1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà M 81​
    [​IMG]
    Nằm trong chòm sao Ursa Major, cách chúng ta 11.8 triệu năm ánh sáng, M 81 là một trong những thiên hà sáng nhất đối với người quan sát tại Trái Đất. M 81 là một thiên hà xoắn ốc, có kích thước tương tự Ngân Hà. Trong bức ảnh, ta có thể thấy rõ phần lõi màu vàng, các cánh tay xoắn ốc với những cụm sao màu lam, những đám bụi tối, ... Ở phía trên, gần chính giữa bức ảnh là thiên hà vô định hình Holmberg IX, bạn đồng hành của M 81. Vùng màu đỏ nhạt ở góc trên thiên hà Holmberg IX là một khu vực tạo sao có kích thước rất lớn.
    Các ngôi sao làm nền và các đám bụi mờ trong bức ảnh thuộc về Ngân Hà. Những đám bụi mờ này nằm phía trên, cách mặt phẳng Ngân Hà hàng trăm năm ánh sáng. Ánh sáng phát ra từ những đám bụi này là ánh sáng phản xạ từ các ngôi sao trong Ngân Hà.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070427.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 00:16 ngày 28/04/2007
  2. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Lông Cáo (Fox Fur Nebula)​
    [​IMG]
    Ảnh nhà thiên văn David Melin chụp tinh vân Lông Cáo (Fox Fur Nebula). Nằm trong chòm sao Monoceros, tinh vân Lông Cáo là một phần của cụm sao mở NGC 2264, cách Trái Đất 2500 năm ánh sáng. Trong khu vực này đang xảy ra sự tác động mãnh liệt từ bức xạ và gió của các ngôi sao trẻ đối với các đám khí và bụi.
    Nằm ở góc trên cùng của bức ảnh là ngôi sao trẻ S Mon. Quầng sáng màu lam bao quanh ngôi S Mon là ánh sáng phát ra từ chính ngôi sao, được các đám bụi gần đó phản xạ lại. Màu đỏ tương ứng với các đám khí hydro bị ion hóa. Những khu vực có màu hồng (góc trên bên trái) là nơi xảy ra đồng thời cả hai quá trình phản xạ ánh sáng và ion hóa khí hydro.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap020701.html
  3. fangto_mat

    fangto_mat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2004
    Bài viết:
    2.716
    Đã được thích:
    0
    mikiway này
    [​IMG]
  4. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Giả vờ thay Perseus một hôm, post ảnh thiên văn ngày hôm nay...(chưa có kinh nghiêm nên chưa giải thích về hình ảnh cho ác bạn được...hix hix.

    LDN 1622: Dark Nebula in Orion
    [​IMG]
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/archivepix.html
  5. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Mình dịch đoạn giới thiệu LDN 1622 nhé:
    Tinh vân tối trong chòm sao Orion​
    Ảnh tinh vân tối LDN 1622 trong chòm sao Orion được chụp bởi đài thiên văn Palomar. LDN 1622 là một tinh vân tối, kích thước khoảng 10 năm ánh sáng, nằm trên nền của các đám khí hydro mờ, chỉ có thể nhìn rõ bằng các kính thiên văn có độ phóng đại cao. LND 1622 nằm gần mặt phẳng các đám bụi tối của Ngân Hà, có vị trí biểu kiến ngay cạnh khu vực dày đặc các tinh vân phát xạ trong vùng thắt lưng của chòm sao Orion. Các nhà thiên văn ước lượng khoảng cách từ LND 1622 đến Trái Đất chỉ vào khoảng 500 năm ánh sáng, gần hơn nhiều so với tinh vân Orion (M42, cách Trái Đất khoảng 1500 năm ánh sáng).
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0

    Hồi trước mình cũng chẳng hiểu lắm. Chỉ thấy các bức ảnh thiên văn đẹp thôi. Tự nhiên 1 lần lạc vào trang web của kính thiên văn Spitzer, bị các bức ảnh hồng ngoại hớp hồn, thế là mình cố gắng dịch và tìm hiểu thêm các thông tin xung quanh các bức ảnh. Ban đầu cũng chỉ dám dịch các ý chính, sau quen dần và cũng dịch được trọn vẹn cả bài. Cũng là tự học nên có lúc hiểu đúng, có lúc hiểu sai. Mình cũng nắm thêm được một số kiến thức về sự sống và cái chết của các ngôi sao, về các tinh vân, ...
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/chron.php?cat=Astronomical_Images
    Sau khi post gần hết số ảnh tại trang web của kính Spitzer, mình mới tìm kiếm thêm ảnh ở các trang khác như Hubble, Apod, ... Nhưng mình thích nhất vẫn là các bức ảnh hồng ngoại của kính Spitzer (tại các trang 17 đến 21 của topic này). Tìm hiểu về các bức ảnh thiên văn rất hay, ta nắm thêm được các kiến thức rất đa dạng và phong phú, đồng thời cũng là trau dồi khả năng ngoại ngữ.
    Bạn đang chế tạo kính thiên văn phản xạ đúng không? Mình cũng thích làm lắm nhưng chưa có điều kiện. Bạn cố hoàn thiện và chụp được những bức ảnh thật đẹp. Mình tin là bạn sẽ thành công.
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 01:47 ngày 12/05/2007
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Hi, chào Perseus. Rất vui được làm quen với bạn. Hy vọng mình cũng sẽ dần học hỏi dc thêm.
    Hôm qua post ảnh mình cũng định dịch đoạngiới thiệu nhưng vì kiến thức không nhiều nên sợ dịch ko đúng nghĩa (dịch ko chỉ cần từ vựng đúng ko bạn).
    TB: CÒn về việc làm kính phản xạ...mình chưa bắt đàu làm. Tìm vật liệu ở chỗ mình quả là cực kì khó. Mình đang nhờ anh lequangthuy. Mình cũng sẽ cố gắng làm đc một cái...hi` hi` hi`.
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Mấy bức hình của Perseus bên topic Astronomy Art đẹp quá. Hôm nay mình lại post thay Perséu một hình nữa vậy. Mình thấy cũng đẹp. Hình ảnh về tinh vân mắt mèo (tạm dịch vậy...)
    The Cat''''s Eye Nebula from Hubble
    [​IMG]
    hì hi`, phần chú thích có lẽ để cho bạn perseus vậy....
    Nguồn :http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070513.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 13:38 ngày 14/05/2007
  9. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Ảnh kính thiên văn Hubble chụp tinh vân hành tinh Mắt Mèo - Cat''s Eye Nebula (NGC 6543). Nằm trong chòm sao Draco, cách Trái Đất 3000 năm ánh sáng, tinh vân Mắt Mèo là giai đoạn cuối của một ngôi sao có kích thước tương tự Mặt Trời. Các quan sát của kính Hubble cho thấy cấu trúc của tinh vân Mắt Mèo phức tạp hơn các tinh vân hành tinh thông thường, do đó, một giả thiết được đặt ra là tinh vân này được hình thành từ một hệ sao đôi. Hiện nay, tinh vân Mắt Mèo đang trải ra trong một vùng không gian có kích thước khoảng nửa năm ánh sáng. Mặt Trời của chúng ta cũng sẽ trở thành mộtu tinh vân hành tinh trong khoảng 5 tỷ năm nữa.
    Bằng sự tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các dữ liệu quan sát từ những kính thiên văn không gian, các nhà thiên văn đã công bố 1 số bức ảnh của tinh vân Mắt Mèo. Mỗi bức ảnh sẽ được xử lý để làm nổi bật lên một số đặc điểm riêng của tinh vân. Dưới đây là một bức ảnh khác, cũng của tinh vân Mắt Mèo:
    [​IMG]
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap991031.html
  10. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Gửi Perseus và các bạn, đây là bài viết đầu tiên về ảnh thiên văn trong ngày mình tự dịch the tài liệu từ trang http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070517.html
    The Milky Way Near the Southern Cross
    [​IMG]
    Ánh sáng của Southern Milky Way và chòm Southern Cross (Nam Thập) nổi tiếng được chỉ ra trong bức ảnh bầu trời nhiều màu sắc chụp vào tháng 4 ở La Frontere, Chile. Tại chòm Nam Thập với trường nhìn 20 độ, ngôi sao sáng nhất màu vàng phía trên của chữ thập là Gamma Crucis. Theo một đường thẳng với Gamma Crucis ở phía dưới của chữ thập là Alpha Cruis có màu sáng xanh. Đối lập với ánh sáng sao yếu của Milky Way, vùng tối mở rộng của tinh vân Coal Sack nằm ở bên trái của chòm Nam Thập, xa hơn nữa theo phía bên trái Milky Way là các ngôi sao sáng với tên Hadar va Rigil Kentaurus, chúng được biết đến với tên là Beta và Alpha của chòm Nhân Mã. Alpha sáng chói phía thấp bên trái là ngôi sao gần Mặt trời nhất với khoảng cáh la 4.3 năm ánh sáng. Thực tế, Alpha Cen màu vàng nhạt là một hệ gồm 3 ngôi sao , nó bao gồm ngôi sao giống như mặt trời. Nhìn từ Alpha Cen, mặt trời của chúng ta là một ngôi sao sáng màu vàng nhạt.
    Kiến thức của mình còn kém nên dịch chưa chính xác và ko hạy Rất mong Perseus và các bạn chỉ chọ (Vạn sự khởi đầu nan..

Chia sẻ trang này