1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo!!!!!

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi balance_of_power, 26/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Tôi về văn phòng, độ nửa giờ sau ông gọi lên, muốn tôi về Sài Gòn vào tổng tham mưu gặp ông Thao.
    Tôi thưa:
    - Tôi thấy về chả có lợi gì. Sau này đảo chánh không thành công, lại đổ cho tôi về liên lạc với quân đảo chánh.
    - Thì moa bảo đảm là toa về theo lệnh của moa, chỉ có toa về được vì toa quen cả Thảo và Thao.
    Tôi đồng ý, và về tới tổng tham mưu khoảng tám giờ tối, sự vụ lệnh do chuẩn tướng ký. Lạ một điều là ông Thảo ngồi ngay điếm canh ở tổng tham mưu, cạnh có chai nước cam đang uống dở, không có ly và cũng chả có sĩ quan tham mưu nào làm việc với ông. Chỉ có mấy binh sĩ giữ an ninh và có máy truyền tin nhỏ ở cạnh. Còn ông Thao ngồi ở trung tâm hành quân, có thiếu tá Trần Thiện Thành ở cục quân vận là em của đại tướng Khiêm chạy đi chạy lại.
    Gặp tôi ông mừng lắm và hỏi ngay:
    - Anh ở Đức Hòa về hả? Có tin gì lạ không?
    - Tôi đang định hỏi anh, chứ tôi ở Đức Hòa có biết gì đâu. Tình hình bây giờ như thế nào?
    - Bắt hụt ông Khánh trong đường tơ kẽ tóc, không biết bây giờ ổng ở đâu. Ông Kỳ đi cùng ông Khánh bằng máy bay. Tôi liên lạc với không quân thì không ai rõ và có thẩm quyền trả lời. Liên lạc với ông Viên ở Quân đoàn 3 thì ông né.
    Mặt ông có vẻ lo lắng và mệt mỏi, không biết phải làm gì và cũng không biết phải bàn với ai. Tôi thấy một trung úy, hình như thuộc đại đội bảo vệ cho ông, vào trình tối nay anh em chưa có gì ăn. Ông chỉ góc nhà có mấy chục két nước ngọt, và nói cho anh em dùng tạm.
    Tôi vào trung tâm hành quân gặp ông Thao, thấy anh đang liên lạc với Không quân và Quân đoàn 3. Anh có vẻ nóng nảy, dọa sẽ giữ Tổng Tham mưu đến cùng, và nếu cần, sẽ dùng mìn giật sập Trung tâm Hành quân và tòa nhà chính. Rồi ông cùng tôi ra gặp ông Thảo. Anh đề nghị nhờ tôi đi quân đoàn 3 gặp trung tướng Viên. Ông Thảo đồng ý liền và nhờ tôi đi hộ. Tôi hỏi lại:
    - Trên đường đi từ đây về Biên Hòa, có đơn vị nào theo mình không?
    - Có đơn vị của trường Thủ Đức và địa phương quân đóng ở xa lộ.
    - Như vậy phải cho tôi một sự vụ lệnh để khi đi đường lỡ bị chặn lại tôi không bị họ làm khó dễ.
    Thiếu tá Trần Thiện Thành đi làm sự vụ lệnh cho tôi. Buồn cười nhất là sự vụ lệnh cấp cho thiếu tá Duệ đi liên lạc, do đại tá Thảo ký, đặc biệt là trên chỗ ký để là đại tá Phạm Ngọc Thảo, tư lệnh! Không biết là tư lệnh đơn vị nào, chỉ để trống không là tư lệnh mà thôi! Lại đóng dấu của bộ tổng tham mưu. Tôi chắc đây là sự vụ lệnh và chữ ký cuối cùng của đại tá Thảo.
    Trên đường đi, tôi gặp thiếu tá Vũ Lộ ở xa lộ, là liên đoàn trưởng sinh viên sĩ quan. Anh là trung đoàn phó cũ của tôi, và thay tôi coi trung đoàn khi tôi đổi đi. Tôi chắc anh cũng không biết làm gì và anh hỏi tôi tình hình như thế nào? Tôi được ông Thảo nhờ đi liên lạc với Quân đoàn III.
  2. quyenlinh66

    quyenlinh66 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    549
    Đã được thích:
    0
    Đi độ mấy cây số nữa, tôi gặp một đơn vị địa phương quân. Một trung úy, chắc là đại đội trưởng, ra chào và hỏi tôi đi đâu?

    - Tôi đi Quân đoàn III.

    Thế là anh chào, và để tôi đi. Không rõ anh ở bên nào. Đến Quân đoàn III, bộ Tham mưu vẫn làm việc, đèn đóm sáng trưng. Lúc ấy độ l giờ sáng. Tôi gặp đại tá Đỗ Ngọc Nhận (hay Nguyễn), tham mưu trưởng Quân đoàn, và kể ông nghe sự việc ông Thảo nhờ tôi (đại tá Nhận cũng quen tôi nhiều). Ông đưa vào gặp trung tướng Viên. Trung tướng hỏi tôi về tình hình và sự việc (như vậy là chả có ai hiểu rõ tình lình), tôi trình tất cả những gì tôi thấy và nghe. Trung tướng hỏi lại:

    - Thế ý kiến anh thế nào?

    Đối với trung tướng Viên tôi rất kính trọng. Trước đây ông làm Tham mưu trưởng biệt bộ của tổng thống Diệm, sau làm tư lệnh Nhẩy dù, ông biết tôi nhiều, nên tôi thành thật thưa:

    - Chắc bên đảo chánh chỉ có mục đích bắt đại tướng Khánh, nhưng không bắt được, bây giờ chưa biết làm gì. Ngoài ra tôi không thấy một người Mỹ hay một tướng lãnh nào ở tổng tham mưu cả.

    - Vậy anh thấy có những tướng lãnh nào ở cạnh ông Thảo?

    - Dạ, chỉ có thiếu tá Thao và thiếu tá Trần Thiện Thành là hai sĩ quan cao cấp tôi gặp ở cạnh ông Thảo.

    - Vậy ông Thảo nhờ anh gặp tôi để làm gì?

    - Thì nhờ tôi gặp trung tướng để xin ủng hộ và dàn xếp để khỏi đánh nhau.

    - Trên đường từ Sài Gòn về đây anh có gặp đơn vị nào không?

    - Có liên đoàn sinh viên trường Thủ Đức do thiếu tá Vũ Lộ coi và một đại đội Địa phương quân.

    - Theo ý kiến anh thì sao?

    - Dạ, tôi cũng không biết nữa. Duy có ông Thảo nhờ tôi về gặp Trung tướng, thì tôi về. Chuẩn tướng Sằng sai tôi về gặp ông Thao, thì tôi về. Tôi thấy thiếu tá Thao còn hăng hái lắm. Theo tôi, Trung tướng để đại tá Nhận về Sài Gòn với tôi gặp ông Thảo và nhận định tình hình. Còn tôi mới ở Đức Hòa về nên không có ý kiến.

    Ông quay sang hỏi đai tá Nhận ý kiến thế nào? Đại tá Nhận thưa:

    - Tùy lệnh trung tướng. Tôi về Sài Gòn cũng được. Và anh Duệ có chắc tôi về không có gì trở ngại ở trên đường không?

    - Chắc không, vì tôi mới ở Sài Gòn lên mà. Lực lượng chính giữ đường là liên đoàn sinh viên, và thiếu tá Lộ vốn là trung đoàn phó của tôi.

    Trung tướng Viên quyết định cho đại tá Nhận về Sài Gòn với tôi. Ông cảm ơn tôi đã cho tin tức, và có vẻ vui, vì đại tá Nhận về là có đủ yếu tố cho ông quyết định.

    Tôi đưa đại tá Nhận về gặp ông Thảo khoảng 3 giờ sáng. Thấy đại tá Thảo chả biết làm gì nữa, tôi thì quá mệt, nên xin đại tá Nhận về nghỉ, và nói với ông Thảo:

    - Việc anh nhờ, tôi đã làm xong, xin cho tôi về ăn cơm vì chưa được ăn uống gì!

    Anh cảm ơn và bắt tay từ biệt. Cái bắt tay thật chặt, có vẻ cảm động. Từ đấy về sau, hai chúng tôi không gặp lại nhau nữa.

    Tôi cũng báo cáo sự việc cho chuẩn tướng Sằng rõ, rồi về nhà ở Sài Gòn nghỉ.

    Thiếu tá Nguyễn Dương Huy là trung đoàn trưởng, tăng phái cho sư đoàn 25 cũng về, có cả thiết giáp của sư đoàn và đóng ở rừng cao su Phú Thọ. Tôi đến gặp sư đoàn ở đó, thấy chuẩn tướng Sằng có vẻ buồn lắm.

    Rồi tôi nghe đại tá Thảo và thiếu tá Thao đã trốn đi đâu mất tăm. Rồi đại tướng Khánh cũng lên đường lưu vong, đúng như anh Thảo nói với tôi: Chỉ cần một biến động là người Mỹ có cớ và có cách để ông Khánh đi.
    Tóm lại, tôi thấy ông là người có thủ đoạn và mưu kế, giỏi tổ chức, can đảm và hơi gian hùng. Tôi không thể ngờ rằng chỉ có một Trung đoàn 49, vài đơn vị cấp đại đội của bảo an, mấy chiếc thiết giáp mà ông dám làm một cuộc binh biến để tướng Khánh chạy có cờ, suýt bị ông bắt sống. Trong khi ông đại tướng tổng tư lệnh có cả một lữ đoàn phòng vệ, và cả một quân đội trong tay, khi bị tấn công không dám ra lệnh chống cự mà chỉ biết chạy..... Cận vệ binh gác có cả thiết giáp mà không dám bắn lại, nếu là ********* tấn công, không biết đối xử thế nào? Tuy nhiên, cái chết mờ ám của ông cũng chứng tỏ ông Thiệu, ông Kỳ cũng phải sợ ông!

  3. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Các bác có ai rõ người nào ra lệnh giết Ông Đại tá Thảo thật dã man. Mấy người đao phủ bên Cảnh sát-An ninh không giám tự ý giết tàn bạo như vậy.
  4. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết trong báo CAND về đại tá Phạm Ngọc Thảo:
    Cuộc đời thật của nhân vật tình báo huyền thoại trong "Ván bài lật ngửa"
    Anh chính là nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Thành Luân trong bộ phim Ván bài lật ngửa nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Trương Thiên Lý (Trần Bạch Đằng) mà bao khán giả từng say mê theo dõi. Anh là đại tá, liệt sỹ Phạm Ngọc Thảo, người anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    Lần theo dòng tiểu sử ngắn ngủi về Phạm Ngọc Thảo, chúng tôi tìm đến những đồng đội học cùng khoá I trường Võ bị Trần Quốc Tuấn với anh. Hơn 300 học viên ngày ấy, rất nhiều người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, 157 người còn sống đều mang quân hàm đại tá trở lên và nhiều người đã ra đi vì tuổi tác. Nhưng những kỷ niệm về anh vẫn vẹn nguyên, họ đều nói về anh với niềm kính trọng, yêu mến vô bờ.

    Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Phó cục trưởng Cục tuyên huấn Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng) kể: Nếu không đi theo cách mạng, Thảo hoàn toàn có thể trở thành một ?ocông tử Bạc Liêu? theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Lúc học ở Sơn Tây, ít ai ngờ rằng chàng trai Nam Bộ cao lớn, đẹp trai ấy lại sinh ra trong một gia đình giàu có nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long. Anh sinh năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Bến Tre.
    Cha anh, Adrian Phạm Ngọc Thuần có tới hơn 4000 mẫu đất và gần 1000 căn nhà rải rác ở khắp các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Vĩnh Long. Ông Thuần có quốc tịch Pháp nên các con đều được sang Pháp học. Con trai cả Gaston Phạm Ngọc Thuần, qua Pháp học từ lúc 6 tuổi, đậu cử nhân Luật về nước theo cách mạng làm tới Phó Chủ tịch uỷ ban kháng chiến Nam Bộ. Con thứ 7 Phạm Ngọc Hùng học ở Pháp, lấy vợ Pháp rồi về Việt Nam ra chiến khu chiến đấu, làm Uỷ viên Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam.
    Trong gia đình, chỉ riêng Thảo không sang Pháp du học do thế chiến thứ hai xảy ra. Tốt nghiệp trường Kỹ sư công chánh ở Hà Nội, khi Pháp bội ước quay lại xâm chiếm Việt Nam, anh tuyên bố huỷ bỏ quốc tịch Pháp của mình và đi theo cách mạng, làm việc ở Văn phòng Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.
    Năm 1946, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, trường sỹ quan đầu tiên của quân đội ta được thành lập để đào tạo cán bộ quân sự chuẩn bị cho kháng chiến. Thảo cùng 12 chiến sỹ Nam Bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khoá học, anh được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ làm giao liên. Lúc này Trung ương đang cử nhiều đoàn cán bộ vào tăng cường cho miền Nam. Một hôm, Thảo được cấp trên giao nhiệm vụ đưa một đồng chí cán bộ về Nam Bộ.

    13 chiến sĩ Nam Bộ được gửi ra học tại trường võ bị Trần Quốc Tuấn (Phạm Ngọc Thảo - người ngoài cùng bên phải).
    Đường đi phải mất hàng tháng trời qua nhiều vùng tề ngụy. Đồng chí này nom rất gầy yếu, hom hem vì vừa trốn thoát khỏi nhà tù Côn Đảo, Thảo không biết là ai nên gọi là ?ochú?. Anh nghĩ ra kế để đi qua các đồn bốt là hai người đóng giả ?ochú cháu? thật. Anh sẽ cõng chú đi qua những chỗ nguy hiểm, địch có hỏi thì bảo chú bị ho lao, hen suyễn phải cõng đi tìm thầy thuốc. Lúc đầu đồng chí này không chịu để anh cõng, nhưng sau tình thế buộc phải như vậy. Bọn giặc tham sống sợ chết, nghe nói ?oho lao? vội để hai chú cháu đi qua ngay. Chừng một tháng trời, anh đã đưa đồng chí nọ đến vùng giải phóng Xuyên Mộc an toàn.
    Mãi về sau, Thảo mới biết người cán bộ đó chính là đồng chí Lê Duẩn. Sau này trong một hội thảo về giới trí thức cách mạng, đồng chí Lê Duẩn, lúc đó là Bí thư xứ uỷ Nam Bộ đã biểu dương tấm gương Phạm Ngọc Thảo. Ông kể về thân thế, gia đình Thảo và xúc động trước sự tận tụy của một trí thức giác ngộ cách mạng trên chặng đường đưa ông vào Nam.
    Sau đó, anh được trên tin cậy giao chức Trưởng phòng mật vụ Ban quân sự Nam Bộ ?" tổ chức tình báo đầu tiên của cách mạng ở Nam Bộ. Rồi được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 410(Quân khu 9). Năm 1954, Thảo được gọi ra Bắc và được đích thân đồng chí Lê Duẩn giao nhiệm vụ hoạt động trong lòng địch. Về việc này, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: ?oanh Ba Duẩn rất tin cậy Phạm Ngọc Thảo và đã giao cho Thảo một nhiệm vụ đặc biệt?.
    Từ cương vị một thiếu tá tiểu đoàn trưởng của quân đội, Thảo trở lại Sài Gòn giữa lúc tình hình rất khó khăn: bọn Mai Hữu Xuân, Bình Xuyên gây rối khắp nơi. Anh không chịu ký tên vào giấy hồi chánh nên bị vây bắt mấy lần, nhưng nhờ có cơ sở ta báo nên trốn thoát. Để chui vào hàng ngũ của địch, Thảo tìm về quê Vĩnh Long. Gia đình anh vốn theo Thiên chúa giáo lâu đời, thân thiết với giám mục Ngô Đình Thục. Giám mục Ngô Đình Thục rất quý mến Thảo vì đã từng làm lễ rửa tội cho anh và coi anh như con nuôi.
    Nhờ chính sách ?ođả thực bài phong?, khuyến khích những người theo kháng chiến cũ về với ?ochính nghĩa quốc gia? của Ngô Đình Diệm, Thảo được cha đạo Thục giới thiệu với anh em Diệm ?" Nhu. Anh khôn khéo công khai hết nguồn gốc của mình, kể cả chức tiểu đoàn trưởng cũ, chỉ trừ một điều: mình là Đảng viên Đảng CSVN. Năm 1956, anh được phép đưa vợ con ra Sài Gòn sinh sống, làm việc tại ngân hàng quốc gia; rồi được chuyển ngạch quân sự, mang hàm Đại uý ?ođồng hoá?.
    Toả sáng nhờ viết báo
    Ban đầu, Diệm ?" Nhu chưa thấy được tài năng của Thảo nên chỉ giao cho anh những chức vụ ?ohữu danh vô thực? như Tỉnh đoàn trưởng bảo an đoàn, tuyên huấn đảng Cần lao nhân vị... Nhưng Thảo đã biết cách ?obộc lộ? mình bằng cách viết báo. Đại tá Trần Hậu Tưởng, bạn học trường võ bị của anh kể: Lúc học ở Sơn Tây, chúng tôi có phong trào làm báo tường rất mạnh, đại đội nào cũng làm một tờ báo, anh em tập viết báo rất sôi nổi. Có lẽ đó cũng là một ?ovốn? quý cho Thảo sau này.
    Thảo còn biết ?okhai thác? vốn binh pháp Tôn Tử mà thầy Hoàng Đạo Thuý từng dạy để viết báo. Thời gian này, anh cộng tác với tạp chí Bách khoa. Chỉ trong hơn một năm, anh đã viết 20 bài báo nói về các vấn đề chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo.... Những bài báo đó đã được giới quân sự chú ý và Diệm ?" Nhu đề cao ?otầm? của anh. Năm 1957, anh được điều về làm việc tại Phòng Nghiên cứu chính trị của Phủ tổng thống với hàm thiếu tá.
    Năm 1958, Diệm đích thân phong anh hàm trung tá, cử làm tỉnh trưởng Bến Tre. Lên tỉnh trưởng, anh quyết định thả ngay hơn 2000 tù nhân đang bị giam giữ, liên lạc với chị Nguyễn Thị Định, tạo điều kiện cho khởi nghĩa Bến Tre bùng nổ. Chính sách không cho binh lính đàn áp dân chúng tuỳ tiện của Thảo đã ?obật đèn xanh? cho phong trào ?ođồng khởi?.
    Văn Minh - Như Thường
  5. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đó, có dư luận nghi ngờ Thảo là cộng sản nằm vùng. Nhưng Diệm lại cho rằng anh còn ?onon nớt?, thiếu kinh nghiệm nên chuyển anh sang Mỹ học tập. Năm 1961, Thảo về nước được cử giữ chức Tham vụ chuyên môn Phủ tổng thống, đặc trách về vấn đề Thanh tra và ấp chiến lược. Anh được giới tướng lĩnh ngụy rất quý mến vì sự thông minh, lịch thiệp, phóng khoáng, giao du rộng...
    Ngày 1/11/1963, Thảo đã tổ chức cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Diệm ?" Nhu. Sau vụ đảo chính, mọi sỹ quan tham gia đều được thăng chức, riêng Thảo không được vì chưa qua trường lớp cao cấp. Để ?okéo? anh về phía mình, Mỹ đề nghị chính quyền Ngụy cho anh sang Mỹ học trường Võ bị cao cấp.
    Trong vai tuỳ viên báo chí của Tổng thống
    Thảo học xong về nước đúng vào thời điểm Nguyễn Khánh đảo chính thành công. Nhưng Khánh chỉ là tên võ biền, học thức kém, nhiều lần y không trả lời nổi những chất vấn của quần chúng biểu tình. Thảo về, Khánh như ?ochết đuối vớ được cọc?, bèn tận dụng tài nói, viết của anh, phong ngay hàm Đại tá và giao cho anh trọng trách là phát ngôn viên Chính phủ, Tuỳ viên báo chí của Nguyễn Khánh.
    Ngày 13/9/1964, Thảo tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Nguyễn Khánh. Nhưng do nhiều lí do, cuộc đảo chính thất bại. Thảo phải đi Mỹ, làm tuỳ viên quân sự.
    Vào cuối năm 1964, đầu 1965, Thảo bí mật về nước, tiến hành một cuộc đảo chính mới vì một lí do vô cùng quan trọng. Theo một tài liệu mà anh nắm được, Mỹ và Nguyễn Khánh đã thoả thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào 20/2/1965, vì vậy cuộc đảo chính sẽ tiến hành đúng ngày 19/2.
    Anh bị truy nã, tiền bạc phương tiện thiếu thốn nhưng vẫn hết mình vì việc lớn. Nhưng lần này, tên cáo già Nguyễn Khánh đã găp may vì cuộc họp báo tiến hành trễ so với kế hoạch 30 phút nên các hướng hiệp đồng đảo chánh không khớp. Khánh thoát chết nhưng bị phế truất, cuộc đảo chính bất thành nhưng nhờ có ?osự cố? này mà kế hoạch ký kết thoả thuận cho Mỹ đổ thêm quân vào miền Nam và oanh tạc miền Bắc bị bẻ gẫy.
    Sau đó, Thảo rút vào hoạt động bí mật. Nhưng anh tiếp tục chuẩn bị tư tưởng cho các hoạt động cách mạng bằng cách xuất bản tờ báo ?oViệt Tiến?, mỗi ngày phát hành trên 50.000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước, vạch trần âm mưu của Mỹ ?" Nguỵ. Anh có cả một hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các xứ đạo Biên Hoà tới Hố Nai, Thủ Đức, Sài Gòn; có nhiều linh mục giúp đỡ in ấn, phát hành tờ Việt Tiến. Lúc này, anh bị bọn Kỳ ?" Thiệu kết án tử hình và treo giải 3 triệu đồng cho ai bắt được nhưng vẫn liên lạc với cơ sở cách mạng trực tiếp là đồng chí Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) để hoạt động tiếp.
    Đồng chí Võ Văn Kiệt kể lại: ?otôi thấy Phạm Ngọc Thảo quá khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu. Nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chính thành công quyết tâm ngăn chặn bàn tay đế quốc Mỹ định đưa quân viễn chinh vào miền Nam, cản trở kế hoạch ồ ạt đổ quân vào Đà Nẵng cuối tháng 5/1965...?.
    Đại sứ quán Mỹ cũng đề nghị đưa anh ra nước ngoài an toàn nhưng anh từ chối.
    Ngày 16/7/1965, anh bị bắt tại nhà dòng Phước Sơn. Chúng đưa anh tới một rừng cao su định thủ tiêu. Chúng sợ anh chạy trốn nên nổ súng luôn. Nhưng viên đạn xuyên xuống hàm làm anh gẫy mất mấy cái răng. Anh ngã vật ra. Vừa lúc có tiếng những người công nhân đi cạo mủ cao su, bọn chúng sợ lộ bèn quay xe bỏ chạy.
    Tỉnh dậy, anh cố lết về một nhà thờ. Sau khi được linh mục Cường cứu sống, anh chủ động xin chuyển tới chỗ khác phòng khi bọn an ninh quân đội tới truy tìm. Nhưng sau bọn chó săn vẫn đánh hơi ra anh và tìm bắt anh về giam tại Cục an ninh quân đội, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tại đây, chúng đã dùng những thủ đoạn tra tấn anh hết sức dã man như: dùng cây nhọn xoáy vào vết thương, đánh đập, tra điện. Ông Đặng Như Tuyết, đại tá Ngụy tham gia đảo chính bị bắt giam ở phòng bên cạnh sau này có kể lại khi bên An ninh quân đội hỏi anh Thảo: ?oNếu được tự do Đại tá sẽ làm gì??. Anh hiên ngang trả lời: ?oTôi sẽ tiếp tục sứ mạng cho tơí lúc thành công?.
    Bị đánh đập dã man, không nói được nhưng anh vẫn dùng bút viết ra giấy những lời đanh thép lên án chúng như: ?oChúng mày biết tao là ********* thì đừng bao giờ hi vọng tao khai. Một là sống, hai là chết, tao vẫn tiếp tục con đường của tao...?. Vì cay cú, tên Nguyễn Ngọc Loan đã dùng cả hành vi bẩn thỉu, đê hèn tra tấn với dã tâm để anh chết rồi bí mật mang chôn giấu tại nghĩa trang quân đội Gò Vấp với tấm bảng ghi ?oMộ vô danh?.
    Ngày 18/7/1965, các báo chí Sài Gòn đăng tin đại tá Phạm Ngọc Thảo chết vì bị thương trong một tai nạn giao thông. Nguỵ quyền Sài Gòn sau khi biết rõ sự thật đã gọi anh là ?ovua đảo chính? với nỗi khiếp sợ. Tướng 4 sao Oét-mô-len, Tổng chỉ huy quân đội Mỹ ở miền Nam trong hồi ký đã gọi Phạm Ngọc Thảo là một nhà ?ocách mạng chuyên nghiệp?.
    Anh ngã xuống nhưng đã góp công lớn vào lịch sử, bao lần kìm chân kẻ thù gây tội ác. Hoạt động của ?ovua đảo chính? đã làm điên đầu Mỹ- Ngụy, khiến chúng không còn nhiều thì giờ đàn áp dân chúng, đánh phá cách mạng, làm đổ bể bao kế hoạch quân xâm chiếm miền Nam, oanh tạc miền Bắc.
    Sau ngày đất nước giải phóng, nhiều đồng đội đã vô cùng chua xót khi thấy mộ anh vẫn chỉ là nấm mồ vô danh. Họ đã sưu tầm tư liệu, đề nghị Nhà nước truy tặng anh danh hiệu Anh hùng LLVTND... Rất nhiều nước mắt xúc động, cảm thương của những người chiến binh già đã rơi khi kể với chúng tôi câu chuyện về anh. Năm 1987, Nhà nước truy tặng anh danh hiệu cao quý: Anh hùng LLVTND. Hiện nay, mộ Phạm Ngọc Thảo được đưa về nghĩa trang TP.HCM, trên đồi Lạc Cảnh(huyện Thủ Đức). Mộ anh nằm cạnh mộ những tên tuổi nổi tiếng như Lưu Hữu Phước, Phạm NgọcThạch, Can Trường...
    Ông Trần Bạch Đằng, nguyên Phó ban tuyên huấn TƯ cục miền Nam nhận xét: các nhà tình báo thông thường có nhiệm vụ giấu mình, thu thập, khai thác tin tức chuyển về trung tâm. Riêng Phạm Ngọc Thảo đi thẳng vào hàng ngũ kẻ thù, tung hoành hoạt động vì Tổ quốc cho tới tận lúc hy sinh, trường kỳ mai phục và ?ođộc lập tác chiến?. Anh là người tình báo đặc biệt có một không hai. Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: anh Phạm Ngọc Thảo đã nhận một nhiệm vụ đặc biệt, chưa từng có ?otiền lệ? trong công tác cách mạng của chúng ta?
  6. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Một chương trong hồi ký của một linh mục tên là Nguyễn Hữu Lễ có nhắc đến đại tá Thảo:
    Cuộc đời tôi một lần nữa lại biến đổi với môi trường xa lạ ở tỉnh. Thời gian đầu tôi ở trọ chung với mấy bạn từ Mai Phốp lên Vĩnh Long học trước tôi vài tháng. Sau đó tôi ở trọ với anh thứ Ba của tôi đi lính và ở trong trại gia binh của Tỉnh đoàn Bảo An Vĩnh Long, thời Đại úy Phạm Ngọc Thảo làm Tỉnh đoàn trưởng Bảo an đoàn. Tôi còn nhớ khá nhiều chi tiết về hình dạng và lối sống của vị sĩ quan này. Đại úy Phạm Ngọc Thảo lúc bấy giờ có lẽ ngoài 30 tuổi, dáng người cao nhưng gọn và đẹp trai. Tướng ông lý tưởng cho một cầu thủ bóng đá hoặc bóng chuyền vì chiều cao của ông. Tóc ông lúc nào cũng húi ngắn đúng phong cách nhà binh. Ông đi đứng chậm rãi và trang nghiêm. Tôi không nhớ được nụ cười của ông vì hình như tôi chưa hề thấy ông cười bao giờ.
    Điểm đáng chú ý nhất nơi Đại úy Phạm Ngọc Thảo là ông có một mắt lé rất nặng (tiếng miền Bắc là ?olác mắt?) , và đây là điểm phá tướng của ông. Khi nhớ về ông, tôi vẫn thầm tiếc cho ông và nghĩ thầm giá mà ông Thảo không bị lé mắt chắc ông sẽ là người đàn ông đẹp trai lý tưởng. Nói về uy quyền thì lúc đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo là nhân vật số ba trong tỉnh sau Giám mục Ngô Đình Thục và Tỉnh trưởng Khưu Văn Ba. Lúc bấy giờ tôi có nghe nói ông Phạm Ngọc Thảo là người phía ?obên kia? ra đầu hàng với chánh quyền Ngô Đình Diệm, qua trung gian của Linh mục Nguyễn Ngọc Quang, lúc bấy giờ là cha sở nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long để nhờ giới thiệu với Giám mục Ngô Đình Thục để xin đầu hàng.
    Ông Phạm Ngọc Thảo đã dò đúng mạch và tôi tin là đã được nghiên cứu rất kỷ. Giám mục Ngô Đình Thục tin dùng Thảo và cho ông dạy học một thời gian trong trường trung học Nguyễn Trường Tộ của nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long. Sau đó một thời gian ông được đồng hóa vào cấp bậc Đại úy trong quân đội và làm Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Bảo An Vĩnh Long. Tôi không biết gì về vai trò Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An của ông Thảo nhưng đời sống tôn giáo của ông làm tôi chú ý. Đại úy Phạm Ngọc Thảo là người đạo đức hiếm có và tất cả những gia đình quân nhân trong trại gia binh này đều ca tụng và truyền miệng nhau về lòng đạo đức của ông mà người ta gọi cách thân thương là "Đại úy mình?.
    Lúc bấy giờ chính tôi cũng ngạc nhiên về vị sĩ quan có lòng đạo quá sốt sắng này. Có nhiều đêm tôi thấy ?oĐại úy mình" xuống từng gia đình công giáo hỏi đã lo đọc kinh tối chưa? Nếu gia đình nào chểnh mảng việc này bị ông khiển trách và bắt ngồi đọc kinh trong khi ông cũng ngồi lại trong giây lát rồi ra đi qua nhà khác. Anh quân nhân công giáo nào mà Chúa Nhật không đi nhà thờ, chẳng may Đại úy Phạm Ngọc Thảo biết được, thì đừng hòng cầu mong bất cứ ân huệ gì nơi ông.
    Về phần bà Đại úy cũng vậy. Bà có mặt ở tất cả các hội đoàn công giáo như Đạo Binh Đức Mẹ, hội Các Bà Mẹ Công Giáo... Dĩ nhiên là bà Đại úy được bầu làm trưởng trong các hội đoàn đó và bà hoạt động rất hăng. Nói chung vào thời Đại úy Phạm Ngọc Thảo làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long, cả trại gia binh tôi ở lúc bấy giờ đạo đức như một... nhà thờ.
    Nhưng điều làm tôi không bao giờ quên được, là cách thức Đại úy Phạm Ngọc Thảo đi lễ ngày Chúa Nhật ở nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long. Lúc bấy giờ còn là nhà thờ cũ, nằm cặp bờ sông Tiền Giang. Về sau mé sông bị lở nên Nhà thờ phải dời về ngã ba Cần Thơ. Vì mỗi ngày Chúa Nhật tôi cũng đi lễ ở đó nên thường xuyên chứng kiến cảnh nhân vật số hai và số ba của tỉnh đi lễ, ý tôi muốn nói tới Tỉnh Trưởng Khưu Văn Ba và Đại úy Phạm Ngọc Thảo.
    Đốc Phủ Sứ Khưu Văn Ba lúc bấy giờ đã ngoài 50 là vị tỉnh trưởng dân sự cuối cùng của tỉnh Vĩnh Long. Ông là một người cao to trắng trẻo và oai vệ theo cách thức của một quan chức dân sự. Mỗi sáng Chúa Nhật ông bà Tỉnh Trưởng và hai con trai là Khưu Văn Phước và Khưu Văn Lộc lúc đó đã 18, 20 đi lễ trên chiếc xe ?oTraction 15? màu đen bóng lộn, có tài xế lái. Tôi thường đứng dựa gốc cây me từ đàng xa nhìn gia đình quý phái này đi lễ.
    Hai ông bà Tỉnh Trưởng đã đẹp mà cặp con trai của ông bà càng đẹp hơn! Thường thì ông Tỉnh Trưởng mặc com-lê trắng, bà mặc áo dài màu, còn hai cậu ấm mặc đồ tây trắng ủi thẳng tắp. Tài xế đổ xe ngay cửa nhà thờ xong, vội ra sau mở cửa xe. Gia đình Tỉnh Trưởng xuống xe và đi thẳng vào nhà thờ trong sự trang nghiêm và hơi mất tự nhiên vì họ biết là có bao nhiêu cặp mắt đang đổ dồn về họ. Đoàn người quý phái tiến thẳng vào cửa nhà Chúa đang mở rộng, và đi hàng một thẳng lên hàng ghế đầu dành riêng cho gia đình Tỉnh Trưởng ngay trước cung thánh. Mọi người đang có mặt trong nhà thờ quay vào giữa lối đi nhìn!
    Trong khi đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo là nhân vật số ba trong tỉnh cũng đi lễ tại nhà thờ này, nhưng cung cách hoàn toàn khác với gia đình ông tỉnh trưởng. Thường thì ông tới trước gia đình tỉnh trưởng một chút. ?oĐại úy mình" lúc đi nhà thờ chỉ mặc áo dài đen kiểu như cha tôi và mấy bác nông dân ở quê vẫn mặc, chân ông mang giày săn-đan. Thay vì xe hơi thì Đại úy Phạm Ngọc Thảo đạp chiếc xe đạp cọc cạch. Xe đạp của ông là loại xe cuộc, nhưng tay lái vểnh lên chứ không cong xuống như các xe đua, và trơn trụi không có vè chắn bùn, chỉ có hai cái thắng ở tay.
    Khi tới nhà thờ Đại úy Phạm Ngọc Thảo dựng xe đạp nơi gốc cây me và cẩn thận móc túi lấy chìa khóa để khóa xe đạp cho yên tâm trước khi bước vào nhà Chúa. Lúc đứng nhìn ông lui cui khóa cái xe đạp, tôi đoán chắc là ông biểu diễn cho người ta nhìn, chứ có thằng ăn cắp mạt số nào mà lại đi ?ochọt? chiếc xe đạp của vị sĩ quan chỉ huy toàn thể quân nhân trong tỉnh này! Bố bảo cũng không dám! Sau khi thử lại lần chót là khóa xe không bị bung ra vì vô ý, Đại úy Phạm Ngọc Thảo bước đi bằng những bước chân nhẹ nhàng như con mèo, tiến vào nhà thờ và quỳ lẫn lộn giữa đám đông trong một hàng ghế nào đó gần cuối nhà thờ để cầu nguyện. Nếu không để ý chẳng ai biết sự có mặt của nhân vật số ba của tỉnh đang có mặt trong nhà thờ.
    Một hôm tôi vô tình nghe được một câu chuyện do một chú trong ban Quân Nhạc kể lại. Chú ấy nói có nghe Thượng sĩ Trưởng ban Quân Nhạc là Biện Công Tước thuật lại trong lần Tổng Thống về thăm tỉnh Vĩnh Long vừa rồi, có Đức cha Ngô Đình Thục, và phái đoàn của tỉnh, trong đó có Tỉnh Trưởng và Đại úy Tỉnh Đoàn Trưởng Tỉnh Đoàn Bảo An Phạm Ngọc Thảo, lên bắc Mỹ Thuận đón Tổng Thống. Khi Đức cha và Tổng Thống đi ngang sau lưng, Thượng sĩ Tước có nghe Đức cha nói với Tổng Thống một câu: ?oThằng Thảo nó được lắm?. Thượng sĩ Tước về thuật lại cho anh em nghe và nói thêm: ?oChắc là chuyến này Đại úy mình sẽ được lên lon!?
    Đúng như vậy! Không bao lâu sau đó Đại úy Phạm Ngọc Thảo được thăng lên Thiếu tá và được bổ nhiệm là Tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre) và Đại úy Trần Văn Năm về thay ông làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An ở Vĩnh Long.
    Lần cuối cùng tôi còn được thấy Phạm Ngọc Thảo là năm 1962, khi đó tôi đã vào học trong Chủng Viện Vĩnh Long, một buổi xế trưa, Thiếu tá Tỉnh Trưởng Kiến Hòa ghé vào chủng viện thăm Linh mục Giám Đốc Trung Tâm Nhân Vị Nguyễn Văn Tự. Lúc đó cha Tự dạy tiếng La tinh, tiếng Pháp trong chủng viện Vĩnh Long. Trong lần đó Thiếu tá Phạm Ngọc Thảo rất oai vệ trong chiếc Mercedes màu đen có tài xế lái. Anh tài xế này tên là Cứ, là người tài xế trước kia của Phạm Ngọc Thảo khi còn ở Vĩnh Long. Không ai có thể ngờ vị Tỉnh Trưởng oai vệ đó chính là ?oĐại úy mình? người đã từng đạp chiếc xe đạp cọc cạch đi lễ Nhà thờ Chánh Tòa Vĩnh Long khi còn làm Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An.
    Con đường hoạn lộ của Phạm Ngọc Thảo từ đó lên như diều gặp gió. Không bao lâu sau, ông được thăng lên Trung tá rồi Đại tá. Nhưng khi ông Diệm bị phe đảo chánh sát hại năm 1963, ông Phạm Ngọc Thảo bị thất sủng và đi làm Tùy Viên Quân Sự tòa Đại sứ Việt Nam bên Hoa Thịnh Đốn. Không bao lâu sau, Phạm Ngọc Thảo lộn về và cùng với một vài chính khách dân sự làm cuộc đảo chánh ở Sài Gòn. Cuộc đảo chánh bất thành, ông trốn chạy và về sau bị bắt và giết chết. Tôi không chú ý lắm các chi tiết này nhưng điều tôi ngỡ ngàng là lúc đó người ta nói Phạm Ngọc Thảo là một tên ********* gộc, có anh hay em gì đó là Phạm Ngọc Thuần làm đại sứ của Bắc Việt tại một nước cộng sản. Thảo đóng vai gián điệp nhị trùng, giả vờ đầu hàng phía Quốc Gia, nấp bóng Giám mục Ngô Đình Thục, để len lỏi vào chánh quyền miền Nam.
    Sự thật như thế nào về con người của Phạm Ngọc Thảo tôi không rõ, nhưng về sau này, khi nghe biết về các hoạt động "không bình thường" của Phạm Ngọc Thảo tôi đâm ra nghi ngờ thái độ đạo đức quá đáng của ông ta lúc ở Vĩnh Long. Tôi hồ nghi rằng, lòng đạo đức đó không chân thật nhưng là loại đạo đức ?ocó hậu ý?! Thực ra nếu tôi xét đoán sai về lòng đạo đức của ông, tôi sẽ mắc tội. Xin vong linh ông tha tội cho tôi! Nhưng cái cách Phạm Ngọc Thảo bày tỏ lòng đạo đức một cách quá lộ liễu trước mặt Đức cha Ngô Đình Thục lúc đó, cộng với những vụ rửa tội tập thể và tràn lan lúc bấy giờ, và nhất là các vụ bỏ đạo tập thể và tràn lan sau khi ông Diệm bị lật đổ đã cho tôi lý do để hoài nghi nghi về sự chân thật của ông!
    Riêng việc ông có rong ruổi trên ?oxa lộ công danh? lúc bấy giờ theo cái kiểu "con đường nào cũng tới... Vĩnh Long?, tôi không lấy làm lạ. Vì lúc ông Ngô Đình Diệm còn là tổng thống đã có biết bao nhiêu người tai to mặt lớn khác cũng chen lấn nhau trên con đường Quốc lộ 4 gồ ghề và hay kẹt cầu, kẹt bắc đó, từ Sài Gòn đổ dồn về Vĩnh Long để mong được chầu Giám mục ngô Đình Thục. Không riêng gì ông Phạm Ngọc Thảo.
    Về phần ông Tỉnh Trưởng Khưu Văn Ba, sau đó không lâu xe ông bị ********* phục kích và ông bị giết chết trên con đường Vĩnh Long - Cần Thơ. Khi ông chết tôi đang học ở trường trung học Nguyễn Trường Tộ, nơi mà ông Phạm Ngọc Thảo có thời gian dạy học khi ông vừa mới ra "đầu hàng". Sau khi ông Khưu Văn Ba chết, Thiếu tá Phước về làm tỉnh trưởng Vĩnh Long. Từ đó Vĩnh Long bắt đầu chế độ Tỉnh trưởng quân nhân. Về sau này có một con đường mới mở trong tỉnh Vĩnh Long mang tên con đường Khưu Văn Ba và tôi tin chắc là khi cộng sản chiếm miền Nam họ đã đổi tên con đường này rồi.
  7. BearMoscow

    BearMoscow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Xin cho biết chi tiết thêm về hồi Đại tá Thảo ở Vĩnh long
    Được BearMoscow sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 18/04/2005
  8. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Em cũng chả biết thêm gì đâu bác ạ, chẳng qua vô tình đọc hồi ký của ông linh mục này ở Dac Trung , thấy có chương có nói về đại tá Thảo nên post lên thôi.
    Nhưng có thêm một bài viết nói về ông "vua cắt hình bóng" ở VN, người đã lên chương trình "Những chuyện lạ VN", hoá ra ông này cũng là điệp viên và hoạt động với đại tá Thảo (bài này em lấy ở báo Bưu điện):
    Vua cắt hình bóng Việt Nam? - Chuyện bây giờ mới kể
    Nhiều người mới chỉ biết đến ông về tài cắt hình bóng khi ông tham gia vào chương trình ?oNhững chuyện lạ Việt Nam trên VTV3?, còn chuyện ông từng cắt hình bóng cho cố Tổng bí thư Lê Duẩn, nhà văn Sơn Nam, Đoàn Giỏi và là ?ođệ tử ruột? của nhà tình báo xuất sắc Phạm Ngọc Thảo thì rất ít người biết.
    Căn nhà nhỏ, chót vót trên gác tư của khu tập thể Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội, hoạ sĩ Vũ Anh lấy làm ?ocăn cứ địa? và ?ochốn nương thân? sau quãng đời hoạt động sôi nổi, hào hùng không kém phần nguy hiểm trong lòng địch nay trở nên tĩnh lặng lạ thường. Ở cái tuổi ?oxưa nay hiếm?, nhưng dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát và điều đặc biệt dễ nhận ra là đôi tay cực kỳ khéo léo và đôi mắt quan sát một cách tinh tế. Ông niềm nở đón tiếp chúng tôi và sôi nổi kể về quãng đời hoạt động của mình, về nghệ thuật đam mê đến cháy lòng cắt hình bóng từ thuở còn sơ khai cho đến khi được phong ?ongai? trong lòng người hâm mộ.
    Hoạ sĩ Vũ Anh nhớ lại rằng, khi lên 8 tuổi, được theo cha sang Pháp, và hình ảnh người thợ cắt hình bóng rong dưới chân tháp Eiffel đã gieo vào ông sự đam mê về môn nghệ thuật kỳ lạ đó. Hoạ sĩ Vũ Anh lục tìm trong đống tài liệu và đưa ra ?okhoe? với chúng tôi về 3 tấm hình mà ông có được ... từ ngày đó và vẫn đang lưu giữ nó cho đến nay.
    Với lòng đam mê hội họa, năng khiếu hội họa, sau khi học xong chương trình phổ thông, năm 1945 ông được nhận vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Đây là dịp để Vũ Anh thực hiện đam mê của mình và cũng thoả chí tung hoành với nghệ thuật cắt hình bóng.
    Sau khi học xong, ông tiếp tục theo học Trường Lục quân Võ bị 1, Quảng Ngãi. Cũng kể từ đây, binh nghiệp và nghệ thuật luôn song hành cùng ông. Tốt nghiệp trường lục quân Quảng Ngãi, ông vào chiến trường miền Nam. Tại đây, ông được trực tiếp phục vụ dưới quyền của đồng chí Lê Duẩn ?" khi đó là Trưởng phòng Dân quân Nam Bộ, Bí thư xứ uỷ Nam Bộ và không ít lần đã cắt hình bóng cho đồng chí Lê Duẩn.
    Khi Mỹ nhúng sâu hơn vào cuộc chiến tại miền Nam, Vũ Anh được cấp trên giao nhiệm vụ luồn sâu vào trong lòng địch để bắt liên lạc và thực hiện nhiều kế hoạch của ta. Người chỉ huy trực tiếp ông lúc đó không ai khác là chiến sĩ tình báo nổi tiếng Phạm Ngọc Thảo. Lúc này, nghệ thuật cắt hình bóng đã được ông vận dụng một cách khéo léo, tài tình để phục vụ cho nhiệm vụ lớn mà cấp trên giao phó. Ông lang thang khắp Sài Gòn, xuống Bình Dương, Long Xuyên, Bến Tre, rồi lên Đà Lạt, Buôn Ma Thuột... với cây bút vẽ và cây kéo trong tay. Nhiều phòng tranh được mở, nhiều cuộc triển lãm tranh gây tiếng vang khắp Sài Gòn thời đó. Ghi nhận những hoạt động đó, ông được bầu làm Uỷ viên Hội nhà Văn Việt Nam và hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam dưới chế độ cũ. Tài hoa của ông đã lan đến Dinh Độc lập và cố vấn thân cận của Ngô Đình Diệm đã tiếp cận ông, nhưng trong thời điểm chưa chín muồi, ông chưa muốn ?oxuất đầu lộ diện?. Thực ra, trước đó, Vũ Anh đã được Phạm Ngọc Thảo dẫn đến gặp và giới thiệu với cha Thục ?" anh trai của Ngô Đình Diệm để làm quen dần trong giới chóp bu Sài Gòn. Thời gian này, ông được cha Thục mời đến vẽ nhiều tranh cho bà Phước. Trong chính quyền Sài Gòn, bà Phước được coi trọng và kính nể, nên khi bà Phước giới thiệu ông đến với một quan chức cấp cao nào đó để liên hệ công việc thì coi như đã nắm chắc được một phần thành công. Lợi dụng con đường này, Vũ Anh thâm nhập sâu vào trong chính quyền Sài Gòn.
    Trong một lần cùng Phạm Ngọc Thảo vào tiếp kiến Ngô Đình Diệm, Vũ Anh đã đề nghị được cắt hình bóng. Ngô Đình Diệm vui vẻ nhận lời. Và chưa đầy 15 phút ngồi với Ngô Đình Diệm, ông đã cắt tặng hàng chục hình bóng. Sự kiện này được Ngụy quyền Sài Gòn tôn vinh. Các công cụ truyền thông thời đó đăng ảnh và tít lớn về Vũ Anh đứng bên Tổng thống Ngô Đình Diệm và cắt tặng hình bóng như một thông điệp về sự dân chủ, sự hoà hợp giữa chính quyền với giới nghệ sĩ.
    Sau giải phóng, họa sĩ Vũ Anh được điều về công tác tại Báo Giải phóng, sau chuyển sang làm Báo Cần Thơ.
    Với hành trang đơn sơ, chiếc kéo và giấy để lên hình, ông đã lang thang khắp đất nước, đến các hội chợ, các lễ hội, những địa điểm công cộng, nơi tập trung đông người để cắt hình khách hàng khi được yêu cầu. Ông cắt hình nhanh và phá vỡ kỷ lục về cắt hình bóng mà một bậc thầy về nghề này đã lập trước đó ở Pháp, chỉ trong 30 giây. Ông đã được phong là ?oông vua Việt Nam? về cắt hình bóng. Ngày 27/11/2004 vừa qua, trong chuyên mục ?oChuyện lạ Việt Nam?, hoạ sĩ Vũ Anh xuất hiện và làm đông đảo khán giả kinh ngạc khi cắt hình bóng trong thời gian chớp nhoáng chỉ 23 giây, phá chính kỷ lục mới lập trước đây là 28 giây/hình.
    TRỌNG HOÀNG
  9. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Tôi khẳng định những điều nghi ngờ cuả LM Lễ là không đúng.
    Về hình dáng, Ông Thảo bị lé..nặng ????
    Về tính tình : Ông Phạm Ngọc Thảo là một người bạn,một người Cha,người chồng,
    một quân nhân,một ông sếp,một cấp dưới..và là một người công giáo rât chuẩn.Không ai
    chê ông được điều gì. Có lẽ LM Lễ thấy ông là VC thì nghi là giả dối ??? Xin thưa,trong chiến tranh có hơn 5 vạn bộ đội người công giáo có thành tích (TL Cục Quân lực Bộ QP)
    ,trong đó có 6 anh hùng. Trừ Ông Thảo và Ông Nhạ ra còn 1 phụ nữ là chị Đinh Thị Hoa.
    Số quân người Công giáo là ngang với 5 sư đoàn. Ngay ông Nhạ sau 1975 còn được Vatican phong bằng sắc. Vậy ai cứ là VC thì nghi ngờ tư cách cuả người ta à ? Chỉ qua lời
    cha Lễ thôi,cũng thấy Ông Đại tá sống Đạo thật sự.
    Tôi đồng ý với ý kiến trong diễn đàn này,là nếu Bravo II thành công,ông Đại tá lên Tướng quan trọng,thì lịch sử VN đã khác rất xa, bao nhiêu người không phải đổ xương máu.
    Thế Ông Diệm có biết Ông Thảo là VC không ? Có biết. Biết rất rõ. Biết rất rõ tư cách và
    đời tư.Ông Thảo về sau đã nói riêng điều này với Tổng thống.Mỹ cũng cứ báo cho VNCH mấy lần về việc này. Theo hồi ký '' Làm thế nào để giết một vị Tổng thống'' cuả Tướng Đỗ Mậu,nguyên Tổng Giám đốc An ninh Quân đội,(đã về sống tại VN nhiểu năm trước) thì trong năm 1963,các nhân vật hàng đầu chế độ có thấy một người gài một lá cờ đỏ sao vàng bằng con tem nhỏ lên ve áo,
    , là đại diện phiá bên kia ,nằm trong Dinh Gia long cuả Tổng thống,bí mật thương thuyết. Trên thực tế,người này là Tướng Nguyễn Tài,Thứ trưởng Bộ Công An,đặc phái viên cuả Chính phủ VNDCCH tại Dinh Gia Long. Sau khi Mỹ giết ông Diệm,ông Tài bị bắt ngay,ngày 30.4 ông được giải phóng nhờ lòng tốt cuả một anh lính VNCH canh giữ ông,báo cho bộ đội biết. Ông bị giam nhiều ngày trong một xà lim bí mật,chỉ còn là một cái xác trắng nhợt,may được cứu thoát.Anh lính được lệnh bắn Ông Tài khi chỉ huy cuả anh vội chạy mất. Người đứng ra dàn xếp chính là Đại tá Thảo.
    Có lẽ cũng chính người này,mà Tết năm con Rồng 1963,Dinh Gia long được có một cành đào từ miền Bắc qua ngả Campuchia.
  10. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Về chuyện ông Diệm biết đại tá Thảo là Việt + mà vẫn dùng thì cũng có nhiều dư luận về chuyện này, cũng chẳng biết đúng hay sai. Ví dụ như trong cuốn hồi ký "Một Kiếp Người" của tướng Huỳnh Văn Cao:
    Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, hiện là sĩ quan của Miền Nam, diện hồi chánh, nhưng đã từng là bạn thân của Lê Duẩn, ngày đám cưới của Thảo tại Thiên Hộ Đồng Tháp thì Lê Duẩn đã đích thân đến dự. Khi tôi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 kiêm Khu Chiến Tiền Giang thì Thảo làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Kiến Hòa, người được Tổng Thống Diệm tin cậy. Trong những giây phút thân tình, Thảo đã thỏ thẻ với tôi: ?Nếu Đại Tá Tư Lệnh muốn quen biết với ông Lê Duẩn thì tôi có thể sắp xếp được.? Cho nên đã có lần tôi thưa với cụ Diệm: ?Sao Cụ cứ để Trung Tá Thảo làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa lâu vậy, Cụ không sợ Thảo rủ rê cháu theo Cộng Sản hay sao?? Cụ Diệm đáp lại: ?Ừ, để xem đứa nào rủ được đứa nào?? Lúc ấy, tôi đã hiểu là Tổng Thống Diệm tin chắc không thể nào Thảo rủ rê tôi được, nhưng đồng thời có nghĩa là Tổng Thống Diệm biết rõ Thảo là Cộng Sản

Chia sẻ trang này