1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Với việc upload trực tiếp ảnh từ những site khác trên internet thì ta có thể up lên TTVNOL một tấm ảnh với bất kỳ kích thước.
    Nhưng như các bạn đều biết, một tấm ảnh có chiều ngang quá to sẽ có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và cách trình bày của các bài viết khác trong cùng topic. Điều này còn phụ thuộc vào độ phân giải của màn hình máy tính để duyệt web. Tôi nghĩ hiện nay, phổ biến nhất là độ phân giải 1024 x 720, một số máy tính có thể đặt độ phân giải cao hơn, nhưng đó không phải là đa số.
    Vì vậy trong một số bài viết trước tôi có đưa ra đề nghị chỉ post trực tiếp các bức ảnh có chiều ngang nhỏ hơn hoặc bằng 800 pixels. Nếu các bạn có những bức ảnh to hơn thì chỉ nên post link lên thôi.
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Á à, anh tuanno1 - bạn của lão Fairy đúng không? Anh có vẻ khoái đả kích nhỉ? Đùa thôi, em xin lỗi nhá! Em không dám dẫn link vì nghĩ nhiều bạn sẽ ngại bấm vào link để down cái ảnh kích thước khổg lồ và dung lượng đến quá 0.7 MB về máy! Mạng bây giờ rất khó vào nên việc down mấy cái của này tại Webshots là không dễ. Thêm nữa, những ảnh này có bản quyền và phải mua nên em đã xử lí để cho nhỏ bớt đi, gọi là...down trộm một cách có biến hóa He he, còn lâu em mới cho các anh link! Muốn có ảnh xịn các anh đi mà down về bằng xảo thuật!
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà Sombrero dưới bước sóng hồng ngoại
    [​IMG]
    Cái vòng tròn đẹp mê hồn này có kích thước của một thiên hà! Thật ra, đây là hình ảnh bao quát toàn bộ đĩa thiên hà Sombrero ("Sombrero" nghĩa là mũ rộng vành). Sombrero hay M104 là một thiên hà xoắn ốc khổng lồ với khối lượng gấp khoảng 800 tỉ lần Mặt Trời và cũng là một trong những thiên hà có khối lượng lớn nhất quần thiên hà Virgo. Những cái vòng đầy bụi và khí gas trong các cánh tay xoắn ốc rất chặt của thiên hà này đã ngăn cản phần lớn ánh sáng truyền qua, tuy nhiên dưới bước sóng hồng ngoại chính những đám bụi dày này lại bừng lên rực rỡ! Bức ảnh phía trên là bức ảnh kết hợp bước sóng hồng ngoại của KTV vũ trụ Spitzer (màu đỏ) và một bức ảnh khác do KTV Hubble chụp tại bước sóng biểu kiến (màu xanh). Bức ảnh phô trương một đĩa sáng khổng lồ với kích thước 50.000 NAS và một cái nhân thiên hà có màu lục với kích thước nhỏ hơn rất nhiều nhưng vô cùng nặng và sáng. M 104 chứa một hố đen rất lớn tại tâm. Các nhà thiên văn dự đoán khối lượng hố đen này lên tới 1 tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Bạn cũng có thể ngắm nhìn M104 bằng một KTV loại nhỏ khi hướng về chòm sao Virgo (chòm Xử Nữ).
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh mintaka đã khen, em cảm động quá . Em cũng chả hiểu tại sao cái ông Mintaka lại sáng kém hơn (về khoản xem sao thì em thua bác)
    Hoa uất kim hương trong chòm Thiên Nga ("The Tulip in the Swan")
    [​IMG]
    Khung cảnh này với trường nhìn khoảng 1 độ đã hướng chúng ta về mép của thiên hà MilkyWay để chiêm ngưỡng vô vàn những tinh tú và cả một tinh vân rất giàu khí bụi: tinh vân hoa Tulip. Đây cũng là khu vực trung tâm của một vùng khí phát xạ hiđro rộng lớn mang tên Sh2-101. Tên của khu vực này lần đầu tiên được nhà thiên văn Stewart liệt kê trong "1959 catalog" (danh mục các thiên thể và tinh vân mới tổng hợp năm 1959).
    Tinh vân có hình bông hoa này cách chúng ta khoảng 8.000 NAS về phía chòm Thiên Nga (Swan). Phức tạp và rất đẹp trong ánh sáng biểu kiến, khu vực này còn chứa một hệ thống kép rất sáng và cũng là nguồn phát xạ tia X khổng lồ, đó là Cygnus X-1. Được khám phá đầu những năm 1970, Cygnus X-1 là một hệ thống nhị phân kì quái bao gồm một ngôi sao khổng lồ và rất nóng (như trong hình) quay quanh một hố đen cỡ ngôi sao. Tất nhiên, hệ thống Cygnus X-1 cũng chỉ cách chúng ta quá lắm là 8.000 NAS.
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    lão vnnsmle đâu rồi, cả tuần nay không thấy post ảnh, làm tôi phải post một mình thế này, mỏi tay vãi!
    Một hệ thống mây hình lục giác bí ẩn trên sao Thổ
    [​IMG]
    Điều gì đã làm cho những đám mây trên sao Thổ có hình lục giác thế này? Chẳng ai rõ cả. Những đám mây kì lạ nhất hệ Mặt Trời này lần đầu tiên được khám phá bởi những bức ảnh rõ nét từ tàu thăm dò Voyager trong thập niên 80 của thế kỉ trước. Nếu như cực nam sao Thổ không mấy xa lạ với những cơn lốc xoáy cực mạnh thì cực bắc lại tỏ ra bí hiểm hơn với những đám mây quái lạ.
    Đám mây xoáy này được chụp bởi máy ảnh hồng ngoại đặt trên tàu Cassini. Bức ảnh cho thấy sự vững vàng đến bí ẩn của đám mây lục giác sau 20 năm kể từ khi những bức ảnh đầu tiên về nó được gửi từ 2 con tàu Voyager. Những đoạn phim về cực bắc sao Thổ đã chỉ ra sự bảo toàn cấu trúc lục giác của đám mây này trong khi nó đang quay với tốc độ chóng mặt. Không giống như một số đám mây sáu cạnh riêng lẻ được hình thành ngẫu nhiên trên Trái Đất, những đám mây lục giác này trên sao Thổ được hình thành một cách có hệ thống và đứng sát cạnh nhau với chiều dài gần bằng nhau. Bốn Trái Đất có thể đặt vừa vào trong cái hình lục giác đó. Dù chưa đầy đủ những bằng chứng sẵn có nhưng các khoa học chắc chắn sẽ dự đoán được thành công sự hiện diện của những đám mây này trong tương lai.
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    He he, lâu lắm mới tậu được cái ảnh "ngon", em post thử để các bác chiêm ngưỡng này (đố ông nào có ảnh đẹp bằng):
    Sự bùng nổ trong quần tinh R136
    [​IMG]
    Ở vùng trung tâm của khu vực tạo sao mới 30 Doradus tồn tại một quần tinh khổng lồ mang tên R136. Đây là một trong số những quần tinh lớn nhất, nóng nhất và nặng nhất mà con người từng biết đến.
    Những ngôi sao mà các bạn đang xem trong bức ảnh rực rỡ của KTV vũ trụ Hubble là thành phần của quần tinh R136 và của một tinh vân nhỏ lân cận. Hình dáng thuôn dài của những đám mây khí và bụi trong 30 Doradus (ví dụ như tinh vân Nhện Độc - Tarantula Nebula) là kết quả của quá trình bắn phá tia cực tím và phun trào gió plasma trong quần tinh rất nóng này.
    Tinh vân 30 Doradus nằm trong thiên hà láng giềng của chúng ta, đám mây Magellanic lớn và cách chúng ta khoảng 170.000 NAS.
  7. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ảnh bác pubaby đẹp nhỉ, mỗi tội ảnh lại hổng có chú thích. Lần sau viết vài chữ cho anh em biết đó là cái ảnh gì nhá bác!
    __________________________________________________________________________________
    Những mặt trăng của sao Hỏa
    [​IMG]
    Năm 2003, chúng ta đã có một kỉ lục mới về cách tiếp cận sao Hỏa bằng các kính thiên văn mặt đất. Trong khi sao Hỏa rất dễ nhận ra bằng mắt thường thì những vệ tinh nhỏ xíu của nó lại là một thử thách "kinh hoàng" cho những người quan sát thiên văn bằng các dụng cụ có kích cỡ khiêm tốn. Những vệ tinh của sao Hỏa được khám phá vào tháng 8 năm 1877 bởi Asaph Hall tại đài thiên văn Hải quân Hoa Kì (US Naval Observatory), đường kính tấm gương quan sát là 26 inch (1 inch = 2,54 cm).
    Ngày 22 tháng 8 năm 2003, những hình ảnh mờ nhạt của 2 vệ tinh Phobos và Deimos lại được ghi nhận trong một tấm ảnh kĩ thuật số đơn giản, đối lập hẳn với ánh sáng chói lòa của hành tinh đỏ. Bức ảnh còn cho thấy một chỏm băng trắng xóa ở cực và những thung lũng sâu, những vùng rất tối trên sao Hỏa. Bức ảnh rõ nét đến không ngờ này được chụp bởi nhà thiên văn Johannes Schedler thông qua kính thiên văn Schmidt-Cassegrain 11-inch tại đài thiên văn nhỏ của anh ấy ở đông nam nước Áo. Kính thiên văn tổ hợp này có kích thước nhỏ hơn 1 nửa so với kính thiên văn mà Asaph Hall đã dùng và quả thực là một kỉ lục tuyệt vời phải không các bác?
    Nghe nói HAAC cũng đang có dự định làm một con KTV Cassegrain hả? Khi nào chụp được ảnh 2 vệ tinh sao Hỏa thì mail cho em nhá (để em viết lời bình hộ cho).
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:17 ngày 10/07/2007
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những đứa con của Mặt Trời (the children of the Sun)
    [​IMG]
    Hai giờ trước khi chính thức bay vào quỹ đạo của sao Hải Vương (năm 1989), tàu thăm dò Voyager 2 đã kịp chụp bức ảnh giàu chất hình tượng này.
    Nổi bật trong hình là một bầu khí quyển mang màu xanh bình lặng của khí metan CH4. Trên đó nổi lên vài gợn mây ti rất sáng - loại mây chỉ có ở một độ cao rất lớn của bầu khí quyển. Trên Trái Đất cũng có mây ti, nhưng những đám mây trên Trái Đất do nước đá tạo nên. Mây ti trên Hải Vương tinh do...tinh thể metan đóng băng ở -220 độ C tạo nên. Không còn nghi ngờ gì về tính chất lạnh lẽo và u quạnh nơi đây! Bóng của những dải mây ti rất nhẹ này còn in lên cả những đám mây nằm ở phía dưới. Bầu khí quyển của sao Hải Vương chứa chủ yếu là Hiđro và Heli, còn lại là một ít metan (2%) - thứ hấp thụ rất mạnh ánh sáng đỏ đến từ Mặt Trời. Hải Vương tinh còn chứa những cơn gió bão lớn nhất hệ Mặt Trời: vận tốc của chúng lên tới 2000 km/giờ. Sao Hải Vương tỏa ra ngoài không gian một lượng nhiệt gấp đôi lượng nhiệt hấp thụ được của Mặt Trời - điều này cho phép dự đoán sự tồn tại của những biển chất lỏng khổng lồ sôi sục dưới lớp khí quyển rất dày. Còn nhiều điều kì bí về hành tinh thứ 7 mang màu xanh thẫm này!
    Dưới đây là ảnh chụp sao Hải Vương từ KTV cực lớn của đài quan sát Palomar (Hoa Kì). Bức ảnh màu sai này cho thấy một cơn bão khổng lồ mang tên Annabelle phía dưới bên phải sao Hải Vương (cơn bão này có màu đỏ). Xa hơn chút nữa, phía trên bên phải là vệ tinh Triton, vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương với đường kính 2.700 km. Bao giờ Việt Nam ta có được cái kính thiên văn mà nhìn thấy sao Hải Vương như thế này thì...ông cháu tớ khao to!
    [​IMG]
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tặng cho bác nào thích ngắm sao (em thì mù tịt về khoản này )
    [​IMG]
    Bạn nhìn thấy gì trong bức hình kia không? Có một số ngôi sao rất sáng trên bầu trời phía bắc và hợp thành chòm sao Big Dipper (gọi là cái cày hay thanh ray?). Thực ra Big Dipper không phải là một chòm sao. Ngày nay, nó là một phần của chòm Đại hùng tinh (Great Bear hay Ursa Major). Tuy nhiên, trước đây, trong các thời kì và trong các tầng lớp xã hội khác nhau, Big Dipper lại được gọi như một chòm sao với nhiều cái tên khác nhau. Năm ngôi sao trong Big Dipper thật sự nằm khá gần nhau trong không gian và có vẻ như chúng được hình thành trong cùng một khoảng thời gian. Hai ngôi sao kéo dài về phía xa của Big Dipper sẽ chỉ ra một đường thẳng nối tới sao Bắc Đẩu, vốn là một thành viên trong chòm Tiều hùng tinh. Với sự chuyển động rất nhỏ trên thiên cầu, chòm Big Dipper sẽ thay đổi hình dạng của mình sau khoảng 100.000 năm nữa (các bác cố sống để xem nó thay đổi như thế nào nhá!)

Chia sẻ trang này