1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh đất và người Thái Bình

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi rapchieubongthienduong, 19/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn hoagaobensong, yeulamTienHung, Frero Crette
    Thế mà khi tôi điện thoại về xã Hồng Việt, gặp ông phó bí thư đảng ủy xã, ông ấy bảo: "ông Trưng già rồi, lẩm cẩm, với lại ông ấy dạy thì làm sao bằng ngày nay" (?).
    Gặp bí thư đảng ủy (người rất quí cụ Trưng) thì bí thư đi vắng, nên không biết tin gì thêm.
    Không biết dạo này cụ thế nào. hồi đó, đến thăm vợ chồng, nhà lụp xụp lắm, biếu cụ 50 N mãi,cụ mới nhận, dù tôi chỉ biết cụ qua một tin vắn trên báo Công an nhân dân và sau đó mò về đó viết bài.
  2. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    KÍNH VIẾNG HƯƠNG HỒN BÁC KIM NGỌC
    Từ blog của Cường nhabaotudo
    http://blog.360.yahoo.com/blog-ZkuYZDg_c6VNQ3WEaIhYT9c-?cq=1&p=1336&n=28500
    Dưới đây là một vài hình ảnh của một đất nước có hơn 70% dân số sống bằng nông nghiệp hoặc cuộc sống có ảnh hưởng trực tiếp từ nông nghiệp.
    * Trong một cuộc khảo sát ở một trường THPT miền trung du Bắc bộ có 18/20 em không muốn thi vào Đại học Nông nghiệp.(hai em còn lại thuộc diện không thi)
    * Ở một cơ quan dân chính , một thanh niên vi phạm kỷ luật, gây thiệt hại tài sản, uy tín cơ quan . Cuộc họp xét kỷ luật anh ta đi đến kết luận với 90% phiếu thuận là đẩy cậu ta về quê ở nông thôn!
    * Tại một Trung tâm khuyến nông một huyện sầm uất miền đông Nam bộ, tất cả cán bộ của cơ quan này có nhà cửa ở đô thị lớn. Mỗi khi về cơ sở tập huấn, tuyền truyền gì đó xong cùng vài chức trách ra phố huyện chiêu đãi xong , dông một mạch về Sài Gòn.
    * Giá cước một chuyến xe tải 10 tấn, nếu chở hàng công ?"thương nghiệp từ SG ra HN khoảng 12 triệu.Chở trái cây đắt thêm 4 triệu!
    * Một bao phân NPK chất lượng cao nhập từ Philippin vượt qua mười ngàn cây số đường biển, chịu thuế kho vận, nhập khẩu , xếp dỡ nhưng giá rẻ hơn một bao phân NPK sản xuất tại Bình Điền, nếu chiết tính trừ đi phần cước vận chuyển vẫn rẻ hơn phân Việt Nam gần 10% .
    * Nếu tạm lấy đích từ năm 1992, cân đối với giá vàng, giá xăng dầu thì giá gạo hạ xuống hơn 60%. (năm 93 xăng 3700đ/lít, vàng 420.000/chỉ.Gạo 2500/kg
    * 1 kg Ngô (bắp) mua của nông dân dưới hai ngàn đồng, qua vài động tác xử lý kỹ thuật, đóng gói và các trung tâm giống-cây trồng ?okhuyến nông? lên 19 lần (cỡ 36 ngàn một túi 1kg)
    * Giá một chiếc xe máy Dream sản xuất tại Việt Nam , bán cho người Việt Nam đắt hơn bên Thái 2 lần, số tiền đắt hơn này bằng giá trị thu được từ 5 vụ sản xuất nông nghiệp của một gia đình nông dân bắc bộ cân cả giống (một gia đình ở trung du tỉnh Thái Nguyên mỗi vụ làm được cỡ một tấn lúa cân cả giống trị giá gần 2 triệu là giỏi )
    * Trong một ?othông báo? của Liên đoàn lao động tỉnh P., họ mời gọi thanh niên nông thôn nộp bạc triệu (lại là gần một tấn thóc) để học nghề ?may công nghiệp, thứ nghề mà một số doanh nghiệp ở SG dạy miễn phí cho công nhân,chỉ 10 ngày là xong. Thông báo này cũng hứa sẽ đưa lực lượng này ra thành phố làm việc.
    * Mặc dù đường điện hạ thế chạy qua nóc nhà nhưng muốn bắt điện, nhiều nơi người nông dân vẫn phải nộp bạc triệu (lại là hơn nửa tấn thóc) để có đồng hồ điện (nhiều hơn giá trị đầu tư gồm một đồng hồ trị giá hơn trăm ngàn + nửa công lao động lắp đặt)
    Sơ phác mươi nét kể trên, bức tranh ?okhuyến nông? đã nỗi rõ mồn một .Người bị kỷ luật, yếu kém thì đẩy về nông thôn, đám thanh niên trẻ khoẻ có ăn có học thì vét ra đô thị !. Ngành lao động, dịch vụ , thương mại cứ nhè vào cái tình thế không thể khắc phục bằng cách khác của nông dân để kiếm cho đẫy túi !
    Ở diễn đàn Quốc hội, từ vài khoá gần đây khuyến nông là vấn đề được quan tâm và bàn bạc song những chuyển biến thì chưa có gì ra tấm ra món cả. Bây giờ nông dân thì lo ?được mùa (vải thiều, dưa hấu, chôm chôm chẳng hạn) .Người kinh doanh ?ophục vụ? nông nghiệp thì ?olo? tăng giá thuốc, phân, điện, dầu ,bao bì !
    Thực ra, đâu phải đợi đến lúc trái chín nông dân mới ?ochết? mà ngay khi xuống giống , ?oanh? Giống-cây trồng đã vặt ác liệt, đi mua bao phân, anh phân nện cho một chưởng ,có khác gì đi vay nặng lãi để làm nông???
    Trên báo chí thường lấp lánh hình ảnh ba ?onhà? chung lưng gánh vác sự nghiệp nông nghiệp :Nhà doanh nghiệp-Nhà khoa học-Nhà Nông. Ở cấp nhà nước thì có Bộ Thương Mại, Bộ Nông nghiệp và-phát-triển-nông-thôn, rồi ngành khoa học thì đếm không hết những Bộ, Cục, Vụ, Viện nghiên cứu, quản lý ,các công ty, trung tâm khuyến nông, những gì dính đến nông nghiệp nhưng cứ nhìn đoàn xe chở dưa hấu dài 6 km chảy máu đỏ xuống gầm xe nằm cả tuần trên biên giới Việt-Trung, rồi nhìn nỗi lo lỗ vốn đau đáu cả vùng vải thiều bắc bộ năm nay thỉ thấy công việc của các ?onhà? kia (trừ nhà nông) ra chỉ là việc làm mang tính hàn lâm, kinh viện để đăng báo mà thôi!
    Ấy thế mà anh nông dân đen đúa, luôn bị bắt nạt, ăn hiếp này lại to gan làm nên một việc vĩ đại: khi nhà nước đang từng bước xoá bỏ bao cấp thì anh này dám bao cấp ngược!
    Anh tài xế xe đò lương mỗi tháng hơn hai triệu, khoản tiền cơm bằng ba ngày lương. Chị nhà báo, làm cái phóng sự tầm trung, ngoài lương ra lãnh triệu bạc nhuận bút bằng nửa vụ lương thực một gia đình. Anh thợ xây ở tp HCM tháng lương cũng đong được tròm trèm tấn thóc!. Hàng ngàn công ty ta-tây đang tận dụng lới thế lao động giá rẻ, lợi nhuận nhiều . Cái cơ bản tạo nên lợi thế kia chính là giá gạo,thực phẩm rẻ.
    Lúc này giá gạo bình dân khoảng hơn ba ngàn một kg .đó là giá ghi trên bảng giá ngoài hàng gạo chứ nếu cân đối với vật giá chung hồi 1995 thôi, giá gạo đã giảm một nửa!
    Giá điện, giá xăng, vé máy bay, ga đốt , xe tàu muốn lên lúc nào tuỳ ý, chiều tuyên bố đêm vọt lên liền, chỉ có giá gạo là nhiều năm vẫn ?othủy chung như nhất?.Năm 2006 cớ cơ để giá gạo lên được tí chút, bị ?ođiều tiết ?o ngay!
    Ta thử hình dung như thế này: xin lấy toàn những ví dụ có thực và hoàn toàn có thể làm được: Lấy giá một bao phân Bình Điền hoặc các loại phân khác ở khu vực được tiêu thụ lớn nhất nước là vùng Đông Nam bộ bằng giá phân cùng chủng loại sản xuất và kinh doanh từ Lâm Thao, Văn Điển miền bắc (ví dụ loại công ty Phú Bền của Bỉ tại Phú Thọ đặt hàng, có kiểm chứng hẳn hoi giá thấp hơn ở phía nam 30%).Nếu hạ được như vậy, đối với người dân, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp lập tức tăng lên thêm 15% ngay !,thật là thần thoại! . Một ví dụ khác: Nếu hạ giá ngô giống, bí giống xuống ở mức thoả đáng mà nhà khoa học vẫn có lãi thì có thể giám xuống cỡ ?.tám lần (còn độ 4,5 ngàn một kg vẫn có lãi, theo khảo sát của tôi) .Trong trường hợp đó, lợi ích người dân nông nghiệp toàn quốc thu được thêm (hoặc đỡ phải chi) mỗi vụ sản xuất là hàng chục tỷ đồng!
    Tôi cố gắng hình dung ra một cái gì đó cho vui vui về anh nông dân khi được xã hội ?okhuyến? anh ta mà khó quá!. Ngoài kia, đài báo vừa thông báo một đợt sâu rầy mới mà lo quá. Để có chai thuốc nửa chữ ta, nửa chữ tây to bằng ngón chân cái, ông nông dân lại mất đứt con gà trống thiến 3kg!.Mà không chịu mua thì nửa vụ làm làm vất vả đi đứt. Người nông dân thường ở vào cái thể ?ophải mua? và không có lựa chọn nào khác!
    Nhà nước từ dăm năm trước đã có một động thái ?okhuyến nông? thật sự bằng việc miễn thuế nông nghiệp nhưng bao giờ ông Điện, ông Phân, ông Nước, ông Nông dược cùng bao nhiêu ông khác tha cho bà còn hoặc ít ra là ?ogiảm án? cho bà con tí chút như gợi ý về chuyện túi phân nội nêu trên?
    Xa hơn, xin được ?omơ? như thế này, một ngày đẹp trời nào đó, ?oông honda? hoặc ông Jupiter chẳng hạn, thương tình sau khi ăn chán rồi, nay đại xá cho bà con một nửa giá ( vẫn còn thu bằng giá cái xe cùng loại bên Thái Lan) thì thu nhập của bà con nhỉnh lên ngay ba bốn chục phần trăm!
    Bài học lịch sử cho thấy bao giờ, thời nào thì giai cấp nông dân, giai tầng dưới cùng của xã hội cũng là nơi thua thiệt nhất .
    Vực được khu vực nông nghiệp-nông thôn lên chính là cái nền móng vững vàng cho một nền xã tắc , một thiết chế căn bản tạo lập đà tiến chung của đất nước.
    Nước Trung Hoa to bành với nhiều ngàn năm lịch sử mà mãi đến gần đây, nhà báo Lý Xương Bình mới nhìn ra điều này và tổng kết trong cuốn ?oSố phận một con người? (NXB HNV và báo Tuổi trẻ trích đăng) nhưng sau đó, nhá báo này cũng nhiều phen hú hồn.
    Ở ta, nếu có cuộc ?okiểm toán? từ ?okhuyến nông? trên các phương tiện truyền thông, trên những chủ trương chính sách thì coi chừng từ ?okhuyến nông? nhiều hơn ?bên tàu nhưng bức tranh toàn cảnh của trò ?okhuyến nông? , lạy trời, đúng như nói trên!
    Tôi không mong mình trở thành Lý Xương Bình của VN bởi một hai lần đụng bút vào đề tài này, hy vọng bảo vệ vài chục ngàn nông dân như vụ ở tỉnh T khỏi bị đẩy vào tỉnh cảnh ?ochợ cấp? ?" đang là người làm thật ăn thật, năm sáu chục tuổi đầu, chữ nghĩa có hạn , chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn mà bỗng dưng hàng trăm hecta đất nông nghiệp bị biến mất, đổi lại lấy vài chục triệu, nếu tạo dựng nhà cửa xong là tuyệt lương vô kế nhưng ngay từ lần ấy , báo đăng xong, chưa kịp mùng thì bên nhóm lợi ích ?oTrên - nông- dân? kia phản đòn, tôi quăng bút, bỏ cả dép chạy thục mạng.
    Hôm nay, thấy bà con vùng vải ngoài quê xứ khóc vì được mùa, lại gõ lách cách lên bàn phím, góp một tiếng hờ ơi?.!
    * Bài này không nói về Thái Bình, nhưng vì nói về nông dân, mà Thái Bình vốn là tỉnh lúa, quê hương 5 tấn, và 99 % người Thái Bình không có bố mẹ thì cũng có ông bà, cô dì chú bác làm nông dân, ở nhà quê, nên tôi post vào chắc cũng không có gì là không đúng phải không ạ?
    [​IMG]
    * Ảnh: Được mùa. Kiemchacsu'' s blog
  3. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Đôi nét Quỳnh Phụ
    Huyện Quỳnh Phụ diện tích chừng 200 km2, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, giáp Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên (ngăn bởi sông Hóa, sông Luộc), phía Đông là Thái Thụy, phía Nam là Đông Hưng, Hưng Hà. Huyện Quỳnh Phụ được hợp nhất từ huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực vào những năm 1960 khi nhà nước sát nhập một lọat huyện nhỏ thành huyện vừa vừa: Vũ Thư (Vũ Tiên + Thư Trì), Thái Thụy (Thụy Anh + Thái Ninh), Đông Hưng (Đông Quan + Tiên Hưng), Hưng Hà (Hưng Nhân + Duyên Hà). Trung tâm huyện là thị trấn Quỳnh Côi - một thị trấn nhỏ bé, yên bình nằm bên bờ sông đào Yên Lộng (nối sông Luộc ở cửa Hiệp với sông Tiên Hưng ở xã Liên Giang, Đông Hưng. Tháng 3 âm lịch, cả thị trấn chìm trong hương hoa thơm ngát, trong màu trắng như mây trời của hoa dâu da. Quỳnh Côi từng là một trong hai đô thị được công nhận chính thức (là thị trấn) của tỉnh Thái Bình (cùng với thị xã Thái Bình) từ năm 1975 trở về trước, nhưng đến nay đã chìm trong không khí truyện ngắn "hai đứa trẻ" của Thạch Lam.
    [​IMG]
    * Bến Hiệp (sông Luộc chảy giữa Thái Bình - Hải Dương) trong sương sớm.
    Hiện nay, Quỳnh Phụ là huyện nghèo nhất Thái Bình do giao thông không thuận tiện (tuy có đường sông quốc gia chảy qua, sông Luộc, nối Hà Nội - Hải Phòng), đất chật người đông, không có công nghiệp, không có tài nguyên thiên nhiên (giống như Thái Bình), không có nghề thủ công truyền thống.
    [​IMG]
    * Ngã ba sông Diêm Hộ - sông Hóa Khê (cầu Vật, An Vũ, Quỳnh Phụ)
    [​IMG]
    * Đền thờ thủy thần ngã ba sông Hóa Khê - Diêm Hộ
    [​IMG]
    * Ngõ xóm làng An Phú, Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình một sớm mùa đông
    [​IMG]
    * Người già dự lễ đón nhận huy chương Anh hùng lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp của xã Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ
    [​IMG]
    * Chèo Lưu Bình Dương Lễ do đội chèo xã Quỳnh Hải trình diễn
    [​IMG]
    * Cánh đồng thôn An Phú, xã Quỳnh Hải vụ đông. Đây là điển hình và là nơi khởi nguồn phong trào cánh đồng 50 triệu/ha trong nông nghiệp Việt Nam
    [​IMG]
    * Chợ nông sản đầu mối làng An Phú, Quỳnh Hải. Chợ này họp tự phát chừng 10 năm rồi, họp từ 10 - 12 h trưa hàng ngày, bán đủ mọi rau hành, hoa quả, nhiều nhất là ớt, hành tươi, tỏi, su hào, bắp cải, rau mùi, cần Tây, dứa, mía, vải, lá dong, giang (gần Tết)...thu hút hàng trăm người tham gia. Rau hành từ Hải Dương về, từ Hải Phòng sang, từ Hưng Yên tới, từ Thái Thụy, Đông Hưng...sang. Nghe nói, nhà nước chuẩn bị đầu tư xây dựng chợ nông sản đầu mối tại đây. Nhưng cũng phải nghe và nói tới vài năm nữa mới xong.
    [​IMG]
    * chùa Thanh Quang làng An Phú. Chùa được xây dựng vào thời Mạc. Trong chùa còn một tấm bia đá do Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết. Tương truyền, chính ông là người chọn đất cho dân làng để dựng chùa. Trong chùa có hai pho tượng Kim Đồng, Ngọc Nữ tư thế quì, rất đẹp (gần giống thần thái tượng Kim Đồng chùa Dâu, Bắc Ninh), nhưng đã bị mất cắp gần 10 năm nay.
    [​IMG]
    * Chạm khắc xà bẩy chùa Thanh Quang, làng An Phú, Quỳnh Hải
    [​IMG]
    [​IMG]
    * Đường trung tâm làng An Phú sau cơn mưa mùa hạ
    [​IMG]
    * bến Hiệp (gần nhà bộ trưởng bộ CN Hoàng Trung Hải), nơi hai bạn học cùng PTTH với tôi (Hằng và Vin) bị chết đuối khi đi đò về thăm nhà, sau khi mới nhận bằng tốt nghiệp đại học.
    [​IMG]
    * Tòa đại bái, chùa - đền La Vân thờ thiền sư, thánh Nguyễn Minh Không
    Ảnh: Phạm An Phú
  4. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Đông Dương quê nội tớ ( mới về thăm quê)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Ảnh Quỳnh Côi hè 2007
    [​IMG]
    Ao bèo tây đầy hoa
    [​IMG]
    Nhà nửa đêm
    [​IMG]
    Đường làng An Phú nửa đêm
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngõ xóm buổi sớm
    Ảnh: Phạm An Phú - Đặng Lam Điền
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Sửa chữa đình làng Đoàn, Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Kiệu tại đình
    [​IMG]
    Câu đối bẹ dừa
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bát hương cổ
    [​IMG]
    Cánh cửa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ảnh: Phạm An Phú - Đặng Lam Điền
  7. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Sông Luộc mùa lũ 2007
    [​IMG]
    Bến Hiệp, gần nhà PTT Hoàng Trung Hải
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đò Hiệp, bến Hiệp nơi hai ngưòi bạn của tôi đã bỏ mạng vì lật đò. Mỗi lần qua bến Hiệp, tôi đều van vái hai bạn cũng những người xấu số hay phù hộ để nhà nước sớm làm 1 cây cầu qua khúc sông này để bao người vô tội không chết oan, để Quỳnh Côi phá thế ngõ cụt hoặc phù hộ độ trì cho tôi thành tỳ phú, tôi sẽ bỏ tiền xây cầu lớn để không ai bị chết như bạn tôi.
    [​IMG]
    Ảnh: Phạm An Phú - Đặng Lam Điền
  8. nhieutien_thieutinh

    nhieutien_thieutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/06/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    có rất nhiều ảnh chụp lưu trong dtdd mà không biết cách nào để pót lên topic,có bác nào chỉ giùm vói
  9. FerroConcrete

    FerroConcrete Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2006
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đây là 2 anh em tớ, ông anh tớ nhân ngày Bảo Vệ tốt nghiệp KTS ý.
    he he bb
  10. meoconthaman

    meoconthaman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/08/2005
    Bài viết:
    677
    Đã được thích:
    0
    cám ơn Rạpchiếubóngkỳdiệu đã cất công đi chụp rất nhiều hình ảnh về quê hương Quỳnh phụ . nhất là Bếnhiệp và Lavân . rồi sông hồng mùa nước lũ . chia buồn với bạn về số phận của những người con Bến hiệp bị lũ lớn cuốn đi . mà sao họ lại không biết bơi thế . ở Bến hiệp gần 100''% là biết bơi cơ mà .

Chia sẻ trang này