1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tặng đồng bào trong box ta một loạt bài viết mới về hố đen:
    Hệ thống hố đen kép trong 3C 75
    [​IMG]
    Bức ảnh màu sai trên chỉ rõ một hệ thống hố đen khổng lồ quay quanh nhau trong nguồn phát xạ sóng radio mang tên 3C 75. Màu xanh đậm tương ứng với bước sóng tia X của đài thiên văn Chandra, màu hồng tương ứng với dải sóng vô tuyến của đài thiên văn VLA. Được bao vây bởi một lượng bụi và khí gas rất nóng (đến hàng triệu độ K), hai hố đen siêu nặng này quay quanh nhau ở khoảng cách 25.000 NAS và liên tục phát ra ở hai đầu luồng tia X và dòng hạt với vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng.
    Hai nguồn phát xạ khổng lồ này nằm trong lõi của 2 thiên hà hợp nhất thuộc quần thiên hà Abell 400 và cách chúng ta khoảng 300 triệu NAS. Các nhà thiên văn cho rằng hai hố đen này bị ràng buộc với nhau bởi trường hấp dẫn khổng lồ do chính bản thân chúng sinh ra. Một bằng chứng củng cố thêm cho giả thuyết trên là sự xuất hiện đều đặn của những dòng hạt phun ra ở phía sau của 2 hố đen này, chứng tỏ chúng đã chuyển động cùng nhau trong đám khí gas với vận tốc kỉ lục: 1.200 km/s. Những hiện tượng như thế này có lẽ đã xảy ra khá phổ biến trong các nhóm và quần thiên hà đông đúc của vũ trụ rộng lớn. Trong những giai đoạn cuối cùng của 2 hố đen siêu nặng, khi mà chúng tiến hành hợp nhất, người ta hy vọng sẽ được chứng kiến một màn bùng nổ sóng hấp dẫn khổng lồ. Nhưng bao giờ thì nó sẽ xảy ra? Không ai có thể đoán trước được!
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:09 ngày 19/07/2007
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đĩa bụi bao quanh hố đen
    [​IMG]
    Tại sao một số hố đen lại có vùng phụ cận sáng hơn một số hố đen khác?
    Trong tâm của những thiên hà hoạt động tồn tại những siêu hố đen có khối lượng ít nhất gấp hàng nghìn lần Mặt Trời của chúng ta. Một số siêu hố đen bừng sáng rất mạnh tại bước sóng biểu kiến. Tất nhiên ánh sáng này xuất phát từ bên ngoài "chân trời sự kiện" và không hàm chứa bất kì thông tin gì về bên trong hố đen cả. Những hố đen kiểu như vậy gọi là Seyfert loại 1 (Seyfert Type I). Những hố đen tối và mờ hơn nhiều sẽ thuộc Seyfert loại 2 (Seyfert Type II). Sự khác biệt đó có thể do một vài hố đen đã phát triển từ khối lượng lớn hơn rất nhiều so với những hố đen khác. Tuy nhiên cũng có thể những hố đen ở trung tâm của những thiên hà Seyfert loại 2 đã bị mờ đi bởi một đĩa bụi khổng lồ vây quanh, ngăn không cho bức xạ thoát ra ngoài.
    Để giúp chúng ta có được câu trả lời chính xác từ một trong hai giả thuyết trên, một loạt các kính thiên văn tia X đã cùng hướng về phía bầu trời có thiên hà NGC 4388 - một Seyfert II nằm rất gần chúng ta. Những quan sát thiên văn đó đã dành cho những KTV tia X mạnh nhất hiện nay bao gồm: CGRO, SIGMA, BeppoSAX, INTEGRAL, Chandra, và XMM-Newton. Những dữ liệu phản hồi từ INTERGRAL và XMM-Newton cho phép tìm thấy sự phun trào tia X rất mạnh mẽ và rất không ổn định tại tâm của NGC 4388. Thỉnh thoảng có sự xuất hiện rất đáng ngờ của những vùng phát xạ ổn định trong các bước sóng khác nhau của vùng tia X. Thậm chí tồn tại cả những vùng hấp thụ tia X rất mạnh được cấu tạo bởi nguyên tử sắt có nhiệt độ thấp hơn vùng trung tâm . Điều này chứng tỏ: hố đen ở trung tâm NGC 4388 có thể được nhìn xuyên qua những đám bụi và khí gas rất dày bao quanh. Và như thế có nghĩa là: bức xạ có thể thoát ra khỏi đĩa bụi khổng lồ này, bất chấp những giới hạn về bước sóng và khoảng cách. Và như vậy, đến thời điểm này, có lẽ giả thuyết thứ nhất đã đúng.
    Dưới đây là một ví dụ về Seyfert loại 1 - thiên hà NGC 7742, một thiên hà xoắn ốc trong chòm Pegasus, cách chúng ta chừng 72 triệu NAS (nhìn giống quả trứng tráng không? Hay giống bông hoa hướng dương nhỉ?)
    [​IMG]
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một hố đen bay...trong vũ trụ
    [​IMG]
    Có vẻ như không gian vũ trụ chẳng bình lặng một chút nào cả! Tất cả các thiên thể đều quay và chuyển động với vận tốc chóng mặt, kể cả...hố đen. Người ta chỉ phát hiện ra các hố đen cỡ ngôi sao tồn tại trong thiên hà của chúng ta khi nó thuộc một hệ thống nhị phân. Trường hấp dẫn khổng lồ của hố đen sẽ ảnh hưởng lớn đến những ngôi sao láng giềng và do đó sẽ dễ dàng được phát hiện ra bằng các KTV tia X hay các đài thiên văn vô tuyến bình thường. Khả năng phát hiện ra các hố đen cỡ ngôi sao đơn độc trong không gian là rất thấp!
    Tuy nhiên khả năng phát hiện ra các hố đen như thế này không phải là không có. Hãy quan sát bức ảnh trên. Đây là bức ảnh chụp cùng một vùng trời của KTV vũ trụ Hubble vào 2 thời điểm khác nhau: tháng 4/1996 và tháng 11/1996. Hai bức ảnh bên tay trái cho thấy sự thay đổi độ sáng rất yếu ớt của 2 ngôi sao trong ô hình vuông được kẻ sẵn. Hai ngôi sao này là 2 ngôi sao hoàn toàn bình thường và không hề có sự thay đổi nào trong việc bức xạ năng lượng trên 2 ngôi sao này cả. Sự thay đổi độ sáng biểu kiến của chúng chỉ có thể giải thích bằng một hiện tượng: thấu kính hấp dẫn. Và kẻ vô hình gây ra hiện tượng trên chắc chắn phải là một hố đen có khối lượng gấp khoảng 6 lần Mặt Trời của chúng ta. Hố đen này nằm giữa chúng ta và hệ thống 2 ngôi sao trên - và rõ ràng là nó vô tình bay ngang qua ống kính của Hubble mà hầu như không gây ra một hiệu ứng nào quá đáng kể. Những hố đen này có thể tồn tại khá phổ biến trong khoảng không vũ trụ bao la nhưng rất khó phát hiện ra vì thậm chí chúng chẳng cả có đĩa bụi bao quanh!
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trái Đất nhìn từ sao Thổ​
    [​IMG]
    Choán gần hết bức ảnh phân giải cao trên là chiếc vành đai khổng lồ của sao Thổ. Trên tầng cao của bầu khí quyển, nhiệt độ vô cùng thấp (-180 độ C) và cực kì buồn thảm. Bức ảnh trên sẽ trở nên vô giá trị nếu như nó không có sự xuất hiện của một ngôi sao xanh làm nền phía xa. Ngôi sao đó, không thể phủ nhận, chính là Trái Đất thân yêu của chúng ta - cái nôi của hơn 6 tỉ người và vô vàn thực thể sống khác. Màu xanh của Trái Đất nhìn từ vũ trụ được tạo bởi do màu của biển lẫn trong những đám mây trắng chứa đầy hơi nước. Bạn cũng có thể phân biệt được khá nhiều vành đai của sao Thổ dựa vào màu sắc và chiều dày của chúng. Bức ảnh trên tuy ít có giá trị khoa học nhưng lại mang tính nghệ thuật rất cao, khoản này trong triết học gọi là "khoa học vị nhân sinh". Bức ảnh trên được chụp vào năm 2006 từ camera phân giải cao của tàu thăm dò Cassini.
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ánh sáng từ những ngôi sao đầu tiên​
    [​IMG]
    Những ngôi sao đầu tiên trông như thế nào? Tất nhiên, Mặt Trời của chúng ta không phải là thế hệ sao đầu tiên của vũ trụ rộng lớn này. Thậm chí nó cũng chẳng thể là sao thế hệ 2. Những ngôi sao đầu tiên của vũ trụ chắc hẳn đã được sinh ra và chết đi vào khoảng 13 tỉ năm trước (chỉ 2 tỉ năm sau vụ nổ lớn).
    Những quan sát của KTV hồng ngoại Spitzer đã phát hiện ra ánh sáng khuếch tán rực rỡ xuất phát từ...một vùng xa xôi và hẻo lánh của vũ trụ, những ánh sáng đó có lẽ đã được sinh ra bởi những ngôi sao thế hệ đầu với khối lượng gấp hàng trăm lần Mặt Trời. Bức ảnh mô tả nền hồng ngoại trên cho thấy những khối màu vàng sáng rực mà có lẽ đã bắt nguồn từ những cụm sao khổng lồ chứa các đối tượng đầu tiên này. Những vùng màu xám hơn miêu tả sao nằm trong thiên hà của chúng ta vô tình lọt vào bức ảnh hồng ngoại này (tuy nhiên để tránh nhầm lẫn nên người ta đã xử lý cho chúng xám đi). Những ngôi sao thế hệ đầu này chắc hẳn phải có khối lượng rất lớn, có khi gấp hơn 300 lần Mặt Trời. Rõ ràng ngày nay, những ngôi sao với khối lượng quá 150 lần Mặt Trời là không thể tồn tại, tuy nhiên cách đây 13-14 tỉ năm, khi vũ trụ còn rất nóng và áp lực còn rất lớn thì những thiên thể có khối lượng như trên là phổ biến.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 09:42 ngày 22/07/2007
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Phòng triển lãm quasar​
    [​IMG]
    Chẳng hiểu máy móc thế nào mà không thể post nổi bài viết này lên TTVNOL (trình duyệt Web báo lỗi gì đó đại loại như là: "bài viết của bạn có đoạn mã HTML không được cho phép - hãy sửa lại..." - mình có làm điều gì sai trái đâu cơ chứ!). Điên tiết, chèn luôn chữ vào ảnh rồi post cả thể - lại thấy hay hay. Nếu không nhìn rõ chữ các bác thử zoom ảnh to lên
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    SH2 136: tinh vân ma quái​
    [​IMG]
    Nói một cách hình tượng thì có vẻ như lễ hội Halloween luôn diễn ra tại tinh vân tối SH2 136. Quá trình hình thành rất phức tạp của các ngôi sao trong tinh vân đã tạo ra những đám mây bụi với nhiều hình dạng và kích thước phong phú. Ở góc trái phía trên bức ảnh bạn có trông thấy một đám mây mỏng hình chú ma không? Đẹp và thanh mảnh đến không ngờ! Thành phần chính của đám sương mỏng vũ trụ này là hiđro. Sâu thẳm trong lòng nó là những ngôi sao rất trẻ đang trong quá trình tiến hóa.
    (*) Halloween là một lễ hội truyền thống ở nhiều nước phương Tây, mọi người trong thời gian lễ hội thường giả làm ma để đùa vui hơn là dọa dẫm nhau. Từ thế kỉ thứ 5 trước công nguyên Halloween được tổ chức như một ngày để mọi người lĩnh lương hàng quý và nghỉ ngơi đôi chút. Halloween cũng được tổ chức vào thời điểm rất đặc biệt: khoảng giữa xuân phân (đêm - ngày dài bằng nhau) và điểm chí (ngày ngắn nhất - đêm dài nhất trong năm ở bán cầu Bắc). Ngày nay, với lịch hiện đại của chúng ta, ngày đặc biệt đó rơi vào đầu tháng 11 - tuy nhiên Halloween lại được tổ chức vào ngày 31/10, đêm trước ngày lễ các thánh.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 22/07/2007
  8. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    The Flight of Helios
    [​IMG]
    Một minh chứng cho việc bay bằng năng lượng mặt trời, máy bay Helios của NASA đã bay như chuyến bay lịch sử của anh em nhà Wright 100 năm trước (vào ngày 17 tháng 12 năm 1903). Bức ảnh trên chụp ở độ cao 10,000 feet trên phía Bắc bầu trời đảo Kauai, Hawaii vào tháng 8 năm 2001, Helios được điều khiển từ xa trong hành trình với tốc độ khoảng 25 dặm/ giờ. Về cơ bản Helios có một cánh bay với 14 động cơ điện, được chế tạo bởi tập đoàn Aero Vironment. Được phủ kín với những tấm pin năng lượng mặt trời, cánh của Helios có độ dài rất ấn tượng, lên đến 247 foot, dài hơn cả cánh của máy bay Boeing 747. Helios bay lơ lửng suốt cả ngày và đạt tới độ cao khoảng 100,000 feet, phá vỡ kỉ lục của những máy bay không dùng tên lửa đẩy. Helios được mong đợi là một minh chứng cho công nghệ, nhưng trong tầng không khi vô cùng mỏng, khoảng 100,000 feet trên bề mặt trái đất, chuyến bay của Helios cũng gần đạt đến các yêu cầu cho những chuyến bay vào khí quyển Sao Hoả.
    Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070722.html
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Eris - hành tinh lùn lớn nhất mà con người từng phát hiện​
    [​IMG]
    Mọi người thường nghe nói đến hành tinh lùn Eris nhưng ít người trong chúng ta rõ về các đặc tính của nó. Cũng dễ hiểu thôi vì khoảng cách của Eris đến chúng ta rất lớn và hiện nay chưa có một tàu thăm dò nào của con người tới đó (xa bằng bao nhiêu thì mình không nhớ rõ, các bác tham khảo một số ảnh trong topic Astronomy Arts xem sao!). Bức ảnh trên được chụp bởi kính thiên văn Keck - kính thiên văn lớn nhất thế giới. Mặc dù được chụp qua kính thiên văn đường kính 10m kết hợp với công nghệ quang học thích nghi mạnh mẽ nhưng hình ảnh của Eris và vệ tinh Dysnomia hiện ra rất đỏ và cực kì mờ nhạt. Eris được phát hiện ra năm 2003, mới đầu tên của nó là 2003 UB313 và vệ tinh tý xíu của nó là (136199) Eris I. Hai cái tên sau này của chúng được đặt bởi hiệp hội thiên văn học quốc tế International Astronomical Union (IAU). Những điều mà chúng ta biết được hiện nay là Eris nặng hơn 27% so với khối lượng sao Diêm Vương và có vẻ như được cấu tạo bởi nước đá đóng băng cùng metan. Rõ ràng đây là thiên thể lạnh nhất hệ Mặt Trời mà con người từng biết đến.
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sao Thổ nhìn từ phía dưới​
    [​IMG]
    Lượn vòng xuống phía dưới sao Thổ, tàu vũ trụ Cassini đã khám phá ra vài điều kì thú ở đây. Xa xa bạn có thể trông thấy những cái vành đai đầy bụi bao quanh hành tinh lớn thứ 2 hệ Mặt Trời này. Nhưng có lẽ đáng chú ý nhất trong bức ảnh trên là những đám mây trắng nằm ở rất cao trên bầu khí quyển của sao Thổ. Bầu khí quyển này dày và hỗn độn tới mức mà người ta chỉ nhìn thấy những đám mây và những cơn bão khổng lồ ở đó (hoàn toàn không thể nhìn thấy bề mặt). Nằm tại chính giữa cực nam sao Thổ là một cơn lốc với kích thước kinh người, dường như nó không có dấu hiệu gì của việc tiêu tan. Bức ảnh trên được chụp bởi tàu thăm dò Cassini vào tháng 1/2007 từ khoảng cách 1 triệu km. Bạn có thể phân biệt được các chi tiết với kích thước 50 km ở bức hình với độ phân giải cao hơn.

Chia sẻ trang này