin về biếu bố mẹ. ?oTrước mình khố lắm, nhưng nhờ các thầy giáo tốt nên mình mới được ăn học đến nơi đến chốn, nên chẳng có lý do gì khi học sinh nghèo, ham học mà mình lại không giúp đỡ. Tài sản lớn nhất đời tôi là tình cảm của các thế hệ học trò. Tôi cũng chịu ơn nhiều của các thầy. Các thầy ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của tôi, như ông giáo Nha, ông giáo Côn, rồi nhà thơ Xuân Diệu, nhà văn Nam Cao? không chỉ truyền thụ kiến thức hết sức tận tình mà còn là tấm gương về đạo đức người thầy? ?" ông giáo già từng được giáo sư Hoàng Như Mai gọi là ?ohọc sinh yêu? bảo vậy. Đến nay, ông cũng không thể nhớ nổi mình có bao học trò, vì mấy chục năm cần mẫn đưa đò, vị học trò lớn tuổi nhất của ông là nhà thơ Trần Đình Động cũng trên 75 tuổi, lớn hơn cả thầy.

    Giáo sư Lavalatra đi xe đạp tồng tộc
    Thực ra không phải đợi tới khi ông trở thành giáo sư Lavalatra mới nổi tiếng, mà hồi hơn 10 tuổi, cậu bé Lương Văn Trưng của thôn Đông, xã Hồng Việt, phủ Tiên Hưng đã nổi tiếng thông minh, đặc biệt rất giỏi tiếng Pháp. Nhà nghèo, bố mẹ đều làm nông dân, gia đình tới 7 anh em, nhưng ?ocũng may nhờ tôi học giỏi nên được thưởng khiếp lắm, mới có tiền theo học. Mỗi năm, tôi nhận được hàng tá bút, sách, được ưu tiên đong thóc, rồi còn được may quần áo tắm cho đi nghỉ mát mấy lần ở bãi biển Đồng Châu?. Mới 14 tuổi, nhưng ông phải khai tăng lên 2 tuổi để đủ tuổi thi Certificat (theo quy định 16 tuổi mới được thi Certificat), 16 tuổi ông đã đạt Diplôme.

    Đến nay, ông vẫn nhớ công của thầy giáo Nha ở trường làng - người thầy đầu tiên, đã giới thiệu ông với thầy giáo Côn ở trường phủ Tiên Hưng. Thầy Côn cũng túng, nhưng thấy cậu học trò nghèo, hiếu học đã tạo điều kiện cho đèn sách. ?oNếu không có các thầy, tôi đã không được đi học, vì nhà tôi bấn lắm. Hồi thi sơ học yếu lược, bố tôi không cho đi. Thầy Nha tiếc quá, cứ liều xin đi. Thầy Côn còn bảo, nếu nhà nghèo quá, thì thầy sẽ nuôi cho ăn học?.

    Vừa đạt Diplôme thì cả nước tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám. Nhà ông vốn là nơi nuôi giấu cán bộ cao cấp của Đảng, như: ông Giang Đức Tuệ - trưởng ty thông tin tuyên truyền tỉnh Thái Bình, sau đó là chủ tịch tỉnh Thái Bình? Thời đó nhạc sĩ Trần Hoàn và một số văn nghệ sĩ Liên khu 3 cũng ở hầm bí mật nhà ông. Ông ở nhà làm chân điếu đóm cho lãnh đạo nên được gọi là ?othằng cu điếu đóm?, sau được cử xuống trường trung học chuyên khoa Phan Thanh của liên khu 3 do giáo sư Hoàng Như Mai làm hiệu trưởng theo học chuyên khoa Toán, Lý, Hoá. Được thầy giáo Tùng rất giỏi tiếng Anh kèm cặp, nên ông chuyển sang học tiếng Anh rất nhanh. Khi Pháp quay lại Thái Bình, trường Phan Thanh giải tán, ngay lập tức ông được một nhà giàu tại ngã tư Môi (An Bài, huyện Quỳnh Phụ hiện nay) rước về nhà làm gia sư dạy con mình thi tú tài. Trong thời gian dạy tại đây, ông tự học ngoại ngữ vì chủ nhà rất quý, mua rất nhiều sách tiếng Pháp, tiếng Anh cho thầy. Ông cũng bặt tin gia đình, mãi tới khi gặp lại ông Tuệ trong cuộc mít tinh tại đền Đồng Bằng thì mới quay về nhà, tham gia ban chuẩn bị chiến trường. Vì giỏi tiếng Pháp nên ông thường lăn lộn ở đồng hướng loa vào đồn bốt làm công tác địch vận, hết nói tiếng Việt lại chuyển tiếng Pháp vận động lính Việt bảo hoàng, lính Pháp quay hàng, nhiều lần suýt chết. Được cử đi đào tạo cán bộ thông tin tuyên truyền liên khu 3, được nhạc sĩ Trần Hoàn trưng dụng phục vụ soạn thảo giáo án, đi Trung Quốc học cấp tốc, được đánh giá là có khả năng, làm việc tốt, nhưng vì còn trẻ nên ông lại được cử lên Việt Bắc ?ođiếu đóm? cho nhà thơ, nhà văn Xuân Diệu, Nam Cao, Nguyên Hồng trong Hội nhà văn. Được nhà thơ Xuân Diệu rất quý, giao cho dịch một số tác phẩm văn học Pháp, như thơ Victo Hugo?nhưng ông cũng hay bị mắng khổ sở. ?oNhưng tôi rất thích vì nhờ mắng mà tôi quyết tâm học giỏi. Thời gian này tôi học ngoại ngữ băng băng, vì để luyện khả năng ngoại ngữ, nhà thơ Xuân Diệu bắt phải nói bằng tiếng Pháp, ai nói sai thì bị cộc đầu?. Lại lộn về Thái Bình hoạt động trong du kích xã, xây dựng lớp bình dân học vụ làm cho Hồng Việt trở thành xã thứ hai thanh toán nạn mù chữ trong toàn quốc.

    Trong giai đoạn công nghiệp hoá miền Bắc từ 1960 - 1965, là người của Ty công nghiệp Thái Bình, được cử đi học tiếp ở trường nghiệp vụ công nghiệp địa phương Nam Hà. Sau khi tốt nghiệp với số điểm cao nhất, cậu học sinh đảng uỷ viên trẻ măng ấy được giữ lại đào tạo đại học tại chức và trở thành một trong những giảng viên trẻ nhất của trường. Nhiều vị lãnh đạo, giám đốc sở ban ngành các tỉnh miền Bắc vẫn còn nhớ ông thầy trẻ nhỏ bé dạy hết mình, nhưng cũng hay bị nhiều người chê là ?ongười lập dị suốt đời? vì đơn giản khi ốm đau, nhiều giám đốc sở tỉnh, thành tự nguyện chăm sóc, ông cũng không đồng ý, chứ chưa nói đến chuyện nhận quà cáp biếu xén. Sau học trò mới biết được sở thích lớn nhất của ông là đọc sách, nên cử nhau đi tìm bằng được sách quý, nhất là sách tiếng Anh, tiếng Pháp cho thầy. Có bộ cách tiếng Pháp cách đây 60 - 70 năm bìa bọc lụa rất quý qua tay đồng nát, rồi lọt vào tủ một thầy giáo khác, nhưng một vị giám đốc sở tỉnh nọ đã kỳ công tìm cho ông. Đến năm 2001, khi lần cuối cùng ông kiểm tra là có 26.000 bộ sách, sau này tăng thêm nhiều, vì mỗi năm học trò về thăm, quà biếu thầy là bộ sách quý, nhất là sách ngoại ngữ. Nay lên tới hơn 40.000 bộ sách, trong đó có nhiều cuốn sách hiếm như bộ Những người khốn khổ bằng tiếng Pháp. Hơn 4 vạn đầu sách ấy được chứa trong 57 hòm tôn để tại một khu nhà riêng và cả cạnh giường nằm... Ai cần sách, ông đều cho mượn. Hiện ông còn cho trường cao đẳng sư phạm Điện Biên mượn nhiều cuốn sách quý. ?oChỉ mong mọi người giữ gìn cẩn thận, để nếu khi người khác cần thì phải trả lại, vì đó cũng không phải sách của tôi mà của học trò nhiều thế hệ gửi tôi. Tôi chỉ giữ hộ cho thôi? ?" ông nói.

    Còn biệt hiệu giáo sư Lavalatra của ông lại bắt nguồn từ một chuyện khác. Không phải dân khoa học, nhưng bị cuốn vào khí thế hừng hực thời kỳ miền Bắc xây dựng 5 năm lần thứ nhất, ông cũng mày mò nghiên cứu quá trình chuyển hoá phân tử Ion trong đất ứng dụng trực tiếp vào đời sống nông nghiệp của nông dân. Công trình khoa học ?oĐời sống cây tròng? của ông được hội đồng khoa học trong và ngoài nước duyệt lên duyệt xuống mất 8 ngày và đã được thực nghiệm tại Thái Bình. Trong đó, ông đặc biệt chú ý tới phương pháp truyền đạt tới người nông dân, vì nếu rập khuôn các nước vào Việt Nam thì không phù hợp trình độ dân trí của người nông dân Việt Nam vốn còn thấp. Đơn giản như việc hoà nước tiểu với phân lân, đạm để tưới cây - vốn là một quá trình phản ứng hoá học với ngôn ngữ chuyên ngành và đó cũng là việc mà nông dân miền Bắc thời đó quen làm, nhưng ông lại giảng giải cụ thể cho họ bằng ngôn ngữ của chính họ.

    Trong các buổi thuyết trình bảo vệ công trình khoa học với nhà khoa học nước ngoài, vì cái tên Lương Văn Trưng phát âm khó, nên ông đã nghĩ ra tên Lavalatra vừa chơi chữ Lecteur trong tiếng Pháp (giáo sư), lại vừa viết tắt tên ông, cho đồng nghiệp nước ngoài dễ gọi. Sau này về dạy tiếng Anh, tiếng Pháp nâng cao cho đội ngũ kỹ sư, bác sĩ, giáo viên của Thái Bình, dù giám đốc sở bảo ông đi đâu thì cho người đưa đón bằng ô tô, nhưng ông vẫn kẽo kẹt chiếc xe đạp tồng tộc. Có nhiều lần ông ngạc nhiên bởi mình bị người ta chỉ trỏ nhiều, tưởng mình có vấn đề gì, nhưng hoá ra chính họ lại ngạc nhiên, thậm chí nhiều người còn không tin bởi giáo sư Lavalatra - người dạy giáo viên lại là một cụ già lụ khụ, ăn mặc có phần nghèo khổ. Có lần dạy ở trường cao đẳng sư phạm Thái Bình về, có giáo viên ở gần đó bán tin bán nghi bám theo hỏi thăm, lúc đầu ông tưởng anh ta cần giúp đỡ hay oan khuất gì, khi vị này toại nguyện vì đã biết ông là giáo sư Lavalatra, nhưng lại quay lại lần nữa nhìn ông từ đầu đến chân từ chân đến đầu, rồi bảo người ta đồn cụ tên là ?oLanxa?, hay xuất hiện trên báo cùng mấy ông Tây to cao, nhưng tôi không tin, hôm nay mới được trực tiếp gặp người thật việc thật.

    Điều làm ông đau lòng nhất hiện nay là tình trạng đạo đức trong ngành giáo dục bị xuống cấp, như nạn học thêm, xiết tiền của học sinh, nhất là con em nông dân. ?oTôi không phản đối việc dạy thêm lấy tiền, vì đời sống giáo viên cũng còn khó khăn, nhưng dạy thêm cũng phải có lương tâm. Đa số giáo viên là tốt, chỉ có một số người hiện nay chỉ biết thu tiền của học sinh là chính. Nhưng đã ăn lương của nhà nước, của nhân dân, nều anh dạy không nên hồn thì phải dạy lại cho học sinh hiểu, chứ sao lại mở lớp dạy thêm thu tiền? ?" ông than thở. Ngoài nhiều bài thơ ca ngợi thầy cô giáo gương mẫu, ông chỉ biết trút nỗi niềm đau đáu ấy vào những bài thơ phê phán.

    Góp chuyện với chúng tôi, bà vợ tần tảo của ông - người làm chúng tôi điếng người khi mới gặp cười hiền, bảo: ?otôi cứ lo ông ấy yếu, năm nay 75 tuổi rồi nên bao lần tôi và các con bảo ông ấy nghỉ đi cho khoẻ?. Ông cũng bảo năm nay cũng thấy không khoẻ lắm, chưa rõ có dạy được vào mùa hè sắp tới không. Bởi đã 3 năm nay cặm cụi ông tập trung vào việc biên soạn cuốn Ngữ pháp tiếng Anh gồm 12 cuốn. ?oHiện nay nhiều sách ngữ pháp quá, người học và người dạy đều khổ, nên tôi tổng hợp lại có hệ thống, các trình độ học đều có thể hiểu được. Tôi lo nhất là mình yếu thôi. Nhiều người bảo tôi, ông cứ hoàn thành đi, sẽ in cho ông?. Nhiều người kính trọng ông, nhưng cũng không ít kẻ ganh ghét. Ngay ở làng này cũng có người vốn à giáo viên không thích ông ra mặt, thậm chí còn bảo ?ogiáo sư gì, giáo dở thì có, ông ta có học hành bao giờ đâu, về toàn đi gánh bùn, cày cuốc?. Ông cười hồn nhiên:?o có lẽ do tôi làm việc nghĩa, nên bị người không có nghĩa ghét, dù tôi đã hết sức dung hoà với họ, để người ta thấy mình đâu có làm gì sai?./.

    Chú thích ảnh:
    1,2: Ông giáo làng Lương Văn Trưng
    [​IMG]
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Tòan cảnh Thuận Vi (nhìn từ đê sông Hồng)
    Ảnh: Phạm An Phú[​IMG]
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Làng nằm cách Thành phố Thái Bình 10 km theo hướng Cầu Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm.
    Làng nằm cách Thành phố Thái Bình 10 km theo hướng Cầu Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh. Đến Bách Thuận du khách như lạc vào công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm, nhạt dọc theo hai bên đường làng là màu xanh của cây hoè, táo. Thiên nhiên ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống, ở đây có đủ các loại hoa quả bốn mùa: táo, ổi, cam, chanh, hồng xiêm, roi, chuối bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng, nét riêng với những tên gọi khác nhau tuỳ theo sự uốn tỉa của chủ nhân của nó.
    Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho vùng quê ở vùng đồng bằng bắc bộ. Nơi đây có chùa Từ Vân và chùa Bách Tính đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử, là một điểm du lịch để du khách đến thăm quan, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài nước rất thích thú với cảnh quan, môi trường sinh thái ở làng vườn Bách Thuận này.
    Một số nhà thơ như Vũ Quần Phương từng làm thơ về Thuận Vi, nhưng xin lỗi, tôi lại không nhớ cả bài, chỉ nhớ được câu: Tôi thả hồn theo hương táo, hương ngâu...
    Theo www.thaibinh.gov.vn
    * Ảnh: Hoàng hôn Thuận Vi khi mặt trời dải ánh sáng xuống sông Hồng
    Ảnh: Phạm An Phú (2005)
  4. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Hàng cau vua trị giá hàng trăm triệu đồng ở Thuận Vi
    Ảnh: Phạm An Phú
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đường trục chính làng Thuận Vi, nối từ đê xuống bến nước sông Hồng
    Ảnh: Phạm An Phú (2005)
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Canh cá Quỳnh Côi
    Cá sau khi được chế biến như trên được dùng làm canh với bánh đa hoặc cháo, nước dùng và gia vị chanh, ớt, mùi tầu, thì là, rau răm,,,, Theo người dân sở tại, món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Sợi bánh đa (nhiều nơi gọi là sợi mỳ gạo) dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon.
    Từ thế kỷ 17, canh cá Quỳnh Côi đã được ghi vào sử sách là món ăn dân tộc, dân dã mang hương vị thơm ngon của vùng quê Quỳnh Côi Thái Bình. Từ thuở ông bà Nguyễn Tần, sinh hạ cậu bé Củng (tên Nguyễn Công Trứ thuở nhỏ) món canh cá nơi đây đã lan tỏa hương vị đậm đà đi khắp bốn phương. Ngày ấy Quỳnh Côi là tên huyện. ngày nay chữ Quỳnh Côi chỉ còn là tên của thị trấn trung tâm huyện Quỳnh Phụ, nhưng món canh cá Quỳnh Côi thì đã là món ăn dân tộc, nó theo những cư dân nơi đây đến mọi miền đất nước.
    Buổi ban đầu cư dân địa phương chỉ làm canh cá với loại cá rô đồng có màu vàng mượt sống ở vùng có đất sét màu đỏ. Vào tháng 3 hàng năm, khi bắt đầu có những trận mưa rào đầu mùa thì cá rô sinh sôi nảy nở. Đến tháng 10 lúa trổ bông, cá ăn hoa lúa nên rất béo và thơm. Cá rô bắt được sẽ dùng làm canh cá và một phần đem muối để ăn khi mùa lạnh đến.
    Ngày nay, cá rô tự nhiên không còn nhiều, muốn làm canh cá có thể dùng một số loại cá nuôi khác để thay thế. Trải qua thời gian, tùy theo từng khẩu vị khác nhau, món canh cá Quỳnh Côi có nhiều cách làm khác nhau đôi chút. Nhưng thông thường thì cá dùng làm canh phải còn tươi ngon. Cho cá vào bếp nướng, rán hoặc luộc đến vừa chín tới thì đưa ra khỏi bếp. sau khi khử sạch vẩy, vây và xương thì cắt cá thành miếng hoặc dằm tơi. Tới đây ta có thể để nguyên mà làm thành canh hoặc có thể tiếp tục đưa cá vào chảo hấp hoặc rán với gừng cho miếng cá trở nên cứng, có mùi thơm và vị cay nóng của gừng già.
    Cá sau khi được chế biến như trên được dùng làm canh với bánh đa hoặc cháo, nước dùng và gia vị chanh, ớt, mùi tầu, thì là, rau răm,,,, Theo người dân sở tại, món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Sợi bánh đa (nhiều nơi gọi là sợi mỳ gạo) dùng làm canh cá phải được làm từ gạo chiêm mùa trước, sợi phải mỏng, mịn và dai thì bát canh cá mới ngon.
    Thưởng thức bát canh cá bốc hơi nghi ngút với rau rút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông thì quả là một nét văn hóa ẩm thực tao nhã, thú vị không dễ gì có được.
    * Bài này được đăng trên chuyên san Người đẹp Việt Nam, báo Tiền Phong của tác giả Thu Trang nào đó. Đây là bài viết bịa đặt vì người viết chẳng hiểu gì về canh cá Quỳnh Côi và Thái Bình.
    Tác giả viết, canh cá Quỳnh Côi gắn liền với Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, từ khi ông còn là cậu bé con, nhưng không hiểu rằng, Nguyễn Công Trứ chỉ gắn với Tiền Hải, chứ không hề sinh trưởng, sinh sống thời bé tại Quỳnh Côi và sau này cũng chưa bao giờ tới Quỳnh Côi.
    Chỉ có Nguyễn Du thời lánh Tây Sơn mới chạy về làng Hới, Gạo, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Phụ ở với anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn thôi.
    Bài viết có ý tốt quảng bá đặc sản ẩm thực Canh cá Quỳnh Côi, nhưng lại làm người đọc hiểu sai.
    Canh cá Quỳnh Côi cũng chỉ có gia vị là thìa là, rau mìa, hành tươi, húng dũi (húng bạc hà) chứ không ăn với rau muống, rau mút, rau cần. Một số quán canh cá Quỳnh Côi "mất chất" ở Hà Nội mới thêm vào gần đây mà thôi.
    Sắp tới, tôi sẽ viết một bài chân thực về canh cá Quỳnh Côi. hì hì.
    Ảnh: Phạm An Phú
    [​IMG]
  7. FerroConcrete

    FerroConcrete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    .......Nhìn con đường này thanh bình quá , mà nhớ con đường quê mình qúa ....
    Thanks!
  8. YeulamTienHung

    YeulamTienHung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Xúc động quá!
    Ủa! mà sao mình cũng từng học trường Tiên Hưng và nhà mình cách Hồng Việt có 5 km thôi mà mình chưa được nghe câu chuyện này bao giờ cả. Giờ mới biết, hic!
  9. FerroConcrete

    FerroConcrete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0

    Chú thích ảnh:
    1,2: Ông giáo làng Lương Văn Trưng
    [​IMG]
    [/quote]
    ...................................
    Nhìn cái ảnh này của ông cụ , thấy sức mạnh của thời gian là vô song nhẩy .
    Thời gian tàn nhẫn thật - Nghĩ mình 50 năm nữa chắc cũng thế này đây .
    Ông cụ nom fúc hậu thật .
  10. hoagaobensong

    hoagaobensong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Ảnh : Ông giáo làng Lương Văn Trưng
    [​IMG]
    [/quote]
    ...................................

    @yêulamtienhung : Thầy Lương Văn Trung nổi tiếng từ lâu rồi em ạ. Thời chị học cũng đã biết tiếng tăm của ông rồi.
    Bây giờ cuộc sống thay đổi nhiều để có được một người thầy giáo như vậy quả là một điều thật khó phải không mọi người. Cũng đã lâu rồi hoagao mới lại được nghe chuyện về người thầy giáo tận tâm với nghề như vậy. Xúc động quá!!!!!!!!!!!

Chia sẻ trang này