1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân NGC 2359 ?" Chiếc mũ của thần Thor ((Thor ?~s Helmet)​
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn CFHT (Canada France Hawaii Telescope) chụp tinh vân phát xạ NGC 2359 tại bước sóng biểu kiến. Nằm trong chòm sao Canis Major, NGC 2359 cách Trái Đất 15 nghìn năm ánh sáng. Ở trung tâm tinh vân là một ngôi sao kiểu Wolf-Rayet (một loại sao siêu khổng lồ lam có nhiệt độ bề mặt rất cao). Bức xạ và những luồng gió với vận tốc hàng triệu km/h tác dụng lên các đám mây bụi khí và bụi tạo thành một quả cầu khổng lồ với kích thước 30 năm ánh sáng.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070130.html
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Ngọn Lửa (Flame Nebula)
    [​IMG]
    Ảnh chụp tinh vân Ngọn Lửa (Flame Nebula, NGC 2024) tại bước sóng biểu kiến. Nằm trong chòm sao Orion, cách Trái Đất 1500 năm ánh sáng, tinh vân Ngọn Lửa có màu đỏ rất đặc trưng do sự tỏa sáng của các hydro nguyên tử. Tại tinh vân này xảy ra song song hai quá trình ion hóa và tái kết hợp của hạt nhân hydro với các electron.
    Các quan sát tại bước sóng cận hồng ngoại của đài thiên văn Palomar đã cho thấy bên trong lớp bụi tối ở giữa tinh vân là một cụm các ngôi sao trẻ có nhiệt độ cao. Chính tia tử ngoại từ các ngôi sao này là nguyên nhân gây ra sự ion hóa các nguyên tử hydro.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070202.html
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Bên trong tinh vân Ngọn Lửa​
    [​IMG]
    Ảnh tinh vân Ngọn Lửa (Flame Nebula, NGC 2024) chụp tại bước sóng cận hồng ngoại. Nhà thiên văn David Thompson chụp bức ảnh trên với kính thiên văn Hale (200 inch) tại đài quan sát Palomar kết hợp với máy ảnh hồng ngoại (Wide-field Infrared Camera). Bức ảnh cho thấy trong phần tối của tinh vân Ngọn Lửa là một cụm các ngôi sao trẻ với tuổi đời ước tính trong khoảng 1 triệu năm.
    Nguồn:
    http://www.astro.caltech.edu/palomar/flame.html
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead Nebula) và tinh vân Ngọn Lửa (Flame Nebula)​
    [​IMG]
    Ảnh chụp các tinh vân ở trong vùng trời gần 3 ngôi sao thẳng hàng trong chòm Orion. Ở khoảng giữa bức hình có thể nhìn thấy tinh vân Ngọn Lửa (NGC 2024) hơi lệch về bên trái và tinh vân Đầu Ngựa (B 33) hơi lệch về phía bên phải. Tinh vân Ngọn Lửa là một tinh vân phát xạ còn tinh vân Đầu Ngựa là một tinh vân tối. Màu đỏ thẫm làm nền tương ứng với tinh vân phát xạ IC 434
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap050321.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 02:29 ngày 09/02/2007
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Cụm sao 6823 và tinh vân NGC 6820
    [​IMG]
    Ảnh kính viễn vọng đài thiên văn Hawaii chụp cụm sao NGC 6823 và tinh vân NGC 6820. Nằm trong chòm sao Vulpecula, NGC 6823 có kích thước khoảng 50 năm ánh sáng, cách Trái Đất khoảng 6000 năm ánh sáng.
    Trong bức ảnh, trung tâm cụm sao NGC 6823 nằm ở góc trên, bên phải. Phần còn lại của cụm sao nằm trong tinh vân phát xạ NGC 6820. Đa số các ngôi sao trong ảnh đều rất trẻ, có màu trắng hoặc lam. Bức xạ và gió của cụm sao đã tạo nên các cột khí và bụi trong tinh vân. Nằm ngang phía dưới bức hình là một tinh vân tối.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap041004.html
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula, M 16) tại bước sóng biểu kiến​
    [​IMG]
    Ảnh kính viễn vọng của đài thiên văn Hawaii chụp tinh vân Đại Bàng (M 16) tại bước sóng biểu kiến. Nằm trong chòm sao Serpens, tinh vân Đại Bàng có kích thước khoảng 20 năm ánh sáng, cách Trái Đất khoảng 7000 năm ánh sáng. Ở góc trên, bên phải có thể thấy một cụm sao mở (open cluster). Các ngôi sao khổng lồ xanh trong tinh vân Đại Bàng còn rất trẻ, chỉ mới hình thành cách đây khoảng 5 triệu năm.
    Các đám khí và bụi tối trong tinh vân Đại Bàng có dạng các cây cột. Năm 1995, kính thiên văn Hubble đã chụp chi tiết các cột bụi này và đặt tên là ?oNhững cây cột của sự sáng tạo?. Năm 2006, kính thiên văn Spitzer đã phát hiện nhiều ngôi sao trẻ ẩn sâu trong các ?ocây cột? này.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap030213.html
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh tinh vân Đại Bàng của đài thiên văn Kitt Peak​
    [​IMG]
    Ảnh chụp tinh vân Đại Bàng (Eagle Nebula, M 16) do kính thiên văn 90 cm tại đài thiên văn Kitt Peak, Arizona, Hoa Kỳ thực hiện. Do kỹ thuật xử lý màu để làm nổi bật lên các đám khí và bụi, các ngôi sao khổng lồ xanh trong tinh vân có màu đỏ hồng (xem thêm bức ảnh ở bài viết trên). Với góc chụp rộng, bức ảnh cho ta thấy rõ những đám khí, những ?ocây cột? trong tinh vân.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap060226.html
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tàn tích supernova trong chòm sao Vela
    [​IMG]
    Ảnh tổng hợp quan sát tại nhiều dải sóng khác nhau đối với tàn tích supernova trong chòm sao Vela. Thời gian xảy ra vụ nổ này ước đoán là 11 nghìn năm trước. Sóng xung kích của vụ nổ phát tán lớp vật chất phía bên ngoài ngôi sao ra vũ trụ, phần lõi co lại thành một pulsar. Các phân tử khí ở vỏ ngôi sao phát tán và tương tác với các vật chất ngoài vũ trụ, phát ra sóng điện từ với nhiều bước sóng khác nhau. Các quan sát cho thấy tàn tích của vụ nổ này trải dài trên một vùng không gian có kích thước khoảng 100 năm ánh sáng.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070213.html
  9. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Đây là những hình ảnh khá ấn tượng khi mặt trăng gần như che khuất Thổ tinh được chụp ở một số nơi trên trái đất (vùng châu Âu). Đáng tiếc là ở VN mình khi Thổ Tinh nằm ở vị trí gần sát mặt trăng nhất thì đang ban ngày nên k thể quan sát đc.
    [​IMG]
    (Tôi đã resize lại bức hình trên cho đỡ ảnh hưởng đến kích thước của topic
    Bức ảnh gốc, kích thước 1024x659 có địa chỉ là:
    http://www.spaceweather.com/swpod2007/02mar07/Pete-Lawrence-2007-03-02_03-02-52_Red-composite_1172811317.jpg
    Zeratul)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.spaceweather.com/
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 22/03/2007
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân NGC 2170​
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn Russel Croman chụp tinh vân NGC 2170. Trên bầu trời, NGC 2170 nằm trong chòm sao Monoceros, cách Trái Đất khoảng 2400 năm ánh sáng. Những vùng màu đỏ trong bức ảnh là khí hidro phát xạ, màu lục là các đám bụi phát xạ còn màu đen là những đám bụi tối. NGC 2170 là cái nôi của một đám sao trẻ, đang trong quá trình hình thành.
    Trong khoảng 10 triệu năm nữa, gió và bức xạ từ những ngôi sao sẽ quyét sạch những đám khí, bụi xung quanh. Các ngôi sao trẻ sẽ ?otỏa sáng? trong vũ trụ.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070228.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:14 ngày 09/03/2007

Chia sẻ trang này