1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead Nebula)​
    [​IMG]
    Ảnh chụp tinh vân Đầu Ngựa (Horsehead Nebula, B 33). Trên bầu trời, Tinh vân Đầu Ngựa nằm trong chòm sao Orion, cách Trái Đất khoảng 1500 năm ánh sáng. Đây là một tinh vân tối, được nhà thiên văn Barnard phát hiện đầu thế kỷ 20. Tinh vân Đầu Ngựa nổi lên trên nền màu đỏ của tinh vân phát xạ IC 434. Chiều cao của tinh vân Đầu Ngựa vào khoảng 5 năm ánh sáng. Nằm ở phía dưới, bên trái tinh vân Đầu Ngựa, có màu lục nhạt là tinh vân phản xạ 2023.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap051130.html
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà xoắn ốc M 95​
    [​IMG]
    Ảnh thiên hà xoắn ốc M 95 (NGC 3351) chụp bởi đài thiên văn Hawai. Trên bầu trời, M 95 nằm trong chòm sao Leo, cách Trái Đất khoảng 38 triệu năm ánh sáng, kích thước vào khoảng 50 nghìn năm ánh sáng. Trên các cánh tay xoắn ốc, có thể nhìn thấy rõ các cụm sao sáng màu lam. Tuy nhiên, đa số các ngôi sao của M 95 là sao già và có nhiệt độ bề mặt thấp.
    Một trong những đặc điểm đáng chú ý của M 95 là một vành đai tròn khá sáng,bao quanh phần nhân của thiên hà. Các kết quả quan sát của kính thiên văn Chandra cho thấy khu vực này phát ra tia X khá mạnh. Các nhà thiên văn học cho rằng, có rất nhiều supernova trong vành tròn này.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070314.html
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân IC 1396
    [​IMG]
    Ảnh tổng hợp tinh vân IC 1396 tại nhiều bước sóng khác nhau. Trên bầu trời, IC 1396 nằm trong chòm sao Cepheus, cách Trái Đất khoảng 3000 năm ánh sáng. Bức ảnh đã được xử lý để làm nổi bật lên sự phân bố các loại phân tử khác nhau: màu đỏ tương ứng với các nguyên tử lưu huỳnh, màu lục tương ứng với csac phân tử hydro còn màu lam tương ứng với các phân tử oxy.
    IC 1396 có kích thước hàng trăm năm ánh sáng, đây là một tinh vân phát xạ, làm nền cho rất nhiều tinh vân tối. Ở ngang bức hình, phía bên phải, có thể nhìn thấy tinh vân tối Vòi Voi (Elephant ?~s Trunk Nebula hay VDB142)
    [​IMG]
    (Các bạn có thể xem thêm thông tin về tinh vân tối Vòi Voi tại trang 19 topic này)
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap040805.html
  4. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà M 63 ?" Bông hoa hướng dương (the Sunflower Galaxy)
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn Nhật Bản Satoshi Miyazaki chụp thiên hà M 63 (NGC 5055). Trên bầu trời, M 63 nằm trong chòm sao Canes Venatici, cách Trái Đất khoảng 35 triệu năm ánh sáng. M 63 thuộc cùng nhóm với thiên hà M 51 (thiên hà Xoáy Nước, Whirlpool Galaxy). Kích thước của M 63 vào khoản 60 nghìn năm ánh sáng.
    Trên các cánh tay xoắn ốc của M 63, có thể nhìn thấy các cụm sao trẻ màu lam, các tinh vân phát xạ màu đỏ (màu của các phân tử hydro bị ion hóa), và các đám bụi tối.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap000627.html
  5. bcpamphu1

    bcpamphu1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Bài viết:
    139
    Đã được thích:
    0
    đẹp
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    3 thiên hà và 1 sao chổi
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn nghiệp dư Miloslav Druckmuller chụp sao chổi McNaught ngày 28/1/2007 tại Patagonia, Argentina. Trải dài trong bức ảnh là khu vực dày đặc sao và những đám bụi tối của Ngân Hà. Phía trên phần đuôi sao chổi McNaught là 2 thiên hà vệ tinh của Ngân Hà: Đám Mây Magienlăng Nhỏ và Đám Mây Magienlăng lớn. Đây là 2 thiên hà vô định hình, Đám mây Magienlăng nhỏ nằm trong chòm sao Tucana, cách Trái Đất khoảng 210 nghìn năm ánh sáng, Đám mây Magienlăng lớn nằm trong chòm sao Dorado, cách Trái Đất khoảng 180 nghìn năm ánh sáng.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070330.html
  7. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Cực quang trên bầu trời Alska
    [​IMG]
    Ảnh bắc cực quang do phi công Joshua Strang, không lực Hoa Kỳ chụp vào tháng 1 năm 2005 trên bầu trời vùng Bear Lake, Alaska. Cực quang được tạo thành do các hạt mang điện trong gió Mặt Trời tác động vào những phân tử ở bầu khí quyển của Trái Đất. Bức ảnh này được trang web Wikipedia Commons bình chọn là bức ảnh tiêu biểu (picture of the year) cho năm 2006.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070409.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 02:27 ngày 11/04/2007
  8. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân phát xạ N11​
    [​IMG]
    Ảnh tinh vân phát xạ N11 thuộc Đám Mây Magienlăng Lớn ( thiên hà vô định hình, vệ tinh lớn nhất của Ngân Hà). N11 là một trong những tinh vân lớn nhất mà các nhà thiên văn đã phát hiện được, có kích thước hơn 1000 năm ánh sáng. Một trong những đặc điểm nổi bật của N11, đó là một vành đai khép kín tạo thành bởi các luồng vật chất đang phát tán ra không gian.
    Ở ngay giữa bức ảnh là cụm sao LH9 (NGC 1760) với hơn 50 ngôi sao màu lam. Gió và bức xạ từ những ngôi sao này đã tạo lên khoảng trống rất lớn tại trung tâm N11. Vùng sáng ở sát ngay phía trên lỗ trống trung tâm là N11B, khu vực đang diễn ra quá trình tạo sao rất mãnh liệt.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap041006.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 02:28 ngày 11/04/2007
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Hoa Hồng (Rosette Nebula) tại bước sóng hồng ngoại
    [​IMG]
    Ảnh kính thiên văn hồng ngoại Spitzer chụp tinh vân Hoa Hồng (Rosette Nebula, NGC 2244) tại bước sóng hồng ngoại. Trên bầu trời, tinh vân Hoa Hồng nằm trong chòm sao Monoceros, cách Trái Đất khoảng 5200 năm ánh sáng.
    Các kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại cho thấy tại vùng trung tâm của tinh vân Hoa Hồng chứa nhiều sao siêu khổng lồ kiểu O. Bức xạ và gió từ những ngôi sao này đã thổi bạt các đám bụi khí (tương ứng với màu lục), tạo thành những lỗ trống bên trong tinh vân. Màu đỏ trong bức hình tương ứng với những đám bụi khí có nhiệt độ thấp hơn, ít chịu ảnh hưởng của những ngôi sao này.
    Vùng không gian xung quanh các sao siêu khổng lồ loại O được gọi là các "danger zones" (khu vực nguy hiểm). Nếu có một ngôi sao trẻ, nhiệt độ thấp hơn cũng được hình thành trong khu vực này, vật chất xung quanh ngôi sao cũng sẽ bị thổi bạt đi, không thể tạo ra các hành tinh. Mặc dù trước đây các nhà thiên văn đã dự đoán về sự tồn tại của những vùng nguy hiểm xung quanh các ngôi sao khổng lồ có nhiệt độ bề mặt rất cao, tuy nhiên chưa tính toán cụ thể được các thông số. Các kết quả quan sát của kính Spitzer mới đây đã cho phép tính được bán kính của những vùng này vào khoảng 1.6 năm ánh sáng.
    [​IMG]
    Bức ảnh được tổng hợp dựa trên các kết quả quan sát của kính Spitzer tại 3 bước sóng: đỏ (24 micron), lục (8 micron) và lam (4.5 micron)
    Nguồn:
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2007-08a
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2007-08b
  10. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Toàn cảnh Tinh vân Carina (Great Nebula in Carina)​
    [​IMG]
    Ảnh tổng hợp các kết quả quan sát của kính thiên văn Hubble đối với tinh vân Carina (Great Nebula in Carina, NGC 3372). Trên bầu trời, NGC 3372 nằm trong chòm sao Carina, cách Trái Đất khoảng 7500 năm ánh sáng. Đây là một trong những tinh vân sáng nhất của Ngân Hà, là cái nôi của rất nhiều ngôi sao khổng lồ, trong đó có Eta Carinae, một ngôi sao khổng lồ đang sắp kết thúc cuộc đời dưới dạng supernova. Kích thước của NGC 3372 lên đến 300 năm ánh sáng.
    Bức ảnh trên được tổng hợp từ 48 bức ảnh khác nhau, được công bố nhân dịp kỷ niệm 17 năm hoạt động của kính Hubble (từ tháng 4 năm 1990 đến tháng 4 năm 2007). Đây được coi là bức ảnh rõ nét nhất về toàn cảnh tinh vân Carina.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070425.html

Chia sẻ trang này