1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Chiếc Nhẫn (Ring Nebula) tại bước sóng hồng ngoại ?" Bông hoa trà trong vũ trụ​
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp tinh vân Chiếc Nhẫn. Tinh vân Chiếc Nhẫn (M 57 hay NGC 6720) nằm trong chòm sao Lyra, cách Trái Đất 2000 năm ánh sáng. Đây là một trong những ví dụ về tinh vân hành tinh trên bầu trời. Dưới ?ocon mắt hồng ngoại? của kính Spitzer, các đám khí và bụi của tinh vân Chiếc Nhẫn cho thấy một bông hoa trà đang nở.
    Tinh vân hành tinh (planetary nebula) được hình thành từ những vật chất thoát ra từ ngôi sao đang chuẩn bị kết thúc cuộc đời. Khi ngôi sao tiêu thụ gần hết nhiên liệu cho phản ứng, phần lõi của nó trở nên nóng hơn, đốt nóng và phát tán phần vật chất tại lớp vỏ ngoài.
    Bức ảnh được công bố ngày 11/02/2005, tổng hợp các kết quả quan sát ngày 20/4/2004 của kính Spitzer tại 4 bước sóng: lam - 3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8.0 micron.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-07a
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    NGC 7129 tại bước sóng hồng ngoại ?" Bông hồng trong vũ trụ​
    Ảnh kính thiên văn Spitzer chụp các đám sao đang hình thành tại tinh vân NGC 7129. Tại bước sóng hồng ngoại, NGC 7129 trở thành ?obông hồng trong vũ trụ? với phần ?ocánh hoa? là lớp khí và bụi giàu hydrocarbon bao phủ quanh các ngôi sao trẻ, ?ođài hoa" là khu vực khí phát ra từ các ngôi sao tương tác với các phân tử carbon monoxide.
    Các nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 130 ngôi sao trẻ trong đám sao này. Số lượng bụi và khí trong NGC 7129 đủ để tạo ra hàng ngàn ngôi sao tương tự Mặt Trời. Các nhà thiên văn cho rằng hầu hết các ngôi sao trong Ngân Hà, trong đó có Mặt Trời được hình thành trong những đám sao tương tự như đám sao của NGC 7129. Vào những giai đoạn tiếp theo, khi mà gió phát ra từ các ngôi sao quét đi đám bụi vây quanh, các ngôi sao trẻ sẽ bắt đầu tỏa sáng trong vũ trụ.
    Trong khoảng một triệu năm đầu tiên của quá trình hình thành, các ngôi sao bị bao bọc kín trong các đám mây khí và bụi. Ánh sáng màu đỏ của phần ?ocánh hoa? chính là các đám mây khí và bụi được đốt nóng bởi các ngôi sao trẻ. Các đám mây này hấp thụ tia tử ngoại và các photon của ánh sáng biểu kiến, phát ra năng lượng dưới dạng sóng hồng ngoại. Thành phần chủ yếu của những vùng màu đỏ trong bức hình là các hydrocarbon.
    Các ngôi sao trẻ phun ra những luồng khí với vận tốc rất cao. Vùng màu xanh ?" ?ođài hoa? trong hình vẽ biểu diễn sự tương tác của những luồng khí này với các phân tử carbon monoxide.

    Ngoài đám sao chính, trong hình còn có thể thấy được 2 đám sao nhỏ hơn ở phía bên trái và phía dưới của ?obông hồng?. Mỗi đám sao này chỉ chứa một vài ngôi sao trẻ.
    NGC 7129 nằm trong chòm sao Cepheus, cách Trái Đất 3300 năm ánh sáng. Các quan sát của kính Spitzer được tiến hành trong ngày 24/12/2003 tại 4 bước sóng: lam -3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8.0 micron. Bức ảnh được công bố ngày 12/02/2004 ?" ?oBông hồng cho Valentine?.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-02a
    (Tại trang 18, mình đã post bức ảnh này rồi, tuy nhiên hồi đó chưa biết nhiều về quan sát thiên văn tại bước sóng hồng ngoại, nay xinh được post lại bức ảnh với đầy đủ thông tin hơn)
  3. motsach9823

    motsach9823 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác vù những bức ảnh thật tuyệt vời, lâu lắm rồi em không vào đây( em trong box kỹ thuật quân sự ) ,một lần nữa xin cảm ơn và chúc sức khoẻ !
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh tổng hợp của tinh vân Con Cua​
    Ảnh tổng hợp của tinh vân Con Cua (M1) từ kết quả quan sát tại 3 dải sóng khác nhau: hồng ngoại (Spitzer), biểu kiến (Hubble) và tia X (Chandra). Bắt nguồn từ vụ nổ supernova quan sát được tại Trái Đất vào năm 1054, hiện nay vật chất của tinh vân Con Cua đã trải dài trên một vùng khoảng 5 năm ánh sáng. Nằm trong chòm sao Taurus, tinh vân Con Cua cách Trái Đất 6300 năm ánh sáng, có độ sáng biểu kiến cấp 8.4.
    Trong hình vẽ, kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại được biểu diễn bằng màu đỏ, tại bước sóng biểu kiến được biểu diễn bằng màu lục và tại bước sóng tia X được biểu diễn bằng màu lam. Kích thước của vùng quan sát được bằng tia X nhỏ hơn 2 vùng còn lại do quá trình phát xạ tia X diễn ra nhanh hơn quá trình phát xạ các tia khác. Đốm trắng ở giữa tinh vân là ngôi sao neutron với khối lượng gần bằng mặt trời nhưng đường kính chỉ khoảng 12 dặm.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig05-004
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Các ngôi sao trẻ trong nhóm sao A, chòm sao Serpens ​
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp nhóm sao A (cluster A) trong chòm sao Serpens. Nhóm sao này nằm cách Trái Đất khoảng 848 năm ánh sáng.
    Các đốm sáng màu đỏ là các ngôi sao trẻ nằm ẩn sâu trong các đám mây khí và bụi. Các đám mây khí và bụi này che các ngôi sao trẻ khỏi các quan sát tại bước sóng biểu kiến, chúng cũng có thể sẽ phát triển thành các hành tinh quanh xung quanh ngôi sao.
    Vùng màu xanh lục trong bức hình là các phân tử hydro carbon vòng thơm. Các đốm sáng màu lam là những ngôi sao rải rác trong Ngân Hà.

    Bức ảnh được công bố ngày 24/10/2006, tổng hợp kết quả quan sát tại 3 bước sóng khác nhau: lam: 4.5 micron, lục: 8.0 micron và đỏ: 24 micron.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig06-026
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Chàng thợ săn (the hunter) tại bước sóng biểu kiến và tại bước sóng hồng ngoại​
    [​IMG]
    Hai bức ảnh chụp một số tinh vân trong chòm sao Orion (M 42, M43 và NGC 1777), bức ảnh bên trái chụp tại bước sóng biểu kiến do đài thiên văn quốc gia Hoa Kỳ (Tucson, Arizona) thực hiện, bức ảnh bên phải chụp tại bước sóng hồng ngoại do kính thiên văn vũ trụ Spitzer thực hiện. Các tinh vân này nằm ở phía nam của ba ngôi sao thẳng hàng trong chòm Orion, trong đó M 42 có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
    M 42 (còn gọi là tinh vân Orion) là tinh vân lớn nhất trong 3 tinh vân trên, chiếm gần hết nửa dưới bức ảnh. M 43, nhỏ hơn rất nhiều, nằm sát ngay ở góc phía trên, bên trái của M 42. NGC 1777 là một tinh vân kích thước trung bình, nằm ở mép trên bức ảnh. Trong bức ảnh chụp tại bước sóng hồng ngoại, có thể thẩy rõ ràng lớp vỏ ngoài của các tinh vân ?" những đám mây bụi.
    Kính Spitzer thực hiện quan sát tại 4 bước sóng khác nhau. Tia hồng ngoại 8 micron và 5.8 micron (biểu diễn bằng màu đỏ và cam) chủ yếu phát ra từ các đám bụi dưới ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ các ngôi sao. Tia hồng ngoại 4.5 micron (biểu diễn bằng màu lục) phát ra từ các đám khí nóng, tia hồng ngoại 3.6 micron (biểu diễn bằng màu lam) phát ra trực tiếp từ các ngôi sao.

    Kết quả quan sát tại bước sóng biểu kiến cho thấy các đám khí được đốt nóng bởi tia tử ngoại phát ra từ các ngôi sao có kích thước lớn. Khu vực phía trên M 42, nơi ít bị ảnh hưởng bởi các ngôi sao đã trưởng thành, cho kết quả là một vùng tối đen trong bức ảnh chụp tại bước sóng biểu kiến. Tuy nhiên các quan sát tại bước sóng hồng ngoại đã chỉ ra các đám mây bụi cũng như rất nhiều các ngôi sao trẻ (màu lục) trong khu vực này.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2006-16c
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Quá trình tạo sao tại tinh vân Henize 206
    Cách Trái Đất 163 nghìn năm ánh sáng, Henize 206 là một tinh vân trong đám mây Magelăng lớn (LMC), nơi diễn ra các hoạt động tạo sao rất mãnh liệt. Những kết quả quan sát Henize 206 của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer cho phép nghiên cứu chi tiết về vòng đời của các ngôi sao. Do sự chênh lệch về kích thước, lực hấp dẫn với Ngân Hà đang ?oxé dần? LMC và thúc đẩy quá trình tạo sao - nổ sao diễn ra nhanh chóng trong thiên hà vô định hình này.
    Các nhà thiên văn học đặc biệt quan tâm đến LMC bởi tốc độ phân hủy các vật chất ?onặng? trong thiên hà này nhỏ hơn từ 2 đến 5 lần so với khu vực xung quanh hệ Mặt Trời. Vật chất ?onặng? là các nguyên tố không có trong giai đoạn đầu hình thành vũ trụ như carbon, oxi, ? Các nguyên tố này được hình thành bởi quá trình nhiệt hạch và phóng vào vũ trụ trong các vụ nổ sao.
    Bức ảnh trên được tổng hợp từ kết quả quan sát Henize 2006 tại 5 bước sóng khác nhau trong vùng hồng ngoại: lam: 3.6 và 4.5 micron, xanh dương: 5.8 micron, lục: 8 micron và đỏ: 24 micron. Vành đai bức xạ trải dài trong phần giữa và phía trên bức hình cho thấy các đám khí nóng phun ra vũ trụ từ các vụ nổ supernova diễn ra hàng triệu năm trước. Nhiệt độ cao cho phép các đám khí này phát ra được các tia X. Các vụ nổ sao tác động đến các đám mây hydro, nén chúng lại và kích hoạt quá trình tạo sao, sinh ra một lớp các sao mới. Cái chết của một ngôi sao là khởi nguồn của quá trình sinh ra của nhiều ngôi sao khác.
    Henize 206 được liệt kê trong danh mục các tinh vân phát xạ do Karl Henize lập ra trong quá trình làm luận án tiến sĩ (Đại học Michigan) dựa trên những kết quả quan sát tại Nam Phi từ năm 1948 đến năm 1951. 59 tuổi, Karl Henize trở thành nhà du hành vũ trụ già nhất với chuyến bay 8 ngày trên tàu Challenger năm 1985. Năm 1993, Henize qua đời tại tuổi 67 trong khi đang chinh phục đỉnh Everest.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-04a
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    NGC 246 ?" tàn tích của một ngôi sao​
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn Spitzer chụp tàn tích của một ngôi sao với các đám mây khí và bụi bao quanh. Kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại đã cho thấy một vành vật chất mà trước đây chưa được phát hiện (biểu diễn bằng màu đỏ). Vành đai này được hình thành từ vật chất vốn thuộc về ngôi sao đã tàn. Tàn tích của ngôi sao với các đám khí bụi tạo thành tinh vân hành tinh NGC 246 (planetary nebula). NGC 246 nằm cách Trái Đất 1800 năm ánh sáng, thuộc chòm sao Cetus.
    Khi một ngôi sao kích thước tương đương Mặt Trời tiêu thụ hết nhiên liệu, phần lõi của nó sẽ co lại và có nhiệt độ rất cao, làm ?obốc hơi? các vật chất ở lớp vỏ ngoài. Tia tử ngoại từ phần lõi ngôi sao tiếp tục tác động lên phần vật chất đã phát ra, tạo thành các đám mây khổng lồ, trải rộng trong vũ trụ.
    Trong bức ảnh, màu lục biểu diễn các đám khí ở lớp ngoài, vành đai vật chất được thể hiện bằng màu đỏ. Các nhà thiên văn học cho rằng vành đai vật chất đã được hình thành từ các nguyên tử hydro phóng ra từ ngôi sao. Khi nhiệt độ giảm đi, các nguyên từ hydro kết hợp với nhau tạo thành hydro phân tử. Các kết quả nghiên cứu trên sẽ giúp cho việc giải thích rõ hơn sự hình thành các tinh vân hành tinh từ một ngôi sao đã tàn, cũng như quá trình tiếp tục tạo lên một thế hệ các ngôi sao mới.
    Bức ảnh công bố ngày 8/9/2004, dựa trên các quan sát ngày 6/12/2003 của kính Spitzer tại 4 bước sóng: 3.6 micron: lam, 4.5 micron: lục, 5.8 micron: cam và 8.0 micron: đỏ.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2004-13a
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    "Rắn" trên dải Ngân Hà
    Một vật gì đó trông đáng sợ có vẻ như đang trườn trên dãi ngân hà của chúng ta trong bức ảnh Halloween mới được chụp bởi kính thiên văn học vũ trụ Spitzer của NASA. Vật thể trông giống con rắn này thật ra là phần trung tâm của một một đám mây dày, đầy muội và lớn đến mức có thể nuốt chửng cả một tá hệ mặt trời.
    [​IMG]
    Vật thể trông giống rắn trên dãi ngân hà.
    (Ảnh: NASA/JPL-Caltech)
    Trên thực tế, các nhà thiên văn học nói rằng ?ocái bụng? của con rắn có thể là nơi che giấu những ngôi sao khổng lồ trong quá trình hình thành.
    ?oCon rắn này là một nơi lý tưởng để các nhà thiên văn học tìm kiếm các ngôi sao đang hình thành có kích thước đồ sộ?, tiến sĩ Sean Carey, còn được biết đến với tên tiến sĩ ?oScarey? thuộc Trung Tâm Khoa Học Spitzer Nasa cho biết. Ông là người đứng đầu nghiên cứu mới này và cũng là người ?ođiều tra? chính, nghiên cứu bức ảnh Halloween trước đó từ kính thiên văn vũ trụ Spitzer, một bức ảnh chụp ?omột con ma cà rồng trên dãi ngân hà? trông rất ấn tượng.
    Kính thiên văn học vũ trụ Spitzer đã phát hiện được đám mây chứa ?ovật thể ma cà rồng? khúc khuỷu bằng cách sử dụng bộ phận ở tiêu điểm để ghi nhận tia hồng ngoại. Vì các vật thể có nhiệt độ khoảng vài trăm độ K có bức xạ vật đen cực đại thường nằm trong dải hồng ngoại, do vậy kính viễn vọng hồng ngoại sẽ giúp quan sát quan sát các vật thể nóng ấm ở xa, đặc biệt là trong đêm tối, khi không có bức xạ hồng ngoại của mặt trời gây nhiễu. Trong khi đó thì kính thiên văn quang học sẽ không nhìn thấy vật thể ?oma cà rồng? ?onúp? trong bề mặt đầy bụi của dãi ngân hà này.
    Bởi vì vật thể ma cà rồng đó nóng ấm và ánh sáng hồng ngoại của nó có thể trốn vào đám mây dày đầy bụi, nên nó chỉ ?oxuất đầu lộ diện? trên các bức ảnh hồng ngoại được chụp bởi kính thiên văn Spitzer. Đám mây kiểu này rất dày, nhiều bụi đến nỗi nếu bạn bằng cách nào đó đi được vào khu vực trung tâm của nó thì bạn sẽ không thấy gì ngoài một màu đen, thậm chí không có lấy một ngôi sao trên bầu trời.
    Hình chụp ?ocon rắn? mới của kính thiên văn Spitzer này đã giúp các nhà khoa học có thể nhìn thấy rõ những gì nấp bên trong đám mây đó. Các chấm vàng và cam nằm trên và xung quanh con rắn là những ngôi sao khổng lổ đang chỉ mới ở giai đoạn đầu hình thành. Chấm đỏ nhạt nằm trên bụng con rắn là một ?ophôi thai? ngôi sao khổng lồ, với kích thước gấp từ 20 đến 50 lần kích thước của mặt trời.
    Các nhà thiên văn học cho biết những quan sát này là nền tảng giúp họ hiểu rõ hơn về cách mà các ngôi sao khổng lồ hình thành. Bằng cách nghiên cứu sự tụ họp và sắp xếp của các khối ?ophôi thai ngôi sao?, các nhà thiên văn học hy vọng sẽ biết được liệu những ngôi sao này được hình thành có giống với cách mà mặt trời của chúng ta, vật thể có kích thước nhỏ bé so với các ngôi sao này, được hình thành hay không - là do đám bụi mây và khí bị sụp đổ hay do một cơ chế khác, một cơ chế mà các yếu tố bên ngoài đóng vai trò chính yếu hơn.
    Vật thể nhìn giống rắn này nằm cách trái đất khoảng 11.000 năm ánh sáng trong chòm sao Nhân Mã.
    Bức ảnh màu giả này là một bức ảnh ghép từ các dữ liệu hồng ngoại được chụp bởi camera hồng ngoại của kính thiên văn Spitzer và quang kế chụp ảnh với nhiều dải bước sóng. Màu xanh da trời tượng trưng cho ánh sáng với bước sóng 3,6 micromet, màu xanh dương chỉ ánh sáng có bước sóng 8 mcromet và màu đỏ là ánh sáng 24 micromet.
    (source: khoahoc.com.vn)
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Kính Spitzer phát hiện lớp vật chất bên trong của vụ nổ supernova Cassiopeia A.
    Ảnh kính thiên văn Spitzer chụp tàn tích vụ nổ sao Cassiopeia A (CAS A). Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại đã phát hiện một lớp vật chất tương ứng với phần giữa của ngôi sao, điều mà trước đây các quan sát tại bước sóng biểu kiến và tia X chưa thấy được. Kết quả này cho phép kết luận rằng, vụ nổ supernova CAS A đã xảy ra không đủ mạnh đến mức có thể phá trộn lẫn hoàn toàn các lớp vật chất trong một khoảng thời gian ngắn.
    [​IMG]
    CAS A là tàn tích vụ nổ của một ngôi sao có khối lượng bằng 15 ?" 20 lần Mặt Trời. Cũng giống như các ngôi sao khổng lồ khác, CAS A có thể chia thành 3 lớp: lớp ngoài cùng bao gồm các nguyên tố nhẹ (như hydro, ...), lớp giữa bao gồm các nguyên tố nặng hơn (như neon, ...), phần lõi là các nguyên tố kim loại. Dựa vào các quan sát trước đây, các nhà thiên văn học đã dự đoán về quá trình phóng vật chất theo thứ tự xảy ra trong vụ nổ CAS A. Mặc dù đã tìm kiếm được bằng chứng về các lớp vật chất, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khoảng trống để có thể đưa ra khẳng định chắc chắn về dự đoán trên.
    Phát hiện của kính Spitzer về lớp vật chất phía trong, có nhiệt độ thấp hơn các lớp bên ngoài, đã làm sáng tỏ điều dự đoán trên cũng như cho phép các nhà thiên văn học có thể xây dựng lại quá trình diễn ra vụ nổ sao. Các lớp vật chất của CAS A được phóng ra một cách có thứ tự và với vận tốc khác nhau, điều này được mô phỏng lại trong đoạn film sau:
    http://ipac.jpl.nasa.gov/web_movies/pa/ssc2006-19v1_full.wmv
    [​IMG]
    Xảy ra cách đây 325 năm, với khoảng cách tương đối gần hệ Mặt Trời (11 nghìn năm ánh sáng) CAS A là một ví dụ rất tốt để quan sát, phân tích quá trình nổ sao dưới dạng super nova. Chỉ vài trăm năm sau, các lớp vật chất sẽ hòa lẫn vào nhau, xóa đi nhiều dấu vết quan trọng về quá trình tồn tại cũng như lụi tàn của CAS A.
    Nguồn :
    http://www.spitzer.caltech.edu/Media/releases/ssc2006-19/release.shtml

Chia sẻ trang này