1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh chụp supernova của kính Hubble​
    Bức ảnh chụp vụ nổ supernova type Ia tại khoảng cách 8 tỉ năm ánh sáng so với Trái Đất. Trong bức ảnh chụp cùng một vùng trời vào tháng 4/2006, chưa thấy supernova. Vụ nổ xảy ra vào tháng 6/2006, bức ảnh chụp tháng 7/2006 cho thấy độ sáng của supernova tương đương với phần lõi của thiên hà chứa nó:
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2006/36/full/
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Hai đám bụi quay xung quanh sao Beta Pictoris​
    Ảnh chụp hai đám bụi quay xung quanh sao Beta Pictoris do kính thiên văn Hubble thực hiện. Trong hình vẽ có thể thấy rất rõ một đám bụi chính, đám bụi thứ hai mờ hơn, nghiêng so với mặt phẳng của đám bụi chính một góc khoảng 4-5 độ:
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2006/25/full/
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh nét nhất của tinh vân Lạp Hộ​
    Ảnh tinh vân Lạp Hộ (M42). Được tổng hợp từ 520 bức ảnh do kính thiên văn Hubble chụp, đây được đánh giá là bức ảnh nét nhất của M42. Bức ảnh được công bố vào ngày 11/1/2006:
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2006/01/image/a
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Các hồ HydroCarbon trên bề mặt vệ tinh Titan​
    Các bức ảnh tổng hợp từ radar (ngày 21/7/2006) của tàu thăm dò Cassini cho thấy dấu hiệu của các hồ hydrocarbon lỏng (mêtan hoặc êtan) tại một số địa điểm quanh cực bắc của vệ tinh này.
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.nasa.gov/mission_pages/cassini/multimedia/pia08630.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 09:18 ngày 26/07/2006
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Quasar 3C273​
    Ảnh Quasar 3C273 được tổng hợp từ kết quả quan sát tại các bước sóng khác nhau của các kính thiên văn: Chandra (tia X), Hubble (vùng sáng biểu kiến) và Spitzer (hồng ngoại). Trên ảnh có thể thấy luồng vật chất được phát ra từ quasar, chiếm một vùng không gian khoảng 100000 năm ánh sáng.
    Bức ảnh được tổng hợp từ nhiều bước sóng khác nhau, vùng màu lam bên trái tương ứng với tia X, vùng màu lục tương ứng với ánh sáng biểu kiến và vùng màu đỏ tương ứng với tia hồng ngoại.
    [​IMG]
    Nguồn: http://chandra.harvard.edu/photo/2006/3c273/
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh tàn tích supernova Kepler​
    Ảnh tàn tích supernova Kepler được tổng hợp từ kết quả quan sát tại các bước sóng khác nhau của các kính thiên văn: Chandra (tia X), Hubble (vùng sáng biểu kiến) và Spitzer (hồng ngoại). Ảnh được công bố vào ngày 6/10/2004.
    Vào ngày 9/10/1604, trên bầu trời xuất hiện một ngôi "sao mới" có độ sáng ngang với các hành tinh. Các nhà thiên văn thời đó, trong đó có Kepler, chỉ có khả năng quan sát supernova này bằng mắt thường vì phải sau đó 4 năm, kính thiên văn mới được phát minh.
    Trong 1000 năm qua, loài người mới chỉ ghi nhận được 6 supernova xảy ra trong phạm vi Ngân Hà, gần đây nhất chính là supernova năm 1604.
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2004/29/text/
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh đầu tiên của kính thiên văn vũ trụ Hubble​
    Được phóng lên vũ trụ vào năm 1990, tính đến nay, kính thiên văn Hubble đã hoạt động được hơn 16 năm. Bức ảnh bên phải là bức ảnh đầu tiên được công bố của Hubble, so sánh với nó là bức ảnh bên trái do kính thiên văn 100 inch của đài quan sát Las Campanas, Chi Lê. Cả hai bức ảnh cùng chụp một vùng trời phía nam chòm sao Carina.
    Ta có thể thấy bức ảnh do Hubble chụp nét hơn do không bị khí quyển Trái Đất ảnh hưởng. Với bức ảnh do Hubble chụp, ta có thể dễ dàng nhận ra ở góc trên cùng là một hệ sao đôi.
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/1990/04/image/a
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà M82​
    Ảnh thiên hà M82 được tổng hợp từ kết quả quan sát tại các bước sóng khác nhau của các kính thiên văn: Chandra (tia X), Hubble (vùng sáng biểu kiến) và Spitzer (hồng ngoại). Bức ảnh này được công bố ngày 24/4/2006, kỷ niệm sinh nhật thứ 16 của kính Hubble.
    M82 (NGC 3034, Cigar Galaxy) là một thiên hà cách Trái Đất 11.7 triệu năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Ursa Major. Bức ảnh được tổng hợp từ nhiều bước sóng khác nhau, vùng màu lam tia X, vùng màu cam, xanh lục và vàng tương ứng với ánh sáng biểu kiến và vùng màu đỏ tương ứng với tia hồng ngoại.
    [​IMG]
    Nguồn: http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig06-010
  9. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    ]Ảnh tàn tích supernova E0102​
    Ảnh kính thiên văn Hubble chụp tàn tích supernova E0102 (màu xanh, ở giữa). Góc trên bên phải là đám sao N76. Cả supernova E0102 và đám sao N76 đều thuộc thiên hà Magienlăng nhỏ.
    Xảy ra cách đây 2000 năm, E0102 là một đối tượng tốt để tiến hành các nghiên cứu về supernova.
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2006/35/image/a
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 22:21 ngày 07/08/2006

Chia sẻ trang này