1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ida và Dactyl

    [​IMG]
    Đây là một bức ảnh chép từ Webshots (tiếp tục chính sách không cho link download, có bác nào phản đối không ? ):
    Những tiểu hành tinh tưởng chừng như cô đơn trong vũ trụ. Nhưng dường như 1 trong số chúng có bạn đồng hành! Năm 1993, tàu thăm dò Galileo trên đường đi đến sao Mộc đã chụp được ảnh tiểu hành tinh Ida nằm trong vành đai các tiểu hành tinh có một vệ tinh quay quanh: vệ tinh Dactyl. Vệ tinh này có kích thước 1,5 km và quay quanh Ida với bán kính quỹ đạo là 100 km. Thật nực cười là Ida cũng chẳng to lớn hơn "tên đàn em" của mình là bao: chiều dài của nó chỉ hơn 50 km!
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những đứa con của Mặt Trời (phần 2)
    [​IMG]
    Dưới đây là bức ảnh chụp cận sao Thiên Vương từ tàu thăm dò Voyager 2 vào năm 1986. Sao Thiên Vương (Uranus) là hành tinh thứ 7 của hệ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ 3 sau sao Mộc và sao Thổ. Cũng giống như người bạn láng giềng là sao Hải Vương, sao Thiên Vương mang màu xanh lá biếc do phản chiếu bầu khí quyển có chứa khí metan. Thành phần khí quyển sao Thiên Vương chứa chủ yếu là hiđro, heli và một lượng nhỏ metan (3%) cùng nước đóng băng. Bầu khí quyển này nom có vẻ bình lặng với những dải mây rất trắng, rất sáng và rất lớn, ngăn không cho chúng ta quan sát trực tiếp bề mặt.
    Một bức ảnh khác cũng được chụp từ tàu thăm dò Voyager 2 từ khoảng cách xa hơn. Bức ảnh cho thấy một chiếc vành đai rất mỏng và được cấu tạo bởi nhiều thiên thạch, bụi có kích cỡ khác nhau bao quanh sao Thiên Vương. Bức ảnh còn cho thấy những vệ tinh rất mờ nhạt của sao Thiên Vương bên cạnh những ngôi sao xa hơn làm nền. Trong năm 1999, Erich Karkoschka khi quan sát 2 bức ảnh chụp của tàu Voyager và của KTV vũ trụ Hubble đã phát hiện ra vệ tinh thứ 18 của sao Thiên Vương (nằm trong dấu + phía trên bên phải, zoom to lên sẽ thấy).
    [​IMG]
    Trong bức ảnh chụp cận hồng ngoại của KTV vũ trụ Hubble, có vẻ như tồn tại nhiều vệt đỏ khổng lồ nằm ở một cực của sao Thiên Vương - những cơn bão với kích thước bằng cả Trái Đất. Những đám mây nằm ở tầng trên của những cơn bão này di chuyển với tốc độ khoảng 500 km/giờ (xem ảnh sẽ khoái hơn nhiều việc đọc chữ!).
    [​IMG]
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà tí xíu NGC 4449
    [​IMG]
    Thiên hà NGC 4449 trên bức hình cách chúng ta khoảng 12 triệu NAS. Thiên hà này có kích thước khá khiêm tốn, có thể bằng với kích thước của đám mây Magellanic lớn (Large Magellanic Cloud - LMC) - một thiên hà vệ tinh của Milky Way. Bức ảnh cho thấy dạng vô định hình của NGC 4449 rất giống thiên hà LMC, với những cụm sao xanh rất trẻ rải rác trên những cánh tay bụi lỏng lẻo và không đều. Trong những tinh vân màu hồng nhạt - màu sắc đặc trưng của nguyên tử hiđro, có thể chứa rất nhiều những ngôi sao rất trẻ và rất nặng. NGC 4449 là thành viên trong một quần thiên hà được tìm thấy ở chòm Canes Venatici. Có thể sự tương tác mạnh mẽ của NGC 4449 với những thiên hà bên cạnh là nguyên nhân hình thành nên những vùng tạo sao đặc biệt trong NGC 4449.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 15/07/2007
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những cột bụi khí trong tinh vân Orion

    [​IMG]
    Những khối khí rất nóng đang bắn ra khỏi tinh vân Orion. Được khám phá ra năm 1983, mỗi cột bụi này có kích thước bằng cả hệ Mặt Trời và đang di chuyển với tốc độ khoảng 400 km/s từ một nguồn nằm ở trung tâm tinh vân mang tên IRc2. Căn cứ vào tốc độ và khoảng cách của những khối khí khổng lồ này với IRc2, các nhà khoa học đã tính được tuổi của chúng vào khoảng 1.000 năm - rất trẻ! Những khối khí này, giống như những viên đạn, chúng xé toạc phần trong của tinh vân Orion. Một phần rất nhỏ của đám khí chứa nguyên tố sắt đã bừng sáng xanh dịu mắt, trong khi hơi gas hiđro bị đốt nóng lại khiến cho những cột bụi này mang một màu vàng rực rỡ. Bức ảnh chi tiết chưa từng có trên được chụp bởi KTV Gemini North bằng công nghệ quang học thích nghi (adaptive optics technology). M42 - tinh vân Orion, hiện đang là một vùng tạo sao mãnh liệt với một lượng lớn bụi, khí gas và cả những ngôi sao rất sáng. Tinh vân Orion cách chúng ta khoảng 1.500 NAS và có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi hướng về chòm sao Tráng Sĩ.
    Dưới đây là hình ảnh trung tâm tinh vân Orion thu được từ camera NICMOS của KTV vũ trụ Hubble. Tại bước sóng hồng ngoại, tất cả màn sương khí và bụi đã mờ đi, thay bằng một lượng lớn những ngôi sao rất trẻ màu cam. Đối tượng sáng nhất bức ảnh màu sai bên phải là ngôi sao mang tên BN (do được Becklin và Neugebauer phát hiện ra). BN nằm tại trung tâm tinh vân M42, lẫn trong đám mây khí hiđro rất dày mà KTV bước sóng biểu kiến không thể nào phát hiện ra. Chuyển sang bức ảnh bên trái, có thể thấy được sự hỗn độn đến không ngờ tại tinh vân Orion với những đám khí gas, những mảng mây bụi và thậm chí là cả những ngôi sao rất sáng trong cụm sao mở mang tên Trapezium (đọc thêm trang 34 topic này).
    [​IMG]
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những ngôi sao khổng lồ trong cụm sao mở Pismis 24
    [​IMG]
    Một ngôi sao bình thường thì có khối lượng bằng bao nhiêu nhỉ?
    Bất chấp những giới hạn về khối lượng, bằng những phương pháp đo từ xa vô cùng chính xác, những ngôi sao kiểu mẫu trong Pismis 24 vẫn có một khối lượng khổng lồ: trung bình mỗi ngôi sao gấp hơn 100 lần Mặt Trời. Chính điều này đã làm cho Pismis 24 trở thành kẻ nắm giữ kỉ lục về "độ nặng" của ngôi sao.
    Ngôi sao sáng nhất, nằm ở phía bên phải bức ảnh rực rỡ này chính là đối tượng nặng nhất trong Pismis 24 với khối lượng bằng 200 lần Mặt Trời! Ngôi sao khổng lồ này (Pismis 24-1), qua những bức ảnh chụp cận của KTV Hubble đã cho thấy đây không phải là một ngôi sao đơn mà là hệ thống gồm ít nhất 3 ngôi sao quay quanh nhau. Tuy nhiên những ngôi sao thành phần cũng có thể nặng tới hơn trăm lần Mặt Trời. Ngay bên cạnh và có liên hệ mật thiết với Pismis 24 là tinh vân NGC 6357. Những ngôi sao cực nặng và cực trẻ vẫn tiếp tục được sinh ra trong "cái kén" giàu hiđro này.
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    IC 2118: tinh vân Đầu Phù Thủy
    (có một bài viết về tinh vân này tại bước sóng hồng ngoại do bác perseus post trước đây)
    [​IMG]
    Tinh vân với hình dạng bắt mắt này có liên hệ khá mật thiết với ngôi sao Rigel rất sáng trong chòm Orion. Màu sắc rực rỡ của tinh vân Đầu Phù Thủy chủ yếu được tạo ra bởi sự phản xạ ánh sáng đến từ sao Rigel (ngôi sao này nằm ở phía trên bên phải tinh vân - trong ảnh này không nhìn thấy). Rõ ràng bụi trong tinh vân phản xạ rất tốt ánh sáng. Sắc xanh của tinh vân được tạo ra một phần do bề mặt màu xanh rất nóng của ngôi sao Rigel, một phần do những hạt bụi trong tinh vân phản chiếu ánh sáng xanh tốt hơn ánh sáng đỏ! Quá trình tạo sắc này có vẻ giống với quá trình khuếch tán ánh sáng Mặt Trời trong khí quyển Trái Đất (mặc dù nguyên nhân gây ra màu xanh trong khí quyển Trái Đất là những phân tử nitơ và oxi). Tinh vân phù thủy này cách chúng ta khoảng 1.000 NAS.
  7. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Hi, xin chào các bạn. Lâu rồi không có dịp vào diễn đàn và viết bài. Hôm nay vào thấy Topic có nhiều hình đẹp quá.
    XIn tặng các bạn hình này. Hình cực quang chụp từ không gian.
    Aurora from Space
    [​IMG]
    Từ mặt đất, cực quang dường như ?onhảy múa? ở trên cao. Nhưng quỹ đạo của Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) gần với độ cao của cực quang, đôi khi ISS đi qua phía trên chúng, và có khi lại đi xuyên qua chúng. Mặc dù vậy, những chùm Electron và Proton của cực quang không trực tiếp gây hại cho ISS. Vào năm 2003, Don Pettit, nhà khoa học trên ISS đã chụp được 1 bức ảnh rất sắc nét về cực quang màu xanh lá (trong bức hình trên). Từ quỹ đạo của ISS, Pettit đã ghi lại rằng, cực quang chuyển động bò vòng quanh giống như một con trùng Amip khổng lồ. Khoảng 300 km phía dưới ta có thể nhìn thấy hố thiên thạch Manicouagan, ở phía Bắc Canada (hình tròn màu trắng ở cạnh dưới của bức ảnh)
    Nguồn http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070715.html
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    RCW 79: Stars in a Bubble
    [​IMG]
    Một ?obong bóng? vũ trụ hình thành từ khí và bụi, RCW 79 đã ?ophình? to với đường kính khoảng 70 năm ánh sáng do bị thổi bởi gió và bức xạ từ các ngôi sao trẻ nóng. Ánh sáng hồng ngoại từ đám bụi trong tinh vân đã được nhuộm màu đỏ cùng với các màu sắc tương phản rực rõ được nhìn từ kính thiên văn vũ trụ Spitzer. KHoảng 17 nghìn năm ánh sáng trước ở chòm sao Centaurus lớn phía Nam, việc mở rộng của chính tinh vân này dã thúc đẩy sự hình thành của các ngôi sao khi nó tác động vào bụi và khi bao quanh. Thực tế, quan sát kỹ lưỡng bức ảnh hồng ngoại này sẽ khám phá ra các nhóm ngôi sao trẻ trông như những điểm màu vàng nhạt nằm rải rác dọc theo cạnh ngoài của tinh vân. Có một nhó saođáng chú ý vẫn nằm ?otrong lòng? của tinh vân cùng với sự phát triển ?ophình to? của nó (ở vị trí kim giờ đồng hồ chỉ 7 giờ, góc trái phía dưới), trong khi các nhóm khác có thể nhìn thấy ở góc trên (ở vị trí kim giờ đồng hồ chỉ 3 giờ) từ trung tâm của tinh vân.
    (ko hiểu sao khi viết bài này minh ko up được --> lấy link trực tiếp vậy)
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070714.html
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hé hé, chào bác vnnsmile! Lâu lắm mới gặp, mình tớ "tung hoành" trên topic này cũng thấy chán. Cùng làm chung vẫn vui hơn phải không bác?
    Nguyệt thực và ngọn hải đăng
    [​IMG]
    Một Mặt Trăng rất đỏ mọc lên lúc chạng vạng tối ở mũi Cod, bang Massachusetts, Hoa Kì vào ngày 3/3/2007. Nó đang chuẩn bị chìm vào bóng tối của Trái Đất trong một "pha" nguyệt thực lúc hoàng hôn. Trời bắt đầu tối dẫn. Nổi bật trên bầu trời xanh thẫm là một Mặt Trăng đỏ như máu và ngọn đèn hải đăng vàng xẫm mang tên Highland (hay hải đăng mũi Cod). Công trình với 66 bậc thang này được xây dựng năm 1857 và đến ngày nay, nó hoạt động không cần sự điều khiển của con người (hoàn toàn tự động). Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khoảng 2 lần trong năm trên mũi đất Cod này. Những sự kiện như thế này, mặc dù xảy ra khá thường xuyên nhưng nó đã trở thành một phần gắn với lịch sử của ngọn hải đăng Highland.
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những dốc núi trên sao Hỏa
    [​IMG]
    Những vách đá dốc thẳng đứng kéo dài gần 2 km trên cực bắc của sao Hỏa. Trên bức hình sinh động được chụp bởi tàu thăm dò Mars Express, người ta còn có thể nhìn thấy cả những vùng đỏ của cát và đá giàu sắt và nhôm, những vùng trắng của tuyết cacbonic, những vùng xám của một số chất chưa xác định! Tuy nhiên một số giả thiết cho rằng những vùng có màu xám hơn do tro bụi từ những ngọn núi lửa sinh ra. Những vách đá này dường như được tạo bởi lòng chảo của những núi lửa khổng lồ thời xa xưa. Mặc dù vực Martian là khu vực sâu nhất trên sao Hỏa nhưng vẫn không thể nào "đọ" được với độ sâu của hẻm núi Colca trên Trái Đất (3.4 km) và Verona Rupes trên Miranda - một mặt trăng của sao Thiên Vương (20 km). Bức ảnh trên được chụp bởi camera lập thể phân giải cao đặt trên tàu Mars Express - một "sản phẩm chất lượng" của cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu ESA.

Chia sẻ trang này