1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tiếp chiêu nè bác vnnsmile và bác peseus. Ảnh này thì cực độc luôn:
    MWC 922 Tinh vân hình vuông!

    [​IMG]
    Cái gì đã làm cho tinh vân này trở thành một hình vuông tuyệt diệu trong vũ trụ ? Không ai biết chắc chắn điều gì cả! Đúng ra MWC 922 là tên gọi của một hệ thống sao. Tuy nhiên hệ thống sao này lại được nhúng trong một tinh vân với hình dáng hết sức đặc biệt khiến nó trở thành 1 đối tượng nghiên cứu có một không hai trong vũ trụ. Bức ảnh trên là sự kết hợp tinh tế giữa bước sóng hồng ngoại của KTV Hale trên núi Palomar (California) và KTV Keck-2 trên núi Mauna Kea (Hawaii). Tinh vân hình vuông này có thể đã được hình thành từ những luồng vật chất phun ra từ một hay nhiều ngôi sao trong vùng trung tâm vào những giai đoạn bùng nổ khá muộn của chúng. Những luồng vật chất này là những hình nón hoàn hảo. Thật kì lạ cho MWC 922 là những cái nón làm bằng khí gas này lại tình cờ hợp với nhau tạo ra những góc gần vuông và những cạnh hết sức đặc biệt. Những nhà nghiên cứu cho rằng nếu những hình nón này mà được nhìn từ một góc độ khác thì nó sẽ tương tự như cái vòng tròn khổng lồ của siêu sao mới (supernova) 1987A, có lẽ nếu như vậy thì rồi một ngày nào đó ngôi sao ở trung tâm MWC 922 sẽ bùng nổ như một supernova thực thụ vậy!
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Dịch thêm 1 ảnh nữa cho các bác choáng luôn. Dạo này lão peseus lười post ảnh quá, tôi làm thay nhá!
    Tinh vân và ngôi sao nơtron
    [​IMG]
    Bài viết này em nói về sao neutron (mà cũng có thể là sao quark) RX J1856.5-3754. Thực ra thì bài viết về ngôi sao này đã được anh Irish post lên từ năm 2002 (http://www.ttvnol.com/thienvanhoc/58574/trang-3.ttvn) tuy nhiên em xin post thêm một số thông tin khác liên quan. RX J1856.5-3754 còn có một tên khác là RJX J185635-375 như trong bài viết của anh Irish
    Sao RX J1856.5-3754 được hình thành từ lõi của một ngôi sao đã bùng nổ. Với khoảng cách không quá 180 NAS, RX J1856.5-3754 là một trong số các sao neutron gần Trái Đất nhất. Với khối lượng lớn hơn Mặt Trời nhưng đường kính chỉ không quá 20km, tinh tú nhỏ bé này bay xuyên qua đám khí hyđro và bụi liên hành tinh với vận tốc tương đối lớn: 200km/s. Bề mặt của ngôi sao này nóng khủng khiếp: khoảng 700.000 độ Celsius, làm cho nó rất dễ bị phát hiện bởi các KTV tia X. Các nhà thiên văn hết sức ngạc nhiên khi khám phá ra RX J1856.5-3754 cũng được bao bọc bởi một tinh vân có dạng nón. Bức ảnh này được chụp từ KTV Kueyen của Đài thiên văn miền nam châu Âu cho thấy ánh sáng màu đỏ của các nguyên tử hyđro bị tước mât electrons phát ra từ tinh vân mờ nhạt này. Dạng hình nón của tinh vân giống như hình dáng của của những đợt sóng gợn lên tại mũi con tàu khi nó đang đi trong nước. Cái chấm xanh yếu ớt ở đầu của tinh vân chính là ngôi sao neutron RX J1856.5-3754. Tinh vân này tồn tại rất gần bề mặt của ngôi sao neutron, gần một cách khó tin! Các nhà thiên văn đang cố gắng dựa vào những bằng chứng về mật độ và nhiệt độ trên ngôi sao neutron này để giải thích sự hình thành của tinh vân xung quanh nó.
  3. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn nguyentranha, ảnh này mình tìm theo chủ đề Ảnh thiên văn trong ngày. Bạn thích ảnh các Thiên hà và tinh vân hả...có ngay...
    ẢNh thiên văn ngày 08/06/2007:
    Markarian''s Eyes
    [​IMG]
    và một vài dòng chú thích (mình có cảm giác là hôm nay minh dịch "chuối" quá....)
    Vẳt ngang qua trung tâm của cụm Thiên hà Virgo là một chuỗi các Thiên hà được biết đến là Markarrian?Ts Chain. Nổi bật nhất trong Markarian?Ts Chain là hai Thiên hà tưong tác với nhau là NGC 4438 ở bên trái và NGC 4435 được biết đến là ?oĐôi mắt?. Cách nhau khoảng 50 triệu năm ánh sáng, hai Thiên hà này xuất hiện khoảng 100,000 năm ánh sáng cạnh nhau như trong hình trên, nhưng dường như giữa chúng đã có sự ?onhích? gần lại với nhau khoảng 16000 năm ánh sáng so với quá khứ. Lực hấp dẫn từ sự tiếp cận này đã làm văng ra các ngôi sao, khí và bụi của các Thiên hà này. NGC 4438 lớn hơn nên đã ?ohút? được nhiều ?ovật chất? bị văng ra do sự va chạm này, trong khi NGC 4435 do nhỏ hơn nên dễ dàng ?ođánh mất? các thành phần vật chất của mình. Điều đáng chú ý trong bức ảnh này là một nhóm rất nhiều các thiên hà xa xa ở phía ?osau?.
    Nguồn : http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070608.html
  4. _mOn_

    _mOn_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Bài viết:
    2.132
    Đã được thích:
    2
    Tiếp đi bác ơi ! Hay quá !!!
  5. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Tặng thêm bạn hình này nữa:
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngày 09/06/2007, vảnh về cụm sao hình cầu M3:
    Globular Star Cluster M3
    [​IMG]
    ?oQuả cầu sao? không lồ này hình thành từ hơn nửa triệu ngôi sao có ?othâm niên? hơn cả mặt trời của chúng ta, nằm cách chúng ta 30,000 năm ánh sáng. Nó được ghi lại với tên là M3 (và NGC 5272), nó là một trong số khoảng 150 cụm sao hình cầu xung quanh Thiên hà của chúng ta. Thậm chí trong bức ảnh sắc nét cực kỳ ấn tượng này chúng ta cùng khó có thể phân biệt được các ngôi sao riêng lẻ ở phần lõi trung tâm dày đặc những sao. Cụm sao M3 có rất nhiều sao ?olạnh? khổng lồ với màu đỏ tạo cho nó có màu vằng nhạt, trong khi các ngôi sao lớn nóng hơn và rất nhiều các ngôi sao đang ?olớn? lên tạo cho nó có màu xanh lam. Nếu cúng ta nhìn gần và sâu hơn bằng kính thiên văn thì sẽ thấy được các Thiên hà phía xa hơn đằng sau nó. Bản thân cụm sao M3 trải dài khoảng 200 năm ánh sáng, cụm sao khổng lồ này tương đối sáng, có thể nhận thấy bằng ống nhòm ở phía Nam chòm sao Canes Venatici (chòm Hunting Dogs - chòm Chó săn) và không xa chòm Arcturus.
    và đây là 1 bức ảnh chụp M3 ở khoảng cách gần hơn:
    [​IMG]
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070609.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 12:41 ngày 09/06/2007
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngày 10/06/2007: Ảnh về bóng của Mặt trăng đổ lên trái đất khi xảy ra Nhật thực (dù xảy ra đã khá lâu)
    Looking Back at an Eclipsed Earth
    [​IMG]
    Hình ảnh trên cho chúng ta thấy cảnh nhật thực diễn ra trên Trái đất (ngắm từ không gian). Bóng của Mặt trăng che tối một vùng trên trái đất, và di chuyển dọc ngang một vùng khoảng 200km mỗi giờ. Chỉ một vài nơi quan sát ở gần trung tâm của ?ovùng tối? có thể nhìn thấy Nhật thực toàn phần, ở vị trí khác nhìn thấy Nhật thực một phần. Bức ảnh nỳa được chụp khi Nhật thực diễn ra vào 11 tháng 8 năm 1999 là một trong những sự kiện cuối cùng được ?ochụp? từ trạm vũ trụ Mir. Hai điểm sáng xuất hiên ở góc trái phía trên của bức ảnh là vị trí của Mộc tinh và Thổ tinh, mặc dù cũng khó có thể nhận biết chúng một cách rõ ràng. Trạm vũ trụ Mir đã ngừng hoạt động vào năm 2001 (đây là hình ảnh về trạm vũ trụ Mir: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap040327.html )
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070610.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 11/06/2007
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 11/06/2007:
    Ảnh tinh vân phản xạ Merope
    The Merope Reflection Nebula
    [​IMG]
    ?oTinh vân phản xạ? phản xạ ánh sáng phát ra từ các ngôi sao gần nó. Rất nhiều hạt Carbon nhỏ trong tinh vân phản xạ ánh sáng. Màu xanh lam của tinh vân phản xạ có được là do ánh sáng xanh được hấp thụ tốt hơn bởi bụi Carbon so với ánh sáng đỏ. ÁNh sáng của tinh vân phản xạ được ?oquyết định? bởi kích thước và mật độ các hạt phản xạ, bởi màu sắc và ánh sáng của các ngôi sao gần nó. Bức ảnh trên chụp NGC 1435, bao quanh Merope, một trong số những ngôi sao sáng nhất của M45 (Pleiades). M45 được hình thành bởi sự va chạm của một cụm cá sao lớn và một đám mây phân tử.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070611.html
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Phải công nhận là bác vnsmile quá cẩn thận, kể cả trong khâu post bài lẫn khâu...trả lời bài
    Lần này mình sẽ tặng các bác một loạt ảnh mình mới dịch được trên APOD. Xem nè:
    M104 - thiên hà hình mũ
    [​IMG]
    Nhìn qua bức ảnh này, thiên hà Sombrero hay thiên hà xoắn ốc M104 thật nổi bật với cái vành đầy bụi tối và cái vầng rất sáng. "Sombrero" ở đây có nghĩa là mũ rộng vành, loại mũ của đàn ông ở các nước châu Mỹ la tinh, nhất là ở Mêhicô.
    Quan sát M104 dưới bước sóng tia X (có màu xanh đậm), KTV vũ trụ Chandra đã cho chúng ta một góc nhìn toàn cảnh về không gian xung quanh với những chấm xanh, những quầng bụi khổng lồ bao quanh tâm thiên hà. Những quầng bụi này hấp thụ rất mạnh tia X và có bán kính tới 60.000 NAS tính từ tâm của M104.
    Dưới góc nhìn của con mắt vũ trụ Hubble (xanh lá cây), M104 hiện ra với vẻ hết sức hiền hòa và tĩnh lặng. Ở đây ta có thể thấy được ánh sáng biểu kiến phát ra từ các ngôi sao thành phần của thiên hà này và một cái vành đầy bụi khí khá dày bao quanh thiên hà.
    Sang đến dải sóng hồng ngoại của KTV Spitzer, thiên hà lại được bóc trần trong một màu vàng rực rỡ. Qua bức ảnh này ta có thể thấy đĩa sáng của Sombrero chia làm 2 phần khá rõ rệt. Ở giữa 2 phần này là một vùng tối đen với mật độ bụi rất cao, cao hơn hẳn các vùng khác nằm trong đĩa sáng.
    Thiên hà Sombero cách chúng ta khoảng 28 triệu NAS và nằm gần mép phía nam của quần thiên hà Virgo rộng lớn.
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Phải công nhận là tôi rất khoái mấy cái ảnh thiên hà bác vnnsmile ạ! Hôm nay mình sẽ tương luôn vài cái gọi là "mở màn" cho topic "Thiên văn-mỗi ngày một bức ảnh" vậy nhá!
    Những biến dạng quang học và sự phát triển của cụm thiên hà Abell 2667
    [​IMG]
    Chuyện gì đang xảy ra với những thiên hà này vậy nhỉ ? Ở phía trên bên trái, một thiên hà có vẻ như đang bị hòa tan trong không gian. Ở bên phải bức ảnh lại có một thiên hà khác bị kéo căng ra như...kẹo mạch nha! Hầu hết những đối tượng màu vàng nhạt mà các bạn đang quan sát trên bức hình của KTV vũ trụ Hubble là những thiên hà thành phần của quần thiên hà khổng lồ mang tên: Abell 2667.
    Thực ra thì sự biến dạng của thiên hà bên phía tay trái là có thật. Khi nó di chuyển trong không gian của quần thiên hà Abell (intercluster medium), lực hấp dẫn đã tước đoạt ở phần rìa một lượng lớn khí và bụi. Phần khí và bụi này bị kéo dài ra và nguội đi, đặc lại tạo thành những tinh vân, những ngôi sao rất sáng. Sự mất mát đáng thương này của thiên hà phía bên trái giúp các nhà khoa học giải thích được tại sao lại tồn tại những thiên hà có rất ít khí gas đến như vậy!
    Ngược lại, sự biến dạng của thiên hà phía bên phải lại là một ảo giác ánh sáng. Thực ra thì thiên hà này nằm rất xa phía sau quần Abell 2667. Ánh sáng từ thiên hà xoắn ốc khổng lồ này bị Abell 2667 hấp dẫn và bẻ cong đi một cách khác thường. Các bạn có thể hình dung sự bẻ cong này cũng giống như khi ta nhìn một người ở xa qua cốc rượu nho vậy!
    Sự biến dạng của các thiên hà cung cấp những đầu mối quan trọng cho các nhà khoa học để dự đoán sự tiến triển của thiên hà nói riêng, của quần thiên hà nói chung.

Chia sẻ trang này