1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bản đồ của COBE[/​
    [​IMG]
    Trên đây là hình ảnh tổng hợp bản đồ toàn bộ vũ trụ trong 2 năm của vệ tinh COBE. COBE là tên viết tắt của chữ "COsmic Background Explorer" (khám phá bức xạ nền vũ trụ); vệ tinh này được NASA đưa lên quỹ đạo tháng 11 năm 1989. Bức ảnh cho thấy những thăng giáng nhiệt độ rất tinh tế của bức xạ nền viba trong giai đoạn đầu sơ khai của vũ trụ (màu càng đỏ thì nhiệt độ càng cao). Những phép đo chi tiết này của vệ tinh COBE đã giúp rất nhiều trong việc định tuổi vũ trụ và xác nhận những dự đoán của lý thuyết Vụ Nổ Lớn (Big Bang theory). Việc phát hiện ra những biến động tinh tế của bức xạ nền vũ trụ đã đem lại cho hai người dẫn dắt dự án COBE là John C. Mather (trung tâm không gian Goddard Space Flight) và George F. Smoot (UC Berkeley) giải thưởng Nobel vật lý năm 2006.
    (*) Giải thưởng Nobel vật lý 2006 trao cho 2 người đã chứng minh được sự tồn tại của những thăng giáng lượng tử rất nhỏ trong vũ trụ sau Vụ Nổ Lớn. Những thăng giáng này đã được lý thuyết chứng minh là tồn tại. Chính những thăng giáng năng lượng không thể tránh khỏi như thế đã tạo nên một số vùng sơ khai có mật độ lớn hơn các vùng khác một chút ít. Và những vùng này, nhờ lực hấp dẫn của mình, sẽ phát triển thành những thiên hà, những tinh vân, những ngôi sao khổng lồ sau khoảng vài trăm triệu năm. Những lý thuyết xây dựng cho mô hình vũ trụ không đồng nhất đều dựa trên cơ sở của nguyên lý Bất Định - một nguyên lý bao trùm cơ học lượng tử. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên những thăng giáng năng lượng rất nhỏ của vũ trụ được quan sát chi tiết và tính toán rất cụ thể nhằm phục vụ cho mục đích tìm hiểu vũ trụ đã hình thành và tự ổn định như thế nào.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:10 ngày 02/08/2007
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:13 ngày 02/08/2007
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những hành tinh trên hồ Pony Express​
    [​IMG]
    Bức ảnh trên chụp khung cảnh chiều tà ở hồ Pony Express, phía nam Missouri, Hoa Kì. Hai đối tượng sáng nhất bức ảnh là Mặt Trăng và sao Kim. Nếu quan sát kĩ có thể thấy sao Thổ ở bên phải Mặt Trăng, sao Regulus (sao sáng nhất chòm Sư Tử) ở phía trên bên trái Kim tinh. Ánh sáng từ sao Kim và Mặt Trăng làm thành những vệt dài trên mặt nước hồ phẳng lặng. Một hình ảnh đẹp để kết thúc một ngày dài làm việc căng thẳng!
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Phản chiếu Merope
    [​IMG]
    Trong một cụm sao quen thuộc mang tên Pleiades, bức xạ từ những ngôi sao đang chậm chạp thổi bay dần đám khí và bụi bay lang thang trong không gian. Ngôi sao sáng Merope nằm phía trên bên trái bức ảnh chụp cận của KTV vũ trụ Hubble trên. 100.000 năm trước, một đám khí đã tiến lại rất sát ngôi sao - gần gấp 3.500 lần khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời. Ánh sáng của ngôi sao khi phản chiếu qua đám khí này đã tạo nên một hiệu ứng vô cùng đẹp mắt. Sức ép đến từ gió và bức xạ của ngôi sao đã thổi bay một phần đáng kể bụi trong tinh vân phản xạ này. Bụi càng nhỏ càng có nguy cơ bị đẩy đi xa hơn. Do đó, trong đám mây bụi này xảy ra hiện tượng phân tầng rất rõ rệt: những hạt bụi nặng nhất sẽ nằm ở phía gần Merope nhất và sẽ ít bị tác động bởi bức xạ nhất, trong khi đó các hạt bụi nhẹ hơn sẽ bị thổi bay về phía sau giống như đuôi sao chổi. Một kết quả chung là sự phá hủy toàn bộ cấu trúc tinh vân dưới tác động của bức xạ đến từ ngôi sao trong vài trăm ngàn năm tới!
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà NGC 2903​
    [​IMG]
    Thiên hà NGC 2903 chỉ cách chúng ta khoảng 20 triệu năm ánh sáng về phía chom sao Leo (Sư Tử). Mặc dù đây là một trong những đối tượng sáng nhất ở thiên cầu bắc song rất ngạc nhiên là NGC 2903 lại không thấy được nhắc tới trong danh mục các thiên thể của Charles Messier. Bức ảnh này mô tả những cánh tay bụi đầy khí màu xanh tuyệt đẹp của thiên hà xoắn ốc trên. Vùng trung tâm của thiên hà này là một khu vực hỗn độn của khí gas, bụi, những quần tinh từ trẻ đến già! Tại gần vùng trung tâm NGC 2903 luôn xuất hiện những xung động khác thường của quá trình hình thành sao trẻ, những xung động này nổi bật trên nền ánh sáng hồng ngoại, tử ngoại và tia X (tuy nhiên trong bức ảnh tại bước sóng biểu kiến này bạn sẽ chẳng nhìn thấy gì đâu!). Thiên hà NGC 2903 có kích thước khoảng 80.000 NAS, nhỏ hơn đôi chút so với dải Ngân Hà của chúng ta.
    (*) Chiều nay tớ post bài trong tâm trang không ổn cho lắm . Nếu bài dịch có vấn đề các bác chữa giúp nhá!
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cực quang xanh trên hồ Superior​
    [​IMG]
    Bạn hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi trông thấy cực quang có màu...xanh lá cây. Bức ảnh trên được chụp bởi nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp Jeff Hapeman khi ông tới ngắm sao trên hồ Superior tại Michigan, Hoa Kì. Cực quang xanh được hình thành do những luồng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời tương tác với môi trường từ tính xung quanh Trái Đất. Kết quả là những dòng hạt này (gồm electron, proton...) đã trút như mưa xuống 2 cực từ và va chạm rất mạnh với không khí trên tầng cao khí quyển. Một số chất khí bị mất điện tử ngay lập tức, trong khi đó những phân tử oxi lại liên tục hấp thụ những hạt electron này. Kết quả thì như các bạn đã thấy: oxi trong không khí lập tức sáng xanh lên. Khoản này có vẻ khá giống với hiện tượng...phóng điện trong các đèn huỳnh quang!
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thiên hà NGC 1300​
    [​IMG]
    Thiên hà xoắn ốc NGC 1300 phô diễn một trục đầy sao bắt nguồn từ tâm và những cánh tay bụi tuyệt đẹp trên bức ảnh phân giải cao của KTV vũ trụ Hubble. Thiên hà này cách chúng ta khoảng 700 triệu NAS về phía chòm sao Eridanus. Đây cũng là một trong những hình ảnh chụp thiên hà đẹp và chi tiết nhất của KTV vũ trụ Hubble.Thiên hà NGC 1300 trải dài trên một khoảng không gian cỡ 100.000 NAS và có một trục đầy sao rất sáng đi kèm với hai cánh tay xoắn ốc cực kì giàu bụi và sao trẻ rất nóng. Khác với những thiên hà xoắn ốc kiểu Sa, Sb (như thiên hà MilkyWay của chúng ta chẳng hạn), thiên hà xoắn trục (Barred Spiral Galaxy - Sc) NGC 1300 không tồn tại hố đen tại tâm!
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những dốc đứng sáng màu trên Dione - một vệ tinh của sao Thổ​
    [​IMG]
    Những hình ảnh đầu tiên về các vách núi rất sáng trên bề mặt vệ tinh Dione đã được những tàu thăm dò Voyager gửi về trong năm 1980. Tuy nhiên điều gì đã làm cho những "vệt sáng" đó có màu khác hẳn những vùng xung quanh thì không ai có thể biết được. Những hình ảnh gửi về từ tàu thăm dò Cassini trong tháng 7/2006 đã giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên. Những dốc núi này trên Dione được làm từ băng - thứ phản xạ ánh sáng Mặt Trời vô cùng tuyệt vời. Độ cao trung bình của những "vệt" băng là khoảng vài trăm mét và kéo dài gần hết một bán cầu của vệ tinh nhỏ bé này.
    Những dốc núi cũng là bằng chứng cho thấy quá trình thuyên chuyển và kiến tạo địa hình mạnh mẽ và vô cùng phức tạp trên Dione trong quá khứ. Một số vách núi băng này còn chạy ngang qua miệng vài núi lửa, cho thấy những vệt băng khổng lồ đã được hình thành sau những đợt biến động địa chất và tạo núi lửa trên Dione. Vệ tinh này có cấu tạo chủ yếu bằng băng tuyết nhưng với mật độ tương đối cao, Dione còn có thể chứa khá nhiều đá bên trong. Giovanni Cassini đã phát hiện ra Dione vào năm 1684. Bức ảnh này được chụp từ khoảng cách 263.000 km và không có màu!
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tinh vân Lagoon chìm trong làn bụi, khí gas và những ngôi sao​
    [​IMG]
    Những ngôi sao đang "chiến đấu" mãnh liệt với đám khí và bụi tối trong tinh vân Lagoon và nói một cách hài hước thì kẻ được lợi chính là cánh thợ săn ảnh thiên văn. Được biết đến với cái tên khác là M8, tinh vân rất "ăn ảnh" này có thể nhìn thấy khá rõ khi hướng ống nhòm về phía chòm sao Sagittarius. Quá trình tạo sao trong tinh vân không chỉ tạo ra năng lượng, màu sắc mà cả sự hỗn loạn! Đám khí hiđro liên hành tinh lập tức phát ra ánh sáng đỏ rất đặc trưng. Những "sợi" bụi quấn ngang tinh vân được tạo bởi khí quyển của những ngôi sao lạnh và già hoặc đến từ mảnh vỡ của những vụ nổ supernova. Ánh sáng mà chúng ta thấy ngày nay đã xuất phát từ M8 cách đây 5000 năm. Ánh sáng cũng mất khoảng 50 năm để đi từ đầu này đến đầu kia của tinh vân Lagoon (một con số gây sốc!).
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đám khói kì diệu từ...pháo sáng​
    [​IMG]
    Đám khói trên không phải là những đám mây tự nhiên đâu nha! Nhìn đám khói này khá giống với cái đầu của một con cú khổng lồ. Đám khói này là hậu quả để lại của những viên pháo sáng được bắn đi từ một máy bay phản lực trên biển Đại Tây Dương. Chiếc máy bay quân sự này là loại C-17 Globemaster III, nằm ở phía bên phải bức ảnh. Nhiều người gọi những đám khói tạo bởi loại pháo sáng trên là "smoke angel" (khói thiên thần - quá chuối!). Đám khói hình tròn mắt cú phía trên đỉnh được gây ra bởi không khí chuyển động theo hình xoắn ốc dọc theo cánh máy bay (nguyên lý động lực học) và được biết đến với cái tên rất xa lạ: " wingtip vortices" (tạm dịch: lốc cánh).
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    NGC 6164: tinh vân phát xạ kiểu lưỡng cực​
    [​IMG]
    Một ngôi sao đã làm nên tinh vân tuyệt diệu này như thế nào? Tại trung tâm tinh vân phát xạ NGC 6164-5 tồn tại một ngôi sao nặng khác thường đang trong quá trình kết thúc cuộc đời của chính mình. Trong catalogue chuyên ngành, ngôi sao đó được đánh dấu là HD 148937. Như bức ảnh tại bước sóng biểu kiến trên làm bằng chứng, HD 148937 bức xạ ra ngoài không gian một lượng lớn tia tử ngoại và ánh sáng nhìn thấy, khiến cho đám mây khí bao quanh nó trở nên sáng rực rỡ. Đám khí này dường như bị bắn ra khỏi ngôi sao do quá trình tự quay cực nhanh của nó. Thậm chí vật chất còn bị tống mạnh ra xa hơn nữa, dưới tác động của từ trường phát sinh bởi ngôi sao, đã tụ lại ở hai cực để tạo nên tinh vân lưỡng cực rất cân đối (bipolar nebula). Vài "gút sao chổi" được hình thành và có kích thước tới 4 NAS (bên trái phía dưới bức hình). Tinh vân này cách chúng ta khoảng 4.000 NAS về phía chòm sao Norma.
    (*) "Gút sao chổi": những cột khí bụi trong tinh vân rất giống với sao chổi, với kích thước khổng lồ khoảng hàng tỷ dặm thậm chí là hơn thế.

Chia sẻ trang này