1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Verona Rupes: dốc núi cao nhất hệ Mặt Trời​
    [​IMG]
    Bạn có thể sống sót không nếu như lỡ chân rơi khỏi một dốc núi cao nhất hệ Mặt Trời? Cũng có thể lắm chứ!
    Vực Verona Rupes trên Miranda - một vệ tinh của sao Thiên Vương được đánh giá là có độ sâu lớn nhất hệ Mặt Trời: 20 km tính từ đỉnh! Độ sâu này gấp hơn 10 lần so với những hẻm núi lớn trên Trái Đất. Với lực hấp dẫn quá thấp, một người ưa mạo hiểm sẽ mất tới 12 phút để rơi tự do từ đỉnh Verona Rupes xuống đất. Tuy nhiên khi chạm đất, vận tốc của bạn sẽ lên tới 200 km/h, bằng vận tốc của một xe đua! Mặc dù thế, sau cú rơi kinh hoàng ấy, bạn vẫn có thể sống nếu như được bảo vệ bằng một túi khí thích hợp (như túi đệm khí trong ôtô chẳng hạn).
    Bức ảnh trên là toàn cảnh Verona Rupes chụp bởi tàu thăm dò Voyager 2 năm 1986. Không ai biết chính xác dốc núi này được tạo ra như thế nào nhưng có lẽ liên quan tới một tác động rất lớn từ bên ngoài hoặc từ những chuyển động bất thường của lớp vỏ địa chất trên Miranda. Bản thân Miranda cũng là một vệ tinh kì quái, trông nó xù xì giống như được lắp ghép cẩu thả từ những mảnh vỡ rất lớn trong không gian!
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vật chất trong quần thiên hà​
    [​IMG]
    Có rất nhiều điều khó hiểu về các quần thiên hà khổng lồ. Bức hình trên là tổng hợp những quan sát của KTV vũ trụ Hubble và Chandra về quần thiên hà Abell 2390 (phía trên) và MS2137.3-2353 (phía dưới), chúng đều cách chúng ta hơn 2 tỉ NAS. Trong khi những bức ảnh bên trái tại bước sóng biểu kiến của KTV vũ trụ Hubble chỉ cho thấy được sự chen chúc của những thiên hà đầy sao trong không gian thì hai bức ảnh tương ứng bên phải của KTV Chandra lại hoàn toàn chẳng có một thiên hà nào cả. Nổi bật tại bước sóng tia X là những luồng khí nóng đến hàng triệu độ được phun trào dữ dội tại nhân và cả rìa của những quần thiên hà khổng lồ này.
    Ẩn chứa trong hiện tượng quái lạ này là những bí mật sâu sắc về cấu trúc và cấu tạo vô cùng phức tạp của những quần thiên hà xa xăm. Khối lượng của những thiên hà bên tay trái cộng với khối lượng của đám khí gas rất nóng bên tay phải không tạo ra hấp dẫn đủ mạnh để có thể ngăn cản sự phun trào quá khủng khiếp của những luồng khí nóng bắt nguồn từ tâm. Những tính toán rất chính xác hiện nay cho thấy lượng vật chất nhìn thấy và đo thấy được trong những quần thiên hà như thế này chỉ đủ để tạo ra khoảng 13% lực hấp dẫn cần thiết. Tuy nhiên những dữ liệu về hiện tượng thấu kính hấp dẫn thu được từ KTV Hubble cho thấy khối lượng của 2 quần thiên hà này lớn hơn rất nhiều những gì có thể quan sát thấy bởi Hubble và Chandra. Như thế có nghĩa là vẫn còn tồn tại một lượng vật chất khổng lồ không nhìn thấy được trong những quần thiên hà này. Những vật chất không nhìn thấy này hiện nay đã được định nghĩa chính xác là vật chất tối (dark matter). Vậy bản chất của chúng là gì???? Bó tay!
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những thiên thể trên bầu trời Easter Island (đảo Phục Sinh)​
    [​IMG]
    Không phải tất cả mọi ngày những thiên thể quen thuộc đều xuất hiện cùng lúc đằng sau cột đá khổng lồ như thế kia. Vào một đêm tháng tư đẹp trời, Magnus Galfalk (thuộc đài quan sát Stockholm) đã chụp được bức ảnh giàu chất tạo hình trên. Bức ảnh chụp tại hòn đảo Phục Sinh, nơi đặt hơn 800 pho tượng đá khổng lồ. Những pho tượng này có độ cao trung bình gấp 2 lần và nặng gấp khoảng 200 lần một người bình thường. Hiện nay người ta chưa hiểu hết lịch sử và ý nghĩa khác thường của những pho tượng đá này, tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng chúng được tạo ra bởi một nền văn minh cổ cách đây 500 năm. Trên hình có thể thấy Mặt Trăng, sao Kim và sao Hỏa rất sáng đằng sau Ahu Tahai - một pho tượng đảo Phục Sinh vô cùng nổi tiếng. Bạn cũng có thể nhận ra ngôi sao Aldebaran rực sáng phía bên kia pho tượng.
    Lúc nào kiếm đủ tiền, anh em trong box ta rủ nhau làm một chuyến đi đảo Phục Sinh ngắm sao nhỉ?
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hèm, xin lỗi. Tôi vừa post lại bài cũ, tôi xin del bài này đi cho gọn.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:50 ngày 09/08/2007
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Kỉ niệm ngày điểm chí​
    [​IMG]
    Bức ảnh chụp Mặt Trời của đài quan sát SOHO nhân ngày điểm chí. Bức ảnh trên được chụp từ dụng cụ EIT lắp đặt trên SOHO nhằm nghiên cứu tại bước sóng tử ngoại. Trên hình, màu đỏ tương ứng với 2 triệu độ C, xanh lá cây là 1,5 triệu và xanh da trời là 1 triệu độ C.
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Khi những Con Chuột đâm sầm vào nhau ​
    [​IMG]
    Bài này đã được anh Irish dịch từ năm 2002 (trang 10), tuy nhiên hôm nay xem lại thấy đa số ảnh minh họa từ thời đó đã mất - em xin copy lại và post thêm ảnh cùng một số chú thích mới. 5 năm rồi mà thấy bài này vẫn còn ý nghĩa tuyệt vời!
    Hai thiên hà này đang giằng xé với nhau dữ dội. Được đặt cho cái tên chung là "Những Con Chuột", hai thiên hà này có xu hướng liên tục đâm xuyên vào nhau cho đến khi chúng hoàn toàn hoà lẫn. Chúng có tên Những Con Chuột là do những cái đuôi rất dài của chúng. Những cái đuôi rất dài này được tạo ra do những dị biệt của lực hấp dẫn tác động lên các phần xa và gần của hai thiên hà. Với khoảng cách rất lớn, hai thiên hà đâm sầm vào nhau bằng chuyển động chậm chạp, tốn mất hàng trăm triệu năm. Những Con Chuột, hay là thiên hà NGC 4676, nằm cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng về phía chòm sao Coma Berenices và dường như là một thành phần của quần thiên hà Coma.
    Bức ảnh trên được chụp bởi camera khảo sát tiên tiến của KTV vũ trụ Hubble. Camera này có trường nhìn và độ nhạy gấp nhiều lần so với camera được lắp đặt trước đó của Hubble. Minh chứng cho sự cải tiến đáng kể của camera này là những thiên hà rất nhỏ thấp thoáng xa xa đằng sau làn bụi dày của NGC 4676.
    (*) "The mice" có nghĩa là những con chuột; "The rat" cũng có nghĩa là chuột nhưng nghĩa bóng là kẻ phản bội. Trong bài viết tiếng Anh trên, tác giả dùng "The mice" để nói về NGC 4676
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Quần thiên hà Hercules​
    [​IMG]
    Đây là bức ảnh thứ 100 tương đương hơn 80 bài viết mà mình đã post lên topic "Ảnh thiên văn trong ngày". Bài đầu tiên mình post là "Vành đai vật chất tối quanh cụm thiên hà CL0024+17". Để kỉ niệm, bức ảnh thứ 100 này mình cũng xin nói về thiên hà: "Quần thiên hà Hercules". Post bài thì vui đấy nhưng hơi đơn độc. Mà tính tớ lại không thích đơn độc một tí nào cả!
    Bức ảnh phía trên chụp những thành viên trong quần thiên hà Hercules - trông đây giống như một quần đảo vũ trụ hỗn tạp cách xa chúng ta khoảng 500 triệu NAS. Được biết đến với cái tên khác là Abell 2151, quần thiên hà này vô cùng giàu bụi, khí gas, những ngôi sao trẻ và những thiên hà xoắn ốc khổng lồ. Thỉnh thoảng có sự xuất hiện của một vài thiên hà elip màu cam - màu của những ngôi sao già. Những thiên hà chứa sao sơ sinh thì mang màu xanh và trắng rất dịu mắt. Bức ảnh rõ nét này chỉ chụp một khu vực thuộc trung tâm của quần thiên hà Hercules với góc nhìn 1/2 độ, tương ứng với kích thước trên 4 triệu NAS. Dưới tác dụng của hấp dẫn rất phức tạp, các thiên hà trong bức ảnh bị kéo dài ra hoặc đang va chạm và hòa trộn vào nhau như một "món súp thập cẩm" của vũ trụ. Đây là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự tương tác rất mạnh mẽ của các thành viên trong một quần thiên hà đông đúc. Thậm chí quần thiên hà Hercules còn trông như kết quả của một vụ hợp nhất giữa nó và một quần thiên hà nhỏ hơn, trẻ hơn cách đây khá lâu.
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Nhắc lại về hiệu ứng Casimir​
    [​IMG]
    Hôm trước em có dịch một tài liệu nhỏ trên APOD nói về hiệu ứng Casimir (trang 35) tuy nhiên hồi đó hiểu biết còn rất hạn chế nên em không dám đề cập sâu hơn. Sáng nay tự nhiên tìm được một bài viết khá chi tiết về hiệu ứng này trên physicsweb nên em xin lược dịch và trình bày lại cho mọi người:
    Quả bóng có kích thước không quá 0.1 mm này di chuyển chậm chạp về phía phiến nhẵn bên tay trái trong sự hưởng ứng những thăng giáng năng lượng rất nhỏ trong vùng không gian giữa chúng. Hiện tượng quả bóng lăn về phía phiến nhẵn chỉ có thể giải thích bằng hiệu ứng Casimir. Hiệu ứng này được Hendrik Casimir phát hiện ra năm 1948 khi ông quan sát sự di chuyển chậm chạp của một số chất lỏng đặc sệt như nước sốt di chuyển trên đĩa đựng chúng. Lực Casimir không được hiểu rõ một cách đúng mức trong nhiều năm bởi nhiều người cho rằng nó thật sự chẳng nói lên được điều gì! Hiệu ứng này chỉ rõ ràng đối với những vật thể rất nhỏ đặt trong chân không và ở nhiệt độ vô cùng thấp.
    Những phép đo vô cùng chính xác hiện nay đã tính được lực hút Casimir chỉ lệch so với lý thuyết 1%. Cơ học lượng tử hiện đại đã cho chúng ta biết lực hút này được sinh ra do sự cộng hưởng và mất đi theo kiểu cục bộ của một lượng nhất định các photon ảo giữa hai vật thể đặt rất sát cạnh nhau. Tại một nơi nào đó nằm giữa hai tấm kim loại nhẵn này, sự cộng hưởng xảy ra rất mạnh làm cho áp suất tại nơi này hơi nhỉnh hơn bên ngoài một chút khiến cho một trong hai phiến nhẵn bị đẩy lệch đi. Tuy nhiên sau khi hết cộng hưởng, các photon ảo lập tức biến mất và áp suất trong vùng này đột ngột giảm, hai phiến nhẵn sẽ có xu hướng va vào nhau. Những vật thể có bề mặt càng nhẵn và đặt càng gần nhau thì lực hút Casimir càng rõ rệt. Do có sự mất đi của một số photon ảo nên vùng không gian nhỏ đặt hai vật thế sẽ mang năng lượng âm. Vũ trụ luôn ở trạng thái cân bằng năng lượng nên ở một nơi nào đó sẽ xuất hiện một vùng tương ứng mang năng lượng dương.
    Dựa vào hiện tượng xuất hiện một vùng mang năng lượng âm giữa hai vật thể nên nhiều ý tưởng theo kiểu dùng năng lượng âm đó để uốn cong không gian ra đời, tức là giúp chúng ta vượt mọi khoảng cách và vượt cả thời gian để chu du trong vũ trụ. Ý tưởng này khá có lý tuy nhiên hiện nay chưa một thiết bị nào của con người có khả năng tạo ra năng lượng âm đủ lớn để uốn cong không - thời gian cả. Vậy thì phải chờ thôi, biết đâu đấy!
    [​IMG]
    Hendrik Casimir​
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tại mép của miệng núi lửa Victoria​
    [​IMG]
    Không có nơi nào trên Trái Đất mà mọi thứ trông mênh mông và ảm đạm như thế này! Khung cảnh với mặt đất và những phiến đá vàng rực trên chỉ có ở sao Hỏa, một hành tinh với nhiều điều bí ẩn. Bức ảnh trên chụp mũi St. Vincent, một khu vực với độ dốc thấp nằm kế bên những vách đá cheo leo của miệng hố Victoria. Robot thăm dò Opportunity (Cơ Hội) đang trong quá trình nghiên cứu lập bản đồ chi tiết khu vực này và sẽ tìm cách đi xuống sâu hơn nữa. Người ta đã từng thắc mắc rất nhiều về sự hình thành của bức tường đá rất cao và dốc xung quanh miệng hố Victoria. Chuyến đi lần này của Opportunity sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về những vận động địa chất của khu vực này trước khi núi lửa Victoria được hình thành trong quá khứ. Xa hơn chút nữa về phía trên là hình ảnh ảm đạm của đường chân trời và bầu khí quyển Hành Tinh Đỏ.
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:50 ngày 14/08/2007
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những cơn bão bụi khổng lồ trên sao Hỏa​
    [​IMG]
    Chẳng có gì thú vị nếu như bạn phải gánh chịu một cơn bão bụi trên sao Hỏa. Những bức ảnh trên được chụp từ robot thăm dò Opportunity khi một cơn bão bụi bất chợt ập đến miệng núi lửa Victoria. Thực ra những cơn bão này di chuyển cũng không quá nhanh, chúng đến chỉ đem theo bụi và cát bay mù mịt. Tuy nhiên chúng có thể kéo dài tới hàng tháng trời và do đó, những tấm pin mặt trời trên Opportunity sẽ bị vô hiệu hóa. Những dữ liệu mới nhất gửi về từ Opportunity cuối tháng 7 cho thấy nó vẫn còn hoạt động khá tốt mặc dù hầu hết các thiết bị đã tắt để tiết kiệm năng lượng. Nếu như cơn bão bụi này không có chiều hướng thuyên giảm thì đây sẽ là hồi kết của robot Opportunity vì nó sẽ dần bị chôn vùi trong cát và không thể nào thoát ra được vì hết năng lượng. Số phận của robot còn lại là Spirit cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Chúng ta chỉ còn biết trông chờ vào sự may rủi mà thôi!

Chia sẻ trang này