1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thêm cái nữa, tha hồ mà hoành tráng!Bác vnnsmile thấy tôi kiếm được cái ảnh "ngon" không?
    Năm hình ảnh của một quasar
    [​IMG]
    Có những thứ không thể diễn tả nổi tại trung tâm của quần thiên hà này! Chỉ cần nhìn thoáng qua ta đã thấy được một vài thiên hà bị kéo dài ra và có tới những 5 quasar cực sáng tồn tại ở đó. Trên thực tế quần thiên hà này đóng vai trò như một thấu kính hấp dẫn khổng lồ bóp méo tất cả ánh sáng truyền tới. Những đối tượng rất sáng đó không nằm trong quần thiên hà mà nằm ở xa, xa hơn nhiều...Năm thiên thể sáng trắng vây xung quanh tâm của quần thiên hà thực chất chỉ là ảnh ảo của một quasar duy nhất!
    Nhìn vào bức ảnh chi tiết của KTV vũ trụ Hubble, người xem tưởng như những thiên hà thành phần của quần này đang bao vây lấy những quasar xa lạ. Nhưng không phải vậy. Các bạn không thể ngờ được rằng có rất nhiều thiên hà ở hình trên được lặp lại tới 3-4 lần do ảnh hưởng của hiện tượng thấu kính hấp dẫn. Hãy coi bức ảnh trên như một cái mặt đồng hồ với tâm đồng hồ là trung tâm của quần thiên hà (có màu vàng cam). Như vậy hãy chú ý các vị trí: 2h, 4h, 10h. Bạn thấy gì nào? Có 3 thiên hà với hình dáng và màu sắc khá giống nhau ở đó (vị trí 10h nhìn thấy thiên hà này hơi mờ hơn so với vị trí 2h và 4h). Các thiên hà này có màu vàng nhạt và bị kéo dài ra một cách đáng ngờ phải không? Đó không phải là 3 thiên hà với 3 vị trí khác nhau mà chỉ là ảnh của 1 thiên hà duy nhất phía sau quần thiên hà "quái lạ" này! Còn rất nhiều thiên hà khác nữa mà bạn có thể tìm thấy ảnh của chúng rải rác trên hình dưới dạng những đốm xanh ngọc.
    Trong cataloge chuyên ngành, quần thiên hà này có tên SDSS J1004+4112 và nằm cách chúng ta khoảng 7 tỉ NAS về phía chòm sao Leo Minor. Quần thiên hà này là một minh chứng rõ ràng nhất cho thuyết tương đối của Anhxtanh: ánh sáng có thể bị bẻ cong bởi lực hấp dẫn.
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Quầnthiên hà Abell S0740
    [​IMG]
    Quần thiên hà rực rỡ này nằm xa, rất xa Trái Ðất. Cách chúng ta khoảng 450 triệu năm ánh sáng, quần thiên hà này được liệt kê trong cataloge chuyên ngành với cái tên Abell S0740. Vuợt trội bởi một thiên hà elip khổng lồ nằm ở trung tâm (thiên hà ESO 325-G004), quần thiên hà hiện lên trong "con mắt vũ trụ Hubble" như là một tập hợp hàng trăm, hàng nghìn thiên hà lớn nhỏ với hình dạng rất khác nhau. Thiên hà elip ở trung tâm trải dài tới 100.000 NAS và gồm 100 tỉ ngôi sao, có thể so sánh với kích thứơc đường xoắn ốc của thiên hà Milkyway. Bức ảnh từ KTV Hubble để lộ ra những chi tiết hết sức sống động về những thiên hà xa xăm với những cánh tay xoắn ốc khổng lồ, những tinh vân đầy bụi tối, những chùm sao, những quầng sáng thần kì và cả những cung bậc khác nhau của hiện tượng thấu kính hấp dẫn.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thôi cứ tạm như vậy đã, lần sau mình sẽ chọn chủ đề khác hấp dẫn hơn. Còn bây giờ thì các bác hãy tận hưởng mấy cái ảnh em dịch trước đó đi. Hic, mệt quá!! Không hiểu tại sao mà mình cực kì có duyên với bọn "quần thiên hà" thế không biết? Vừa mới lên APOD đã thấy một đống...
  4. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh ngày 12/06/2007, hình ảnh về những đám khói xoắn được tạo ra khi các tên lửa đẩy của tàu vũ trụ hoạt động để đưa nó thoát khỏi sức hút của Trái đất...
    [​IMG]
    ?oĐó là loại mây gì thể??. Nó không hề có trong tự nhiên. Bức ảnh trên là chụp luồng ?okhói? nhẹ thoát ra khi tàu vũ trụ con thoi Atlantis khi nó được phóng lên vào thứ sáu tuần trước (hình ảnh về tàu vũ trụ con thoi Atlantis các bạn có thể xem thêm ở đây: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap060913.html ). Hình ảnh đám khói xoắn trên được chụp ngay sau Atlantis phóng lên phía trên Toà nhà hội đồng của NASA (xem thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Vehicle_Assembly_Building ), đây là toà nhà đơn tầng lớn nhất thế giới. Các tên lửa đẩy của tàu vũ trụ thường xuyên tạo ra nhũng hình ảnh như trong ảnh khi chúng được khởi động. Tàu Atlantis hiện giờ đang ?oghé thăm? Trạm vũ trụ Quốc tế ISS và ?olắp ghép? một Modul mới ?oquan trọng? để phục vụ công tác nghiên cứu liên tục trên ISS. Lần phóng tàu vũ trụ này mang số hiệu STS-117, đây là lần thứ 118 tàu vũ trụ con thoi được phóng lên và là lần thứ 28 bay lên quỹ đạo Atlantis.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070612.html
    Đây là hình ảnh phi hành đoàn tàu Atlantis phóng ngày 08/06/2007:
    [​IMG]
    xem thêm thông tin về chuyến bay STS-117 của tàu Atlantis ở link sau:
    http://www.nasa.gov/mission_pages/shuttle/shuttlemissions/sts117/index.html
  5. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    XIn lỗi các bạn, đoạn trên mình nhầm " ở phía Bắc chòm Chó săn" chứ không phải ở phía Nam.
  6. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngày 14/06/2007, ảnh chụp Tinh vân phản xạ đầy huyền bí vdB 152....
    vdB 152: Reflection Nebula in Cepheus
    [​IMG]
    Bức ảnh trên cho thấy Tinh vân vdB 152 như một ?omàn che sân khấu? bằng bụi hoặc trông như sự hiện thân của ?obóng ma?. Tinh vân phản xạ đầy huyền bí vdB152 thực sự rất ?oyếu ớt?. Tinh vân vdB 152 nắm cách Trái đất khoảng 1400 năm ánh sáng, dọc theo Thiên hà phía Bắc trong chòm sao Cepheus. Phía gần mép của đám mây phân tử lớn, những khối bụi vũ trụ trong ánh sáng bao trùm của những ngôi sao phía sau hoặc ánh sáng rải rác từ các ngôi sao rất sáng (phía trên) bao lấy tạo nên các phần của Tinh vân với màu xanh lam đặc trưng. Ánh sáng tím từ ngôi sao cũng một phần nhỏ là nguyên nhân của sự phát quang với màu đỏ mờ trong bụi tinh vân. Tuy nhiên những ngôi sao được hình thành trong các đám mây phân tử, ngôi sao này dường như ngẫu nhiên ?ođi lạc vào? vùng này, như vận tốc của nó xuyên qua khoảng không giữa các ngôi sao là rất khác so với vận tốc của các đám mây. Bức ảnh chụp qua kính thiên văn này trải rộng khoảng 7 năm ánh sáng ở khoảng cách ước tính của vdB 152.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070614.html
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tôi sẽ thay bác vnnsmile tặng các bác trobôxbox ta một vài bức hình theo chủ đề: quasar trong vũ trụ. Ảnh đầu tiên đây:
    APM 08279+5255: thiên thể sáng nhất từ trước đến nay!
    [​IMG]
    APM 08279+5255 sáng bằng 100 tỉ Mặt trời gộp lại! Phải chăng đây chỉ là một ảo ảnh? Thiên hà bức xạ quasar APM 08279+5255 mới đây được phát hiện và ngay lập tức người ta nhận ra rằng nó là thiên thể sáng nhất từ trước đến nay. Khoảng cách từ APM 08279+5255 đến Trái Đất rất lớn tuy nhiên độ sáng biểu kiến của nó lên tới 15.2 - có thể quan sát được bằng một đài quan sát cỡ vừa. Quả thật khả năng tạo ra năng lượng trong quasar này đúng là cực kì ấn tượng.
    Độ sáng kỉ lục của quasar APM 08279+5255 chỉ có thể giải thích như một ảo ảnh vũ trụ: ánh sáng của nó bị phóng đại lên nhiều lần nhờ vào một thiên hà có vai trò như 1 thấu kính hấp dẫn. Tuy nhiên cũng có thể APM 08279+5255 là trung tâm hoạt động mãnh liệt của 1 trong số các thiên hà giàu khí và bụi nhất vũ trụ...Bạn chọn cách giải thích nào đây? Tùy bạn thôi!
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ảnh 2 nè:
    Thiên hà và Quasar
    [​IMG]
    Thiên hà ở trung tâm bức hình có liên quan gì đến thiên thể sáng chói phía bên phải hay không? Những tranh cãi về các hệ thống kiểu như thế này diễn ra nhiều thập niên và là một trong những câu hỏi lớn thách thức nền tảng vũ trụ học hiện đại.
    Nhiều ý kiến cho rằng quasar Markarian 205 phía bên tay phải được đẩy ra từ thiên hà NGC 4319 và sự di chuyển về phía đỏ trong vạch quang phổ của nó chẳng nói lên được điều gì về khoảng cách của nó so với Trái Đất.
    Tuy nhiên sự thực là 2 thiên thể này chẳng có mối liên hệ gì chung cả. Sự di chuyển rất nhanh về phía đỏ của Markarian 205 cho chúng ta biết được rằng nó đang ngày càng chạy ra xa dần. Và hiện tại quasar Markarian 205 đang nằm ở rất xa chúng ta, xa hơn nhiều so với thiên hà NGC 4319. Sự đặt ngang hàng của thiên hà này cạnh quasar chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, giống như quan sát một cái lá cây dưới ánh trăng vậy!
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Có mỗi 2 cái ảnh về quasar thôi! Hơi ít! Vậy tôi tặng các bác một ảnh về thiên hà nhá (hì hì, chủ đề "tủ" của tôi đó!):
    Thiên hà lùn trong quần thiên hà Coma
    [​IMG]
    Trong những bức ảnh tại bước sóng biểu kiến về quần thiên hà Coma, hơn 1000 thiên hà tập trung trong vùng không gian nhỏ hẹp mà mỗi chiều chỉ khoảng 20 triệu NAS. Tuy nhiên chỉ từng đó thôi chưa đủ. Trong những bức ảnh hồng ngoại do KTV vũ trụ Spitzer gửi về, ta còn thấy được thêm hàng nghìn thiên hà khác mà đa phần là các thiên hà lùn mà trước đó không thể phát hiện ra tại bước sóng ánh sáng nhìn thấy! Bức ảnh mà các bạn đang chiêm ngưỡng là bức ảnh tổng hợp từ các dữ liệu của KTV Spitzer (đỏ-xanh lá cây) và KTV Sloan Sky Survey (bước sóng biểu kiến-màu xanh da trời). Bức ảnh cho thấy vùng trung tâm của quần thiên hà Coma với trường nhìn không quá 1 độ. Nổi bật trong màu xanh da trời là 2 thiên hà elip khổng lồ. Xuống phía dưới một chút, trong ô hình vuông được kẻ sẵn, người ta đếm được hàng vô số các điểm lấm tấm màu xanh lục - đó chính là những thiên hà lùn. Chúng phát ra ánh sáng vô cùng yếu ớt. Những thiên hà lùn (cũng giống như 2 thiên hà vệ tinh của Milkyway: 2 đám mây Magenllang) là những vật liệu khởi đầu để hình thành nên những thiên hà lớn hơn. Quần thiên hà Coma cách chúng ta khoảng 320 triệu NAS.
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thêm cái nữa nè, bổ sung cho bài bác vnnsmile gửi trước đó về chuỗi thiên hà Markarian''s Chain:
    Chuỗi thiên hà Markarian''s Chain
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh bao quát toàn bộ chuỗi thiên hà Markarian''s Chain nằm vắt ngang qua quần thiên hà Virgo. Chuỗi thiên hà này bắt đầu từ 2 thiên hà thấu kính rất sáng phía bên phải: M84 và M85 sau đó nối với vài thiên hà xoắn ốc phía bên trái (trong đó có thiên hà M88). Virgo là quần thiên hà gần chúng ta nhất, chứa khoảng 2000 thiên hà. Quần thiên hà này tạo nên lực hấp dẫn khá đáng kể lên các thiên hà trong nhóm thiên hà địa phương của chúng ta (Local Group of Galaxies). Trung tâm của quần thiên hà khổng lồ này cách chúng ta khoảng 70 triệu NAS về phía chòm sao Virgo (chòm Xử nữ). Có ít nhất 7 thiên hà trong chuỗi xuất hiện với chuyển động khá liền mạch với nhau, còn lại những thiên hà khác nằm ở xa hơn chúng rất nhiều. Bức ảnh giàu tính nghệ thuật trên được cắt ra từ 1 bức ảnh lớn hơn chụp bởi KTV Samuel Oschin trên đài quan sát Palomar (California - Mỹ). Bức ảnh lớn này được trưng bày tại đài quan sát Griffith mới được xâp dựng gần Los Angeles.

Chia sẻ trang này