1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà Magellan lớn​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp thiên hà Magellan lớn ?" một trong những thiên hà vệ tinh của Ngân Hà. Trên thiên cầu, thiên hà Magellan lớn thuộc chòm sao Dorado và Mensa. Trong vũ trụ, thiên hà Magellan lớn cách Trái Đất 160 nghìn năm ánh sáng. Kích thước của thiên hà Magellan lớn bằng 1/3 kích thước Ngân Hà.
    Những quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho phép tìm hiểu về sự phát triển của các ngôi sao và bụi trong một thiên hà. Khoảng hơn 1 triệu vật thể mới, đa số là các ngôi sao với đám bụi bao quanh, đã được phát hiện từ những kết quả quan sát này.
    - Vùng màu lam ở giữa bức ảnh là ánh sáng của những ngôi sao đã trưởng thành (đã thoát ra khỏi đám bụi bao quanh).
    - Những vùng sáng hỗn độn, rải rác xung quanh vùng màu lam là những ngôi sao hoặc đám sao đang bị bao bọc bởi những đám bụi dày đặc.
    - Những vùng màu đỏ bao quanh những vùng sáng trên là những đám bụi bị các ngôi sao đốt nóng.
    - Màu xanh nhạt biểu diễn các đám mây khí và bụi (kích thước các hạt bụi này cỡ phân tử). Các đám mây khí và bụi cũng được chiếu sáng bởi ánh sáng từ những vì sao.
    Bức ảnh được tổng hợp từ kết quả quan sát tại 3 bước sóng khác nhau: lam: 3.6 micron, lục: 8 micron và đỏ: 24 micron.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-17b
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 02:37 ngày 17/09/2006
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh tinh vân DR6​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp tinh vân DR6. Nằm trong chòm sao Cygnus (Thiên Nga), cách Trái Đất 3900 năm ánh sáng, DR6 là cái nôi của khoảng 10 ngôi sao trẻ. Các ngôi sao này đều có khối lượng từ 10 đến 20 lần khối lượng mặt trời.
    - Dải màu sáng nằm ngang giữa bức ảnh là nhóm sao trẻ. Nhóm sao này trải dài trong một khu vực khoảng 3.5 năm ánh sáng.
    - 3 vùng màu xanh vàng là các đám khí, bị đốt nóng do gió và năng lượng phát ra từ nhóm sao trẻ
    - Vùng màu đỏ nhạt là đám bụi bao quanh nhóm sao trẻ, cũng bị đốt nóng do gió và năng lượng từ nhóm sao.
    Bức ảnh được tổng hợp vào ngày 27/11/2003 dựa trên các kết quả quan sát của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer tại 4 bước sóng khác nhau: lam: 3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8 micron.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-18a
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Carina​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp một phần của tinh vân Carina - Carina Nebula (NGC 3372). NGC 3372 nằm trong chòm sao Carina, khoảng cách đến Trái Đất được ước lượng trong khoảng từ 7000 đến 10000 năm ánh sáng. Kích thước của tinh vân này khoảng 200 năm ánh sáng.
    - Các đốm vàng và trắng trong hình là những ngôi sao trẻ.
    - Những dải sáng màu lục là những đám khí được chiếu sáng bởi các ngôi sao trong tinh vân
    - Màu đỏ đậm biểu diễn các đám mây bụi bị các ngôi sao đốt nóng.
    - Các đốm sáng màu lam là những ngôi sao khác, không thuộc tinh vân
    Tinh vân Carina là cái nôi của một trong những ngôi sao có khối lượng và độ trưng lớn nhất dải Ngân Hà: eta Carinae (do đó NGC 3372 còn được gọi là tinh vân eta Carinae). Trong bức ảnh không thể thấy eta Carinae, ngôi sao này nằm ở phía trên vùng trời tương ứng trong bức ảnh. Tuy nhiên, có thể thấy phần khí và bụi được chiếu sáng ở góc trên bức ảnh do ảnh hưởng của sao eta Carinae và ngôi sao đồng hành của nó.
    Bức ảnh tổng hợp từ kết quả quan sát tại 4 bước sóng khác nhau: lam: 3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8.0 micron. Thời gian tiến hành quan sát là ngày 22/1/2005, bức ảnh được công bố ngày 30/5/2005.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-12a
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 11:56 ngày 19/09/2006
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân RCW 49 ?" cái nôi của hàng ngàn ngôi sao ​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp tinh vân RCW 49. Nằm ở phía nam chòm sao Centaurus, cách Trái Đất khoảng 13700 năm ánh sáng, RCW 49 là cái nôi của hơn 2200 ngôi sao. Bị che phủ bởi các đám bụi dày đặc, phần lớn các ngôi sao trong tinh vân không thể quan sát được tại bước sóng biểu kiến. Các kết quả quan sát của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer đã cho cái nhìn rất chi tiết về tinh vân này:
    - Các đốm sáng màu lam ở trung tâm tinh vân là những ngôi sao ?ođã trưởng thành?, đã thoát ra khỏi đám bụi bao quanh.
    - Vùng màu lục là các đám khí gaz được soi sáng bởi các ngôi sao trong tinh vân
    - Vùng màu đỏ là các đám bụi được đốt nóng bởi các ngôi sao trong tinh vân
    - Các đốm sáng rải rác trong tinh vân là khoảng hơn 300 ngôi sao trẻ mà trước đây chưa hề phát hiện được.
    Các kết quả quan sát RCW 49 được các nhà thiên văn học rất quan tâm vì nó cho phép nghiên cứu sâu về giai đoạn đầu của các ngôi sao trong Ngân Hà.
    Bức ảnh trên được công bố ngày 27/05/2004 dựa trên kết quả quan sát của kính thiên văn Spitzer trong ngày 23/12/2003 tại 4 bước sóng: lam: 3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8 micron.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-08a
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Phát hiện thêm một đám sao trong chòm Aquila​
    Sử dụng các chương trình tự động sàng lọc trên máy tính phân tích dữ liệu thu thập được của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer, các nhà khoa học đã phát hiện thêm một đám sao trong vùng trời phía bắc chòm Aquila. Đám sao này bị che phủ bởi đám bụi dày đặc tại mặt phẳng ngang của Ngân Hà.
    [​IMG]
    - Đám sao mới phát hiện nằm ở trung tâm bức ảnh, đây là một nhóm các ngôi sao nhỏ màu lam, lục hoặc vàng.
    - Vùng màu đỏ nhạt là các phân tử hữu cơ trong đám bụi được chiếu sáng bởi các ngôi sao.
    - Vùng sáng trắng ở phía dưới, bên trái tinh vân là khu vực chứa một số lượng lớn các ngôi sao trẻ đang hình thành.
    Bức ảnh được tổng hợp dựa trên những quan sát của kính Spitzer tại 4 bước sóng: lam: 3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8.0 micron. Bức ảnh được công bố ngày 12/12/2005.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig05-024
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 01:08 ngày 21/09/2006
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi đang hình thành trong tinh vân tối Vòi Voi (Elephant ?~s Trunk Nebula)
    Tinh vân tối Vòi Voi (Elephant ?~s Trunk Nebula) nằm trong tinh vân IC 1396, cách Trái Đất 2450 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Cepheus. Thành phần chủ yếu của tinh vân là các đám khí dày đặc, kết tụ lại.
    Các quan sát của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer cho thấy các ngôi sao đang hình thành (protostar) trong lớp khí dày đặc của tinh tinh vân Vòi Voi. Trong bức hình, có thể dễ dàng nhìn thấy 5 hoặc 6 protostar dưới dạng các chấm sáng màu đỏ, tập trung chủ yếu ở vành phía nam của tinh vân. Các quan sát tại bước sóng biểu kiến không thể xác định được các protostar này do bị các đám khí cùng các đám bụi che phủ. Các protostar được hình thành trong lớp khí dày đặc do sự tác động của gió và bức xạ từ một ngôi sao lớn bên ngoài tinh vân (trong bức ảnh không nhìn thấy). Bức xạ từ ngôi sao cũng góp phần đốt nóng đám khí và bụi, cho phép quan sát tinh vân tại bước sóng hồng ngoại. Thành phần chủ yếu của đám khí và bụi là các hydro và hydro carbon vòng thơm (polycyclic aromatic hydrocarbon).
    Bức ảnh được công bố ngày 18/12/2003 tổng hợp từ kết quả quan sát của kính Spitzer trong hai ngày 5/11/2003 và 24/11/2003 tại nhiều bước sóng khác nhau: đỏ: 24 micron, lam: 3.6 và 4.5 micron, lục: 5.8 và 8.0 micron.
    [​IMG]
    Nguồn
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2003-06b
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 02:20 ngày 22/09/2006
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Vùng mây bụi Sharpless 140​
    Sharpless 140 là một vùng mây bụi nằm cách Trái Đất 3000 năm ánh sáng trong chòm sao Cepheus. Trung tâm của Sharpless là 3 ngôi sao trẻ, sáng hơn Mặt Trời hàng ngàn lần. Do bị các đám bụi bao phủ, các ngôi sao này không thể quan sát được tại bước sóng biểu kiến. Sự hiện diện của các ngôi sao trẻ trong Sharpless 140 được khẳng định dựa trên các luồng khí phát ra với vận tốc cao.
    Bề mặt của đám bụi được bao phủ bởi các hydrocarbon vòng thơm (quầng sáng màu đỏ trong hình). Kích thước đám mây bụi khoảng 10 năm ánh sáng. Tia tử ngoại từ một ngôi sao bên cạnh đám mây bị các phân tử hydrocarbon này hấp thụ. Mặt khác, ngôi sao này cũng góp phần vào việc phá vỡ lớp mây bụi đang bao phủ các ngôi sao trẻ.
    Bức ảnh được công bố ngày 5/11/2004 dựa trên các kết quả quan sát của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer trong ngày 11/10/2003 tại 4 bước sóng: lam: 3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8 micron.
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-07
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Các ngôi sao đang hình thành (protostar) trong HH46/47​
    Ảnh kính thiên văn Spitzer chụp thiên thể HH46/47. Các thiên thể liệt kê trong danh mục Herbig-Haro (HH) là những đám mây khí và bụi sáng. Chúng được tạo thành do khí phun ra từ những những ngôi sao đang hình thành (protostar) tương tác với các vật chất xung quanh. Các prostar thường chỉ có thể được phát hiện với các quan sát tại bước sóng hồng ngoại. Kính thiên văn Spitzer đã thực hiện quan sát tại 4 bước sóng khác nhau, kết quả được biểu diễn bằng những màu khác nhau trong hình vẽ: lam: 3.6 micron, lục: 4.5 và 5.8 micron, đỏ: 8 micron.
    HH46/47 là một ví dụ của quá trình hình thành một ngôi sao trẻ có kích thước tương đối nhỏ (giống như Mặt Trời) với các luồng khí phun ra từ hai cực. Trung tâm của protostar bị che phủ bởi một đám mây tối. Nằm cách Trái Đất 1140 năm ánh sáng trong chòm sao Vela, prostar này không thể quan sát tại bước sóng biểu kiến do ảnh hưởng của đám bụi, tuy nhiên, tại bước sóng hồng ngoại, protostar cùng với các luồng khí hiện ra rất rõ ràng.
    Các quan sát tại bước sóng 8 micron (biểu diễn bằng màu đỏ trong hình vẽ) cho thấy đám mây các hydrocarbon vòng thơm. Các luồng khí phun ra từ protostar cho phép kết luận ngôi sao đang trải qua một trong những pha giải phóng nhiều năng lượng nhất trong quá trình hình thành. Các luồng khí này có thể đạt đến kích thước hàng nghìn tỉ dặm và có vật tốc hàng trăm nghìn dặm một giờ. Giai đoạn này cũng gắn liền với sự hiện diện của vành đai bụi xung quanh ngôi sao. Vành đai bụi này sẽ có khả năng tạo ra các hành tinh. Mặt Trời của chúng ta cũng đã trải qua quá trình tương tự như ngôi sao trong HH46/47 cách đây khoảng 4.5 tỉ năm.
    [​IMG]
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2003-06f
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:19 ngày 24/09/2006
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Trifid tại bước sóng biểu kiến và bước sóng hồng ngoại​
    Hai bức ảnh chụp tinh vân Trifid, bức ảnh bên trái chụp tại bước sóng biểu kiến do đài thiên văn quốc gia Hoa Kỳ (Tucson, Arizona) thực hiện, bức ảnh bên phải chụp tại bước sóng hồng ngoại do kính thiên văn vũ trụ Spitzer thực hiện. Tinh vân Trifid là một đám mây khí và bụi khổng lồ, cái nôi của nhiều ngôi sao đang hình thành, cách Trái Đất 5400 năm ánh sáng trong chòm sao Sagittarius.
    [​IMG] [​IMG]
    Bức ảnh chụp tinh vân Trifid tại bước sóng biểu kiến cho thấy các đám mây bụi tạo thành những vệt đen, che kín quá trình tạo sao bên trong khỏi các quan sát tại bước sóng biểu kiến. Tuy nhiên, kính thiên văn hồng ngoại Spitzer đã cho thấy khoảng 30 ngôi sao lớn đang hình thành và khoảng 120 trẻ nhỏ hơn trong tinh vân. Các ngôi sao này có rải rác trong toàn bộ bức ảnh, dưới dạng các đốm màu vàng và đỏ.
    Quá trình tạo sao đang diễn ra trong tinh vân Trifid được cho rằng chịu ảnh hưởng của một ngôi sao lớn loại O. Trong hình, có thể nhìn thấy ngôi sao này dưới dạng một đốm trắng nằm giữa tinh vân. Các ngôi sao đang hình thành được dự đoán cũng là các ngôi sao loại O, tương tự như ngôi sao giữa tinh vân.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-02a
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà NGC 300 tại bước sóng hồng ngoại​
    Ảnh kính thiên văn Spitzer chụp thiên hà NGC 300 tại bước sóng hồng ngoại. NGC 300 là một thiên hà xoắn ốc, cách Trái Đất 7.5 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Sculptor. Các kết quả quan sát của kính Spitzer đã tách NGC 300 thành 2 phần rõ rệt: các ngôi sao (lam) và các đám mây bụi (đỏ).
    Mật độ các ngôi sao cao nhất là ở trung tâm thiên hà, với chủ yếu là các ngôi sao già. Các ngôi sao trẻ hơn tập trung chủ yếu tại các cánh tay xoắn ốc.
    Tại bước sóng biểu kiến, các đám bụi sẽ bị che khuất bởi ánh sáng của các ngôi sao hoặc hiện ra dưới dạng các vùng tối. Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy sự phân bố của các đám mây bụi trong thiên hà. Các đám mây bụi có thành phần chủ yếu là các hydrocarbon vòng thơm. Các hydrocarbon này cùng với các nguyên tố nặng hơn được tạo ra do sự tác động của các ngôi sao ngôi sao đang hình thành hoặc các ngôi sao trẻ trong các cánh tay xoắn ốc.
    Các kết quả quan sát của kính thiên văn Spitzer đối với NGC 300 cho phép hiểu kỹ hơn về sự hình thành, phát triển của các thiên hà xoắn ốc, làm cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai đối với các thiên hà ở xa hơn, nơi mà các thiết bị quan sát chưa thể đưa ra các kết quả chính xác, có độ chi tiết cao.
    Bức ảnh được công bố ngày 11/05/2004 dựa trên các kết quả quan sát của kính Spitzer trong ngày 21/11/2003 tại 4 bước sóng: lam: 3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8 micron.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-07b
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 01:02 ngày 27/09/2006

Chia sẻ trang này