1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ãnh hưởng của việc khia thác vàng đến môi trường

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi hai_vie, 17/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hai_vie

    hai_vie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Ãnh hưởng của việc khia thác vàng đến môi trường

    Chào các bạn !
    Bạn nào có tài liệu hay các thông tin về ảnh hưởng của việc khai thác và tuyển quặng vàng đến môi trường thì cho mình xin.
    Các bạn có thể trao đổi bài viết ở đây hoặc gửi về email của mình: hai_vie@yahoo.com
    Cảm ơn các bạn.
  2. HacMieu07

    HacMieu07 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    Về quặng vàng nói riêng thì tớ không có tài liệu nhưng việc khai thác các quặng một cách tự phát như đã xảy ra ở một số địa phương thì khủng khiếp: rừng bị phá cho tan tác. Nếu gần sông suối thì nước bị khuấy lên đục ngầu thậm chí là tắc nghẽn do đất đai đổ xuống. Ngoài ra còn dẫn đến xáo trộng về an ninh xã hội vv và vv
  3. anhduc06

    anhduc06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Khai thác vàng thì ô nhiễm rùi. Đáng chú ý là công nghệ nó tuyển như thế nào thôi. Mỗi loại quặng người ta sẽ dùng giải pháp công nghệ khác nhau để tuyển, cụ thể:
    * Quặng Vàng - Đồng: Các mạch nhỏ, vi mạch quặng, ổ quặng trong đá phun trào, biến đổi Clorit hóa, tan hóa.
    Khoáng vật đồng như Malakhit (CuCO3, Cu(OH)2; Azurit (Cu3[CO3].[OH]2), Chacodin (Cu2S); Bocnit (Cu5FeS4), Enagrit (Cu3AsS); Chancopirit (CuFeS2) và một số đồng (Cu) tự sinh.
    Giải pháp công nghệ để loại bỏ đồng: sử dụng các hoá chất K2S2O8, (NH4)2S2O8, NH4Cl; (NH4)2CO3, CaOCl2, KBrO3, NaH2PO4, PbO2.
    * Quặng Vàng - Thạch Anh: Các mạch, thấu kính quặng kích thước từ 5 - 30m, bề dày từ 30 - 90cm. Xuyên cắt đá phun trào, biến đổi propilit hóa, clorit hóa, thạch anh hóa. Khoáng vật gồm Manhetit (FeO.Fe2O3), Bocnit (Cu5FS4) và một ít Galenit (PbS).
    Giải pháp công nghệ để loại bỏ Cu, Fe, Pb: sử dụng các hoá chất [NH4]2S2O8, K2S2O8, CaOCl2, NaH2PO4, KBrO3 (NaBrO3 ), PbO2 (MnO2).

    *Công nghệ tuyển trọng lực gồm các bước sau:
    - Quặng nguyên khai được đập và nghiền nhỏ đến cỡ 1,2 - 1,4mm.
    - Quặng nghiền được chuyển theo dòng nước qua máng chớp (có chiều rộng 0,3 - 0,4m dài từ 2 - 4m) sau đó qua cho máng thủy ngân dài 0,6 - 1,2m.
    - Đãi và gạt dần tinh quặng thải (mòi) ra ngoài và tách hỗn hống vàng -thủy ngân ra khỏi tinh quặng thải. Tinh quặng thải được thu lại để xử lý.
    - Đổ hỗn hống thủy ngân vào tấm vải mỏng rồi dùng tay (có dùng găng tay cao su) bóp dần cho thủy ngân chảy qua các khe hở của vải. Còn lại là vàng và một ít thủy ngân vón thành cục.
    - Nung từ từ hỗn hống vàng thủy - ngân (sử dụng bình chưng có hệ thống làm lạnh tốt) để thủy ngân bay hơi ta thu được vàng thô có hàm lượng 80 - 98%.
    * Công nghệ trích ly vàng gồm các bước sau:
    Bước 1: Tiền oxy hóa, khử tạp chất:
    Cát quặng được xay nghiền, làm sạch bùn sét, vật liệu mùn, không để lẫn các loại kẽm vụn, sắt vụn hoặc các kim loại khác, vun đống làm tơi cát quặng, để nơi thoáng và khô ráo. Các hóa chất sử dụng tính trên đầu m3 cát quặng như sau:
    + K2S2O8, = 0,1 kg/m3
    + [NH4]2S2O8 = 0,1 kg/m3
    + CaOCl2 = 0,1 kg/m3
    + MnO2 = 0,2 kg/m3 (hoặc PbO2)
    + K3[Fe(CN)6] = 0,2 kg/m3
    + H2O2 = 0,2 kg/m3
    + KClO3 = 0,1 kg/m3
    + Nước = 50 lit/m3 (bể 4 m3 cát quặng là 200 lít nước)
    (Trường hợp hàm lượng vàng, bạc cao quá kết quả xay nghiền, tuyển cơ từ 5 chỉ/ca máy thì CaOCl2 được tăng lên 0,4 kg/m3)
    - Các hóa chất K2S2O8,, [NH4]2S2O8, CaOCl2, MnO2 được rắc đều từng lớp cách nhau 10 cm (cách tấm lót đáy 20 cm).
    - Các hóa chất H2O2, KClO3, K3[Fe(CN)6] được hòa tan vào nước rồi cho lên quay vòng cho đều thuốc (3 vòng quay) rồi ngâm trong 3 ngày, 3 đêm (72 giờ), cứ 12 giờ tháo vòi quay một vòng rồi đóng lại cho lên ngâm tiếp.
    Bước 2: Trung hòa axit, lấy môi trường kiềm, hòa tan vàng, bạc
    - Tháo kiệt nước dung dịch ở bể lớn xuống bể nhỏ, để cát quặng thật ráo. Cho 3 kg vôi bột vào bể nhỏ để trung hòa axit, đảo bể rồi sử dụng vôi bột thật khô mịn, rắc trộn đều với cát quặng ở bể lớn bình quân 6 kg vôi bột/m3 cát quặng.
    - Cho dung dịch ở bể nhỏ lên quay vòng để kiểm tra môi trường, sau 24 giờ kiểm tra ở vòi đầu ra. Nếu pH = 9 thì tiến hành bổ sung khoảng 3 kg vôi vào bể nhỏ, khuấy đều rồi cho quay vòng tiếp trong 24 giờ nữa là đạt yêu cầu pH = 10.
    - Sau khi pH = 10 lại tiếp tục quay vòng, cứ một vòng kiểm tra một lần vòi đầu ra, nếu ổn định thì sau 24 giờ tiến hành hòa tan 2 kg/m3 NaCN ở bể nhỏ rồi cho quay vòng để hóa chất hòa tan đồng đều mọi nơi trong bể trích ly.
    - Sau khi cho NaCN, hòa tan cho lên quay vòng phải liên tục, vòi đầu ra phải thông suốt, nước thấm thoát nhanh, mỗi ngày (12 giờ) tốt nhất phải quay được 5 vòng.
    - Trước khi cho dung dịch quay vòng, cứ 12 giờ lại xới bể 1 lần, xới càng sâu càng tốt.
    - Bổ sung lượng Pb(NO3)2 = 0,2 kg/bể để tăng tốc độ phản ứng thu tủa.
    - Bổ sung lượng (CH3COO)2Pb = 0,1 kg/bể để làm sạch mặt kẽm, làm xốp tủa vàng, tăng mật độ kết tủa vàng trên mặt kẽm.
    Yêu cầu của công đoạn này là trung hòa axit, tạo được môi trường kiềm (pH = 10) trước khi cho NaCN.
    Bước 3: Thu tủa bổ sung hóa chất:
    - Chắt lọc nước trong thùng kẽm vào bể nhỏ, cho nước sạch vào để rửa kẽm rồi chắt riêng ra một xô để lắng, tiếp tục rửa lại hai lần nữa rồi lại chắt riêng ra cho vào xô lúc đầu, để lắng ta chắt bỏ phần nước trong, phần cặn lắng là tủa vàng, bạc được thu gom lại.
    - San kẽm vào xô, thùng nhựa rồi cho một ít axit vào đảo, xóc. Khi đảo, xóc kẽm phải đứng đầu gió mặt quay vuông góc với hướng gió. Nếu không có gió thì phải đậy nắp thùng để xóc nhằm tránh hơi axit.
    - Vào mùa hè do nóng, nhiệt độ cao nước bốc hơi mạnh. Mặt khác do bể xi măng bị khô, thấm hút nước liên tục làm giảm lượng dung dịch trích ly gây ảnh hưởng quá trình vận hành. Vì vậy sau hai lần thu tủa cần bổ sung:
    + Nước sạch: 100 - 200 lit/bể
    + Vôi: 2 kg/bể
    + NaCN: 1- 2 kg/bể
    + H2O2: 0,05 kg/bể
    + KBrO3: 0,05 kg/bể
    Mùa đông chỉ cần bổ sung NaCN (1- 2 kg/bể); H2O2 (0,5 kg).
    - Tốt nhất nên dùng dung dịch thừa từ các bể vừa trích ly xong rồi thêm NaCN để bổ sung cho dung dịch bị hao tổn do mất nước.
    * Phân kim vàng và nấu chảy vàng 99,9%:
    - Tủa vàng thu được ở dạng bột đen lắng xuống đáy thùng đựng, khi phân kim được cho vào nồi tráng men hoặc bình thủy tinh chịu nhiệt, cho nước sạch vào đun sôi để loại bỏ các muối kim loại, muối hữu cơ hòa tan hấp thụ lẫn vào bột tủa. Sau mỗi lần đun sôi dạng cháo loãng lại để lắng chắt lọc (không để bột tủa nổi váng trôi theo nước rửa), đến khi nước rửa hết màu là được, lại cho tiếp khoảng 50 gam axit HNO3 vào bột tủa đun nhẹ lửa và lại rửa nước sôi sạch nhiều lần, lúc này bột tủa còn lại chủ yếu là vàng và một ít bạc.
    - Sử dụng nước cường thủy bằng cách pha tỷ lệ về nồng độ HCl/ HNO3 là 3/1 đun cho tủa hòa tan hoàn toàn, để nguội rồi lọc qua giấy thấm dạng phễu đựng vào bình thí nghiệm tam giác, lại đun nhẹ lửa gián tiếp qua tấm lót để bình không vỡ hoặc đun cách thủy qua chậu men để cô đặc dung dịch hòa tan vàng, đưa về môi trường axit yếu (pH: 6 - 6,5) là tốt nhất, tiến hành cho thêm hoá chất như FeSO4, Na2SO3 để kết tủa vàng tinh khiết, cho Na3B4O7 trộn với bột tủa vàng rồi vắt khô trong giấy lọc và được sấy khô ta sẽ được mẫu vàng 99,9%, bước tiếp theo là cân, ký hiệu và nhập kho.
    Còn để xử lý Xyanua thì theo hướng dẫn Quyết định số 1971/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 10 tháng 11 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Chia sẻ trang này