1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo!!!!!

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi balance_of_power, 26/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Tên Albert Phạm Ngọc Thảo (đúng là Thuần) là vì ông là dân Tây (quốc tịch Pháp). (Đúng là Tuy nhiên, phải công nhận là tình báo như ông cũng hiếm, vì thân nhân của ông giữ chức vụ rất "bự": Luật sư Phạm Ngọc Thuần, anh ruột, là người phía "bên kia".
    Phần mộ của ông hiện được đặt trong nghĩa trang Lạc Cảnh, TP.HCM
  2. comon

    comon Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/02/2004
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0
    Bàn loạn tý:
    Ông Phạm Ngọc Thảo có thể xếp vào "điệp viên ảnh hưởng" tức là những điệp viên theo phân loại của Kriuchkov là những người trực tiếp tác động đến sự kiện, chứ không như ông Nhạ hay ông Ẩn, hay Richard Gorge là điệp viên đơn thuần, chỉ thu thập thông tin, phân tích sơ bộ và chuyển về trung tâm.
    Trên báo thế giới mới đã có bài đăng nhiều kỳ về ông, cũng có cả ảnh chụp khi mất, nằm trên giừờng, mồm đầy máu, chứng tỏ bị tra tấn trước khi chết.
    Tóm lại, việc phi thường phải do những người phi thường, ông đã ghi được dấu ấn trong lịch sử, như Nguyễn Thái Học đã nói"không thành công cũng thành nhân", chắc ông cũng ngậm cười nơi chín suối.
  3. tsct

    tsct Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Ở trên kia có bạn đã nói rằng Phạm Ngọc Thảo là tiểu đoàn trưởng 1 tiểu đoàn thời chống Pháp. Vâng, đó chính là tiểu đoàn 307 oai hùng.
  4. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Liệt sĩ tình báo Phạm Ngọc Thảo​
    NGUYỄN VĂN VĨNH
    Gần 60 năm đã trôi qua, tôi còn lưu lại được kỷ vật, nhất là những bức ảnh thời đang học ở trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, khóa 1, nhiều anh em chụp chung ở thị xã Sơn Tây. 6 anh đã hy sinh trên khắp chiến trường một cách anh dũng. Điều đặc biệt là Phạm Ngọc Thảo, một thanh niên trí thức, kỹ sư, vào làng Tây, công giáo 3 đời, yêu nước rất nồng nàn. Anh làm Trưởng phòng quân báo Nam Bộ, rồi Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 307, đơn vị có bài ca vang dội núi sông thời chống Pháp.
    Đại tá Phạm Ngọc Thảo-sinh năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán tỉnh Bến Tre. Ông là con thứ tám trong một gia đình địa chủ lớn có quốc tịch Pháp, tên Pháp của ông Là Albert Phạm Ngọc Thuận, sau này lấy tên Việt mới gọi là Phạm Ngọc Thảo. Vì con thứ tám nên trong gia đình mọi người thường gọi ông là Chín Thảo.
    Lúc nhỏ ông theo học tại một trường tư nổi tiếng ở Sài Gòn, trường trung học công giáo Taberd. Hết cấp tú tài, ông học ngành công chính. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông làm giao liên rồi trở thành cán bộ chỉ huy quân sự cấp trung đoàn. Những năm 1952-1953, ông là sĩ quan tham mưu trong một số đơn vị chủ lực của ta. Cũng trong những năm ở chiến khu này, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Nhiệm, là em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên Đại sứ nước ta tại Tiệp Khắc (cũ).
    Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, ông ở lại miền Nam làm nghề dạy học tại một số trường tư thục Sài Gòn. Vì không chịu ký tên vào giấy ?ohồi chánh? nên ông đã bị mật vụ Pháp (do Mai Hữu Xuân cầm đầu) vây bắt mấy lần, nhưng ông đều trốn thoát. Cuối cùng ông về Vĩnh Long dạy học. Vùng đất này thuộc địa phận của giám mục Ngô Đình Thục, giám mục lại rất tin và khâm phục ông nên đã giới thiệu với anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu. Được bảo đảm về chính trị, ông đã cùng vợ con trở lại Sài Gòn sinh sống. Đầu năm 1956, ông làm việc tại Ngân hàng quốc gia Sài Gòn. Sau đó được Ngô Đình Diệm đưa sang ngạch quân sự với cấp bậc đại úy đồng hóa trong quân đội Sài Gòn. Từ đó, ông lần lượt giữ các chức vụ tỉnh đoàn trưởng tỉnh đoàn bảo an Vĩnh Long, rồi chỉ huy trưởng bảo an tỉnh Bình Dương. Sau khi tu nghiệp ở các lớp chỉ huy, tham mưu quân sự trong và ngoài nước (Mỹ), ông được thăng cấp thiếu tá và về làm việc tại Phủ tổng thống, bên cạnh Ngô Đình Nhu. Ông rất được Ngô Đình Diệm tin dùng trong lĩnh vực chính trị, tình báo và an ninh nội bộ. Đầu những năm 60, trước cao trào đồng khởi ở Bến Tre, Diệm đã cử ông giữ chức tỉnh trưởng tỉnh này (khi ấy là tỉnh Kiến Hòa) với cấp bậc trung tá.
    Sau đảo chính lật đổ họ Ngô (11-1963), ông được thăng đại tá, làm tuỳ viên báo chí trong ?oHội đồng quân nhân cách mạng?. Các giấy tờ do ông ký đều với tư cách đại tá đặc trách báo chí Phủ thủ tướng. Sài Gòn lúc này thật lộn xộn, có tới 30 đảng phái chính trị đang hoạt động hoặc đang chờ xét hồ sơ. Báo chí mọc lên như nấm sau mưa, riêng nhật báo đã có tới 44 tờ. Sự ?ogây nhiễu? của báo chí Sài Gòn rất có lợi cho ta lúc này. Phải chăng kế hoạch này đã nằm trong tính toán và tính khả thi của ?oNgài đại tá đặc trách báo chí Phủ thủ tướng Phạm Ngọc Thảo??.
    Một thời gian sau, ông được cử làm tùy viên văn hóa của Tòa đại sứ Việt Nam (Sài Gòn) tại Mỹ. Vợ con ông đều sống và thường trú tại Hoa Kỳ. Đầu năm 1965, ông bị gọi về nước vì chính quyền Sài Gòn đã nghi ngờ, muốn bắt ông. Biết vậy, ông trốn luôn và bí mật liên lạc với cơ quan tình báo cùng các lực lượng đối lập khác để tổ chức đảo chính ở Sài Gòn. Cuộc đảo chính 19-2-1965 nổ ra không thành, ông phải tiếp tục trốn tránh và cuối cùng trú tại một tu viện công giáo ở Thủ Đức. Ngày 16-7-1965, ông bị một toán mật vụ bắt, chúng giải ông đến một bìa rừng gần Hố Nai (Biên Hòa) để ám sát. Chúng bắn ông vào mặt, ông không chết mà chỉ bị ngất. Một linh mục đưa ông về Biên Hòa cứu chữa, nhưng bị phát giác và ông lại bị an ninh quân đội ngụy bắt về Sài Gòn. Tại đây ông bị sát hại lúc 1 giờ 30 phút ngày 17-7-1965. Năm đó ông 43 tuổi.
    Những năm ấy, rất ít người biết Phạm Ngọc Thảo là một tình báo, người ta chỉ biết ông là một sĩ quan có khả năng chính trị và ngoại giao. Sau ngày thống nhất đất nước, ông được Nhà nước ta truy phong liệt sĩ, với quân hàm đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Có những con người mà hoạt động của họ như một huyền thoại. Đại tá tình báo liệt sĩ Phạm Ngọc Thảo là một con người như vậy. Với các nhà tình báo Việt Nam thì có thêm một sự bất ngờ: hóa ra đã có một thời ông là ?ođồng nghiệp?, hơn thế nữa, còn là một vị đại tá đặc trách báo chí trong chính quyền Sài Gòn!
    Phạm Ngọc Thảo, học viên khóa I Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn được chính đồng đội cùng khóa viết về ông, suy nghĩ về ông thật chân thực và cảm động xiết bao.

    * (Theo hồi ký của đồng chí Trần Hòa Bình và đồng chí Hồ Kỳ Lượm-học viên khóa I, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn).

    Trích QĐND ( Số 4: ĐỈNH CAO CHIẾN THẮNG HUY HOÀNG )
    Được PeterI sửa chữa / chuyển vào 12:50 ngày 30/12/2004
  5. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    [ Đúng là Phạm Ngọc Thảo bị Nguyễn Ngọc Loan bắt và giết chết, nhưng là thủ tiêu bí mật và đối với dân chúng và thậm chí đại đa số tướng tá nguỵ thì đây chỉ là một cuộc thanh toán để tranh giành quyền lực.
    ==========================================
    Ông Đại Tá Phạm Ngọc Thảo bị Mỹ phát hiện và báo cho An ninh Quân đội. Ông chết thê thảm lắm : Bị chặt đứt 1 ngón tay,bị đập nát 2 hòn cà. Cái này chắc bà Thảo cũng rõ.
    Tôi đồng ý ý kiến cho rằng ông là người tình báo chiến lược vĩ đại nhất Việt nam
  6. hoangthu_moscows

    hoangthu_moscows Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có biết thông tin về người vợ của ĐTá Phạm Ngọc Thảo không?Sau khi ông chết thì vợ con thế nào?.Bật mí cho bà con biết đi.
  7. bonman

    bonman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/12/2004
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Theo như tôi đuợc đọc thì Phạm Ngọc Thảo bị Đại Úy Hùng Xùi của Tổng Nha tra tấn đến chết. Hùng Xùi hiện cư trú tại Bolsa Ave, Little SG
  8. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    ===================
    Về cấp bậc, Hùng Sùi không đáng làm sỹ quan cận vệ cho Đại tá Thảo. Về chức vụ, Hùng Sùi không có tiếng tăm gì. Thế mà lại
    giết một vị cựu tỉnh trưởng, một thương cấp dã man không ai tưởng tượng được. Hình như chính người này ( và hai người nữa,trông mặt rất thư sinh) còn tra tấn môt số người không cộng sản ...
  9. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Đây là vài hồi ức của ông Nguyễn Hữu Duệ về biến cố 19-2-1965 của Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Tôi post để mọi người tham khảo. (các mods cứ xóa nếu thấy có vi phạm)
    Đại tá Phạm Ngọc Thảo và biến cố 19-2-1965
    Nguyễn Hữu Duệ
    Gần ngày 19-2-1965 thiếu tướng Nguyễn văn Quan mời tôi ăn cơm ở Cercle Tím của Tầu trong Chợ Lớn.... Cercle Tím là câu lạc bộ của mấy người tài phiệt Tầu, dùng làm chỗ hội họp để chiêu đãi mấy ông lớn ăn uống, chơi bời, cờ bạc. Cercle có phòng ăn, phòng khách, sàn nhẩy, phòng đánh bài và nhiều phòng ngủ sang trọng, đèn đều mầu tím. Trong bữa ăn, tôi gặp lại đại tá Thảo, có thiếu tá Lê Hoàng Thao là phó nội an cũ của ông Thảo ở tỉnh Kiến Hòa, thiếu tá Hồ văn Phàn, một thiếu tá thiết giáp và một thiếu tá địa phương quân (tôi không nhớ tên).
    Ăn xong, thiếu tướng Quan chủ tọa một phiên họp. Mở đầu, ông nói:
    - Hôm nay mời anh em đến đây để bàn việc làm sao đẩy được ông Khánh đi. Tôi và anh Thảo đã gặp nhiều anh em và ai cũng đồng ý hợp tác. Cuộc gặp mặt này, tôi không mời nhiều, chỉ mời mấy anh em chủ chốt để bàn kỹ lại.
    (Thật ngạc nhiên, vì đây là lần đầu tiên tôi biết chuyện, vậy mà thiếu tướng cũng cho tôi là chủ chốt mới mệt cho tôi !)
    Rồi thiếu tướng nhường lời cho đại tá Thảo để nói rõ hơn. Ông Thảo nói rất sơ lược, khoe ông đang làm việc với đại tướng Khiêm, lúc ấy làm đại sứ ở Hoa Kỳ. Sau khi tiếp xúc với người Mỹ ở bên đó (ý nói C.I.A.) người Mỹ cũng đồng ý phải đẩy ông Khánh đi, tình hình Việt Nam mới ổn định được. Chỉ cần tạo ra một biến động, người Mỹ sẽ có cớ đẩy ông Khánh đi ngay. Ông Khánh và người Mỹ bây giờ không thể hợp tác với nhau được nữa. Kế hoạch là, nếu đảo chánh thành công, bên này đại tướng Minh đang làm quốc trưởng sẽ lên tiếng ủng hộ, bên Mỹ đại tướng Khiêm sẽ họp báo, rồi lên đường về nước ngay, để lập chính phủ mới. Ông Thảo cũng kể thêm đã kết nạp được nhiều anh em ở thiết giáp, bộ binh, lực lượng đặc biệt và địa phương quân, kỳ này toàn là anh em trẻ có nhiều nhiệt huyết và cùng có quân cả. Mục tiêu chính là bộ tổng tham mưu, đài phát thanh, tư dinh đại tướng Khánh ở bến Bạch Đằng, bộ tư lệnh không quân v.v ... Mục đích chính là làm sao bắt được tướng Khánh, buộc ông lên đài phát thanh tuyên bố từ chức, là thành công. Nếu không bắt được ông Khánh, cũng tạo ra biến động, để người Mỹ có cớ đẩy ông Khánh đi. Các tướng lãnh bấy giờ sẽ hết tin ở ông Khánh, vì không còn được người Mỹ ủng hộ.
    Ông đoan chắc đã được bên thiết giáp úng hộ 100%, và kỳ này trung đoàn 49 thuộc sư đoàn 25 là lực lượng chính mà tôi là tham mưu phó, kiêm trưởng phòng 3 của sư đoàn.
    Tôi hỏi ông Thảo:
    - Ngoài tướng Quan, có tướng lãnh nào đứng ra nữa không?
    - Tôi đã gặp nhiều vị, ai cũng đồng ý nhưng không ra mặt, chỉ ủng hộ ngầm. Thật ra cũng chả cần, vì mục đích là tạo ra một biến động mà thôi.
    - Thế anh về được bao lâu rồi?
    - Hơn một tháng rồi, gần 2 tháng.
    - Có ai theo dõi anh không?
    - Chả thấy ai, và cũng chả ai để ý đến tôi. Vả lại tôi cũng ít khi ở nhà, chỉ đi gặp anh em, nhất là anh em cũ của đại tướng Khiêm, vì ai cũng mong ông về.
    - Thế tòa đại sứ Mỹ ở đây, nhất là tụi C.I.A., có biết anh về không?
    - Sao không biết, tôi liên lạc với tụi họ hoài mà. Kỳ này họ không muốn làm lớn chuyện, không muốn thay đổi và chỉ muốn đẩy được ông Khánh đi mà thôi.
    Tôi nghĩ bụng: Thật ra anh là người đáng sợ! Có thể nói anh là chuyên viên đảo chính. Bất cứ biến động nào cũng có mặt anh: ngày 11-11-60, ngày 1-11-63, ngày chỉnh lý của ông Khánh và việc sắp xảy ra đây nữa! Thật đúng là Mỹ dùng anh để thao túng, và nhất là cả đại tướng Khiêm cùng bác sĩ Tuyến cũng dùng anh.
    Lạ một điều là anh gặp ai thì người đó cũng tin và theo anh, vì anh làm như là cánh tay mặt của đại tướng Khiêm, và đang cộng tác với C.I.A. Anh còn nói thêm với tôi:
    - Trong số người ông Khiêm dặn liên lạc có cả anh để nhờ anh giúp một tay (tôi chắc câu này do anh phịa ra). Thật may quá, trung đoàn 49 của anh Thao lại thuộc sư đoàn 25 của anh, nên nếu được anh giúp, Trung đoàn này về Sài Gòn không có trở ngại gì. (Trung đoàn này hiện đang ở Cần Giuộc thuộc Long An)
    - Thì từ Cần Giuộc về Sài Gòn có mấy chục cây số, anh Thao cứ việc về, cần gì tôi giúp, vả lại tôi ở tận Đức Hòa.
    Anh Thao cướp lời:
    - Cần lắm chứ, phương tiện di chuyển cả một trung đoàn làm sao có ? Vả lại, phải qua bao nhiêu trạm gác của quân cảnh, nếu về không hợp pháp sẽ lộ ngay, vậy chỉ có anh Duệ là giúp tôi được thôi. Tôi biết sư đoàn bây giờ việc hành quân là do anh lo hết.
    Tôi ngồi im không trả lời. Thật lòng, tôi không muốn dính vào vụ này, nhưng nể thiếu tướng Quan là ân nhân của tôi. Ngày trung đoàn 12 của tôi đóng ở Bà Rịa thì ông là tỉnh trưởng, tôi coi ông như đàn anh. Thêm nữa, với ông Khánh, tôi chẳng ưa chút nào. Ông lãnh đạo quốc gia, mà hành động như một thằng hề.
  10. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy tiếng gian hùng như Tào Tháo mà mọi người vẫn gán cho ông là quá đúng.... ! Vì vậy tôi đồng ý giúp ông Thảo, nhưng không nhận thêm một nhiệm vụ gì khác, và cũng không tham gia đảo chánh.
    Ông Thảo nói:
    - Anh giúp như vậy là quá đủ, thành công hay không là ở anh, vì trung đoàn 49 là chủ lực trong vụ này.
    Sau đó, thiếu tướng Quan lại mời tôi về họp một lần chót ở nhà thờ Tân Sa Châu, tôi hỏi:
    - Thiếu tướng có dự không? Ông trả lời là Có dự.
    Khi tôi đến, buổi họp chưa bắt đầu và có một ghế dành cho tôi sát tay mặt ông Thảo. Trái với cuộc họp lần trước, lần này quá đông. Có đến hơn 30 người và không có một vị tướng nào. Đại tá Bùi Dzinh, cựu tư lệnh Sư đoàn 9 là người cao cấp nhất. Tôi thấy có nhiều anh em cấp thiếu tá và đại úy, như vậy tuy tôi chỉ là thiếu tá nhưng cũng là người khá cao cấp ở đây và hầu hết anh em họp tôi đều quen cả, có nhiều người đã làm việc dưới quyền tôi trước đây.
    Thấy quá đông, tôi đâm sợ. Thế này làm sao mà không lộ bí mật cho được? Thế mà không lộ mới lạ chứ! Tôi nói với ông Thảo:
    - Tôi vội về Đức Hòa vì ngày mai ở sư đoàn có hành quân, tôi chỉ có một nhiệm vụ và tôi chắc chắn sẽ hoàn thành được, xin anh cho tôi về, tôi sẽ gặp anh Thao để bàn chi tiết.
    Tôi rút lui lúc buổi họp chưa bắt đầu. Nhiều anh em làm việc dưới quyền tôi trước đây lại chào, ai cũng nói:
    - Nghe có ông thầy cũng ở trong cuộc nên tụi em cứ nhắm mắt theo.
    Tôi làm tham mưu phó hành quân kiêm trưởng phòng 3. Tư lệnh là chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng. Ông cùng làm trung đoàn trưởng với tôi từ thời tổng thống Diệm. Ông quen ông Khánh nhiều. Tham mưu trưởng là trung tá Đỗ Kế Giai, là bạn của tôi. Khi tôi ở Bà Rịa, ông coi tiểu đoàn Dù ở Vũng Tàu, sau ông lên thiếu tướng coi Biệt động quân. Hiện ông cũng ở Hoa Kỳ. Hai ông Xếp của tôi đều tin cậy, và giao tất cả việc hành quân ở sư đoàn cho tôi.
    Tôi chưa làm việc với một tư lệnh sư đoàn nào dễ dãi như ông Sằng. Sáng 9-10 giờ ông mới đến văn phòng, chiều 3-4 giờ ông đã về tư thất ở hậu cứ Quang Trung. Thứ bảy và Chúa nhật ít khi thấy ông đến sư đoàn, trừ khi có hành quân quan trọng. Trung tá Giai và tôi ở ngay văn phòng tại Đức Hòa, ăn cơm câu lạc bộ, và làm việc 24/24 ở bộ tư lệnh. Khi ông đến, tôi đem bản đồ lên thuyết trình tình hình và các cuộc hành quân do tôi vạch ra, ông đều đồng ý.
    Vì vậy khi anh Thao đến gặp, tôi cho biết là sẽ mở một cuộc hành quân ở Long An, do trung đoàn 49 chỉ huy. Vùng hành quân gần Cần Giuộc, được tăng cường 2 đại đội địa phương quân của Long An và đại đội thám báo của sư đoàn. Nhưng để tạo bất ngờ, trung đoàn cho một tiểu đoàn án ngữ gần Cần Giuộc, còn hai tiểu đoàn sẽ đi xe qua Sài Gòn xuống Long An để vào chiếm các mục tiêu, như vậy trung đoàn anh về Sài Gòn dễ dàng. Tôi sẽ xin tổng tham mưu tăng cường thêm xe cho đại đội vận tải sư đoàn để anh có đủ 40 xe GMC. Khi đoàn xe về gần Sài Gòn, sẽ có quân cảnh hướng dẫn.
    Anh hỏi lại:
    - Thế có hai tiểu đoàn về thôi à?
    Tôi phì cười:
    - Anh sao lẩn thẩn quá! Đây có phải là hành quân thật đâu! Anh cứ mang cả trung đoàn về, ai đến mà kiểm soát? Sư đoàn chỉ theo dõi, còn anh là người chỉ huy mà!
    Anh nói:
    - Như vậy là hoàn toàn.
    Trước ngày đảo chánh, tôi điện thoại mời anh Thao về sư đoàn, cùng tôi lên trình chuẩn tướng Sằng vùng hành quân, còn lệnh hành quân tôi đã làm sẵn, chuẩn tướng chỉ có việc ký. Ngoài ra mọi việc như xin xe tăng cường, xe quân cảnh hướng dẫn v.v... tôi ký hết.
    Sáng hôm sau, 19-2-65, qua đài phát thanh, người ta biết có đảo chánh. Lúc ấy chuẩn tướng Sằng còn ở Quang Trung. Một sĩ quan truyền tin báo cho tôi là trung đoàn 49 theo đảo chính, và đang chiếm Tổng Tham Mưu. Tôi trình tin này cho trung tá Giai rõ, và cũng gọi dây nói báo Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn. Ông nói ở trên đó ông cũng biết rồi, và đang cố gắng liên lạc với thiếu tá Thao. Mãi 5-6 giờ chiều, ông mới có trực thăng đưa lên Đức Hòa.
    Sau khi bàn định, ông có vẻ lo lắng, vì sư đoàn 25 tham gia đảo chánh chắc ông sẽ có trách nhiệm. Ông hỏi tôi bây giờ mình phải xử trí thế nào?
    - Theo chuẩn tướng thì đảo chánh có thể thành công không?
    - Moa cũng chưa rõ lắm.
    - Như vậy, nếu thành công, chẳng có gì đáng ngại. Dù thất bại, cũng chả có gì phải lo. Chuẩn tướng ở đây và trung đoàn trưởng 49 do tổng tham mưu bổ nhậm, có phải chuẩn tướng xin đâu. (Chỉ ít lâu sau đảo chánh, ông phải đổi khỏi sư đoàn, đại tá Phan Trọng Chinh thay thế)

Chia sẻ trang này