1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Khu vực hình thành sao trong NGC 6357
    [​IMG]
    NGC 6357 là một trong số các khu vực tạo nhiều sao "nặng" nhất đã từng được biết. Nguyên nhân dẫn đến sự việc trên cũng chưa được làm rõ. Nằm khá gần tinh vân Cat''s Paw (tạm dịch: bàn tay mèo), NGC 6357 là "nhà" của cụm sao mở Pismis 24 - cụm sao với những ngôi sao xanh khổng lồ. Màu đỏ của tinh vân là kết quả của quá trình ion hóa các phân tử hiđro dưới tác dụng của sự bức xạ năng lượng cao tại khu vực tồn tại đám sao khổng lồ này. Đám tinh vân phụ cận, như ở trên hình, là một tấm thảm thêu phức tạp của khí gas và bụi vũ trụ. Tại đây, nhiều ngôi sao đang trong quá trình hình thành và cũng có khá nhiều sao mới được sản sinh. Sự phức tạp trong cấu trúc của NGC 6357 có lẽ được gây ra bởi sự tương tác không đồng đều giữa ngọn gió đến từ các ngôi sao, sự bức xạ năng lượng cao, sự phân bố từ trường và lực hấp dẫn không ổn định của các thiên thể trong tinh vân. NGC 6357 trải dải khoảng 400 NAS và cách chúng ta 8.000 NAS về phía chòm Scorpion (chòm Bọ Cạp).
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    The Swarm (tạm dịch: một đám các thiên thể)
    [​IMG]
    Bạn gọi một nhóm các hố đen là gì, một cụm (flock) - một cặp (a brace) hay một bầy đàn (a swarm) ? Theo dõi vùng xung quanh trung tâm thiên hà của chúng ta, các nhà thiên văn tìm thấy nhiều bằng chứng cho thấy những nguồn tia X cực mạnh phát xạ từ một hệ thống nhị phân kiểu như hố đen (hoặc sao neutron). Hệ thống này đang quay quanh trung tâm dải Ngân Hà với vận tốc khá lớn. Kết hợp những quan sát từ đài thiên văn Chandra với những chương trình tự sàng lọc, các nhà khoa học đã đánh dấu được 4 nguồn phát xạ tia X đáng chú ý (từ A đến D). Trong khi 4 thiên thể kia có vẻ như không hợp thành một nhóm thì tất cả chúng lại nằm cách siêu hố đen Sgr A* chỉ khoảng 3 NAS - một khoảng cách rất ngắn so với quy mô vũ trụ. Tinh vân Sgr A* chính là nguồn sáng rất mạnh phía trên C. Phát hiện trên chứng tỏ khả năng tồn tại những hệ thống hố đen lớn hơn nhiều đang quay quanh nhau trong vùng trung tâm của các thiên hà. Chính sự tồn tại này của những nhóm hố đen này đã gây nên lực hấp dẫn rất mạnh lên các ngôi sao lân cận và khiến chúng chuyển động về phía tâm thiên hà theo hình xoắn ốc.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 24/06/2007
  3. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Rất cám ơn bạn nguyentranha đã "chỉ giáo". Thành thật xin lỗi các bạn về việc thông tin không chính xác đó. Quả thật là mình có thể lên mạng nhiều hơn một số bạn, nhưng kiến thức thực sự mình nắm được không nhiều nên.... Thông tin đó mình lấy toàn bộ trên Dantri.com.vn và cũng không kiểm chứng (ngỡ là thông tin chính xác...ai ngờ...)
    (To Tất cả các bạn: Trong các thông tin mình dịch hoặc trích dẫn ở các trang báo khác, nếu có gì sai, rất mong các bạn nhiệt tình chỉ giúp. Mình là người không sợ nhìn thấy cái sai của bản thân đâu....Rất cám ơn các bạn. )
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Bài báo trên dịch supernova (hoặc nova) là sao băng. Tôi thấy như vậy không đúng, có thể dịch là vụ nổ sao, hoặc giữ nguyên là supernova (hoặc nova)
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Đài quan sát Chandra được tàu Columbia đưa lên quỹ đạo vào ngày 23/07/1999.
    Đài thiên văn Chandra trong khoang tàu Columbia:
    [​IMG]
    Tàu Columbia triển khai đài thiên văn Chandra ngoài không gian:
    [​IMG]
  6. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 23/06/2007
    3D Barringer Meteorite Crater
    [​IMG]
    Hố thiên thạch, gần Winslow, Arizona, là một trong số ?ohố va chạm, hố thiên thạch ?" impact crater? (Theo Wikipedia - impact crater: là một chỗ đất lún xuống có hình dạng gần tròn trên bề mặt của một hành tinh, mặt trăng hay một vật thể rắn trong hệ mặt trời, gây ra bởi sự va chạm ?" tương tác bởi tốc độ cực lớn của một thiên thể nhỏ hơn với bề mặt của nó) nổi tiếng nhất trên Trái Đất. Xem bức ảnh lập thể trên với một cái kính 3D (có cấu tạo là mắt kính bên trái có màu đỏ, bên phải có màu xanh) để có thể cảm nhận thấy sự ấn tượng về kích thước của miệng hố này, miệng hố rộng khoảng 1 dặm (1mile =1 dặm ~ 1609m), độ sâu lên đến 570 feet (1feet ~ 30.48 cm). Theo lịch sử, miệng hố này lần đầu tiên được xác định là được gây ra bởi sự va chạm rất mạnh chứ không phải là một sự phun trao của núi lửa. Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, vật thể va chạm với Trái đất để tạo ra ?ohố thiên thạch? này là một sao băng nặng 300,000 tấn với thành phần chủ yếu là sắt và nikel, khoảng 50,000 năm trước. Những ước tính cho thấy nó rộng khoảng 130 feet và đang bay với vận tốc trên 26,000 dặm/ giờ. Để so sánh, chúng ta xem sự va chạm của thiên thể hoặc sao chổi đã tạo ra ?ohố thiên thạch? Chicxulub 65 triệu năm trước, đây được dự đoán là nguyên nhân cho sự tuyệt chủng của loài khủng long, miệng hố Chicxulub rộng 6 đến 12 dặm.
    Impact: 65 Million Years Ago
    [​IMG]
    Theo http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070623.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 09:32 ngày 26/06/2007
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 24/06/2007
    Theo : http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070624.html
    All the Colors of the Sun
    [​IMG]
    Bức ảnh trên vẫn không cho thấy được tại sao ánh sáng Mặt trời lại mất một số màu sắc. Bức ảnh trên cho chúng ta thấy tất cả các màu sắc nhìn thấy của ánh sáng mặt trời, được thực hiện bằng cáchc cho ánh sáng Mặt trời đi qua một thiết bị như một lăng kính. Ảnh quang phổ trên được tạo ra ở Trạm qan sát Mặt trời McMath-Pierce và cho thấy, trước tiên là mặc dù nhìn mặt trời có màu vàng nhưng nó phát ra ánh sáng với gần như tất cả các màu, nhưng có vẻ sáng nhất là ánh sáng màu vàng - xanh. Những phần tối trong ảnh quang phổ trên là do khí ở hoặc trên bề mặt Mặt trời hấp thụ ánh sáng phát ra phí sau. Dó các laọi khí khác nhau nên tạo ra các ánh sáng khác nhau, điều này có thể xác định Mặt trời được tạo nên từ các loại khí gì? Ví dụ là Heli, được khám phá lần đầu tiên vào năm 1870 trên một quang phổ Mặt trời (theo Wikipedia thì vào năm 1868 nhà Thiên văn học người Pháp Pierre Janssen đã phát hiện ra khí Heli từ ánh sáng của mặt trời khi quan sát Nhật thực toàn phần ở Guntur, India....theo http://en.wikipedia.org/wiki/Helium ). Ngày nay thì hầu hết các vạch quang phổ đã được xác định, nhưng không phải tất cả.
    Nhân tiện mình cũng xin đưa ra bảng các thành phần hợp thành Mặt trời (theo http://csep10.phys.utk.edu/astr162/lect/sun/composition.html )
    [​IMG]
    Trạm quan sát Mặt trời McMath-Pierce:
    [​IMG]
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 09:21 ngày 26/06/2007
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 25/06/07
    Theo http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070625.html
    [​IMG]
    Sự cải tiến của ISS đã một lần nữa thay đổi vẻ bề ngoài của nó. Trong suốt một tuần trước, tàu vũ trụ con thoi Atlantis đã ?oghé thăm? ISS và thực hiện "sứ mệnh" 117 của mình là lắp ráp thêm các thành phần của một cấu trúc khung đỡ tổng hợp, nó đối xứng với phần đã được lắp vào tháng 9 năm 2006, bao gồm 2 tấm pin năng lượng mặt trời rất dài. Toàn bộ phần mở rộng của các tấm pin năng lượng mặt trời được chỉ ra trong bức ảnh trên đã được lắp ghép bởi Phi hành đoàn tàu vũ trụ Atlantis, sau đó họ sẽ rời trạm ISS để trở về Trái đất. Chúng ta có thể thấy được sự phát triển của Trạm không gian đầu tiên của Thế giới này trong một vài năm qua nếu đem so sánh bức ảnh trên với bức ảnh chụp ISS trước đó. Cũng có thể nhìn thấy trong bức ảnh trên là rất nhiều loại các modun, một cánh tay máy, một loạt các tấm pin năng lượng mặt trời,và một phi thuyền hỗ trợ. (về các phần thay đổi thì chúng ta có thẻ nhận thấy rõ ràng, nhưng giả sử có bạn nào hỏi cánh tay máy hay phi thuyền hỗ trợ nó ở đâu trong bức hình trên thì mình cũng ? chịu, rất mong các bạn khác chỉ giúp để rõ hơn ).
    Ảnh chụp trạm ISS tháng 2 năm 2002
    [​IMG]
  9. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 26/06/2007:
    Wisps of the Iris Nebula
    [​IMG]
    Giống như những ?ocánh hoa vũ trụ? mỏng manh, những đám mây của bụi và khí giữa các vì sao đã ?ora hoa? 1,300 năm trước trong sự phong phú của chòm sao Cepheus. Đôi khi nó còn được gọi với tên là Tinh vân Iris và được ghi danh là NGC 7023, đây không phải là Tinh vân duy nhất trên bầu trời gợi lên hình tượng của những bông hoa. Trong bức ảnh kỹ thuật số tuyêt đẹp này cho thấy phạm vi của các màu sắc và sự đối xứng một cách chi tiết của Tinh vân Eris. Bên trong Eris bụi tinh vân bao quanh một ngôi sao trẻ to lớn và nóng trong suốt những năm nó được hình thành. Những luồng ở trung tâm của đám bụi vũ trụ rực sáng với sự phát quang màu phớt đỏ như một lượng lớn những hạt bụi có tác dụng chuyển đổi bức xạ tia cực tím của các ngôi sao thành ánh sáng đỏ có thể nhìn thấy được. Ở trung tâm của tinh vân có màu nổi trội là màu xanh lam, đặc trưng của các hạt bụi phản chiếu ánh sáng của các ngôi sao. Vùng tối, những đám mấy mờ của bụi và khí gas phân tử được thể hiện ở bên trái của bức ảnh, và hướng mắt để nhìn những vòng cuốn khác và những hình dạng kì lạ. Quan sát dưới bước sóng hồng ngoại chỉ ra rằng Tinh vân này có thể bao gồm nhứng phân tử Carbon phức hợp được biết đến là PAHs (để tìm hiểu thêm về PAHs, các bạn có thể xem ở link này: http://www.chem.ucl.ac.uk/cosmicdust/pah.htm ). Như nhìn thấy trong hình, phần ánh sáng màu xanh lam của Tinh vân Eris trải rộng khoảng 6 năm ánh sáng.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070626.html
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 16:45 ngày 26/06/2007
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ngôi sao neutron IC443
    [​IMG]
    Sử dụng những quan sát tại dải sóng tia X của KTV vũ trụ Chandra (CXO) kết hợp những dữ liệu từ đài quan sát Very Large Array (VLA), một nhóm các nhà khoa học đã khám phá ra nguồn bức xạ rất mạnh tại tinh vân IC443. Bức xạ đó cho phép khẳng định sự tồn tại của một thiên thể bí ẩn: ngôi sao neutron. Được nhúng trong tàn dư supernova, ngôi sao neutron xuất hiện với màu đỏ tươi bên phải bức ảnh tia X. Đường kính không quá 20km nhưng siêu nặng - nặng hơn cả Mặt Trời, đối tượng này là kết quả của quá trình suy sụp cực nhanh của một ngôi sao trong quá khứ. Giờ đây, IC443 cách chúng ta khoảng 5.000 NAS về phía chòm sao Germini. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là ngôi sao neutron này bao nhiêu tuổi ? Dựa vào vị trí khá đặc biệt của ngôi sao neutron trong tinh vân, những nhà khoa học đang đưa ra những đánh giá về tốc độ của thiên thể này khi nó bị bắn ra khỏi chỗ của vụ nổ supernova. Việc so sánh tốc độ chuyển động với khoảng cách từ ngôi sao neutron đến tâm của vụ nổ sẽ giúp tính ra gần đúng thời điểm mà sao neutron này được hình thành. Và kết quả là: ánh sáng đầu tiên của vụ nổ supernova đã đến Trái Đất cách đây khoảng 30.000 năm!

Chia sẻ trang này