1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một lực đến từ không gian trống rỗng: hiệu ứng Casimir
    [​IMG]
    Bạn có tin được rằng quả bóng nhỏ xíu này sẽ cung cấp bằng chứng cho thấy vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi?? Với đường kính chỉ lớn hơn 1/10mm một chút, quả bóng này di chuyển về phía phiến nhẵn trong sự hưởng ứng những thăng giáng năng lượng rất nhỏ đến từ không gian. Sức hút này được biết đến với tên gọi: hiệu ứng Casimir - mang tên người phát hiện ra nó. 50 năm trước, chính Casimir là người đã cố gắng tìm hiểu tại sao những chất lỏng như nước xốt lại di chuyển hết sức chậm chạp trên đĩa đựng chúng. Ngày nay, bằng sự tích lũy những kinh nghiệm thu được trong quá khứ, người ta đã khẳng định được rằng: trong vũ trụ tràn ngập một dạng năng lượng rất lớn chưa được biết đến. Năng lượng này có tên là năng lượng tối (dark energy). Nguồn gốc và hình thái của dạng năng lượng này thì chúng ta chưa rõ nhưng được thừa nhận như có liên quan tới sự dao động bất thường của không gian giống như trong hiệu ứng Casimir. Năng lượng tối - chắc chắn đã được sinh ra bởi chính bản thân vũ trụ bằng một cách bí ẩn nào đó. Năng lượng tối - một dạng năng lượng rất lớn, đủ sức chống lại hấp dẫn của vật chất trong vũ trụ để làm nó giãn nở vĩnh viễn. Tất nhiên, hiểu được những dao động của không gian chỉ là bước khởi đầu trong quá trình nghiên cứu và còn xa mới có thể giúp con người hiểu được cơ chế của toàn bộ vũ trụ. Tuy nhiên hiệu ứng Casimir cũng đủ giúp chúng ta ngăn chặn những bộ phận của máy cơ khí vi mô kẹt cùng nhau.
    Mình dich tài liệu này ở APOD. Không biết có bác nào hiểu rõ về hiệu ứng Casimir không xin chỉ giáo?
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Dạo này mình đang viết dở một tài liệu mang tên "Những hiệu ứng quang học trong vật lý thiên văn" nên hơi bị...dư ảnh liên quan. Mình post thử một ảnh cho các bác xem nhá:
    Rạng đông trên Iowa
    [​IMG]
    Vào một buổi tối mùa đông năm 2006, tại Iowa, sao không phải là thứ duy nhất lấp lánh trên bầu trời... Bình minh đang lên, tất cả vạn vật như chìm đắm trong màn trình diễn tuyệt đẹp của chốn thiên đường. Sao, mây, ánh dương, cực quang như hòa làm một. Sự kì diệu của thiên nhiên còn được tôn thêm bởi sự xuất hiện và tô điểm của những nhánh cây, hồ nước và con người phía xa. Bức ảnh vô giá này được chụp bởi nhà nhiếp ảnh Stan Richard tại hồ Saylorville, gần Des Moines, Iowa, Hoa Kì. Cực quang là những luồng ánh sáng ma quái xuất hiện trên tầng cao khí quyển do sự va chạm và đốt cháy oxi của những luồng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời. Nhìn thì gần gũi nhưng thực ra cực quang nằm khá xa mặt đất, tại độ cao tới 100km hoặc hơn thế trên tầng điện li. Ngồi ngắm ảnh người mà thèm Việt Nam ta cũng có cực quang -- có lẽ chỉ là mơ ước viển vông phải không các bác?
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Quầng sáng và hình lục giác
    [​IMG]
    Nhà nhiếp ảnh Gil Esquerdo đã chụp được vầng sáng rất đẹp của trăng tròn tháng 11 xuyên qua những tấm gương hình lục giác của đài thiên văn tia X Whipple (Mt. Hopkins, Arizona). Cái quầng sáng này được gây ra bởi những tinh thể nước đá trong những đám mây cao mỏng trên bầu khí quyển. Bạn có biết những tinh thể này hình gì không? Chúng có hình lục giác! Những tinh thể này rất nhỏ và gần như trong suốt, chúng tạo ra một cái vành sáng tựa như cầu vồng xung quanh Mặt Trăng với góc nhìn 22 độ. Những mảnh băng này xếp rất sít cạnh nhau, giống như sự sắp xếp những tấm gương lục giác của KTV chuyên dụng ở trên hình! Bạn có thể nói gì về sự sắp đặt các sự vật trong bức ảnh này nhỉ? Rất trực quan phải không?
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng Gegenschein
    [​IMG]
    Nếu bạn cố gắng nhìn thật lâu, bạn sẽ thấy ánh sáng Mặt Trời phản xạ yếu ớt trên nền trời đêm. Hiện tượng này mang một cái tên Đức: Gegenschein (hiểu nôm na là: sự phản xạ rực rỡ). Bạn chỉ có thể nhìn thấy hiện tượng này khi trời thật tối, thật khô và không có mây! Gegenschein là cái tên "bóng bẩy" mà người ta đặt cho một hiện tượng thiên văn học rất thú vị: những hạt bụi nhỏ rải rác ở mặt sau các hành tinh được chiếu sáng bởi Mặt Trời. Những hạt bụi có kích thước cỡ milimét này được sinh ra từ mảnh vỡ của các tiểu hành tinh và vô tình "lạc" vào quỹ đạo của hành tinh quanh Mặt Trời. Bức ảnh trên minh họa hiện tượng Gegenschein xảy ra về phía chòm sao Pisces (chòm Song Ngư). Ban ngày, bạn cũng có thể thấy một hiện tượng tương tự như Gegenschein khi ngắm nhìn ánh Mặt Trời phản chiếu trên những đám mây khí phát ra từ một máy bay nằm ở phía đối diện (xem thêm bài đã post ngày 5/6/2007 của bác vnnsmile).
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chán quá, ngồi trên mạng cả buổi chiều mà chả thấy...ai post bài. Vậy thì tớ post:
    Một bức ảnh đẹp
    [​IMG]
    Kĩ sư thiết kế Andrew Arigema trong lúc theo dõi tàu con thoi đã chụp được tấm hình khá đẹp mắt này. Bức ảnh được chụp vào một buổi chiều thứ 7 tại Oak Hill, Florida, Hoa Kì (cách trung tâm vũ trụ Kennedy 30 dặm). Ở phía trên bên trái, tại cái "đuôi mây" rất mỏng manh, 3 ngôi sao Alnitak, Alnilam, và Mintaka như tạo thành một đường thẳng đứng. Bức ảnh còn có cả những ngôi sao trong chòm Orion. Thiên thể màu hồng ở thanh gươm Orion không phải là một ngôi sao - đó là tinh vân lớn Orion M42. Xa hơn chút nữa về phía bên phải, tại bàn chân Tráng Sĩ, ngôi sao Rigel đang tỏa sáng rực rỡ. Sao khổng lồ xanh này cách chúng ta khoảng 700 NAS. Có thể nói, đây là bức ảnh chụp chòm sao đẹp nhất mà tớ từng xem!
  6. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    To nguyentranha: Bạn thích và đang sưu tầm ảnh "Các hiệu ứng quang học của TV" hả. Vậy thì tặng bạn và mọi người bức hình cực quang này.
    [​IMG]
    Đây là bức ảnh chụp ở Hungary và 15 tháng 6 vừa qua.
    CÒn dưới đây là bức ảnh do vệ tinh AIM chụp ở vùng Bắc cực của Châu Âu và phí Bắc Châu Mỹ do Phòng thí nghiệm Trường đại học Colorado về Vật lý Khí quyển và Không gian tổng hợp và đưa lên.
    [​IMG]
    (Theo NASA News.)
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 29/06/2007:

    Cat''s Eye Wide and Deep
    [​IMG]
    Tinh vân Mắt mèo (NGC 6543) là một trong số các tinh vân hành tinh nổi tiếng của bầu trời. Hình dáng quen thuộc của nó được nhìn thấy trong vùng trung tâm sáng hơn với góc nhìn rộng rất ấn tượng. Nhưng bức ảnh phức hợp này được kết hợp bởi nhiều sự ?ophơi sáng? khác nhau cũng cho thấy được cái quầng sáng rất yếu ớt của tinh vân. Ở khoảng cách ước tính là 3,000 năm ánh sáng, quầng sáng yếu ớt bên ngoài rộng khoảng 5 năm ánh sáng. Tinh vân hành tinh đã từ lâu được cho rằng là giai đoạn cuối cùng trong cuộc sống của một ngôi sao giống như mặt trời. Gần đây, một số tinh vân hành tinh được tìm thấy có quầng giống như thế, giống như sự hình thành của những vật chất trong những giai đoạn phát triển trước đó của một ngôi sao. Toàn bộ thời kỳ tinh vân hành tinh được xem xét tới cuối cùng trong 10,000 năm, các nhà thiên văn học đã ước tính tuổi của những phần tua dạng sợi bên ngoài của phần quầng này là từ 50,000 đến 90,000 năm. Có thể nhìn thấy ở bên phải, ở xa tinh vân mắt mèo khoảng 50 triệu năm ánh sáng là thiên hà hình xoắn ốc NGC 6552
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện nói về tinh vân mắt mèo là một trong số các tinh vân hành tinh, mình xin post thêm một số hình về các tinh vân hành tinh khác:
    Dumbbell Nebula
    [​IMG]
    Helix Nebula
    [​IMG]
    Eskimo Nebula
    [​IMG]
    Ring Nebula
    [​IMG]
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 14:33 ngày 29/06/2007
  9. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Ngày 30/06/2007:
    Jumbled Galaxy Centaurus A
    [​IMG]
    Ở giữa của bức ảnh bầu trời sắc nét này, Centaurus A dường như là một mớ hỗn độn kỳ lạ của các ngôi sao ?olớn tuổi? màu vàng, những cụm sao trẻ màu xanh lam và màu đen ấn tượng của những đám bụi. Trải qua hơn 60,000 năm ánh sáng, thiên hà riêng lẻ hình elip này là kết quả rõ ràng của một vụ va chạm giữa hai thiên hà khác thường. Ở phía trên bên trái mảnh vỡ vũ trụ đang dần dần bị ?ohút? bởi một hố đen nằm ở trung tâm Centaurus A với khối lượng gấp hàng tỉ lần Mặt trời. Điều này như cho thấy rằng trung tâm của hố đen như những động có phát ra năng lượng sóng radio, tia X và tia Gamma bức xạ bởi Centaurus và những thiên hà phát xạ khác. Khoảng cách đến thiên hà phát xạ Centaurus A là không xa, chỉ khoảng 10 triệu năm ánh sáng, và đã được nghiên cứu kỹ bởi các trạm thiên văn mặt đất.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070630.html
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh. Đang khan thông tin về "cực quang" thì bác vnnsmile cho 2 cái ảnh hơi bị hay! Thank bác nhiều lắm. Tặng bác cái ảnh này:
    Hiện tượng thấu kính hấp dẫn đẹp mắt
    [​IMG]
    Đa phần các thiên hà có 1 nhân - tại sao thiên hà trên hình lại có tới 4 nhân? Hình như nhân của thiên hà này vắng mặt trong bức ảnh tại bước sóng biểu kiến trên. Ánh sáng phát từ vùng tâm thiên hà lại xuất phát từ một quasar ở phía sau. Như vậy rõ ràng, thiên hà này đóng vai trò như một thấu kính hấp dẫn đặc biệt: nó chia ánh sáng đến từ quasar thành 4 mảnh phân biệt. Quasar này chắc hẳn phải nằm thẳng phía sau thiên hà rất nặng kia nên mới tạo ra một ảo ảnh hay ho như thế! Hiệu ứng chung áp dụng cho mọi trường hợp ánh sáng bị bẻ cong là hiện tượng thấu kính hấp dẫn (gravitational lensing). Tuy nhiên trường hợp đặc biệt này còn có một cái tên khác để gọi: Einstein Cross (tạm dịch là "chữ thập Einstein", có đúng không nhỉ?). Độ sáng biểu kiến của ảo ảnh Einstein Cross trong bức hình trên còn được tăng cường bởi hiệu ứng thấu kính hấp dẫn siêu nhỏ (gravitational microlensing) tạo ra bởi một số ngôi sao riêng biệt trong một thiên hà nằm ở phía trước.

Chia sẻ trang này