1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Bên trong những cột bụi​
    [​IMG]
    Tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula, M 16) nổi tiếng với những cột bụi do kính thiên văn Hubble chụp năm 1995. Những quan sát mới nhất của kính Spitzer đối với tinh vân này tại bước sóng hồng ngoại đã cho phép quan sát kỹ hơn những thứ ẩn giấu bên trong các cột bụi: những ngôi sao trẻ. Sự tồn tại của những ngôi sao trẻ này được phát hiện lần đầu tiên bởi vệ tinh thiên văn hồng ngoại của ESA (European Space Agency). Trong bức ảnh của kính Spitzer, cột bụi bên trái chứa 2 ngôi sao trẻ, một ở đỉnh và một ở gốc. Phần ngọn của cột bụi cao nhất trong nhóm 3 "Cây cột của sự sáng tạo" cũng chứa một ngôi sao trẻ.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2007-01d
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:23 ngày 14/01/2007
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Đại Bàng tại bước sóng hồng ngoại​
    [​IMG]
    Các bức ảnh hồng ngoại của kính Spitzer cho phép phân tích nhiều đặc tính của tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula, M 16):
    + Bức ảnh bên trái cho phép nhìn thấy rõ các ngôi sao và các đám bụi khí. Màu đỏ chủ yếu biểu diễn các phân tử hydro carbon vòng thơm, màu lục là các đám khí còn màu lam là các ngôi sao
    + Bức ảnh ở giữa cho phép các nhà thiên văn dự đoán về một vụ nổ supernova đã từng xảy ra trong khu vực. Màu cam là các đám khí bị đốt nóng dướ tác dụng của vụ nổ sao.
    + Bức ảnh bên phải thể hiện rõ sự tương phản giữa các đám bụi bị đốt nóng do vụ nổ supernova (màu lục) và các đám bụi khác nguội hơn (màu đỏ, lam và tím)
    Bức ảnh bên trái được tổng hợp từ kết quả quan sát tại 4 bước sóng: lam: 3.6 micron, lục: 4.5 micron, cam: 5.8 micron và đỏ: 8 micron. Bức ảnh ở giữa là kết quả chụp tại 1 bước sóng duy nhất: 24 micron. Bức ảnh bên phải bao gồm cả kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại rất dài: lam: 4.5 đến 8.0 micron, lục: 24 micron và đỏ: 70 micron.
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2007-01c
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Cụm sao trẻ NGC 602​
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn Hubble chụp cụm sao trẻ NGC 602. Nằm ở rìa Đám mây Magienlăng nhỏ, cách Trái Đất khoảng 200 nghìn năm ánh sáng, các ngôi sao trong NGC 602 có tuổi trung bình 5 triệu năm . Bức ảnh cho thấy hoạt động tạo sao trong NGC 602 diễn ra rất mãnh liệt. Bức xạ và gió từ những ngôi sao khổng lồ thổi bay các lớp khí và bụi tạo thành một vành đai khổng lồ bao quanh đám sao.
    Toàn bộ khung hình trong bức ảnh có kích thước khoảng 200 năm ánh sáng. Một điều khá thú vị là tại góc dưới bên trái NGC 602, ta có thể nhìn thấy một thiên hà xoắn ốc khá rõ nét. Các nhà thiên văn ước lượng rằng thiên hà này cách xa chúng hàng trăm triệu năm ánh sáng.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070110.html
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    The N44 Emission Nebula​
    [​IMG]
    Ảnh tinh vân phát xạ N 44 do kính thiên văn 2.2m tại đài quan sát của ESO (European Southern Observatory) đặt tại La Silla, Chile thực hiện. N 44 là tinh vân thuộc Đám mây Magienlăng lớn (một trong những thiên hà vệ tinh của Ngân Hà), cách Trái Đất khoảng 170 nghìn năm ánh sáng. N 44 có kích thước khoảng 1000 năm ánh sáng, trong đó chứa nhiều đám mây bụi, khí và những ngôi sao khổng lồ.
    Màu đỏ trong bức ảnh là các đám khí hydro nguyên tử. Ở góc bên trái có thể thấy rõ một vùng trống rất lớn, có kích thước lên đến 200 năm ánh sáng. Hiện có hai giả thiết được đặt ra để giải thích nguyên nhân tạo ra vùng trống khổng lồ này: Do gió từ các ngôi sao khổng lồ hoặc là do sóng xung kích từ một vụ nổ supernova thổi tạt các đám bụi khí đi.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap060213.html
  5. antibecks

    antibecks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2006
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    tuyệt tác của thiên nhiên!
  6. Bachocham

    Bachocham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt vời
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    McNaught - Sao chổi sáng nhất trên bầu trời trong thập kỉ qua...
    Quan sát tại nam bán cầu vào thời điểm này có thể thấy nó...
    [​IMG]
    Ảnh do Keith Geary chụp vào 10/01/2007 từ Kingscourt-Ireland bằng máy ảnh Canon 300 D, 480mm f/9 lens để sáng trong 6 giây...
    (source: astronomy.com)
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Bồ Nông (Pelican Nebula)​
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn nghiệp dư Russell Croman chụp một phần tinh vân Bồ Nông (Pelican Nebula, IC 5070). Tinh vân Bồ Nông nằm trong chòm sao Cygnus, cách Trái Đất khoảng 2000 năm ánh sáng. Trong bức ảnh, có thể thấy rõ các "đỉnh núi" khí và bụi dày đặc. Cũng tương tự như những quả núi trên Trái Đất, trải qua thời gian, các "đỉnh núi" này cũng bị bào mòn dưới tác dụng của tia tử ngoại từ các ngôi sao trẻ bên cạnh tinh vân. Tia tử ngoại tác dụng lên các đám vật chất, tạo thành vành đai ion hóa (ionization front).
    Bức ảnh đã được xử lý để làm nổi bật các đặc tính của tinh vân. Màu lam biểu diễn các oxy nguyên tử, có năng lượng cao nhất. Màu đỏ biểu diễn nguyên tố lưu huỳnh, có năng lượng thấp nhất. Màu lục biểu diễn các nguyên tử hydro với mức năng lượng không ổn định.
    Nguồn:
    http://www.rc-astro.com/php/displayImage.php?id=1172
  9. anhxtanh_thoidai

    anhxtanh_thoidai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2005
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Úi chào , hay ra phết ấy nhỉ
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đám mây phân tử khổng lồ DR 21
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp đám mây nguyên tử DR 21 trong chòm sao Cynus, cách Trái Đất 6000 năm ánh sáng. Vùng trời trong bức ảnh có kích thước khoảng 75 năm ánh sáng. DR 21 là một nguồn phát xạ sóng radio rất mạnh, tuy nhiên, các quan sát tại bước sóng khả kiến không thể cho biết điều gì đang xảy ra bên trong khu vực này do ảnh hưởng của các đám mây khí và bụi bao bên ngoài.
    Thế nhưng việc "nhìn xuyên" qua các đám mây khí và bụi lại là sở trường của kính Spitzer. Các quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy bên trong DR 21 là những ngôi sao khổng lồ, trong đó có 1 ngôi sao có độ trưng kỷ lục: gấp 100 nghìn lần Mặt Trời. Trong bức ảnh, có thể thấy rõ một lỗ trống rất lớn, được dự đoán là tàn tích của một ngôi sao đã nổ thuộc thế hệ trước. Các tia màu đỏ dạng sợi là những đám phân tử hydro carbon vòng thơm.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap040414.html

Chia sẻ trang này