1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Vùng trời "dày đặc" thiên hà trong chòm sao Pegasus
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn R Jay GaBany chụp vùng trời thuộc chòm sao Pegasus với rất nhiều thiên hà. Theo chiều từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, tên của các thiên hà lần lượt là: NGC7340, NGC7337, NGC7335, NGC7336, NGC7331 (thiên hà lớn nhất), NGC3727 và NGC 7326.
    Lớn nhất trong bức ảnh là NGC 7331, cách Trái Đất khoảng 50 triệu năm ánh sáng. Các thiên hà khác, có thiên hà là đồng hành của NGC 7331, có thiên hà nằm cách xa Trái Đất gấp 10 lần NGC 7331.
    NGC 7331 có nhiều đặc điểm rất giống Ngân Hà về số lượng sao, khối lượng, cấu trúc các cánh tay xoắn ốc và tỷ lệ sinh ra sao mới.
    Nguồn:
    http://www.cosmotography.com/images/small_new_ngc7331.html#
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    M83 - Vòng hoa phương nam (Southern Pinwheel)​
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn R Jay GaBany chụp thiên hà M 83 tại bước sóng biểu kiến với kính thiên văn 20 inch. Nằm trong chòm sao Hydra, cách Trái Đất 15 triệu năm ánh sáng, M 83 được đặt tên là Vòng hoa phương nam (Northern Pinwheel) với 3 cách tay xoắn ốc cuốn rất chặt quanh tâm.
    M 83 là thiên hà có tần số xuất hiện supernova lớn nhất mà con người từng biết. Trong 8 năm qua, đã có 6 supernova được phát hiện trong M 83 và con số này còn có thể tăng lên với những quan sát trong tương lai. Tần số này lớn hơn 10 lần tần số lý thuyết.
    Màu lam trong bức ảnh là ánh sáng phát ra từ hàng triệu ngôi sao trẻ, có khối lượng lớn. Những tia vật chất màu tối xuất hiện trên khắp bề mặt thiên hà là các đám khí, bụi phát ra từ các vụ nổ sao nova hoặc sự lụi tàn của các ngôi sao khối lượng nhỏ (tinh vân hành tinh). Vùng không gian giữa những cánh tay xoắn ốc cũng có rất nhiều sao, tuy nhiên, các ngôi sao này mờ hơn và phát ra các tia sáng màu đỏ tại vùng sóng biểu kiến.
    Nguồn:
    http://www.cosmotography.com/images/small_m83.html
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà M 74 ?" "Con sao biển"​
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn R Jay GaBany chụp thiên hà M 74 (NGC 628) tại bước sóng biểu kiến với kính thiên văn 20 inch. M 74 nằm trong chòm sao Pisces, cách Trái Đất khoảng 30 triệu năm ánh sáng. Đây được coi là một "chuẩn" của các thiên hà xoắn ốc kiểu Sc. M 74 có đường kính khoảng 95 nghìn năm ánh sáng (tương đương kích thước Ngân Hà), các cánh tay xoắn ốc của nó có kích thước tại chỗ rộng nhất lên đến 10 nghìn năm ánh sáng.
    M 74 chứa rất nhiều sao trẻ kiểu khổng lồ xanh, màu đỏ trong hình là các đám mây bụi, các đám hydro phân tử ?" vật chất chính để tạo ra những ngôi sao. Các quan sát của kính thiên văn tia X Chandra đã phát hiện ra một hố đen khổng lồ tại một trong những cánh tay xoắn ốc của M 74. Với khối lượng khoảng 10 nghìn lần Mặt Trời, đây là một trong những hố đen lớn nhất mà con người từng phát hiện được.
    Nguồn:
    http://www.cosmotography.com/images/small_new_m74.html
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    M 31 (thiên hà Andromeda) ?" Người hàng xóm khổng lồ​
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn nghiệp dư Robert Gendler chụp thiên hà Andromeda (M 31, NGC 224) tại bước sóng biểu kiến. M 31 là một thiên hà rất lớn (kích thước ước lượng trong khoảng từ 150 nghìn đến 200 nghìn năm ánh sáng, khối lượng ước lượng trong khoảng từ 300 tỷ đến 400 tỷ lần Mặt Trời). Nằm cách Trái Đất khoảng 2 triệu năm ánh sáng, trên bầu trời, M 31 biểu hiện như một thiên thể có cấp sao biểu kiến là 3.4.
    Các quan sát từ trước đến nay cho thấy thiên hà Andromeda có ít nhất 10 thiên hà vệ tinh. Trong hình trên, có thể thấy 2 trong số các vệ tinh đó: M 32 và M 110. M 32 là đốm nhỏ rất sáng nằm sát ở góc trên bên trái vùng nhân của M31. M 110 có kích thước lớn hơn và nằm ở góc dưới bên phải. Các quan sát gần đây của kính thiên văn hồng ngoại Spitzer cho thấy một vành bụi ẩn sâu trong Andromeda. Việc phát hiện ra vành bụi này kết hợp với các kết quả quan sát trước đây đối với vùng trống của một vành bụi phía bên ngoài cho phép dự đoán về một vụ va chạm của M32 với Andromeda cách đây khoảng 210 triệu năm.
    Các quan sát của kính Hubble vào năm 1991 cho thấy thiên hà Andromeda có hai nhân (các quan sát sau đó của nhiều kính thiên văn mặt đất đã khẳng định điều này). Hai nhân này chuyển động quanh nhau và một đang hòa nhập vào nhau. Các nhà thiên văn cho rằng nhân nhỏ hơn là phần còn lại của một thiên hà có kích thước nhỏ đã bị thiên hà Andromeda "nuốt".
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap061126.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:15 ngày 29/12/2006
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    M 33 ?" The Triangulum Galaxy
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn nghiệp dư Robert Gendler chụp thiên hà M 31 (Triangulum Galaxy, M 33). Đây là thiên hà lớn thứ 3 trong nhóm thiên hà địa phương, hai thiên hà lớn hơn là M 31 (thiên hà Andromeda) và Ngân Hà. Nằm trong chòm sao Triangulum, M 33 cách Trái Đất khoảng 3 triệu năm ánh sáng. Kích thước của M 33 được ước lượng trong khoảng từ 50 nghìn đến 60 nghìn năm ánh sáng; khối lượng ước lượng trong khoảng từ 10 tỷ đến 40 tỷ lần Mặt Trời.
    Các cánh tay xoắn ốc của M33 chứa rất nhiều vùng tạo sao HII (khu vực tạo ra các sao khổng lồ với mật độ dày đặc). M 33 được đánh giá là thiên hà chứa nhiều vùng tạo sao HII nhất trong số các thiên hà con người đã quan sát được. Tiêu biểu nhất là tinh vân NGC 604 với kích thước 1300 năm ánh sáng, hơn 200 ngôi sao trẻ kiểu khổng lồ lam: http://www8.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/58574/trang-22.ttvn
    Nguồn:
    http://www.robgendlerastropics.com/M33text.html
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Lang thang trên mạng, thấy cái ảnh này hay hay, post tặng bác Mintaka:
    [​IMG]
    Từ trái sang phải là các ngôi sao: Alnitak, Alnilam, and Mintaka, 3 ngôi sao thẳng hàng trong chòm sao Orion. Nằm cách Trái Đất khoảng 915 năm ánh sáng, Mintaka là một hệ sao đôi với một sao loại B (nhiệt độ bề mặt khoảng 30000K) và một sao loại O. Mỗi ngôi sao này đều có khối lượng gấp khoảng 20 lần Mặt Trời, độ trưng gấp 70000 lần Mặt Trời. 2 ngôi sao này tạo thành một hệ sao đôi biến quang kiểu Algol, có chu kỳ quay quanh nhau là 5.73 ngày, độ biến thiên của cấp sao khoảng 0.2.
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà M101 ?" Vòng hoa phương bắc
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn nghiệp dư Robert Gendler chụp thiên hà M 101 (NGC 5457). Trên bầu trời, M 101 nằm trong chòm sao Ursa Major, cách Trái Đất khoảng 23.5 triệu năm ánh sáng. Với đường kính quan sát được khoảng 170 nghìn năm ánh sáng, M 101 có kích thước lớn hơn Ngân Hà của chúng ta, tuy nhiên, khối lượng của hai thiên hà này là tương tự nhau.
    M 101 chứa rất nhiều vùng tạo sao HII ((khu vực tạo ra các sao khổng lồ với mật độ dày đặc) tại những cánh tay xoắn ốc. Nhiều vùng tạo sao HII trong M 101 đã được đặt tên riêng (NGC 5451, 5441, 5447, 5453, 5458, 5461, 5462, 5471). Một số trong các vùng tạo sao trên có kích thước rất lớn, rất sáng và được phân loại là "các vùng tạo sao khổng lồ" (Giant HII Regions ?" GHR) như: NGC 5461, NGC 5471, ... GRH là những vùng tạo sao rất lớn, chứa hàng trăm đến hàng ngàn sao khổng lồ loại O.
    Nguồn:
    http://www.robgendlerastropics.com/M101text.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 08:44 ngày 01/01/2007
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà NGC 2403
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn nghiệp dư Robert Gendler chụp thiên hà NGC 2403. Trên bầu trời, thiên hà nàynằm trong chòm sao Camelopardalis, cách Trái Đất khoảng 10.4 triệu năm ánh sáng.
    NGC 2403 là một trong những thiên hà thuộc nhóm thiên hà M 81. Cũng tương tự như M 33, NGC 2403 chứa rất nhiều vùng tạo sao kiểu HII và có cường độ sinh sao mới rất lớn. Các quan sát gần đây cho thấy NGC 2403 chứa ít nhất 6 vùng tạo sao kiểu HII khổng lồ (Giant HII) với kích thước lên tới hàng nghìn năm ánh sáng (có thể sánh với NGC 604 trong thiên hà M 33, tinh vân Tarantula trong chòm sao Doradus). Vùng tạo sao HII lớn nhất trong NGC 2403 có kích thước lên tới 2000 năm ánh sáng, gấp 50 lần tinh vân Orion.
    Các vùng tạo sao kiểu HII được chiếu sáng bởi các sao khổng lồ kiểu O hoặc kiểu B, trong đó, có thể có đến hàng chục sao siêu khổng lồ kiểu Wolf-Rayet (các sao siêu khổng lồ lam có vòng đời rất ngắn, kết thúc cuộc đời dưới dạng supernova).
    Các quan sát NGC 2403 tại bước sóng radio cho thấy các đám mây hydro phân tử trung tính (HI) dị thường xuất hiện ở phía bên kia đĩa thiên hà. Nguyên nhân xuất hiện các đám mây này có thể giải thích như sau: các vụ nổ supernova cũng như gió từ các ngôi sao khổng lồ thổi bay các đám khí ra khỏi bề mặt thiên hà (gọi là các galactic fountain). Sau khi nguội đi, các đám khí này lại "lắng xuống" bề mặt. Các đám mây hydro phân tử trung tính kiểu này cũng đã được phát hiện tại phía trên bề mặt Ngân Hà của chúng ta.
    Nguồn:
    http://www.robgendlerastropics.com/NGC2403text.html
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà M 104 ?" Chiếc mũ phớt​
    [​IMG]
    Ảnh thiên hà M 104 (NGC 4594) tại bước sóng biểu kiến. Trên bầu trời, M 104 nằm trong chòm sao Virgo, cách Trái Đất khoảng 31 triệu năm ánh sáng. M 104 là một thiên hà xoắn ốc, tuy nhiên, do góc nhìn nghiêng từ Trái Đất, M 104 có dạng một đĩa dẹt với quầng sáng tỏa ra hai phía, và do đó, thiên hà này được đặt tên là "Chiếc mũ phớt" (Sombrero).
    M 104 có khối lượng rất lớn (khoảng 800 tỉ lần khối lượng Mặt Trời). Thiên hà này chứa rất nhiều đám sao hình cầu (khoảng 1100 đám, lớn hơn rất nhiều so với 150 đám sao hình cầu đã được phát hiện trong Ngân Hà). Các đám sao hình cầu trong M 104 tồn tại dưới 2 dạng: các đám sao già chứa ít nguyên tố kim loại và các đám sao trẻ giàu nguyên tố kim loại. Các nhà thiên văn cho rằng những đám sao già chứa ít nguyên tố kim loại đã được hình thành từ ngay giai đoạn đầu của thiên hà. Tuy nhiên, việc tồn tại các đám sao trẻ giàu yếu tố kim loại vẫn là một điều chưa thể giải thích rõ ràng. Giả thiết được chấp nhận nhiều nhất là các đám sao trẻ này được sinh ra do quá trình hòa nhập của M 104 với các thiên hà nhỏ hơn. Sự hòa nhập này gây lên quá trình tương tác giữa những đám sao và các đám bụi khí, tạo ra một thế hệ sao mới với nhiều nguyên tố kim loại. Tuy nhiên, còn một cách giải thích khác về việc hình thành các đám sao trẻ kiểu này, đó là sự giải phóng các nguyên tố kim loại từ các vụ nổ supernova của những ngôi sao thế hệ trước.
    M 104 chứa một hố đen rất lớn tại tâm. Các nhà thiên văn dự đoán khối lượng hố đen này lên tới 1 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Các hố đen khổng lồ kiểu này thường xuất hiện tại những thiên hà rất sáng, có vùng tâm hoạt động mãnh liệt.
    Nguồn:
    http://www.robgendlerastropics.com/M104text.html
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Câu truyện về sự sống và cái chết của những ngôi sao trong tinh vân Đại Bàng
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula, M 16) trong chòm sao Serpens, cách Trái Đất 7000 năm ánh sáng. Bức ảnh cho thấy những đám mây khí và bụi hỗn độn cùng với những ngôi sao trẻ tỏa sáng tại bước sóng hồng ngoại.
    Màu lục trong bức ảnh biểu diễn các cột, các đám bụi có nhiệt độ thấp. Trong đó, có thể thấy 3 cột bụi nổi tiếng với tên gọi: Những chiếc cột của sự sáng tạo (Pillar of Creation). 3 cột bụi này đã được phát hiện và đặt tên dựa trên những kết quả quan sát của kính Hubble năm 1995 tại vùng sóng biểu kiến.
    Các kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại của kính Spitzer cho phép dự đoán về lịch sử hình thành của toàn bộ khu vực trên. Màu đỏ biểu diễn các đám bụi có nhiệt độ cao hơn do chịu ảnh hưởng của một vụ nổ supernova cách đây từ 8000 đến 9000 năm. Do ánh sáng phải mất 7000 năm mới đi được từ tinh vân Đại Bàng đến Trái Đất nên rất có thể, tại một thời điểm nào đó trong khoảng 1000 đến 2000 năm trước, trên bầu trời đã từng xuất hiện một ngôi sao mới, dấu vết của vụ nổ sao.
    Có lẽ, ban đầu, các cột bụi trong tinh vân Đại Bàng được tạo ra nhờ gió và nhiệt độ từ khoảng 20 ngôi sao khổng lồ nằm tại khu vực góc trên bên trái vùng trời trong bức ảnh (ta không nhìn thấy những ngôi sao này). Nhiệt độ và gió từ những ngôi sao thổi bay các đám bụi, tạo ra những vùng trống và những đám bụi mật độ cao trên đỉnh các cột. Phần thân và gốc của các cột là những đám bụi mỏng hơn. Quá trình này dẫn đến sự hình thành của một lớp sao thế hệ thứ hai bên trong các cột bụi.
    Các nhà thiên văn học dự đoán vụ nổ sao là quá trình kết thúc của một trong các ngôi sao khổng lồ trên. Sóng xung kích từ vụ nổ đã cắt cụt phần ngọn của những cột bụi vào thời điểm khoảng 6000 năm trước (điều này có nghĩa là ta chỉ có thể bắt đầu quan sát điều này sau khoảng 1000 năm nữa). Vụ nổ sao phá vỡ các cột bụi, làm lộ ra các ngôi sao trẻ bên trong và kích thích quá trình sinh ra các ngôi sao trẻ khác thuộc thế hệ thứ 3.
    Bức ảnh được tổng hợp dựa trên kết quả quan sát của kính Spitzer tại 3 bước sóng: lam: 4.5 micron, lục: 8 micron và đỏ: 24 micron.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2007-01b

Chia sẻ trang này