1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Gửi VnnSmile: Mình cũng như bạn thôi mà, cũng chỉ là tự mày mò theo sở thích thôi.
    Cụm sao hình cầu M13 trong chòm sao Hercules​
    [​IMG]
    Ảnh cụm sao hình cầu (globular cluster) M13 trong chòm sao Hercules. M13 là một trong những cụm sao sáng nhất tại bầu trời phương Bắc, cách Trái Đất khoảng 25 nghìn năm ánh sáng. Là một cụm sao lớn, đường kính khoảng 150 năm ánh sáng, tuy nhiên, M13 cũng là nơi có mật độ sao rất cao. Các nhà thiên văn ước tính tại phần trung tâm của M13, có khoảng 100 sao trong 1 vùng không gian tương ứng với một hình hộp mỗi chiều 3 năm ánh sáng.
    Ở góc trên, bên phải bức hình có thể nhìn thấy NGC 6207, một thiên hà nằm cách chúng ta khoảng 30 triệu năm ánh sáng.
    Nguồn:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070518.html
    Được Perseus sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 19/05/2007
  2. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Mình góp sức cùng Perseus trong chủ đề này nhé.
    Bức ảnh hôm nay nói về Tinh vân phản xạ NGC 1333.
    In the Center of Reflection Nebula NGC 1333
    [​IMG]
    Bụi quá dày ở trung tâm của NGC 1333, điều đó làm cho bạn khó có thể nhìn thấy sự hình thành của các ngôi sao. Ngược lại, nhiều đám mây bụi che khuất các ngôi sao cung phản chiếu ánh sáng của chúng, ánh sáng xanh của NGC 1333 phát ra chỉ định đặc trưng của một tinh vân phản xạ. Trên đây là một bức ảnh rất chi tiết về tinh vân này, nó được chụp gần đây bởi kính thiên văn 4m Mayall đặt ở Kitt Peak bang Arizona, Mỹ. Phía trên của bức ảnh cho thấy một đám bụi màu xanh rất rộng, nó phản xạ ánh sáng từ rất nhiều nhưng ngôi sao. Dễ dàng nhận thấy ở trung tâm của đám bụi không chỉ có các ngôi sao mới đang hình thành mà còn có các tia sáng đỏ và khí gas sáng đỏ cung cấp bởi ánh sáng và gó từ các ngôi sao trẻ mới hình thành trước đó. Tinh vân phản xạ NGC 1333 bao gồm hàng trăm ngôi sao mới hình thành khoảng gần 1 triệu năm trước. Tinh vân phản xa NGC 1333 cách chòm sao Perseus khoảng 1000 năm ánh sáng.
    Nguồn http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070521.html
  3. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ đoạn trên nên dịch như thế này thì chính xác hơn: "Tinh vân phản xạ NGC 1333 nằm trong chòm sao Perseus, cách Trái Đất khoảng 1000 năm ánh sáng". Vì nhìn lên bầu trời, vị trí của NGC 1333 thuộc chòm sao Perseus.
    NGC 1333 trong hình chụp tại bước sóng khả kiến đã đẹp như vậy rồi, nhưng tại bước sóng hồng ngoại, tinh vân này còn rực rỡ hơn nữa. Một trong những bức ảnh thiên văn đẹp nhất mình đã từng thấy, đó chính là bức ảnh NGC 1333 do kính Spitzer chụp.
    Tại trang 17 topic này, mình đã post bức ảnh NGC 1333 do kính Spitzer chụp rồi. Nhưng hồi đó mình mới chập chững dịch bài, do đó nên chỉ dám dịch vài ý chính. Sau này, mình cũng hay xem lại bức ảnh trên và cũng hiểu thêm được 1 số kiến thức, mình đã dịch lại bài giới thiệu bức hình này với đầy đủ thông tin hơn.
    Tinh vân NGC 1333 tại bước sóng hồng ngoại​
    [​IMG]
    Nằm cách Trái Đất 1000 năm ánh sáng, trong chòm sao Perseus, tinh vân phản xạ NGC 1333 cho thấy vẻ đẹp của một khu vực đang diễn ra những hoạt động tạo sao rất mạnh. Mặc dù những đám bụi dày đặc che kín hầu hết các ngôi sao trẻ trước những quan sát tại bước sóng khả kiến, tuy nhiên, kính thiên văn Spitzer vẫn có khả năng nhìn xuyên qua các đám bụi bằng các quan sát tại bước sóng hồng ngoại.
    Có đến hai đám sao trẻ đang được hình thành trong NGC 1333. Đám sao thứ nhất tương ứng với vùng màu đỏ tươi tại phía trên, bên trái bức ảnh. Đám sao thứ 2 tương ứng với khu vực giữa bức ảnh, có màu nâu nhạt. Kính thiên văn hồng ngoại Spitzer đã phát hiện ra và khảo sát các đám khí, bụi bao quanh những ngôi sao đang trong quá trình hình thành. So sánh sự khác nhau giữa vật chất của hai nhóm sao, các nhà thiên văn hy vọng rằng có thể tìm hiểu sâu hơn về quá trình hình thành các ngôi sao trẻ và có thể bao gồm cả những hành tinh bên trong NGC 1333.

    Màu lục trong bức ảnh tương ứng với những đám khí dày đặc. Ở phía bên phải, phía dưới bức hình, có thể nhìn thấy các luồng vật chất đang chuyển động với tốc độ rất cao (biểu diễn bằng màu xanh lục hơi pha màu vàng). Các luồng vật chất này có kích thước nhỏ và mảnh, phát ra từ những ngôi sao rất trẻ. Đây cũng là lần đầu tiên phát hiện được các luồng vật chất kiểu này. Các nhà khoa học cho rằng các luồng vật chất đã phá vỡ sự tập trung của các đám khí bụi, kìm hãm quá trình sinh ra các ngôi sao mới trong NGC 1333
    Nguồn (tại trang web này, có thể download các bức hình kích thước lớn hơn của NGC 1333, dùng làm wallpaper rất tuyệt):
    http://sscws1.ipac.caltech.edu/Imagegallery/image.php?image_name=ssc2005-24a
  4. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Perseus, nguyên gôc của đoạn đó thế này "Reflection nebula NGC 1333 lies about 1,000 light years away toward the constellation of Perseus" cộng với TA và kiến thức ko tốt nên mình dich như vậy
  5. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh chụp sự gặp nhaucủa Mặt trăng và Kim tinh đêm 19/5 vừa rồi ở Quebec, Canada.
    Nguồn http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070523.html
    [​IMG]
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 23/05/2007
  6. yoga_tinhyeuvacuocsong

    yoga_tinhyeuvacuocsong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/02/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Đẹp lắm bạn àh,vừa đẹp vừa huyền bí
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    @Persues: Lâu rồi không thấy bạn Post bài. Dạo này bạn bận quá a`?
    Hôm nay mình lại viết một bài nữa. Vì kiến thức chưa tốt nên khả năng dịch còn nhiều hạn chế mong các bạn thẳng thắn góp ý!!!
    Bright Spiral Galaxy M81 from Hubble
    [​IMG]
    Trong bức hình đẹp rực rỡ trên kính thiên văn không gian Hubble đã cho chúng ta thấy hình ảnh các ngôi sao ở gần thiên hà hình xoắn ốc M81. Cũng tương tự như các bức ảnh của Edwin Hubble chụp với Kình thiên văn 100 inch Hooker vào năm 1920 đã cho thấy được các ngôi sao ?oláng giềng? của thiên hà M31. Edwin Hubble đã có thể dựa vào các ngôi sao riêng biệt để cho thấy rằng M31 không gần luồng khí xoáy nhưng đúng hơn là một thiên hà hoàn thiện như thiện hà của chúng ta. Bức hình trên đây của KTV Hubble (ở ánh sáng nhìn thấy) đã được sử dụng kết hợp với các bức ảnh dưới bước sóng tia cực tím của KTV Galex, dưới bước sóng hồng ngoại của Spitzer và tia X của Chandra để nghiên cứu việc các ngôi sao được hình thành và chết đi như thế nào dựa trên lịch sử của M81. Ánh sáng phát ra từ M81 mất khoảng 12 triệu năm để đến với chúng ta. M81 có thể nhận ra bằng ống nhòm khi hướng về phía chòm Gấu lớn (Great Bear ?" Ursa Major)
    Nguồn từ: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070529.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 29/05/2007
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    @Persues: Lâu rồi không thấy bạn Post bài. Dạo này bạn bận quá a`?
    Hôm nay mình lại viết một bài nữa. Vì kiến thức chưa tốt nên khả năng dịch còn nhiều hạn chế mong các bạn thẳng thắn góp ý!!!
    Bright Spiral Galaxy M81 from Hubble
    [​IMG]
    Trong bức hình đẹp rực rỡ trên kính thiên văn không gian Hubble đã cho chúng ta thấy hình ảnh các ngôi sao ở gần thiên hà hình xoắn ốc M81. Cũng tương tự như các bức ảnh của Edwin Hubble chụp với Kình thiên văn 100 inch Hooker vào năm 1920 đã cho thấy được các ngôi sao ?oláng giềng? của thiên hà M31. Edwin Hubble đã có thể dựa vào các ngôi sao riêng biệt để cho thấy rằng M31 không gần luồng khí xoáy nhưng đúng hơn là một thiên hà hoàn thiện như thiện hà của chúng ta. Bức hình trên đây của KTV Hubble (ở ánh sáng nhìn thấy) đã được sử dụng kết hợp với các bức ảnh dưới bước sóng tia cực tím của KTV Galex, dưới bước sóng hồng ngoại của Spitzer và tia X của Chandra để nghiên cứu việc các ngôi sao được hình thành và chết đi như thế nào dựa trên lịch sử của M81. Ánh sáng phát ra từ M81 mất khoảng 12 triệu năm để đến với chúng ta. M81 có thể nhận ra bằng ống nhòm khi hướng về phía chòm Gấu lớn (Great Bear ?" Ursa Major)
    Nguồn từ: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070529.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 14:59 ngày 29/05/2007
  9. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    sao load hinh k dc, giup minh voi
  10. phongpleiku

    phongpleiku Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/03/2005
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    sao load hinh k dc, giup minh voi

Chia sẻ trang này