1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh nổi 3D và ứng dụng trong kiến trúc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi cooplab3d, 14/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cooplab3d

    cooplab3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Ảnh nổi 3D và ứng dụng trong kiến trúc

    Chào các bạn
    Chắc hẳn khái niệm về 3D không xa lạ gì với dân Kiến trúc. Nhưng khái niệm về chụp và in ấn 3D cũng còn xa lạ đối với nhiều người

    Chúng tôi - CoopLab 3D là một đơn vị nghiên cứu Khoa học Công nghệ tại Hà Nội. Thành tựu của CoopLab3D là đã hoàn thiện một quy trình công nghệ cho phép chụp và in ấn những bức ảnh lập thể về mọi đề tài (phong cảnh, chụp người, ảnh đồ họa...), những bức ảnh mà sau khi xử lý và in ra sẽ thấy rõ hiệu ứng lập thể (như là khi bạn xem các phim nổi của nước ngoài). Chúng tôi đã xây dựng Studio chụp ảnh cho người cũng như đã bán được nhiều mẫu ảnh 3D phong cảnh.

    Một ứng dụng quan trọng khác của công nghệ 3D mà chúng tôi muốn giới thiệu là in ấn mô hình kiến trúc bằng ảnh nổi 3D. Giới kiến trúc sư các bạn chắc cũng ít nhất một lần sử dụng các phần mềm 3D như AutoCad 3D, 3DSmax, Maya để dựng các mô hình 3D của mình. Nhưng khi các bạn muốn in ra giấy để đem thuyết trình thì chỉ nhận được những bản vẽ bẹt 2 chiều. Nói cách khác, các bạn chỉ có studio chứ không có lab để xuất ra được những bản vẽ 3 chiều.

    Công nghệ của chúng tôi cho phép tích hợp một loạt các ảnh render xoay xung quanh đối tượng mô hình vào một ảnh 3D duy nhất. Nhìn vào ảnh 3D của chúng tôi giống như bạn trực tiếp nhìn thấy mô hình bằng thị giác 2 mắt. Chất lượng của ảnh 3D tương đương với ảnh số rửa bằng lab. Công nghệ và ý tưởng ứng dụng này của chúng tôi đã được đánh giá rất cao của một số kiến trúc sư hàng đầu (trong đó có KTS Hoàng Đạo Kính, một người bạn thân của chúng tôi)

    Để biết thêm chi tiết về công nghệ này, mời các bạn ghé thăm Website của chúng tôi:
    http://www.cooplab3d.com

    Nếu bạn ở Hà Nội, hãy đến tham khảo mẫu ảnh của chúng tôi tại Gallery Cafe Dilmah 32 Điện Biên Phủ. Đối với những bạn ở xa, xin liên lạc qua Email cooplab3d@yahoo.com , thậm chí đối với những bạn có ý tưởng hợp tác nghiêm túc, chúng tôi sẵn sàng gửi một mẫu ảnh nhỏ (miễn phí).

    Chúng tôi cũng sẵn lòng giải đáp thắc mắc của các bạn tại topic này.

    Chào các bạn
  2. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Nghe cũng thú vị đấy nhỉ. Nếu được thì nhờ anh post lên đây một cái sample nhỏ để chúng tôi tham khảo. Thân mến.
  3. bongmaden

    bongmaden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2005
    Bài viết:
    101
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ, cho hỏi cái. Có phải ảnh in ra giống mấy cái bưu thiếp nổi hoặc giống cái thước kẻ Tàu không? Tức là trên mặt ảnh tráng một lớp gây hiệu ứng khúc xạ?
    Nếu đúng thế cho biết giá cả đi, có gì PM cho tôi nhé.
  4. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ, a phải cho một cái ví dụ so sánh giữa ảnh gốc và ảnh đã được xử lý, chứ xem mấy cái ví dụ trong web của anh khó tưởng tượng quá, cũng chưa thấy nó hơn gì nhiều. Hay là phải nhìn tận mắt sản phẩm nhỉ, nếu được xin bác một ảnh đã in rồi demo nho nhỏ nhỉ:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. aquarius1902

    aquarius1902 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    4.472
    Đã được thích:
    0
    Thôi thì cho em bon chen tí vậy, bác Hóng Hớt và Win Arc giả ngố kìa, em chỉ nói với những người khác thôi đấy, 2 bác...xê ra
    Tình hình theo em nhận thức được có vẻ là như thế này ( y hệt bác Bóng Ma nghĩ, chỉ tinh vi hơn chỗ cắt ghép hình ảnh cảu một đối tượng)
    Thực ra công nghệ này Trung Quốc đã làm chủ và du nhập vào Vn từ khoảng 2 năm trước, em biết cái này qua một thằng bạn, mà gốc là bác Hùng Tô Hiệu: Việc này qua một số động tác xử lý hình ảnh, kết hợp phần mềm, và phần cứng. Cụ thể hơn như sau, tách một bức ảnh thành nhiều đối tượng (các lớp tương ứng với độ sâu mong muốn) mỗi đối tượng đó cần một vài góc nhìn khác nhau, sau đó kết hợp các góc nhìn này bằng một phần mềm chuyên dụng (xin quay lại chỗ này sau) để được một bức ảnh ở dạng mã hóa, cuối cùng là một phủ lên trên đấy một lớp lăng kính mỏng (bằng chất dẻo) ở dạng răng cưa đứng sao cho khi thay đổi góc nhìn thì sẽ thấy được các góc nhìn khác nhau của một đối tượng nêu trên, với nhiều đối tượng như thế trong một bức ảnh sẽ tạo ra hiệu quả độ sâu, là 3D ảo. Việc xử lý tạo ra bức ảnh mã hóa bằng phần mềm phải kết hợp rất khéo với thông số của răng cưa. Chắc các bác còn nhớ mấy cái thước kẻ ngày xưa củaTrung Quốc bằng nhựa mềm dẹt dẹt dài khoảng 20cm có hình siêu nhân chuyển động chứ, nó cũng cùng nguyên lý ấy nhưng kém tinh vi hơn...
    Em đã nhìn mấy bức ảnh này rồi, đúng cà fê Điện Biên Fủ luôn, mới đầu trông thì khá bắt mắt, nhưng sau 5phút chăm chú thì cảm thấy khá khó chịu, do việc tách các lớp/ đối tượng chưa kỹ do làm bằng tay, nếu nhìn im thì thấy ảnh rất nhòe do sai lệch trong việc kết hợp fần mềm- phần cứng và vấn đề ánh sáng thực là chùm chứ không fải tia như tính toán nên vẫn nhìn thấy nhiều góc nhìn của cùng một đối tượng một lúc... và nhìn lâu thì sẽ thấy tức mắt do tranh chấp giữa cái nhìn thấy và khả năng nội suy 3D ảo của não người, như là nhìn ảnh ảo 3D vậy...
    Nếu sự thực là như thế này, thì quả thực khả năng ứng dụng của nó vào chuyên nghành cũng rất hạn chế chứ không hào nhoáng như ban đầu cảm nhận, vấn đề là giá cả và biết cách sử dụng nó thôi.
    ---
    và em thực sự xin lỗi nếu có gì đấy ngộ nhận-sai lầm, hoặc ảnh hưởng xấu đến người khác, chỉ mong muốn mọi người biết được sự thật để biết áp dụng nó một cách hiệu quả hơn.
    Được aquarius1902 sửa chữa / chuyển vào 01:05 ngày 15/03/2006
  6. cooplab3d

    cooplab3d Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    chào các bạn
    Rất cám ơn sự quan tâm của các bạn. Chúng tôi xin trả lời ý kiến của bạn Aquarius:
    Về giải thích nguyên lý của bạn:
    Chúng tôi thấy bạn cũng có biết qua về công nghệ Lenticular (vi thấu kính). Tuy nhiên công nghệ của chúng tôi khác rất nhiều với những gì mà bạn mô tả.
    " Tách một bức ảnh thành nhiều đối tượng (các lớp tương ứng với độ sâu mong muốn) mỗi đối tượng đó cần một vài góc nhìn khác nhau"
    Đúng là trên thị trường hiện nay đang có khá nhiều cơ sở áp dụng công nghệ gần như bạn mô tả, được du nhập từ Đài Loan hay Trung Quốc cách đây vài năm. Bản thân chúng tôi cũng đã phát triển thành công cách đây 1 năm, nhưng không có ý định đưa ra thị trường bởi đó là một công nghệ ở mức thấp, độ thẩm mỹ đạt được không cao, và cũng ko thể cạnh tranh được vì đã có sẵn trên thị trường. Công nghệ này càng không thể áp dụng cho kiến trúc vốn đòi hỏi một cấu trúc chính xác cao về 3D, nhất là tính hình khối.
    Công nghệ hiện nay của chúng tôi xây dựng trên những nguyên lý cơ bản của thị giác hai mắt. Trên Website đã mô tả khá rõ nguyên lý hình thành hiệu ứng 3D, cũng như sự phân biệt với công nghệ "thước kẻ nhựa TQ" (mục Thế giới của thị giác 2 mắt).
    "nên vẫn nhìn thấy nhiều góc nhìn của cùng một đối tượng một lúc... và nhìn lâu thì sẽ thấy tức mắt do tranh chấp giữa cái nhìn thấy và khả năng nội suy 3D ảo của não người, như là nhìn ảnh ảo 3D vậy..."
    Trên lý thuyết thì có thể là như vậy. Khi tích hợp 2 ảnh vào 1 ảnh, thì sẽ có vị trí ta nhìn thấy "bước chuyển ảnh" giữa 2 ảnh tức là vị trí nhoè. Thành tựu cơ bản của chúng tôi là tích hợp được rất chính xác 20-30 góc nhìn liên tiếp vào một ảnh, vì vậy "bước chuyển ảnh" giảm đi gần hết (tuy nhiên không thể giảm bằng 0 được vì như thế số lượng góc nhìn liên tiếp phải là vô cùng, một điều không công nghệ nào làm nổi). Có thể liên hệ điều tương tự trong điện ảnh, giữa một bộ phim trình chiếu tốc độ 2 hình/giây và 24 hình/giây là khác nhau rất xa, và không bộ phim nào có thể trình chiếu được 1 triệu hình /giây (và như thế cũng vô ích). Công nghệ ảnh tích hợp của chúng tôi cũng tương tự vậy, việc tích hợp đến 20-30 góc nhìn liên tiếp đã tạo ra "bước chuyển ảnh" cực tiểu mà thị giác con người có thể thích nghi được dễ dàng. Thực tế là tất cả các công nghệ hình ảnh nổi đều không thể triệt tiêu được 100% hiệu ứng nhoè và chóng mặt. Ở cụm rạp phim nổi Futuroscope (Pháp) với công nghệ rất cao cấp, cũng có khoảng 10-20% khán giả cảm thấy chóng mặt khó chịu do hiệu ứng nổi gây ra.
    Chúng tôi không hy vọng công nghệ 3D của CoopLab được sự hưởng ứng của tất cả các bạn , điều đó là bất khả thi. Chúng tôi chỉ mong muốn được phổ biến rộng rãi cho thật nhiều người biết, trên cơ sở cung cấp cho các bạn một cái nhìn toàn diện về tính mới của sản phẩm của chúng tôi, và so sánh phân biệt được với những cái tương tự đã và đang có. Và khi đã biết được đầy đủ thông tin, việc hưởng ứng, thích thú hay không là quyền của mỗi người. Trong giới kiến trúc sư đã có một số người biết đến sản phẩm của chúng tôi, trong đó có cả các giảng viên của ĐHXD và ĐHKiến Trúc, và chính họ là người gợi ý áp dụng công nghệ này vào kiến trúc (chứ chúng tôi ban đầu không nghĩ ra điều đó)
    Hiện nay ngoài quán Cafe Dilmah chúng tôi còn trưng bày mẫu ảnh ở trong đại sảnh của rạp Ngọc Khánh Hà Nội (rạp phim nổi trước đây). Và sắp tới theo đề nghị của mấy bác ở Hội KTS, chúng tôi có thể sẽ trưng bày ở trụ sở của hội để quảng bá cho việc ứng dụng ảnh nổi 3D trong kiến trúc.
    Gửi bạn Win_Arc: những bức ảnh bạn lấy trên Website của chúng tôi là ảnh bình thường chưa xử lý, chỉ nhằm giới thiệu các đề tài và nội dung của ảnh nổi Cooplab 3D, ko có hiệu ứng gì trong đó cả.
    Gửi bạn aquarius: Dù sao, chúng tôi xin ghi nhận và cám ơn ý kiến của bạn. Và dù bạn không thích cũng mong bạn có điều kiện tìm hiểu thêm về công nghệ của chúng tôi.
    Chào tất cả các bạn, mong rằng sẽ tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp (cả lời khen lẫn lời chê). Chúng tôi cũng sẵn lòng giải đáp các thắc mắc của các bạn. Tạm biệt!


  7. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Chưa thấy thực tế thì biết khen chê thế nào???
  8. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi anh cooplab3d à, các KTS ở trên này bận bịu lắm, xem ảnh thì nhanh chứ đọc hết đoạn a diễn giải e hơi lâu mà khó hiểu. Cứ có thực tế là hay nhất....
  9. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tìm vài thông tin về công nghệ Lenticular:
    Link 1: http://www.shortcourses.com/how/lenticular/lenticular.htm
    [​IMG]
    [​IMG]
    Link 2:
    http://www.depthography.com/times.html
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mỗi lần chụp 1 góc độ tạo ra 1 frame, 2 frame thì thước kẻ Tàu làm rất nhiều rồi (và 2 hình đó có thể là 2 hình khác nhau), đối với hình khác nhau thì muốn hiệu quả, làm 3 frame tối đa. Hình chuỗi chụp từ cùng một đối tượng với 5 frame thì nhìn rõ nhất, có thể làm tới 30 frame nhưng nghe nói kém hơn, tuy rằng chuyển mềm hơn.
    Người ta tách đối tượng chụp và phông nền ra, để người xem tập trung vào đối tượng chuyển động, trong khi phông nền có thể đứng yên, làm vậy đỡ bị "tổ trác".
    Nguồn: http://www.world3d.com/lenticulardesignguidelines.html
    Tớ nghĩ phần mềm tách hình rất quan trọng, có lẽ các thuật toán tách hình quyết định rất lớn tới độ trung thực của hình, và hiệu quả 3D khi nhìn ở nhiều góc độ. Chưa có thông tin nhiều về phần mềm này (là bí mật quân sự).
    Cái này phát triển thành tấm lợp, tấm lọc sáng, vách ngăn cho công trinh kiến trúc chắc sẽ có nhiều ý tưởng cho Kiến trúc sư đấy.
    Xem thêm:
    Prada shop - Tokyo:
    [​IMG]
    Prada shop - New York - OMA:
    [​IMG]
    Thêm nữa, không rõ nguồn gốc:
    [​IMG]
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 06:32 ngày 16/03/2006
  10. diemthuy1508

    diemthuy1508 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    em thấy ý tưởng của bác bác CoopLab rất thú vị và nghiêm túc đấy chứ, các bác sao mà hay chê bai thế. Hichic, em mới tập toẹ làm SV nên chưa có tác phẩm nào để bác CoopLab thử nghiệm cả
    Mà hôm nào rảnh phải qua ĐBP coi sản phẩm cái đã

Chia sẻ trang này