1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Hic đẹp quá các bác ôi
  2. SeeTrocKD

    SeeTrocKD Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2007
    Bài viết:
    2.048
    Đã được thích:
    0
    Hic đẹp quá các bác ôi
  3. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngày 05/06/2007.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070605.html
    [​IMG]
    Và một vài lời bình dạng "văn thơ..."....của mình tự dịch lược.
    Không một đám mây tự nhiên nào xuất hiện trong bức ảnh trên. Phía bên trái là một máy bay đi tuần xuyên qua bầu khí quyển với một ?ocái đuôi?màu cam. Bình thường thì ?ocái đuôi? này có màu trắng nhưng với lượng lớn của không khí ở phía mặt trời lặn đã ?ođánh bật? đi ánh sáng xanh, thay vào đó là một vệt phản chiếu vàng cam.Ở phía xa hơn, bên phải của máy bay là hình ảnh Trăng non lưỡi liềm. Cả bầu trời rộng lớn chỉ dành cho ánh sáng bạc của Trăng non lưỡi liềm vì lúc này Mặt trời ở đằng sau nó. Bức ảnh trên được tạo nên từ một nền trời màu xám huyền bí, nửa màu xanh của ban ngày, nửa màu đen của trời đêm. Trong một vài phút cảnh tượng trên sẽ kết thúc, máy bay sẽ đi ngang qua Mặt trăng, ?ocái đuôi? của nó sẽ biến mất. Mặt trời và mặt trăng lặn, bầu tròi chuyển dần sang tối, và để lộ ra hàng ngàn ngôi sao đang ?oẩn nấp? đằng sau nền trời màu xám kia.
  4. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngày 05/06/2007.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070605.html
    [​IMG]
    Và một vài lời bình dạng "văn thơ..."....của mình tự dịch lược.
    Không một đám mây tự nhiên nào xuất hiện trong bức ảnh trên. Phía bên trái là một máy bay đi tuần xuyên qua bầu khí quyển với một ?ocái đuôi?màu cam. Bình thường thì ?ocái đuôi? này có màu trắng nhưng với lượng lớn của không khí ở phía mặt trời lặn đã ?ođánh bật? đi ánh sáng xanh, thay vào đó là một vệt phản chiếu vàng cam.Ở phía xa hơn, bên phải của máy bay là hình ảnh Trăng non lưỡi liềm. Cả bầu trời rộng lớn chỉ dành cho ánh sáng bạc của Trăng non lưỡi liềm vì lúc này Mặt trời ở đằng sau nó. Bức ảnh trên được tạo nên từ một nền trời màu xám huyền bí, nửa màu xanh của ban ngày, nửa màu đen của trời đêm. Trong một vài phút cảnh tượng trên sẽ kết thúc, máy bay sẽ đi ngang qua Mặt trăng, ?ocái đuôi? của nó sẽ biến mất. Mặt trời và mặt trăng lặn, bầu tròi chuyển dần sang tối, và để lộ ra hàng ngàn ngôi sao đang ?oẩn nấp? đằng sau nền trời màu xám kia.
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Vote 5sao cho các hình ảnh đẹp và nhiệt tình của vn smile và Perseus
  6. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Vote 5sao cho các hình ảnh đẹp và nhiệt tình của vn smile và Perseus
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh về cận cảnh về những đám bụi phân tử và khí nhiều màu sắc của tinh vân Hoa hồng.
    Dust Sculptures in the Rosette Nebula
    [​IMG]
    và một vài dòng lược dịch:
    Điều gì đã tạo nên những đám bụi vũ trụ được ?otrạm khắc? tuyệt đẹp trong tinh vân Hoa hồng? (tonà cảnh của tinh vân hoa hồng các bạn xem ở đây: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap010214.html ) Một phần lớn của tinh vân Hoa hồng được biết đến là NGC 2244 (các bạn có thể xem ảnh của NGC 2244 ở link này: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap020317.html ), đã cho thấy vẻ đẹp của nó thậm chỉ khi chúng ta quan sát gần hơn nữa. Ở bức ảnh trên chúng ta thấy nhiều đám bụi phân tử và khí gas, chúng đang bị ?othổi? bay đi bởi năng lượng ánh sáng và các cơn gió của rất nhiều các ngôi sao gần đó. Tồn tại một mình đủ lâu, nhứng đám bụi phân tử có thể hình thành những ngôi sao và hành tinh mới. Bức ảnh trên đã cho thấy rất nhiều màu sắc tuyệt đẹp, màu đỏ của khí Sunfur (màu đỏ), màu xanh lục của khí Hydro và màu xanh lam của Oxi. Tinh vân Hoa hồng trải rộng khoảng 50 năm ánh sáng, cách chúng ta khoảng 4500 năm ánh sáng, và có thể được nhìn thấy khi hướng về phía chòm sao Unicorn (Monoceros) bằng kính thiên văn loại ?onhỏ?.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070606.html
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    ok. Thấy các bác hăng hái quá nên em xin được đóng góp chung. Dưới đây là ảnh thiên văn ngày 16 tháng 5 năm 2007, thấy bác peseus và bác vnsmile không dịch nên mình làm vậy:
    Vành đai vật chất tối quanh cụm thiên hà CL0024+17 (Galaxy Cluster CL0024+17)
    [​IMG]
    link ảnh gốc (1280x1280 pixel): http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/0705/cl0024dark_hst_big.jpg
    Hero_Zeratul: Tôi post lại tấm hình tương ứng với kích thước nhỏ hơn. Các bạn lưu ý chỉ nên chèn vào bài viết các tấm hình có chiều ngang nhỏ hơn 800 pixel để tránh ảnh hưởng đến các bài viết khác trong cùng topic. Nếu ảnh to, tốt nhất là các bạn chỉ nên đưa link lên
    Làm sao mà chúng ta lại biết rằng vật chất tối có thể gây nên lực hấp dẫn ? Những quan sát về sự phóng đại yếu ớt của các thiên hà xa xăm phía sau đám thiên hà này chính là câu trả lời cho những tranh cãi xung quanh loại vật chất mới mẻ này. Bức ảnh chi tiết trên của KTV vũ trụ Hubble phô diễn một vành đai vật chất tối khổng lồ xung quanh tâm của cụm thiên hà CL0024+17 mà sự tồn tại của nó lại được cho là hợp lí! Cái đập vào mắt chúng ta đầu tiên chính là những thiên hà tuyệt đẹp màu vàng nhạt ?" đây là những thiên hà thuộc cụm CL0024+17. Tiếp theo, nếu xem xét kĩ vùng trung tâm của cụm thiên hà này ta thấy được một vài sự biến dạng quang học và sự lặp lại của một vài thiên hà khác, chúng có màu xanh xẫm. Đây là những hình ảnh lặp lại một cách khác thường của số ít các thiên hà ở rất xa, chứng tỏ rằng cụm CL0024+17 là một thấu kính hấp dẫn khổng lồ. Tất nhiên những thiên hà màu xanh này không nằm chính giữa tâm của CL0024+17 mà nằm rải rác trong bức ảnh với độ sáng yếu ớt. Hiện tượng thấu kính hấp dẫn được cho là gây ra bởi một vành đai vật chất tối khổng lồ bao quanh CL0024+17. Cái vành đai đáng sợ này trải dài đến 50 triệu năm ánh sáng và xuất hiện nổi bật trên nền xanh của ánh sáng khuếch tán. Một giả thiết cho sự tồn tại của vành đai tối xung quanh cụm thiên hà CL0024+17: đây chính là những vật chất bị bắn ra sau một vụ đụng độ khủng khiếp giữa CL0024+17 với một cụm thiên hà khác cách đây khoảng 1 tỉ năm. Sự hình thành của vành đai này có thể giải thích như sự hình thành của những đợt sóng gợn lên khi ta ném một hòn đá vào ao?
    Tôi lấy link ảnh trực tiếp từ APOD nên nếu không thấy ảnh thì chắc APOD bị lỗi đấy. Dạo này APOD đang sửa chữa server mà.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:52 ngày 06/06/2007
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:34 ngày 07/06/2007
  9. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngày 07/06/2007, cảnh Mặt trăng mọc ở Bursa, Thổ nhĩ kỳ.
    Great Mountain Moonrise
    [​IMG]
    Vào ngày 31 tháng 5 vừa qua, một bông hoa Trăng tròn rực rỡ trên đỉnh núi Uludag ở Bursa, Thổ nhĩ kỳ. Bức ảnh rực rỡ chụp cảnh lúc hoàng hôn này là một seri các bức hình được chụp cách nhau 2 phút bắt đầu từ lúc Mặt trời lặn, theo sau là cảnh Mặt trăng mọc lên từ trái qua phải. Quá trình Trăng mọc diễn ra được chụp sau mỗi 2 phút cho chung ta thấy sự thay đổi về màu sắc cũng như độ sáng của nó. Ở bức hình trên chúng ta cũng thấy được 2 vị trí của Mộc tinh tại 2 thời điểm khác nhau, phía gần đỉnh núi (như trong hình).
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070607.html
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ái chà, ảnh bác vnsmile độc quá nhỉ! Đẹp thật. Nhưng mình chỉ khoái ảnh mấy thiên hà và tinh vân thôi. VD nè:
    Nhóm thiên hà Hickson 44
    [​IMG]
    Những thiên hà, cũng giống như những ngôi sao, chúng thường tập trung thành từng nhóm (Galaxy Groups). Một nhóm có từ 2 thiên hà trở lên nhưng số lượng thiên hà ít hơn từ hàng chục đến hàng trăm lần so với cụm thiên hà (cluster of galaxies). Ví dụ điển hình là nhóm thiên hà địa phương của chúng ta với khoảng 30 thiên hà lớn nhỏ khác nhau trong đó có dải Ngân Hà hay thiên hà Tiên Nữ M31, 2 đám mây Magellan... Bức hình phía trên chụp nhóm thiên hà Hickson 44. Nhóm này cách chúng ta khoảng 60 triệu NAS về phía chòm Leo (chòm Sư tử). Cũng được biết đến với cái tên khác là nhóm thiên hà NGC 3190, Hickson 44 chứa đựng vài thiên hà xoắn ốc khá sáng và một thiên hà hình bầu dục phía trên bên trái. Nguồn sáng xanh phía trên tay phải là một ngôi sao nằm gần Trái Đất. Những thiên hà thành phần trong nhóm Hickson 44 (cũng như trong các nhóm khác) thường có xu hướng đâm xuyên và hợp nhất với nhau hết sức chậm chạp hoặc lại có khi kéo nhau lệch về một bên bằng lực hấp dẫn của chính chúng

Chia sẻ trang này