1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh chụp các sao rất mờ trong đám sao NGC 6397 ​
    Ảnh kính thiên văn Hubble chụp đám sao NGC 6379. Nằm trong chòm sao Ara, NGC 6379 là một trong những đám sao gần Trái Đất nhất (cách Trái Đất 8500 năm ánh sáng). Đây cũng là một trong những đám sao già nhất trong Ngân Hà (hình thành cách đây 13.7 tỷ năm).
    Trong tấm ảnh nhỏ ở phía dưới bên phải có thể thấy một sao lùn đỏ (cấp sao khoảng 26). Trong tấm ảnh nhỏ ở phía trên bên phải có thể thấy một sao lùn trắng (cấp sao khoảng 28).
    Được tổng hợp từ các dữ liệu kính Hubble thu được trong tháng 3 và tháng 4 năm 2005, bức ảnh này được giới thiệu ngày 17/8/2006 tại hội nghị Thiên Văn Học Quốc Tế 2006 (Prague, Cộng hòa Czech)
    Nguồn:
    http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2006/37/image/a
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh tàn tích supernova Cassiopeia A​
    Ảnh tàn tích supernova Cassiopeia A do kính thiên văn Hubble chụp. Xảy ra cách đây khoảng 340 năm, cách Trái Đất khoảng 10 nghìn năm ánh sáng, Cassiopeia A được coi là supernova trẻ nhất trong Ngân Hà mà con người biết đến.
    Bức ảnh này được tổng hợp từ 18 bức ảnh chụp trong tháng 12 năm 2004
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2006/30/image/a
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Một số cụm thiên hà​
    Ảnh một số cụm thiên hà (galaxy cluster) do kính viễn vọng Chandra chụp. Các cụm thiên hà này cách Trái Đất từ 1.4 đến 9.3 tỉ năm ánh sáng.
    [​IMG]
    Nguồn: http://chandra.harvard.edu/photo/2006/clusters/
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 19:02 ngày 31/08/2006
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Nhật thực trên Sao Thiên Vương​
    Ảnh kính Hubble chụp vệ tinh Ariel đi qua Sao Thiên Vương và bóng của nó trên bề mặt hành tinh này. Hiện tượng trên là phổ biến với một số hành tinh như Sao Mộc, tuy nhiên lại rất ít khi xảy ra với Sao Thiên Vương do đặc điểm quỹ đạo của các vệ tinh. Bức được chụp vào ngày 26/7/2006.
    [​IMG]
    Nguồn: http://hubblesite.org/newscenter/newsdesk/archive/releases/2006/42/
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Eyes in the Sky - Cặp mắt trong không gian​
    Ảnh tổng hợp dựa trên dữ liệu thu được từ kính thiên văn Spitzer và kính thiên văn Hubble chụp thiên hà NGC 2207 và IC 2163. Hai thiên hà này đang hòa nhập vào nhau. Nằm trong chòm sao Canis Major, hai thiên hà này cách Trái đất 140 triệu năm ánh sáng.
    [​IMG]
    Nguồn: http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-11b
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Các ngôi sao trẻ trong tinh vân Đầu Phù Thủy (Witch Head Nebula)​
    Ảnh do kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp, các ngôi sao trẻ là những đốm sáng màu hồng. Tinh vân Đầu Phù Thủy nằm trong chòm sao Orion, cách Trái Đất 800 năm ánh sáng.
    Bức ảnh được tổng hợp từ kết quả chụp tại 3 bước sóng khác nhau: màu lam tương ứng với bước sóng 4.5 micron, màu lục tương ứng với bước sóng 8.0 micron , màu đỏ tương ứng với bước sóng 24-micron.
    [​IMG]
    Nguồn: http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig06-020
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh tinh vân NGC 1333​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp tinh vân NGC 1333. NGC 1333 cách Trái Đất 1000 năm ánh sáng, nằm trong chòm sao Perseus. Tinh vân NGC 1333 là cái nôi của rất nhiều sao trẻ. Các kết quả thu được trong quá trình quan sát ở bước sóng hồng ngoại cho thấy các ngôi sao trẻ tạo thành hai nhóm tách biệt nhau. Trong hình vẽ, một nhóm được biểu diễn bằng màu hồng, một nhóm biểu diễn bởi màu vàng và màu lục. Các đặc điểm về vật chất và hoạt động của hai vùng này là khác nhau, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về quá trình hình thành các ngôi sao và hệ các hành tinh xung quanh một ngôi sao (nếu có)
    [​IMG]
    Nguồn: http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-24a
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    "Ngọn sóng" trong cụm 5 thiên hà (quintet) Stephan​
    Ảnh chụp cụm 5 thiên hà Stephan do kính thiên văn hồng ngoại Spitzer kết hợp với đài quan sát Calar Alto (Tây Ban Nha) thực hiện. Cụm thiên hà Stephan nằm cách Trái Đất 300 triệu năm ánh sáng, trong chòm sao Pegasus.
    Bức ảnh cho thấy một "ngọn sóng" khí hidro nóng hình thành do sự va chạm của 2 thiên hà với vận tốc hàng triệu dặm một giờ. Ngọn sóng trong bức ảnh được biểu diễn bằng màu xanh lục, nó có kích thước lớn hơn toàn bộ dải Ngân Hà

    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-08a
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên hà NGC 1566 ​
    Ảnh thiên hà xoắn ốc NGC 1566 trong chòm sao Dorado chụp bởi kính thiên văn hồng ngoại Spitzer. NGC 1566 nằm cách Trái Đất 60 triệu năm ánh sáng. Bức ảnh trên được tổng hợp từ kết quả chụp tại 3 bước sóng khác nhau: 3.6 micron - lam, 4.5 micron - lục, 5.8 đến 8.0 microns - đỏ
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig05-013
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 07:48 ngày 06/09/2006
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Con Nhện (Tarantula Nebula)​
    Ảnh tinh vân Con Nhện (Tarantula Nebula) do kính thiên văn hồng ngoại Spitzer thực hiện. Tinh vân Con Nhện nằm trong chòm sao Dorado (30 Doradus), cách Trái Đất khoảng 170000 năm ánh sáng. Trong vũ trụ, tinh vân này thuộc thiên hà Magielăng lớn.
    Trung tâm đám tinh vân là một nhóm sao siêu khổng lồ xanh trẻ R136. Các sao này có kích thước gấp khoảng 100 lần Mặt Trời, độ trưng gấp Mặt Trời khoảng 100000 lần. Tuy nhiên, thời gian tồn tại của các sao siêu khổng lồ xanh rất ngắn, chỉ khoảng vài nghìn năm
    Bức ảnh được tổng hợp từ kết quả chup tại 4 bước sóng khác nhau: lam tương ứng với bước sóng 3.6 microns, lục tương ứng với bước sóng 4.5 microns, cam tương ứng với bước sóng 5.8 microns và đỏ tương ứng với bước sóng 8.0 microns.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-01

Chia sẻ trang này