1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Perseus tại bước sóng hồng ngoại
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp tinh vân Perseus từ khoảng cách 1043 năm ánh sáng. Trong bức ảnh có thể thấy các ngôi sao trẻ dưới dạng các đốm màu hồng, tập trung chủ yếu ở rìa bên phải của tinh vân. Các ngôi sao trẻ này thuộc về đám sao IC348, chúng có tuổi xấp xỉ 3 triệu năm và vẫn đang bị các đám mây khí và bụi bao phủ.
    Bức ảnh trên tổng hợp các kết quả quan sát của kính Spitzer tại 3 bước sóng: 4.5 micron (lam), 8.0 micron (lục) và 24 micron (đỏ). Màu xanh lục biểu diễn đám mây các phân tử hydrocarbon vòng thơm, màu đỏ và cam là những đám bụi. Nhiệt độ từ những ngôi sao trẻ tác dụng lên các phân tử hữu cơ cũng như các đám khí và bụi khiến chúng phát ra các bức xạ tại dải sóng hồng ngoại.

    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig06-027
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân hành tinh Eskimo (NGC 2392) trong kết quả quan sát của kính Hubble
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn Hubble chụp tinh vân Eskimo (Eskimo Nebula, NGC 2392). Nằm trong chòm sao Gemini, cách Trái Đất khoảng 5000 năm ánh sáng, NGC 2392 được William Herschel phát hiện năm 1787. Trong các kính thiên văn mặt đất, NGC 2392 có hình dạng một khuôn mặt bên trong bộ trang phục parka (một loại áo da có mũ chùm đầu của người Eskimo). Tinh vân hành tinh NGC 2392 bắt đầu đầu được hình thành vào khoảng 10 nghìn năm trước, khi lõi ngôi sao bắt đầu quá trình co lại và khuếch tán lớp vật chất bên ngoài ra không gian. Vật chất thoát ra khỏi ngôi sao dưới 2 hình thức:
    + Vành đai vật chất nằm ngang mặt phẳng xích đạo (tương ứng với "mũ chùm đầu"): các nhà khoa học cho rằng vành đai vật chất này được hình thành trong giai đoạn ngôi sao trở thành khổng lồ đỏ. Mật độ vật chất ở đây khá dày đặc, tốc độ khuếch tán ra không gian khoảng 115 nghìn km/h. Các tia màu nâu nhạt bắt nguồn từ lõi ngôi sao được cho là kết quả của sự va chạm giữa các luồng khí có tốc độ cao thấp khác nhau.

    + 2 khối elip tròn xoay bắt nguồn từ hai cực (tương ứng với "khuôn mặt"): tốc độ khuếch tán của vật chất xuất phát từ hai cực là khoảng 1.5 triệu km/h, nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ khuếch tán vật chất trên mặt phẳng xích đạo. Mỗi khối elip tròn xoay có chiều dài khoảng 1 năm ánh sáng, chiều rộng khoảng 0.5 năm ánh sáng. Với góc nhìn từ Trái Đất, hai khối vật chất này chồng lên nhau.
    Bức ảnh trên được tổng hợp từ các kết quả quan sát của kính Hubble trong hai ngày 10 và 11 tháng 2/2000. Màu sắc trong bức ảnh được sử dụng để biểu diễn các loại vật chất khác nhau: nitơ (đỏ), hidro (lục), oxi (lam) và heli (tím).
    Nguồn:
    http://hubblesite.org/newscenter/archive/releases/2000/07/image/a/
  3. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Sao mấy hôm nay không thấy bạn Perseur post hình lên nữa nhỉ?
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Em có tập hợp các kiến thức trên box thiên văn của TTVN Online (chủ yếu là ở topic "Mỗi ngày một bức ảnh" ) và của NASA để viết các tài liệu. Ai muốn đọc chúng thì vào : http://mrhuy.tk/ sau đó nhấn vào "Thiên Văn(Trần Ha.)" và chọn file để down về. Các tài liệu này em còn đang viết dở - mong mọi người đóng góp ý kiến và hoàn thiện giúp.
    Để đọc đwợc các file này mọi người phải down chúng về (dạng file "*.doc") nên phải có MSWord 2003 trở lên. Chúc mọi người vui vẻ và tiếp tucj xây dựng box thiên văn của chúng ta thêm giàu đẹp !
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân khổng lồ NGC 604​
    [​IMG]
    Ảnh tổng hợp các kết quả quan sát của kính thiên văn Hubble đối với tinh vân NGC 604 trong các năm 1994, 1995 và 2001. NGC 604 nằm trong một cánh tay xoắn ốc của thiên hà M 33, cách Trái Đất 2.7 triệu năm ánh sáng, thuộc chòm sao Triangulum (M33 cùng với Ngân Hà, thiên hà Andromeda và một số thiên hà khác thuộc về nhóm thiên hà địa phương - Local Group). NGC 604 được William Herchel phát hiện năm 1784. Tinh vân này được các nhà thiên văn học quan tâm nghiên cứu như là một ví dụ điển hình về khu vực xảy ra quá trình tạo sao khổng lồ với mật độ dày đặc.
    NGC 604 là một trong những tinh vân lớn nhất mà con người biết đến với kích thước 1300 năm ánh sáng (gấp khoảng 100 lần tinh vân M 42). NGC 604 chứa khoảng 200 ngôi sao trẻ màu lam với tuổi trung bình xấp xỉ 3 triệu năm. Hầu hết các ngôi sao sáng nhất và nóng nhất đều tập trung ở khu vực trung tâm tinh vân. Vật chất bị "thổi bay" dưới tác dụng của gió từ những ngôi sao và sóng xung kích từ những vụ nổ supernova, tạo thành những "vùng trống" (rõ nét nhất là "vùng trống" ở trung tâm.
    Những ngôi sao lớn nhất trong NGC 604 có khối lượng vào khoảng 120 lần Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt khoảng 40000K. Tia tử ngoại cường độ cao từ bề mặt cực nóng của các ngôi sao lam khiến cho các đám khí và bụi xung quanh cũng phát xạ. Trong nhóm thiên hà địa phương, chỉ có tinh vân Con Nhện (Tarantula Nebula) thuộc Đám mây Magenlang lớn chứa nhiều sao trẻ hơn NGC 604 (về kích thước, tinh vân Con Nhện nhỏ hơn NGC 604).
    http://hubblesite.org/newscenter/archive/releases/2003/30/image/a
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:05 ngày 25/11/2006
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân hành tinh NGC 6369
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn Hubble chụp tinh vân hành tinh NGC 6369 (tháng 2 năm 2002). Trên bầu trời, tinh vân này nằm trong chòm sao Ophiuchus, khoảng cách đến Trái Đất được ước lượng trong khoảng từ 2000 đến 5000 năm ánh sáng.
    Khi một ngôi sao kích thước cỡ Mặt Trời phát triển đến giai đoạn cuối cuộc đời, phần lõi ngôi sao co lại trở thành một ngôi sao lùn trắng, phần vỏ ngôi sao khuếch tán ra ngoài vũ trụ tạo thành tinh vân. Trong các kính thiên văn quang học cổ, những tàn tích kiểu này có dạng một hình cầu giống như hành tinh nên các nhà thiên văn học gọi chúng là "tinh vân hành tinh" (planetary nebula).
    Bức xạ tử ngoại từ ngôi sao lùn trắng đánh bật electron ra khỏi nguyên tử của các phân tử khí trong vành đai vật chất khuếch tán (hiện tượng ion hóa). Trong bức ảnh, vành đai màu lam và lục là những vùng vật chất gần lõi, chịu tia tử ngoại có cường độ cao và quá trình ion hóa xảy ra mạnh. Vành đai màu đỏ là những vật chất ở xa lõi ngôi sao hơn, quá trình ion hóa xảy ra yếu hơn. Xa hơn nữa, phía rìa tinh vân là những đám vật chất được khuếch tán ra vũ trụ trong giai đoạn đầu của quá trình lụi tàn của ngôi sao.
    Màu sắc biểu diễn các vành đai vật chất đã được xử lý thông qua nhiều bộ lọc nhằm tách riêng kết quả quan sát đối với các nguyên tử khác nhau với mức độ ion hóa khác nhau: nguyên tử oxy bị mất hai electron tương ứng với màu lam, nguyên tử hidro bị mất một electron tương ứng với màu lục, nguyên tử nitơ mất 1 electron tương ứng với màu đỏ.
    Các tinh vân hành tinh chính là hình ảnh Mặt Trời của chúng ta trong tương lai 5 tỷ năm nữa. Vành đai vật chất sẽ khuếch tán ra khỏi ngôi sao với vận tốc trung bình 15 dặm/1 giây. Quá trình khuếch tán diễn ra trong khoảng 10 nghìn năm. Ngôi sao lùn trắng ở trung tâm cũng nguội dần và sau một vài tỉ năm, ánh sáng của nó sẽ vĩnh viễn biến mất trong vũ trụ.
    Nguồn:
    http://hubblesite.org/newscenter/archive/releases/2002/25/image/a

    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:10 ngày 25/11/2006
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh tổng hợp kết quả quan sát tàn tích supernova N 49
    [​IMG]
    Ảnh tổng hợp kết quả quan sát tàn tích supernova N49 thuộc đám mây Magienlang lớn dựa trên kết quả quan sát của các kính thiên văn vũ trụ Spitzer, Chandra và Hubble. N49 là tàn tích supernova sáng nhất khi quan sát tại bước sóng biểu kiến. Các kết quả quan sát tại bước sóng tia X của kính Chandra cho thấy vùng khí nóng với nhiệt độ lên đến hàng triệu độ (màu lam). Màu đỏ là kết quả quan sát của kính Spitzer đối với các đám khí có nhiệt độ thấp hơn ở phía bên ngoài N49. Trước đây, các nhà thiên văn học dự đoán rằng nguồn phát tia hồng ngoại chủ yếu của N49 là các đám bụi, tuy nhiện, kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy tia hồng ngoại chủ yếu phát ra từ các đám khí được đốt nóng.
    Tại bước sóng biểu kiến, tàn tích của các supernova thường xuất hiện dưới dạng hình cầu. Các tia hình sợi (trong các quan sát của kính Hubble) và sự bất đối xứng là điểm rất khác biệt của N49 so với nhiều supernova khác. Những kết quả quan sát N49 của 3 kính thiên văn vũ trụ cho thấy vật chất của N49 phóng ra mạnh hơn về hướng đông nam (tương ứng với góc dưới, bên trái của bức ảnh). Điều này được khẳng định rõ nhất bằng cường độ tia X phát ra rất mạnh từ vùng đông nam trong kết quả quan sát của kính Chandra.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=sig06-030
  8. thienvan123

    thienvan123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Em thấy topic này rất hay nhưng em xin có ý kiến nhỏ: Ngoài các anh về các ngôi sao, chòm sao, cá tinh vân sao ta lại ko thêm vào topic này các ảnh các nhà thiên văn nhỉ hoặc các nhà du hành vũ trụ? Chẳng hạn như ảnh Galile, anh Keple...
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy bạn nói đúng đó ! Topic này không hiểu tại sao lại buồn tẻ hơn các topic khác. Không phải vì bài kém chất lượng nhưng có lẽ là vì hơi ít bạn vào để post bài quá. Để một mình bác perseus một mình post bài thì hơi buồn cười vì topic này dành cho tất cả mọi người cơ mà! Với lại tui có đóng góp là bác perseus nên post thêm các bài thuộc về lĩnh vực thiên văn quang học (như là các ảnh của Hubble hay Chadra Telescope ...) chứ không nên chỉ "đào mỏ" ở lĩnh vực hồng ngoại (Spizer Telescope). Không bít đóng góp của tui có đúng không vậy thưa bác Perseus ?
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà NGC 1097
    [​IMG]
    Ảnh thiên hà NGC 1097 và thiên hà đồng hành của nó. Bức ảnh được tổng hợp từ kết quả quan sát tại bước sóng biểu kiến của hai đài thiên văn nằm tại bắc bán cầu và nam bán cầu Trái Đất. Trong bức hình có thể thấy rõ, thiên hà đồng hành đang bị NGC 1097 "nuốt dần". Hiện tượng "thiên hà lớn nuốt thiên hà bé" xảy ra rất phổ biến trong vũ trụ và là một hiện tượng thường gặp trong quá trình tiến hóa của các thiên hà.
    Trên bầu trời, NGC 1097 nằm trong chòm sao Fornax, cách Trái Đất khoảng 45 triệu năm ánh sáng. Ở tâm NGC 1097 là một hố đen rất lớn. Thiên hà đồng hành của NGC 1097 cách nó khoảng 42 nghìn năm ánh sáng.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap061201.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 23:58 ngày 23/12/2006

Chia sẻ trang này