1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên hà M81​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp thiên hà xoắn ốc M81. Nằm trong chòm sao Ursa Major, cách Trái Đất 12 triệu năm ánh sáng, Spitzer có thể được quan sát bằng một kính thiên văn cỡ nhỏ hoặc ống nhòm
    Bức ảnh trên được tổng hợp từ kết quả chụp tại 3 bước sóng khoác nhau: đỏ - bước sóng 24 micron, lục - bước sóng 8 micron và lam - 3.6 micron.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2003-06d
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh đám sao GLIMPSE-C01​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp đám sao GLIMPSE-C01. Đây là một đám sao già (khoảng 13 tỉ năm). GLIMPSE-C01 bị che phủ bởi đám bụi Ngân Hà và không thể quan sát tại vùng sáng biểu kiến. Các kết quả quan sát đám sao này ở vùng hồng ngoại cho phép tìm hiểu sâu về tuổi thọ và quá trình hình thành Ngân Hà.
    Nằm trong chòm sao Aquila, cách Trái Đất 9000 năm ánh sáng, đám sao này có khối lượng gấp 300000 lần Mặt Trời. Bức ảnh được tổng hợp vào ngày 21/4/2006 với kết quả quan sát tại 4 bước sóng khác nhau: lam - 3.6 micron, lục - 4.5 micron, cam -5.8 micron và đỏ - 8 micron.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-16a
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Anh cua anh kha dep day. Lai cap nhat nua chu!
    Thanks pro
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sao bac Irish khong tiep tuc upload anh len box vay ta?
    Ban qua heng ?
    Tui ham mo bac ta lam do!!!!!!!!!!!!!!!!
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh chụp đám mây bụi trong chòm sao Cassiopeia​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp đám mây bụi trong chòm sao Cassiopeia. Trong vũ trụ, đám mây này cách Trái Đất 7000 năm ánh sáng. Bức ảnh này được đặt tên là "Dẫy núi của sự sáng tạo" (Mountains of Creation).
    So sánh với bức ảnh chụp cùng một vùng trời tại dải sóng biểu kiến, ta không thể nhìn được đám mây bụi này. Bức ảnh được tổng hợp từ kết quả chụp tại các bước sóng khác nhau: lam - 3.6 micron, lục - 4.5 micron, cam - 5.8 micron, và đỏ - 8.0 micron.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-23a
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân NGC 7129​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp tinh vân NGC 7129. Trong hình có thể thấy một đám sao trẻ đang hình thành. Nằm trong chòm sao Cepheus, NGC7129 cách Trái Đất 3300 năm ánh sáng.
    Bức ảnh được tổng hợp từ kết quả quan sát tại 4 bước sóng khác nhau: lam - 3.6 micron, lục - 4.5 micron, cam - 5.8 micronvà đỏ - 8.0 micron
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-02a
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà NGC 3351​
    Ảnh thiên hà NGC 3351 trong chòm sao Leo chụp bởi kính thiên văn hồng ngoại Spitzer. NGC 3351 nằm cách Trái Đất 30 triệu năm ánh sáng. Bức ảnh trên được tổng hợp từ kết quả chụp tại 4 bước sóng khác nhau: 3.6 micron - lam, 4.5 micron - lục, 5.8 và 8.0 microns - đỏ
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig05-015
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà NGC 3627 (M66)​
    Ảnh thiên hà NGC 3627 trong chòm sao Leo chụp bởi kính thiên văn hồng ngoại Spitzer. NGC 3627 nằm cách Trái Đất 30 triệu năm ánh sáng. Trong ảnh, có thể thấy NGC 3627 bị "vặn cong" do lực hấp dẫn từ 2 thiên hà láng giềng: Messier 65 và NGC 3628
    Bức ảnh trên được tổng hợp từ kết quả chụp tại 4 bước sóng khác nhau: 3.6 micron - lam, 4.5 micron - lục, 5.8 và 8.0 microns - đỏ
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig05-016
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Sự phát triển của những ngôi sao trẻ​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp đám bụi trong chòm sao Cepheus (cách Trái Đất 21000 năm ánh sáng). Trong bức ảnh có thể thấy sự phát triển của những ngôi sao trẻ, từ lúc còn bị che khuất bởi những đám bụi cho đến khi bắt đầu xuất hiện, tỏa sáng trong vũ trụ.
    Trong khoảng một triệu năm đầu tiên, các ngôi sao trẻ bị bao phủ bởi đám mây bụi xung quanh, và không thể quan sát được tại bước sóng biểu kiến. Cùng với thời gian, ngôi sao trưởng thành, các luồng vật chất phát xạ từ ngôi sao sẽ quét sạch đám mây bụi bao quanh và ngôi sao sẽ tỏa sáng trong vũ trụ.
    [​IMG]
    Trong phần giữa bức ảnh, một ngôi sao trẻ bị che phủ được biểu diễn bằng chấm màu xanh vàng. Phần màu lục bao quanh ngôi sao biểu diễn vùng khí hidro nóng.
    Góc phía trên, bên trái của ngôi sao trẻ là một chấm sáng màu hồng, đó là một ngôi sao tương đối trưởng thành. Mặc dù vẫn bị bao phủ, nhưng những quan sát của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer đã cho thấy vùng bụi xung quanh bị ngôi sao đốt nóng.
    Bức ảnh được tổng hợp từ kết quả quan sát tại 4 bước sóng khác nhau: 3.6 micron - lam, 4.5 micron - lục, 5.8 và 8.0 micron - đỏ
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig06-021
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi sao trẻ trong đám sao Cây Noel (Christmas Tree cluster) ​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp đám sao Cây Noel. Đám sao này cách Trái Đất 2700 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Monoceros.
    Trong hình ta có thể thấy các ngôi sao trẻ vừa ló ra khỏi lớp bụi bao phủ (các đốm sáng màu hồng trong khu vực giữa tấm hình). Những điểm sáng màu lam rải rác trong bức hình là những ngôi sao với những khoảng cách khác nhau trong dải Ngân Hà.
    Bức ảnh được tổng hợp ngày 22/12/2005 dựa trên kết quả quan sát tại 5 bước sóng khác nhau: lam: 3.6 micron và 4.5 micron, lục: 5.8 micron và 8.0 micron, đỏ: 24 microns
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig05-028

Chia sẻ trang này