1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh kts - máy ảnh kts và những thứ liên quan

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi FloraAtDawn, 11/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nhatrangmuathu

    nhatrangmuathu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    2.468
    Đã được thích:
    0
    Công nhận dùng photoshop chỉnh sửa lại hình của coco trông xấu lại càng xấu kinh.
  2. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    hay quá xá hay. Dạo trước hay lên post ảnh, dạo này bận quá, khè khè, vài bữa nữa sẽ ra mắt NTC 1 cách hoành tráng, cây vườn lá nhà.
  3. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Nhân thơ?i gian qua các tha?nh viên lọ mọ ngọ ngoạy chụp a?nh nhưng chưa ra theo ý muốn. Em lục ti?m trong đống ta?ng thư lưu trưf cu?a em một số ba?i vê? kyf thuật chụp a?nh em sưu tâ?m trên ttvn trước đây, nay post lên share với anh em. Mặc du? la? cho máy cơ du?ng film nhưng 1 số lý thuyết va? kyf thụật căn ba?n vâfn áp dụng rất tốt cho máy số. Chúc các bạn tha?nh công

    1- Thông số cu?a bức a?nh
    Cho hỏi là các thông số như AF 28-105mm, f3.5-4.5; f8 1/250 nghĩa là gi??
    Tra? lơ?i
    AF 28-105mm f3.5-4.5
    nghĩa là sử dụng lens (ống kính) có tiêu cự 28-105mm và độ mở ống kính từ 3.5-4.5 (đúng ra là 1:3.5 đến 1:4.5)
    Đây là thông số chung.
    f8 1/250
    f8 (hay f/8 hay f:8) là độ mở của ống kính, khi để ở f8 thì ống kính mở to một khoảng bằng đầu đũa. 1/250 chính là 1/250sec thời gian mở ống kính.
    Using Fujichrome là tên loại film được dùng (nhưng thường thì phải kèm theo chỉ số ISO (tốc độ film 100,200 hay 400)
    2- Các Kyf xa?o chụp a?nh
    1. Ví dụ chụp ảnh vào buổi tối, muốn lúc chụp xong, ánh đèn nhoè nhoẹt như sao trời thì làm thế nào?
    2. Lúc chụp sóng biển đang xô dào dạt, muốn lấy chi tiết cả bọt sóng của nó thì làm ntn?
    3. Khi mình đang ngồi trên xe chạy rất nhanh, muốn chụp xe ô tô sát ngay phía sau thật nét, nhưng phong cảnh phía sau ô tô lại nhoè thì chỉnh các thông số ntn?
    Tra? lơ?i
    Muốn chụp được ảnh xịn như yêu cầu thì nên dùng một lens dài (khoảng từ 135mm cho đên 300mm tuỳ theo khoảng cách) và cho độ mở là tối đa ( thường các lens dài độ mở cho phép là f4.5 cho đến f5.6). Một điều nữa là khi chạy xe nhanh, rung nên để thời gian mở ống kính càng nhỏ càng tốt, và dùng film khoảng 800 cho đến 1600 (thông thường đối với lens trên 200 là phải dùng film 800 trở lên).
    Một cái nữa là nếu bạn có điều kiện thì bạn có thể mua lens có hệ thống cân bằng tự động (như nó dùng để chỉnh hướng trong máy bay). Có 2 loại lens có hệ thống này là "dòng" lens IS (Image Stabilizer) của Canon và lens AR của Nikon. (Cũng theo nguyên tắc tương tự nhưng thay bằng dịch chuyển một kính ở nhóm cuối như Canon nó dịch chuyển một kính ở nhóm đầu).
    Muốn chụp sóng biển mà muốn rõ được "từng hạt nước đang bay" thì tốc độ 1/1500 là đủ (chụp giọt nước rơi, cốc vỡ thường cần đến 1/3000 sec thôi). Một điều nữa là phải dùng lens dài (thường từ 200mm đến 500mm) và chú ý là khi chụp ngoài biển nắng thì nên dùng một cái kính lọc chống tia UV để cho ảnh nó đỡ "cứng". Độ mở thì tuỳ các bạn nếu muốn lấy cả cảnh phía sau thì mở ống kính khoảng f16 còn ko thì để khoảng f4.5. Film 400 nếu trời nắng lớn, 800 nếu ít nắng.
    3- Độ mơ? cu?a ống kinh va? tốc độ chụp
    1. "Thời gian mở ống kính" với "tốc độ chụp" là một hay khác nhau? Và máy ảnh hoạt động ntn với từng thông số đó.
    2. Khi set từng thông số đến maximum, minimum... thì nó tương ứng thích hợp với tình huống nào?
    Tra? lơ?i
    Thời gian mở ống kính chính là tốc độ chụp. các thông số về độ mở ống kính và tốc độ chụp tỉ lệ với nhau, nói nôm na la? khi tăng tốc độ chụp lên 1 nấc thì nên mở to ống kính lên 1 nấc. Tốc độ chụp quyết định thời gian cho ánh sáng ăn vào mặt phim, nếu cường độ ánh sáng quá mạnh, chụp với tốc độ nhanh để giảm bớt thời gian phim lộ sáng. nếu chụp với tốc độ nhanh quá nhiều khi ảnh sẽ không moi được nhiều chi tiết trong bóng tối. ngược lại chụp tốc độ chậm sẽ lấy được các chi tiết trong mảng tối, nhưng những chi tiết chuyển động nhanh hơn tốc độ chớp của máy sẽ bị nhoè đi. Độ mở ống kính giống như đồng tử của con ngươi, trong bóng tối thì mở to ra để đón ánh sáng, khi ra nắng thì thu nhỏ lại, hoặc nheo mắt để giảm bớt cường độ ánh sáng chiếu vào. Ống kính mở to còn làm cho bức ảnh có độ nét tập trung cao (độ nét sâu của ảnh) ví dụ: f2.6 có khoảng nét trước và sau tiêu cự là 1cm, trong khi đó với độ mở ống kính f22 có khoảng nét trước và sau tiêu cự 100m vì vậy mà tuỳ từng trường hợp mà mình đặt các thông số theo chủ quan của mình :blink:
    Về độ mở: nên dể ở khẩu độ lớn nhất (tức trị số nhỏ nhất - 2 cái này rất dễ nhầm) của ống kính, với độ mở này thì thứ nhất ta lợi về tốc độ vì độ mở càng lớn thì tốc độ chụp càng nhanh lên. thứ 2 độ mở càng lớn, độ nét sâu của ảnh càng hẹp và như vậy phì phông (phần nền) phía sau vật chụp sẽ càng nhoè mờ đi, hiển nhiên là hình chụp sẽ nổi, cô đọng hơn. 1 yếu tố nữa ảnh hưởng tới việc làm nhoè phông nền là khoảng cách từ máy đến người được chụp và từ người đó đến phông nền phía sau. 2 khoảng cách này nên chọn càng xa càng tốt, càng xa ra thì phông càng mờ nhoè. Tuy nhiên với khoảng cách thứ nhất: từ máy đến người chụp thì nên chọn làm sao để khi zoom ống kính nó chỉ nằm trong khoảng tiêu cự từ 105 đến 135 là đẹp nhất vì ở khoảng tiêu cự này hình được chụp sẽ trung thật nhất, khuôn mặt không bị "vênh" hay méo mó, biến dạng do ảnh hưởng quang sai của các thấu kính trong ống kính.
    4- Bố cục cu?a bức a?nh
    Máy phổ thông ta thường dùng là máy loại SLR35 nên kích cỡ ảnh in ra thường có tỷ lệ 2/3 nghĩa là chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, ví dụ như ảnh cỡ 10x15. Với loại ảnh như thế này thì người ta thường chia mỗi chiều thành 3 phần bằng nhau. Và như vậy thì sẽ có 4 điểm giao cắt nhau trên bức ảnh. Các điểm giao cắt này người ta gọi là điểm "mạnh" và đây thường là tâm để đặt chủ đề của bức ảnh vào. Nói là vậy nhưng khi dặt thì sẽ chọn điểm nào để dặt vì ở đây có tới 4 điểm mạnh, điều đó còn phụ thuộc vào nội dung của bức ảnh chụp. chẳng hạn nếu bức ảnh là cảnh sông và con thuyền thì lúc này đường "chân trời" (đường gianh giới giữa mặt nước và bờ đất) phải nằm ở vạch chia 1/3 phía trên hay chí ít lả trong khoảng 1/3 phía trên bức ảnh có như vậy thì mới diễn tả được dòng sông vì đây là cảnh sông nước. Vị trí con thuyền sẽ nằm 1 trong 2 điểm mạnh phía dưới, và đặc biệt là nằm ở vị trí nào trái hay phải, cái này sẽ phụ thuộc vào hướng mũi của con thuyền. nếu con thuyền đi từ trái qua phải (hướng mũi thuyền quay về phía phải) thì thuyền sẽ được đặt ở điểm mạnh phía bên phải vì có như thế bức ảnh mới thoáng, có ý nghĩa hơn, nghĩa là con thuyền có lối thoát, nó đi về phía có tương lai sáng sủa chứ không đi vào "đường cụt". Cũng giống như con người luôn hướng về cái thiện, về một tương lai tươi sáng chứ không ai mong muốn 1 tương lai u tối cả.
    Lối bố cục kiê?u trên được người ta gọi là kiểu cổ điển. Gọi là cổ điển nhưng nó không "cổ" 1 chút nào, cho tới giờ người ta vẫn dùng phương pháp này để bố cục ảnh. Nói là vậy nhưng không phải lúc nào ta cũng áp dụng phương pháp này, nếu cứ như vậy thì nó sẽ có lúc nhàm chán mất, mà chúng ta thì không ngừng tiến lên, nhu cầu hưởng thụ, nhu cầu thẩm mỹ cũng ngày càng cao thế nên ta cũng phải luôn tìm tòi cái mới. Do vậy đôi lúc, tuỳ vào từng bức ảnh, tùng chủ đề người ta không áp dụng phương pháp cổ điển nữa, thay vào đó người ta đặt chủ đề vào chính giữa bức ảnh và với phương pháp này họ thường đùa với nhau là lối "phá cách". Ảnh hay áp dụng kiểu này là ảnh có kích thước hình vuông.
    Trên đây là những yếu tố cơ bản để bố cục, ngoài chúng ra thì còn cân nhắc tới những hình, những đường nét trong ảnh sao cho chúng hài hoà hơn với chủ đề, nội dung bức ảnh, tỷ như đ ờng thẳng thì sẽ thấy khoẻ khoắn, cứng cáp, đường cong lai cho cảm giác uyển chuyển, mềm mại....
    * Chụp chân dung:
    La? mục khó nhất trong nhiếp ảnh, đó là chụp chân dung, vì 1 bức ảnh chân dung đẹp thì ngaòi đẹp về hình thức : ánh sáng, bố cục thì đòi hỏi đẹp cả về nội dung, nghĩa là nhìn vào bức chân dung đó người xem sẽ cảm nhận được nội tâm của nhân vật, qua đó sẽ biết được tính cách, nghề nghiệp của nhân vật. Cái này quả thực là khó, khó với tất cả mọi người. Thế nên ở đây tôi chỉ nêu những vấn đề mà anh em ta có khả năng làm được, nghĩa là chỉ đẹp về 1 vế là bố cục và ánh sáng. Cần hiểu rõ khái niêm chân dung, nhiều người lầm tưởng rằng cứ ảnh chân dung là chỉ có nửa người, điều đó không đúng. Ảnh chân dung có thể là nửa người (còn gọi là: bán thân như ảnh chứng minh thư, hộ chiếu..), có thể là 2/3 hay cả người như chân dung thời trang.
    Ánh sáng: đối với ảnh chân dung nên chụp bằng 2 nguồn sáng chiếu từ 2 bên tới và bên này yếu hơn bên kia 1/3, có vậy thì khuôn mặt mới nổi khối, mắt mũi, môi rõ ràng hơn, tránh chụp bằng nguồn sáng trực tiếp thẳng từ máy ảnh tới, với nguồn sáng này khuôn mặt thường bị "bẹt" trông không đẹp. Ánh sáng chụp chân dung đẹp nhất là ánh sáng trời tự nhiên trong bóng râm. Nguồn sáng này nó mềm, dịu không gắt tránh cho ta khỏi bị "lốp" (những mảng quá sáng trong ảnh thường gắt có mầu trắng), da dẻ trông mịn màng hơn.

    Được vo_danh_khach sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 12/01/2008
  4. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    5- Tốc độ chụp và chuyển động (da?nh cho Digital camera)
    Nếu vật thể trước ống kính di động thì hình ảnh của nó hình thành trên mặt phim hay bề mặt bộ cảm biến hình ảnh cũng di động theo. Ta có thể điều chỉnh tốc độ chụp để xử lý các hình ảnh chuyển động: hoặc là ?bắt cứng? chuyển động, hoặc là cho chao mờ, hoặc thể hiện một vật thể rõ nét trên hậu cảnh chao mờ để tạo cảm giác chuyển động.
    Khi sử dụng các tốc độ trập nhanh (từ 1/500 hay 1/1000 giây trở lên), chuyển động của vật thể sẽ được ?bắt cứng? trên hình ảnh. Ở tốc độ chậm hơn (khoảng 1/60 giây), hình ảnh bắt đầu chao mờ nhưng ta vẫn nhận dạng được vật thể đang chuyển động. Ở tốc độ rất chậm (chẳng hạn 1/8 giây) và giữ yên máy ảnh, hình ảnh của vật thể in vào phim hay bộ cảm biến sẽ chao mờ đến mức không còn nhận dạng được. Nhưng nếu trong lúc chụp với tốc độ chậm, nếu máy ảnh di chuyển hay lia (pan) bám theo vật thể đang chuyển động thì trên phim ta sẽ có một hình ảnh tương đối rõ nét trên một hậu cảnh chao mờ. Những ảnh chụp theo lối lia máy tóm bắt được cái cảm giác chuyển động mà vẫn giữ được nhận dạng của vật thể. Kỹ thuật này thường được sử dụng trong nhiếp ảnh thể thao để cùng lúc chuyển tải cả cảm giác lẫn sự việc của một sự kiện đang xảy ra.
    Nhưng tốc độ chụp không phải là yếu tố duy nhất tác động đến việc chụp bắt chuyển động. Khoảng cách từ máy ảnh đến vật thật thể đang di chuyển cũng cho hiệu quả tương tự. Vật thể chuyển động càng xa máy ảnh thì càng dễ thu hình rõ nét ở bất kỳ tốc độ nào. Do đó một chiếc xe ở đàng xa sẽ rõ nét hơn một chiếc xe ở gần máy ảnh mặc dù cả cùng di chuyển với một vận tốc như nhau.
    Hơn nữa, hướng di chuyển của vật thể (tương quan với vị trí đặt máy ảnh) cũng tác động đến việc chụp bắt hình ảnh chuyển động. Khi vật thể di chuyển song song với mặt phim hay bề mặt bộ cảm biến (từ trái qua phải, hoặc phải qua trái), thì phải dùng những tốc độ trập thật nhanh (từ 1/500 trở lên) thì mới có thể ?bắt cứng? hình ảnh. Nếu vật thể di chuyển vuông góc với mặt phim hay bề mặt bộ cảm biến (đi thẳng về phía máy ảnh, hay lùi ra xa dần) thì hình ảnh trên phim lại ít di động. Do đó một tốc độ trập tương đối chậm (1/60 hay 1/30) cũng có thể chụp bắt hình ảnh thật rõ nét. Nhưng nếu vật thể lại chuyển động chéo góc với vị trí đặt máy ảnh thì ta có một hiệu quả trung hoà giữa hai hiệu quả nói trên: ta có thể chụp bắt chuyển động rõ nét với các tốc độ trập trung bình (1/125 hay 1/250).
    Sau đây là bảng kê các tốc độ chụp gợi ý để chụp bắt chuyển động khi chủ đề lấp đầy khuôn hình. Các mũi tên biểu thị hướng chuyển động của chủ đề so với vị trí đặt máy ảnh:
    [​IMG]
    Chú ý rằng khi chụp bắt các chuyển động, tốc độ chụp của máy ảnh còn phụ thuộc vào khoảng cách từ máy ảnh đến chủ đề và tiêu cự của ống kính đang sử dụng. Chủ đề càng gần máy ảnh hay ống kính tiêu cự càng lớn thì tốc độ trập sẽ tăng theo.
    A, S, P, hay M ?
    Năm 1978, lịch sử nhiếp ảnh đã rẻ sang một bước ngoặt quan trọng, một tiêu chuẩn thiết kế máy ảnh mới đã ra đời, và bắt buộc mọi nhà sản xuất máy ảnh phải đi theo hướng mới. Hãng Canon chính thức tung ra thị trường kiểu máy ảnh SLR điện tử A-1, kiểu máy ảnh đầu tiên cho phép nhà nhiếp ảnh chọn lựa giữa nhiều chế độ định thời chụp (multi-mode exposure): ta có thể tự điều chỉnh lấy (manual) theo thông số báo của hệ thống đo sáng trong máy hay theo kinh nghiệm, nếu ta tự chọn tốc độ (shutter priority) thì máy ảnh sẽ chỉnh khẩu độ, nếu ta tự chọn khẩu độ (aperture priority) thì máy ảnh sẽ chỉnh tốc độ, và ta để cho máy ảnh tự động chọn lựa cả tốc độ lẫn khẩu độ theo chương trình lập sẵn (program). Tại sao lại cần nhiều chế độ như vậy?
    Chế độ Shutter priority ? thường có ký hiệu là S ? và chế độ Aperture ? thường có ký hiệu là A ? còn được gọi là hai chế độ bán tự động (semi-automatic). Người cầm máy phải quyết định một trong hai thông số và máy ảnh sẽ chọn lựa thông số còn lại. Vì cùng nối hết chung với một hệ thống đo sáng duy nhất, cả hai chế độ đều cho giá trị lộ sáng như nhau trong cùng một tình huống ánh sáng. Sử dụng chế độ nào là tùy theo nhu cầu hay ý đồ của nhà nhiếp ảnh.
    Những người chuyên chụp ảnh phóng sự, thể thao, hay cần chụp bắt những diễn tiến nhanh, thường chọn chế độ S. Họ chỉ cần đặt máy theo một tốc độ nào đó đủ nhanh để không làm rung nhoè hình ảnh (thường là từ 1/250 trở lên) và cứ việc bám theo chủ đề, không phải bận tâm đến khẩu độ ống kính nữa. Máy ảnh sẽ tự điều chỉnh khẩu độ đóng mở theo lượng sáng bên ngoài hay theo sự thay đổi tốc độ của nhà nhiếp ảnh. Chế độ TV phối hợp với một thiết bị kéo phim tự động (motor drive) gắn vào máy ảnh hoặc một máy ảnh số có chức năng chụp liên tiếp nhiều kiểu ảnh trongmột giây (burst mode) là một lợi thế vượt bậc của các phóng viên nhiếp ảnh ngày nay.
    Những người chụp ảnh phong cảnh, hay có nhu cầu lấy chi tiết tối đa với vùng ảnh rõ thật sâu, và có thời gian thư thả để nhìn ngắm, lựa chọn hình ảnh sẽ ghi vào phim, lại thích sử dụng chế độ A. Họ chỉ cần đặt máy theo một khẩu độ nào đó đủ nhỏ để cho hình ảnh có vùng ảnh rõ theo ý muốn (thường là từ f/8 hay nhỏ hơn) và không phải bận tâm đến tốc độ trập nữa. Máy ảnh sẽ tự điều chỉnh tốc độ nhanh chậm theo lượng sáng bên ngoài hay theo sự thay đổi khẩu độ của nhà nhiếp ảnh. Chế độ A do đó thường phối hợp với một chân máy (tripod).
    Các máy ảnh SLR bán tự động sản xuất trước năm 1978 thường chỉ có một chế độ mà thôi: hoặc là S hoặc là A. Nếu ta sử dụng một máy ảnh chỉ có chế độ S mà muốn hình ảnh có vùng ảnh rõ thật sâu và chi tiết thì sao? Cứ việc sử dụng chế độ S và chọn tốc độ thật chậm (từ 1/30 giây hay chậm hơn), máy ảnh sẽ tự động xiết nhỏ khẩu độ lại và bảo đảm hình ảnh sẽ rất chi tiết. Vì rất dễ bị rung máy khi chụp ở tốc độ chậm nên ta phải cẩn thận tì máy vào một điểm tựa vững chắc hoặc gắn trên chân máy. Ngược lại, nếu ta sử dụng một máy ảnh chỉ có chế độ A mà muốn chụp bắt những chuyển động nhanh thì cứ chọn những khẩu độ mở lớn (f/4 hay cho mở hết cỡ), máy ảnh sẽ tự động chọn tốc độ nhanh nhất có thể. Trong những tình huống này, khả năng có thể xảy ra là một số hình ảnh sẽ bị thừa sáng hay thiếu sáng ít nhiều khi lượng sáng bên ngoài vượt quá giới hạn cho phép hệ thống đo sáng hoạt động. Nhưng với dung sai rất rộng của các loại phim ngày nay thì ta dễ dàng điều chỉnh khi tráng rọi để cho ra hình ảnh chấp nhận được,vàvới máy ảnh số thì có khả năng ?cứu vớt? bằng cách làm? hậu kỳ với Photoshop.
    Khi không có đủ thời gian để điều chỉnh (hoặc không hiểu rõ cách điều chỉnh) thì sử dụng chế độ Program ? ký hiệu là P ? là tiện nhất. Máy ảnh sẽ tự định cả tốc độ lẫn khẩu độ theo những thông số thời chụp chứa sẵn trong bộ nhớ của nó; ta chỉ việc canh nét và bấm. Thậm chí chẳng cần canh nét nữa nếu như ta sử dụng các máy ảnh đời mới sản xuất trong khoảng 10 năm gần đây có hệ thống canh nét tự động. Một số máy ảnh có chế độ P được lập chương trình rất tinh vi. Khi đặt máy ở chế độ này, máy ảnh sẽ cân nhắc luôn cả loại ống kính đang gắn trên máy. Nếu là ống kính góc hẹp, chụp tầm xa với độ khuếch đại lớn (telephoto lens), máy sẽ ưu tiên chọn những tốc độ nhanh. Nếu là ống kính góc rộng, thu hình cả một toàn cảnh rộng (wide-angle lens), máy sẽ ưu tiên chọn những khẩu độ đóng nhỏ.
    Các cơ chế bán tự động hay tự động nói trên dù có nhạy đến đâu cũng có lúc gặp sai lầm hay hỏng hóc. Lúc đó chính kinh nghiệm của người cầm máy mới là yếu tố quyết định và do đó mà có chế độ Manual ? ký hiệu là M.
    __________________

    Trên là sưu tầm trên diễn đàn chim cây cá cảnh ABV
    Được kimcuongbien sửa chữa / chuyển vào 22:25 ngày 13/01/2008
  5. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Nếu như vẽ tranh là hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó thì trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại. Trong bố cục ảnh, có 6 chuẩn mực để bạn dựa vào, nhưng để các tấm ảnh có hồn, thu hút và tránh nhàm chán rất cần tới sự vận dụng linh hoạt.
    [​IMG]
    Bố cục ảnh so sánh kích thước (toà nhà với ôtô).
    Cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều là nghệ thuật truyền tải thông tin thị giác và chịu sự chi phối của những nguyên lý căn bản về cảm nhận thực thể bằng ánh sáng. Nhưng nếu hội hoạ là nghệ thuật tổng hợp thì nhiếp ảnh là kỹ thuật phân tích. Khi vẽ tranh, hoạ sỹ đưa dần vào khung toan trắng những nét cọ để tạo ra nội dung và bố cục của nó. Nhưng trong nhiếp ảnh, người ta làm công việc ngược lại?
    Với bối cảnh thực có sẵn nội dung và bố cục, tay máy phải thay đổi góc nhìn, sử dụng ống kính wide hay tele, xoay trở khuôn hình để chọn lọc những yếu tố xây dựng lên bức ảnh. Tuy nhiên, dù là thêm vào hay bớt đi các mảng khối trong khuôn hình, cả hội hoạ và nhiếp ảnh đều hướng tới cách xếp đặt hiệu quả nhất để thể hiện nội dung các tác phẩm. Trong kết quả cuối cùng, ở mức độ nào đó, cả tranh vẽ và ảnh chụp đều được đánh giá bởi một chuẩn mực về bố cục.
    Khi đánh giá một bức ảnh, người ta xem xét nó trên những yếu tố căn bản về nội dung, màu sắc, trạng thái và hiệu ứng quang học. Nếu bố cục được nhấn mạnh trong khi các yếu tố khác bị khoả mờ, bản thân nó có thể là chủ đề của nhiếp ảnh.
    Hầu hết các yếu tố căn bản này giúp truyền tải thông tin thị giác như điểm và đường nét, hình dạng, màu sắc, chất liệu bề mặt và độ tương phản đều liên quan đến bố cục bức ảnh. Người chụp ảnh dựa trên những nguyên tắc này để phát triển kỹ năng sắp xếp các đối tượng trong khuôn hình.
    [​IMG]
    Tiết tấu tạo bởi hiệu ứng quang học
    Tìm ra tiết tấu hay mô thức xếp đặt trong bối cảnh
    Đó là kỹ thuật rút ra logic về vị trí, sự xếp đặt các vật thể trong khuôn hình, chọn được góc đặt máy tốt nhất phản ánh tiết tất và mô thức trên các vật thể. Kỹ thuật này rất phổ dụng đối với ảnh kiến trúc, giao thông, dây chuyền sản xuất? Việc phát hiện logic xếp đặt trong một bối cảnh lớn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và xâu chuỗi của tay máy. Tuy nhiên, việc lạm dụng tiết tấu, thiếu suy ngẫm và phân tích sẽ dẫn đến những bức ảnh dập khuôn nhàm chán. Việc áp dụng hiệu quả bố cục này phải đi liền với các hiệu ứng ánh sáng, tạo bóng và góc đặt máy khác thường.
    Ví dụ, một hàng cột tròn đều tăm tắp và sáng rõ trong nắng trưa sẽ không thể đẹp bằng bức ảnh chúng đứng trong ánh sáng xiên thấp hơi lệch phương ống kính. Nhờ nắng tạt ngang, bóng cột sẽ đổ dài tạo một hàng cột nữa nằm dưới đất, thân của chúng sẽ được ?ovê? tròn lẳn vì hiệu ứng chuyển sáng tối. Nếu đặt máy thật thấp dưới chân hàng cột với ống kính góc rộng, đầu của chúng sẽ sẽ chạm vào nhau và lao vút lên trời, rất thú vị. Nhiều khi các tiết tấu lại xuất hiện cùng hiệu ứng quang học và chỉ tác động vào ống kính ở một góc nhìn nhất định, vấn đề là phải tìm tòi và sáng tạo.
    [​IMG]
    Phản ánh chiều sâu không gian
    Thể hiện được kích cỡ vật thể hoặc khoảng cách
    Kỹ thuật này giúp người xem ảnh hình dung kích thước của vật thể trong khuôn hình. Sử dụng tốt phép so sánh chênh lệch về kích thước có thể nêu bật được độ lớn của đối tượng trong bức ảnh. Ví dụ, nếu muốn minh hoạ độ lớn của một con voi nên đặt chú sáo bé như hạt gạo trên lưng nó. Ngược lại, khi chụp macro một bông hoa nhỏ, người ta nhấn mạnh mức phóng đại của bức ảnh bằng một chú kiến vàng lớn như con ong chúa. Vật thể làm mẫu so sánh nên thuộc loại hình ảnh quen thuộc, dễ hình dung kích thước như con người, ôtô, que diêm, cái bút? Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của thủ pháp so sánh khi xem những thước phim hoạt hình kinh điển về người khổng lồ, tí hon. Tay máy khi đứng trước bối cảnh hoành tráng hay vật thể quá lớn, anh ta dễ bị ngợp tới mức quên mất là cần một vật thể so sánh. Kết quả là bức ảnh sẽ còn cảm xúc mà anh ta đã trải nghiệm, mọi thứ sẽ chỉ giống như cảnh trên bàn hay những món đồ chơi của trẻ con.
    [​IMG]
    Điểm nhấn màu.
    Tạo sức hút cho điểm nhấn của bức ảnh
    Vùng trọng tâm hay điểm nhấn của bức ảnh được thể hiện bằng kỹ thuật tạo độ tương phản, hay đường dẫn hướng. Theo nguyên lý thị giác thì điểm tương phản nhất trong khuôn hình sẽ thu hút thị giác, vùng xẫm sẽ nặng và hút mắt hơn khoảng nhạt trắng. Mặt khác, ánh mắt người xem cũng sẽ di chuyển theo hướng chiếu của tia sáng trong khuôn hình, tức là đi từ chỗ nhạt nhất đến chỗ đậm nhất. Những đường cong, nét chéo kết thúc tại điểm nhấn sẽ dẫn ánh mắt người xem đến đó. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây hậu quả phân tán và khó hiểu nếu chỉ lệch hướng tới chủ đề chính.
    Trong bố cục cổ điển, điểm mạnh của bức ảnh thường được đặt ở toạ độ giao nhau của đường 1/3 dọc và 1/3 ngang bức ảnh (gần 4 góc khuôn hình). Cách sắp xếp này đặc biệt phù hợp với cỡ phim 35 mm. Nhiếp ảnh hiện đại không bị lệ thuộc vào những công thức cổ điển. Thậm chí, những tay máy cách tân còn cố tính đặt chủ đề vào những vị trí oái oăm và điều đó lại gây sự chú ý và ấn tượng về bức ảnh. Thực ra, những tay máy này phải rất hiểu về Tỷ Lệ Vàng để có thể làm điều ngược lại và tạo nên hiệu quả thú vị. Giá trị cao nhất mà nhiếp ảnh hiện đại nhắm tới không hoàn toàn là cái đẹp, mà là cảm xúc và ấn tượng.
    [​IMG] Bố cục đường dẫn
    Đặc tính về cân bằng và trạng thái
    Sự cân bằng trong bức ảnh sẽ quyết định trạng thái tĩnh hoặc động của nó. Nếu thủ pháp sử dụng đường chân trời nằm ngang chính giữa bức ảnh nhằm tạo nên cảm xúc tĩnh lặng, thì khi đặt nghiêng, đưa lên cao hay hạ xuống thấp sẽ cho hiệu quả động. Bức ảnh nhiều trời ít đất thì tạo cảm xúc nhẹ nhõm thanh cao. Còn khi đảo tỷ lệ này, những hiệu quả sẽ ngược lại. Mắt người xem có một đặc tính là bị thu hút theo hướng chuyển động của chủ đề. Do vậy, trong bố cục cổ điển các chuyển động phải hướng vào trong bức ảnh. Nhưng các nhiếp ảnh gia hiện đại lại không muốn người xem thấy ngay mọi thứ, họ đòi hỏi sự quan sát và suy ngẫm về thông điệp của bức ảnh, nên họ có thể không tuân thủ quy tắc này.
    Sự cân bằng cũng bị chi phối bởi màu sắc, một chấm vàng tươi bên phải sẽ nặng bằng cả một mảng nhạt trắng. Cách lấy một diện tích nhỏ có sức hút mạnh để tạo ra sự cân bằng với một mảng lớn nhẹ nhõm hơn sẽ tạo ra trạng thái cân bằng động - một bố cục khá phổ biến trong nhiếp ảnh.
    Chụm vào tản ra
    Việc sử dụng hình tròn hay những đường cong kín tạo nên sức hút khá mạnh và gây hiệu ứng hợp nhất - phương pháp thể hiện tốt những hiện thực đơn lẻ như bông hoa, mạng nhện? Khi được sử dụng hợp lý, bố cục này sẽ hướng sự chú ý vào giữa tâm của nó. Mục tiêu hợp nhất vào điểm mạnh còn có thể được thực hiện bởi nhiều đường dẫn hướng tới đối tượng chính (ví dụ: nút giao thông). Không cần phải là những nét dẫn thực thể, ánh mắt tập trung của các sinh vật trong khuôn hình cũng sẽ định hướng sự quan sát của người xem ảnh.
    Thủ pháp bố cục phân tán thường được dùng để diễn giải những nội dung trừu tượng như: giận dỗi, làm ngơ, đa dạng, hỗn loạn? Đi liền với kỹ thuật này là ống kính góc rộng, bao quát nhiều cụm đối tượng mạnh tương đương. Ví dụ, bức hình chụp từ trên xuống một trung tâm giao dịch chứng khoán, hay một cái chợ ngoài trời đông đúc.
    [​IMG]
    Tận dụng nét lượn chữ S.
    Phản ánh chiều sâu không gian
    Là một thủ pháp rất hiệu quả để khắc phụ bản chất phẳng dẹt của bức ảnh. Một bố cục khéo léo có thể làm khuôn hình trở nên sâu hút, cũng có thể khiến chủ đề nổi bật hình khối trên một bối cảnh mờ nhoà. Nhiều khi một bức ảnh nét suốt từ cận cảnh tới vô cự không tạo cảm giác sâu bằng bức macro nét cạn, chính phần vật thể bị mờ lại tạo cảm giác về hình khối và chiều sâu không gian. Một bức ảnh bố cục tốt có thể bao gồm nhiều lớn không gian với các tone màu và cường độ chiếu sáng khác nhau. Kỹ thuật phổ biến là sử dụng cận cảnh làm khuôn hình, nhưng nếu không tìm được những mẫu khung đặc biệt thú vị thì bức ảnh khó mà thoát ra khỏi sự nhàm chán.
    Những nguyên tắc bố cục cổ điển (tỷ lệ Vàng):
    1.Không bao giờ đặt chủ đề vào giữa tâm bức ảnh
    2.Mọi bức ảnh chỉ có một và một điểm mạnh duy nhất
    3.Đường cong chữ S là một trong những thủ pháp bố cục được ưa chuộng nhất
    4.Luôn luôn dẫn ánh mắt của người xem đi vào bên trong hình ảnh
    5.Đường chân trời không bao giờ cắt ngang chính giữa mà luôn nằm ở một phần ba phía trên hoặc phía dưới..
    (Theo Nghe Nhìn)
  6. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Hứng khởi cùng Nhiếp ảnh hoàn toàn không chuyên.
    Ai cũng muốn có những bức ảnh đẹp và cũng muốn tự tay mình chụp sao cho đẹp. Để có được bức hình như vậy không nhất thiết phải chụp bằng các lọai máy hiện đại, đắt tiền. Máy ảnh chỉ là phương tiện để thực hiện, máy tốt, hiện đại chỉ giúp ta dễ dàng đạt được mục đích. Cái đẹp trong bức ảnh phụ thuộc phần lớn vào ý chí chủ quan của người chụp. Do vậy nếu bạn không có nhiều tiền thì hãy bằng lòng với cái mình đang có cho dù đó chỉ là 1 chiếc máy phim cổ lỗ sĩ đáng giá vài trăm nghìn đồng.
    Qủa thực, nói "chụp ảnh", ai cũng cho là dễ, chỉ cần giơ máy lên bấm "tách" là xong, mình đã biết chụp ảnh. Thực tế như vậy nhưng sự thực thì không vì để dạt được 1 bức ảnh đẹp, đòi hỏi nguoi chụp ảnh, ngay từ lúc đầu tiên cầm máy phải biết cách cầm sao cho "chắc", bấm máy sao cho "êm", có như vậy bức ảnh chụp ra mới tránh bị nhòe, mất nét. Nguyên nhân gây ra nhòe, mất nét thì nhiều mà 1 trong số đó chính là cách cầm và bấm máy.
    Vậy thì cầm như thế nào và bấm máy như thế nào cho đúng?
    Khoa học ngày càng phát triển nên máy ảnh cũng có nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau. Để dễ hiểu, tôi trình bầy với loại máy đơn giản nhất là máy cơ. Hầu hết máy ảnh đều có 2 phần rõ ràng là: phần thân hình chữ nhật và phần ống kính nối vào phần giữa của thân máy. Như vậy khi cầm máy thì tay phải sẽ nắm vào thân máy, ngón trỏ để lên nút "chụp" để chụp ảnh, tay trái sẽ ngửa lên đỡ vào phần dưới ống kính, khoảng chỗ tiếp nối giữa thân máy và ống kính hoặc lùi xa 1 chút nếu là ống có tiêu cự dài (ống kính dài, lớn về mặt cơ học), với những ống kính này thì ống thường dài và nặng nên đỡ tay ở đó máy sẽ vững hơn.
    Cách cầm đúng
    [​IMG]
    Cách cầm sai
    [​IMG]
    Đối với những máy du lịch, nhất là máy số loại không chuyên nghiệp thì hầu như không phân biệt được giữa thân và ống kính vì kích thước của chúng nhỏ gọn. Với loại này tay phải vẫn làm như trên còn tay trái sẽ giữ phần bên trái, tuy nhiên nên chu ý tới đèn (flash) của máy vì đèn này thường được gắn phía bên trái nên khi cầm máy ta hay vô tình che bớt 1 phần đèn, kết quả là khi chụp vẫn thấy đèn "nổ", phát sáng nhưng hình chụp lại bị tối do thiếu sáng.
    Cách cầm đúng
    [​IMG]
    Cách cầm sai
    [​IMG]
    Cách "bấm'''' chụp:
    Ta thường chụp bằng ngón trỏ và chỉ có ngón tay nhẹ nhàng nhấn chụp, không nên cố lấy sức nhấn mạnh tay vào nút chụp vì như vậy dễ làm cho máy ảnh bị chúi xuống, gây dao động trong khi chụp, hình có thể sẽ nhòe. Kinh nghiệm cho thấy nên sử dụng chân máy trong mọi trường hợp có thể, hoặc tỳ lưng hay tay vào 1 chỗ nào đó cho chắc hơn khi chụp.
  7. Vo_danh_khach

    Vo_danh_khach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    2.564
    Đã được thích:
    0
    Bác Flo ơi, có lẽ nên đổi Topic cho hợp lý nhể, không những là chỉnh sửa ảnh mà còn cách chụp ảnh nữa.
  8. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    hoa Dương tử, chụp ở Hồng Kông bởi chị gái 1 người bạn, hình gốc
    [​IMG]
    hình nét, ánh sáng chưa tốt, chủ thể không nổi bật
    các thao tác chỉnh sửa: Auto level + Blur ( brightness, contrast ) background + Duatone + ( Grow ) Gaussian blur new layer, overlay Opacity 50%
    [​IMG]
    Dương tử là biểu tượng của Hồng Kông, vào đây tham khảo thêm:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_t%E1%BB%AD_kinh
    [​IMG]
  9. FloraAtDawn

    FloraAtDawn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    5.512
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    crop + Duatone, nhìn thật dễ thương
    [​IMG]
  10. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    chỉnh sửa ảnh bản thân phải có con mắt trước đã
    mấy tấm hình cu đông chỉnh chả thấy đã hơn tí nào
    miscoi từ trẻ trung thành bà già thấy tội luôn.
    cu loong từ "ngây thơ" sang đau khổ.

Chia sẻ trang này