1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Aha, bác vnnsmile nhanh tay quá! Em định dịch bài viết về tinh vân M2-9 trên APOD thì bác đã làm trước cả em . Hì hì, vậy thì em dịch một bài khác cũng liên quan đến tinh vân M2-9 nhá:
    M2-9: tinh vân cánh ****
    [​IMG]
    Về mặt nghệ thuật, dường như những ngôi sao trở nên đẹp hơn sau khi chúng...chết! Thật vậy, những ngôi sao thường tạo ra những màn trình diễn hết sức đặc sắc trước và cả sau khi chúng...hấp hối. Đối với những ngôi sao có khối lượng tương tự Mặt Trời và M2-9 (như trong hình), cái chết của chúng bắt đầu bằng một vụ nổ supernova rực rỡ và kết thúc bằng một sao lùn trắng ở trung tâm tinh vân mới tạo thành. Đám khí bụi bao quanh được ion hóa bởi ngôi sao lùn trắng nên bức xạ mạnh mẽ với muôn nghìn màu sắc và mờ dần sau khoảng vài nghìn năm. M2-9, một dạng tinh vân hành tinh điển hình trong vũ trụ, nó cách chúng ta khoảng 2.100 NAS. Với những đôi cánh khí gas có màu sắc lạ thường, M2-9 như một chú **** tuyệt đẹp trong "con mắt vũ trụ" Hubble. Tại trung tâm tinh vân, có hai ngôi sao di chuyển trong một đĩa khí khổng lồ và rất nóng tạo thành một hệ thống sao đôi kì quái. Lớp vỏ khí của ngôi sao đã chết bắn ra ngoài tạo thành 2 luồng vật chất tụ lại ở 2 cực. Tất nhiên vẫn còn nhiều mà chúng ta chưa rõ về tinh vân hành tinh, chẳng hạn như thành phần đĩa khí hay các quá trình lí - hóa xảy ra dưới bức xạ rất mạnh của ngôi sao ở tâm.v.v. Hãy cố gắng tìm hiểu và trả lời chúng nha bạn.
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết nữa về tinh vân:
    Trung tâm tinh vân IC 1805
    [​IMG]
    Những đám mây vũ trụ tạo nên những hình dạng lạ mắt tại vùng trung tâm IC 1805. Tất nhiên, để hình thành nên những đám mây phong phú này cần phải có sự tham gia "trạm trổ" của những cơn gió và những luồng bức xạ cực mạnh đến từ những ngôi sao rất nóng nằm trong chùm sao trẻ của tinh vân. Chùm sao này mang tên Melotte 15. Với 1.5 triệu năm tuổi, những cụm sao xuất hiện hết sức rực rỡ trên nền mây bụi tối khá dày của tinh vân IC 1805. Trong bức ảnh có độ rộng 15 NAS trên, ta có thể thấy được sự phát xạ phong phú của các nguyên tố trong tinh vân: hiđro xanh lục, lưu huỳnh sunfua màu đỏ và oxi trong sắc xanh sẫm...Toàn cảnh về tinh vân IC 1805 thì lại khá đơn giản. Tinh vân này mang một cái tên gần gũi hơn: tinh vân Trái Tim (Heart Nebula). IC 1805 cách chúng ta khoảng 7.500 NAS về phía chòm sao Cassiopeia.
    Dưới đây là bức ảnh về toàn cảnh tinh vân Trái Tim. Tinh vân phát xạ ra sắc đỏ đặc trưng của các nguyên tử hiđro bị ion hóa rất cao. Hình dáng lạ mắt của toàn tinh vân được gây ra bởi cụm sao mở ở vùng trung tâm với những ngôi sao sáng gấp 50 lần Mặt Trời.
    [​IMG]
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này bổ sung thêm thông tin về quần tinh M3 mà trước đó bác vnnsmile đã post:
    M3 - quần tinh bất định (Inconstant Star Cluster)
    Không hiểu sao bức ảnh động về quần tinh M3 không thể post lên diễn đàn được. Anh Hero xem hộ cho em với. Để xem bức ảnh với kích thước lớn hơn, các bác chịu khó vào địa chỉ sau: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/0410/M3movie_stanek_big.gif
    Ở đây em chỉ dịch phần chú thích cho ảnh thôi nha:
    Những quần tinh có vẻ như hết sức ổn định trong các bức ảnh chụp tức thời. Tuy nhiên trên thực tế những ngôi sao trong quần tinh thường tập trung với mật độ rất cao tại vùng trung tâm và độ sáng của chúng cũng thay đổi một cách kì quái. Mặc dầu thời gian để một ngôi sao đi ngang qua quần tinh là 100.000 năm tuy nhiên thời gian để thấy sự thay đổi khá rõ rệt trong độ sáng của các ngôi sao này lại không quá một đêm! Bức ảnh GIF mà các bác đang xem là bức ảnh được thu từ một đoạn phim theo dõi quần tinh M3 trong vòng 1 đêm. Hầu hết những ngôi sao biến thiên tuần hoàn mà các bạn nhìn thấy thuộc loại sao RR Lyrae, những ngôi sao mà chúng có thể sáng gấp đôi bình thường trong một thời gian rất ngắn ngủi. Dễ thấy trong bức ảnh trên là những ngôi sao này đang chuyển dần trạng thái của chúng từ vàng cam rồi đến sáng trắng và thậm chí là hơi xanh. Những ngôi sao thuộc loại RR Lyrae thay đổi độ sáng của chúng theo một chu kì nhất định nên rất dễ phân biệt ra chúng với những loại sao khác kiểu như supernova...Thêm nữa những sao RR Lyrae lại có cùng một đặc tính về độ chói do đó ta có thể xác định chúng và đo một cách chính xác thời gian chúng mờ đi để thấy được khoảng cách từ chúng đến ta bằng bao nhiêu (phương pháp đo khoảng cách bằng việc so sánh chu kì sáng). Những khoảng cách này sẽ lần lượt được áp dụng để đo khoảng cách tới những vật thể nằm xa hơn, và do đó sẽ giúp ích cho con người rất nhiều trong việc xác định quy mô của toàn bộ vũ trụ.
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Lang thang trong vũ trụ xa xăm hơi nhiều, bây giờ chúng ta cùng trở về hệ Mặt Trời tí nhá:
    Hyperion: một vệ tinh kì cục!
    [​IMG]
    Hyperion là một vệ tinh của sao Thổ. Vệ tinh này chỉ có đường kính khoảng 250 km và quay quanh sao Thổ với quỹ đạo khá rộng: bán kính quỹ đạo lên tới 1.481.000 km. Có thứ gì tại đáy những núi lửa kì lạ trên Hyperion không? Chẳng ai biết rõ đó là thứ gì! Trong tháng 9/2005, tàu vũ trụ Cassini đã bay lướt qua và gửi cho chúng ta một bức ảnh chi tiết chưa từng thấy về vệ tinh tí hon này. Những dữ liệu từ Cassini cho phép dự đoán Hyperion được cấu tạo bởi một loại đá xốp như bọt biển. Do cấu tạo kém bền vững trên nên bề mặt Hyperion không có khả năng chống lại được những tảng thiên thạch rơi xuống dù là nhỏ nhất. Bằng chứng sống động nhất hiện nay là những miệng núi lửa và những miệng hố thiên thạch chi chít xen kẽ như tổ ong trên bề mặt vệ tinh này. Tuy nhiên, dường như tại đáy những hố này tồn tại một loại vật chất khác, không phải là loại đá xốp phản xạ ánh sáng mà là một lớp khá dày vật chất màu đen (không phải là vật chất tối đâu nha!). Lớp vật chất không phản xạ ánh sáng này nằm ở độ sâu 10 mét tại một số nơi. Hyperion còn có mật độ rất thấp - thấp một cách đáng kinh ngạc, chứng tỏ rằng trong lòng của nó còn tồn tại rất nhiều lỗ trống hoặc những hệ thống hang động ngầm rất sâu!
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Em tìm được cái ảnh hay hay trên mạng về sao Hoả. Em post lên cho các bác cùng xem nhá:
    Bóng của vệ tinh Phobos
    [​IMG]
    Phobos là một vệ tinh bé nhỏ của sao Hỏa. "Củ khoai tây" này quay quanh hành tinh đỏ mất khoảng 8h. Tuy vậy thực ra, những quan sát sao Hỏa cho thấy Phobos mọc ở hướng tây, lặn ở hướng đông - hoàn thành một cuộc du ngoạn từ chân trời này đến chân trời kia mất 5+1/2 giờ (bạn tự nghĩ xem tại sao lại như thế?). Ba bức ảnh chụp bóng của Phobos trên bề mặt sao Hỏa mà các bạn đang chiêm ngưỡng được được gửi từ con tàu Mars Global Surveyor. Bức ảnh cho thấy rõ nét vùng phía đông Xanthe Terra vào một ngày cuối tháng 8/1999. Khu vực trên bức ảnh có kích thước khoảng 250 km và được chụp bởi hệ thống camera góc rộng với 3 chế độ khác nhau: lọc đỏ, lọc xanh, màu tự nhiên (trái sang phải). Vệt tối tạo bởi vệ tinh Phobos dễ khiến ta lầm tưởng với những cồn cát tối khổng lồ trên bề mặt sao Hỏa. Đứng trong vùng bóng tối này bạn sẽ nhìn thấy gì? Một phiên bản của hiện tượng nhật thực trên Trái Đất!
  6. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 22/06/07:
    Small Worlds Ceres and Vesta
    [​IMG]
    Ceres và Vesta, tương đương với chỉ 950 và 530 km đường kính, khoảng gần bằng kích thước của bang Texas và Arizona - Mỹ . Nhưng chúng là 2 trong số ?ovệ tinh? lớn nhất của hơn 100,000 vệ tinh bay quanh trong vành đai ?ovệ tinh? giữa Sao Hoả và Sao Mộc. Điều đáng chú ý là các bức ảnh của Kính thiên văn Hubble cho thấy sự biến đổi độ sáng và màu sắc qua lại trên bề mặt của 2 ?othế giới? nhỏ này. Sự biến đổi này có thể cho thấy những đặc tính bề mặt hoặc các vùng với kết cấu khác nhau. Dữ liệu từ các bức ảnh của Hubble sẽ hỗ trợ các nhà Thiên văn học có kế hoạch cho chuyến ?othăm? tới các vệ tinh này bằng tàu vũ trụ Bình Minh, theo kế hoạch sẽ phóng vào ngày 07 tháng 07 và đầu tiên là bay vào quỹ đạo của Vesta tiếp theo đó là Ceres sau khoảng 4 năm hành trình. Tuy nhiên, trong danh sách đưa ra năm 2006 bởi Liên hiệp Thiên văn học Quốc tế đã chỉ ra Ceres có dạng gần tròn như một hành tinh lùn.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070622.html
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay đọc lại bài về vụ nổ lớn trong vũ trụ mà các nhà Thiên văn học ở NASA đã công bố vào ngày 07/05/2007 mình thấy một số ảnh rất đẹp nên Post lên đây để mọi người cùng xem:
    [​IMG]
    Hình ảnh minh họa sao băng sáng nhất từng được quan sát. SN 2006gy nằm trong dải ngân hà cách chúng ta 240 triệu năm ánh sáng. Trước khi ngôi sao nổ, nó phát những đám mây khí khổng lồ (màu đỏ). Khi vật chất trong trong vụ nổ va chạm với những đám mây này sẽ gây ra sóng xung kích lớn chưa từng có (màu xanh lá, xanh da trời và vàng).
    [​IMG]
    Hình ảnh thực của sao băng quan sát qua kính viễn vọng X-ray Chandra. Việc phát hiện ra vụ nổ sao băng này cho thấy những vụ nổ như vậy thường xuyên xảy ra trong thời kỳ đầu của vũ trụ.
    [​IMG]
    Một ngôi sao khác, sao Eta Carinae, trong dải ngân hà của chúng ta, quan sát qua Kính viễn vọng Hubble. Vụ nổ sao băng này xảy ra cách đây 160 năm. Được biết, Eta Carinae lớn hơn mặt trời của chúng ta 100 lần, và các đám mây bụi chung quanh nó có thể gây ra một vụ nổ sao băng bất cứ lúc nào, giống như sao SN 2006gy.
    [​IMG]
    Những gì còn lại của sao băng 1987A, ngôi sao cách trái đất 160.000 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học đã quan sát thấy ngôi sao này năm 1987 trên bầu trời phía nam. Các vòng tròn là sóng xung kịch cực nóng, được tạo ra khi vật chất của vụ nổ va chạm với lớp khí bao quanh nó. Các nhà thiên văn hi vọng hình ảnh này sẽ giúp họ hiểu, và có thể là dự đoán, khi nào một ngôi sao sẽ phát nổ.
    [​IMG]
    Đây là hình ảnh quan sát của kính viễn vọng Chandra một ngôi sao băng nhỏ hơn, song gần hơn chúng ta rất nhiều, ngôi sao SN 1006. Nó được phát hiện vào năm 1006, cách trái đất 7.000 năm ánh sáng. Ngày nay nó chỉ là một đám mây khí nóng.
    [​IMG]
    Ngôi sao băng Kepler, được đặt tên theo nhà thiên văn học Johannes Kepler, xuất hiện vào 400 năm trước.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa Đài quan sát X-Ray Chandra ở trên quỹ đạo trái đất. Nó được phóng lên từ năm 1999 để theo dõi tàu vũ trụ Columbia.
    Theo: http://www6.dantri.com.vn/Thegioi/2007/5/178074.vip
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trích bài vnnsmile: "Ảnh minh họa Đài quan sát X-Ray Chandra ở trên quỹ đạo trái đất. Nó được phóng lên từ năm 1999 để theo dõi tàu vũ trụ Columbia."
    ______________________________________________
    Bác vnnsmile à, về khoản theo dõi mạng thì tôi không thể bằng bác được (vì tôi không có nhiều điều kiện lên mạng thường xuyên). Nhưng có lẽ một số thứ bác dịch (hoặc trích) tại http://www6.dantri.com.vn/Thegioi/2007/5/178074.vip hình như có vẻ không chính xác cho lắm! Sao lại đài quan sát X-Ray Chandra được phóng lên để theo dõi tàu Colombia được? Tàu Colombia phát ra bức xạ tại dải sóng tia X hả bác?
    Theo tôi nên chữa câu này là: "Đài quan sát Chandra được phóng lên bằng tàu con thoi Colombia". Không bít có đúng không hả bác?
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Dạo này không thấy bác perseus post bài nữa nhỉ? Vậy thì mình đánh bạo dịch thử 1 bài viết về thiên văn hồng ngoại (chủ đề tủ của bác perseus) cho topic đỡ buồn:
    Đám bụi bao quanh cụm sao Seven Sister
    (cái tên cụm sao nghe ngộ thật!)
    [​IMG]
    Cụm sao Seven Sister hay cụm sao thuộc chòm Kim Ngưu được biết đến trong nhiều bức ảnh thiên văn bởi màu xanh dịu mắt của tinh vân phản xạ chứa chúng. Tinh vân này chỉ cách chúng ta khoảng 400 NAS và mang tên M45 (hình như trước đó bác vnnsmile cũng đã post 1 bài viết về M45 rồi thì phải?). Tại bước sóng biểu kiến, ánh sáng đến từ những ngôi sao trong tinh vân rất rải rác và mờ nhạt do bị một lượng lớn bụi và khí gas che khuất. Tuy nhiên, trong bức hình trên, tại bước sóng hồng ngoại của KTV vũ trụ Spitzer, chính những đám bụi lại bừng sáng rực rỡ. Bức ảnh màu sai này mô tả chính xác tinh vân Pleiades với kích thước khoảng 7 NAS tương đương với trường nhìn 1 độ. Bạn nhìn thấy gì trong đó? Một đám mây khổng lồ được nhuốm màu vàng và sắc đỏ đến mát mắt! Những dữ liệu gửi về từ Spitzer cho phép dự đoán tồn tại nhiều vùng có nhiệt độ khá thấp, nhiều ngôi sao với khối lượng nhỏ thậm chí có cả những sao lùn nâu, những mảnh vỡ của đĩa tiền hành tinh lẩn quất gần cụm sao rất sáng này. Bạn có muốn ngắm nhìn chòm Kim Ngưu tối nay không? Hãy tìm kiếm ở vùng trời quanh sao Kim - hướng Tây nhá...
    Lang thang trên Webshots kiếm được cái ảnh mang tên "Cụm sao mở Pleiades trong chòm Kim Ngưu". Đây là ảnh cụm sao Seven Sister dưới bước sóng biểu kiến, mình đem vào làm minh họa cho bài vậy:
    [​IMG]
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trung tâm của Trapezium

    [​IMG]
    Chúng ta bắt đầu với chòm sao Orion. Gần vành đai của Orion là một vùng mờ được biết đến với tên gọi "Great Nebula of Orion" (tinh vân lớn Orion) hay M42. Tinh vân đã khá quen thuộc với dân thiên văn chúng ta rồi phải không các bạn? Trong tinh vân này tồn tại một cụm sao mở rất sáng mang tên Trapezium. Nổi bật trong cụm sao này là 4 ngôi sao trẻ màu tím, chúng làm thành một hình thang tuyệt đẹp (trapezium). Bức ảnh trên cho ta thấy được những đám mây khí và bụi đang bao vây lấy những tinh tú trẻ, làm giảm cường độ bức xạ của chúng ra ngoài môi trường. Tuy nhiên từ trước đó, chính những quả cầu khí bụi này đã là nhân tố quan trọng hình thành nên bản thân những ngôi sao. Và chính ngôi sao, sau khi hình thành sẽ thổi bay đám khí còn sót lại bằng những cơn gió và luồng bức xạ cực mạnh trong giai đoạn phát triển đầu tiên của chúng.
    Dưới đây là toàn cảnh tinh vân M42. Tinh vân với những ngôi sao rất trẻ này trải dài khoảng 40 NAS và cách chúng ta khoảng 1.500 NAS. Tinh vân M42 nằm trong cùng một cánh tay xoắn ốc (của dải Ngân Hà) với hệ Mặt Trời. Tinh vân này dễ dàng nhận ra bằng mắt thường trong chòm sao Orion (chòm Tráng Sĩ).
    [​IMG]

Chia sẻ trang này