1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngay 15/06/2007: Thiên hà M96
    Messier 96
    [​IMG]
    Nhữngluồng bụi dường như xoắn vòng quanh nhân của Messier 96 trong bức ảnh ?ochân dung? đầy màu sắc và chi tiết của hòn đảo vũ trụ tuyệt đẹp. Tất nhiên thì M96 cũng là một Thiên hà hình xoắn ốc, và biết bao những ?ocánh tay? của nó vươn rộng, xa là sáng hơn vùng trung tâm và trải trên khoảng 100,000 năm ánh sáng hoặc có thể xa hơn nữa, cỡ kích thước Thiên hà của chúng ta. M96 được biết đến ở khoảng cách 38 triệu năm ánh sáng, nó là một ?othành viên? của nhóm Thiên hà LEO I. Những Thiên hà ẩn phía sau và những ?othành viên? nhỏ hơn của nhóm Thiên hà LEO I có thể được tìm thấy khi ta ?oxem xét? kỹ bức ảnh trên, nhưng Adam Block ghi laị rằng ông hoàn toàn bị hấp dẫn bởi cạnh trên đường xoắn ốc, nó nằm rất rõ đằng sau cánh tay xoắn ốc bên ngoài gần ở vị trí 10 giờ của kim đồng hồ. Cạnh trên đường xoắn ốc ?oló? ra khoảng 1/5 kích thước của M96.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/archivepix.html
    Thêm một số thông tin về M96: http://seds.lpl.arizona.edu/messier/m/m096.html
  2. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Như trong bài về M96 có nói về nhưng Thiên hà được gọi là "Hòn đảo vũ trụ" (mình dịch vậy ko biết có đúng không), nhân tiên minh xin post tấm hình về hòn đảo vũ trụ Andromeda - Andromeda Island Universe.
    [​IMG]
    và cả hình này nữa:
    [​IMG]
    (các ảnh này mình thấy đẹp nên đưa lên, rất tiếc là chưa dịch đoạn tài liệu giới thiệu về nó....)
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Có mấy cái ảnh hay hay, post lên cho anh em cùng xem (cho khuây khỏa những buổi tối ngắm sao đầy mây...miền Bắc là thế, không mây không ra miền Bẵc --> thèm vào miền Nam ngắm sao cùng anh Fairy):
    [​IMG]
    Sao biến quang V838 Monocerotis nằm ở mép của thiên hà Milkyway và cách chúng ta khoảng 20.000 NAS. Tháng 1/2002, ngôi sao này đã bùng nổ rực rỡ và ngay lập tức nó trở thành tâm điểm của các nghiên cứu khoa học. Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy ánh sáng phát ra từ vụ bùng nổ này soi sáng cả vùng khí bụi bao quanh V838 Mon! Tất nhiên vùng khí bụi bao quanh V838 Mon đã có từ trước khi vụ bùng nổ này xảy ra. Tấm ảnh khá đẹp này do KTV Hubble gửi về đã cho chúng ta thấy đám bụi xoáy bao quanh ngôi sao bí ẩn này. Các nhà khoa học đang chờ đợi những vụ bùng nổ khác để vén lên bức màn xung quanh làn bụi dày của V838 Mon. Chúng ta đã rõ V838 Mon là một hệ thống sao đôi rất trẻ nhưng nguyên nhân dẫn đến những vụ bùng nổ thì vẫn còn là điều bí ẩn!
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một cái lỗ trên sao Hỏa
    (ảnh APOD ngày 28/5/2007)
    [​IMG]
    Những điểm đen đáng ngờ được phát hiện trên sao Hỏa tối tới mức mà những hình chụp từ vệ tinh chẳng phát hiện ra bất kì thứ gì trong đó ngoại trừ bóng đêm. Có lẽ những cái lỗ đem ngòm này là lối vào của những cái hang ngầm rất sâu, những cái hang này có khả năng bảo vệ và duy trì sự sống trên sao Hỏa. Một cái lỗ khác thường đã được tìm thấy trên những dốc cao của núi lửa Arsia Mons. Bức ảnh trên được chụp 3 tuần trước bởi dụng cụ có tên là HiRISE gắn trên con tàu Mars Reconnaissance Orbiter (tạm dịch: Quỹ đạo thăm dò sao Hỏa). Những cái hố này được phát hiện ra trước đó bằng những bức ảnh có độ phân giải thấp hơn gửi từ con tàu Mars Odyssey. Cái hố trên có kích thước bằng cả một sân bóng đá và nó sâu tới mức mà hoàn toàn tối thui, không hề có chút ánh sáng Mặt trời nào lọt vào. Những cái hố và hang ngầm như vậy có thể là đích đến đầu tiên của những tàu vũ trụ, những rôbốt và thậm chí là con người trong tương lai không xa!
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ngôi sao neutron cô đơn
    [​IMG]
    Một ngôi sao sẽ có khối lượng tối đa bằng bao nhiêu khi nó suy sụp lại thành một vật thể khác hố đen? Những giới hạn này đang được kiểm tra bằng việc khám phá các bí mật xung quanh một ngôi sao neutron cô đơn trong không gian. Những quan sát của kính thiên văn vũ trụ Hubble đã hướng tới một vùng trời tương đối yên bình và phát hiện ra nhiều điều kì thú. Bức ảnh trên là bức ảnh tổng hợp từ KTV Hubble (bước sóng biểu kiến) với KTV ROSAT (bước sóng tia X) và đài thiên văn tử ngoại EUVE cho thấy một thiên thể nhỏ bé nhưng rất nóng lẩn quất đằng xa (nơi có dấu mũi tên). Tất nhiên việc xác định kích thước và khối lượng của ngôi sao này là không khó bởi chỉ cần dựa vào các thông số như: độ trưng, nhiệt độ bề mặt và khoảng cách giới hạn giữa các chu kì sáng. Nếu cứ cho đối tượng này là một ngôi sao neutron với khối lượng điển hình đi thì sẽ có nhiều giả thiết đặt ra rằng ngôi sao này sẽ thu hút vật chất đến mức độ nào đó để trở thành 1 hố đen! Tuy nhiên ngôi sao neutron này thực tế nó lại không trở thành một hố đen. Như vậy chắc chắn tồn tại một ngưỡng nào đó bên trong mỗi ngôi sao neutron để duy trì mức ổn định của chính nó, tức là không thể biến nó thành một hố đen cho dù khối lượng có tăng đến mức nào đi chăng nữa!
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh này là ảnh trên APOD ngày 4/4/2007 - tuy cũ nhưng khá đẹp nên em post lên cho mọi người cùng thưởng thức vậy:
    Ảnh chụp vệ tinh Io từ con tàu New Horizones
    [​IMG]
    Từ một miệng núi lửa, những chùm khói bụi phức tạp được phun lên cao tới 300km ở chân trời của Io, một vệ tinh của sao Mộc. Núi lửa Tvashtar bừng sáng rực rỡ tại mép của mặt trăng kì lạ này, khu vực núi lửa nằm khá xa đường ranh giới ngày - đêm. Cái bóng của Io còn cắt ngang cả những cột khói bụi bốc lên từ miệng núi lửa này. Bức ảnh phân giải cao này được chụp từ tàu vũ trụ New Horizones với khoảng cách là 2,3 triệu km tính từ Io. Chuyển động ra phía ngoài của hệ Mặt Trời với vận tốc 23km/s, con tàu New Horizones sẽ cắt ngang quỹ đạo của sao Thổ vào tháng 6 năm 2008 và đến sao Diêm Vương vào năm 2015.
    Đây là logo trên trang chủ của New Horizones:
    [​IMG]
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngày 17/06/2007 - Ảnh địa cầu đồ:
    Bản ảnh thường:
    [​IMG]
    Ảnh âm bản:
    [​IMG]
    Nếu bạn chụp một bức ảnh Mặt trời vào cùng một thời điểm của mỗi ngày, câu hỏi đặt ra là liệu chúng có ở cùng một vị trí không? Câu trả lời là không, và hình dạng được tạo nên bởi sự đánh dấu các vị trí khác nhau của Mặt trời trong vòng một năm được gọi là một ?oĐịa cầu đồ?. Sự dịch chuyển vị trí của Mặt trời hiển nhiên có được là do Trái đất của chúng ta chuyển động quanh Mặt trời và kết hợp với sự quay của Trái đất quanh trục nghiêng của chính nó. Mặt trời sẽ xuất hiện ở vị trí cao hơn trên ?oĐịa cầu đồ? vào mùa hè, và ở vị trí thấp hơn vào mùa đông. Những địa cầu đồ được tạo nên từ sự khác nhau của vĩ độ Trái đất có thể xuất hiện bởi những sự khác nhau rất ít, có thể nói đến như là ?oĐịa cầu đồ? được tạo ra ở những thời điểm khác nhau trong cùng một thời điểm của mỗi ngày. Phần ?oĐịa cầu đồ? ở bên trái được xây dựng bởi những bức ảnh Mặt trời chụp vào khoảng từ tháng 8 năm 1998 đến tháng 8 năm 1999 ở Ukraine. Phần kia của bức hình là do việc chụp ảnh vị trí của Mặt trời ở cùng một vị trí chụp vào chập tối tháng 7 năm 1999.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070617.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 07:40 ngày 19/06/2007
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ảnh thiên văn ngày 18/06/2007: Mô tả việc theo dõi M2-9 từ năm 1989 -- 2007.
    [​IMG]
    Khám phá vô số những hình dạng tìm thấy trong ?ovườn thú vũ trụ? của tinh vân hành tinh, một số nhà thiên văn học đã tập trung chú ý vào M2-9. Cacnhs chúng ta khoảng 2,100 năm ánh sáng và trải rộng khoảng hơn 1 năm ánh sáng, M2-9 được biết đến như là một ?ocặp mắt đen? hoặc với tên là tinh vân ?o****? với sự đối xứng hai bên (lưỡng cực). Theo dõi M2-9 trong rất nhiều năm từ các Kính thiên văn mặt đất đã khám phá ra sự trải rộng theo nhiều lớp từ Tây fĐông (trái sang phải) giống như trong nghệ thuật xếp giấy. Sự chuyển động hiển nhiên của M2-9 do một ?ochùm? năng lượng quay quét ngang qua phần vật chất của tinh vân này. Các nhà Thiên văn học tranh luận rằng ?ochùm? năng lượng này do sự chuẩn trực của sự tương tác chính của những luồng gió trong hệ thống sao đôi ở trung tâm của M2-9. Hệ đôi này hình thành bởi một ngôi sao rất lớn và một ngôi sao lùn trắng nóng quay quanh nhau với quỹ đạo 120 năm.
    Để xem thêm chi tiết về sự thay đổi của M2-9 các bạn có thể xem ảnh dạng gif mô tả việc theo dõi M2-9 từ năm 1989 đến năm 2007 tại trang http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070618.html (kích chuột vào hình mũi tên ở góc phải phía dưới).
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070618.html
  9. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Eris: More Massive than Pluto
    [​IMG]
    Eris, một hành tinh lùn hiện đang quay quanh Mặt trời ở xa khoảng 2 lần khoảng cách của Pluto, và lớn hơn Pluto khoảng 27%. Khối lượng này được tính dựa vào quỹ đạo của mặt trăng Dysnomia của Eris. Những bức ảnh được tạo ra với nền tảng là các bức ảnh của Kính thiên văn Keck (hệ thống Kính thiên văn quang học lớn nhất ?" ghi nhận vào năm 1997: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap971227.html ) kết hợp với những bức ảnh đã có của Kính thiên văn không gian Hubble, cho thấy rằng Dysnomia thực hiện một vòng quỹ đạo là khoảng 16 ngày. Những bức ảnh trước đấy cũng cho thấy rằng thực sự Eris có đường kính lớn hơn Pluto. Quỹ đạo bay của Eris cũng giống như quỹ đạo bay của các hành tinh trong hệ Mặt trời. Trong bức hình trên, một ?onghệ sĩ khoa học? đã hình dung ra quỹ đạo bay của Eris và Dysnomia quanh Mặt trời của chúng ta. Không có ?osứ mệnh? không gian hiện thời nào được đưa ra cho Eris, mặc dù tàu thăm dò vũ trụ tự động New Horizons cho Pluto vừa đi ngang qua sao Mộc gần đây. Eris được biết đên là hành tinh lùn lớn nhất trong hệ Mặt trời. Quỹ đạo của Eris 556,7 năm và đây là hành tinh ở xa Mặt trời nhất trong Hệ Mặt trời (theo wikipedia).
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070619.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 19/06/2007
  10. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 20/062007:
    A Daylight Eclipse of Venus
    [​IMG]
    Điều gì đã xảy ra??? Cách đây 2 ngày, 2 trong số 3 đối tượng ?othiên cầu? dễ dàng nhìn thấy nhất đã xuất hiện gần nhau. Nhưng thực tế, Mặt trăng đi ngang qua trước mặt của Kim tinh. Sự ?oche khuất? này đã được ghi lại ở Thuỵ sĩ vài giờ trước khi Mặt trời lặn. Khoảnh khắc sau khi bức ảnh trên được ghi lại, trong bức ảnh trên trăng non hình lười liềm ở bên phải , và Kim tinh với pha khuyết xuất hiện phía dưới bên trái. Nhưng đám mây, ?ođối tượng? đem lại sự đe doạ che đi tất cả đang ở bên trái phía xa. Khoảng 90 phút sau, Kim tinh xuất hiện trở lại ở bên phải của của Trăng non lưỡi liềm, lúc này Trăng đã sáng hơn rất nhiều.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070620.html
    Hình ảnh mô tả về các pha của Mặt trăng:
    [​IMG]
    Hình ảnh mô tả về pha của Kim tinh:
    [​IMG]

Chia sẻ trang này