1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Mặt trời trên đỉnh Ancient Nemea​
    [​IMG]
    Mặt Trời sẽ vẽ ra trên bầu trời một hình số 8 như thế kia nếu bạn chịu khó chụp hình Mặt Trời vào cùng một thời điểm của tất cả các ngày trong năm. Những sự thay đổi của Mặt Trời trên thiên cầu là rất nhỏ, hầu như không thể nhận ra bằng mắt thường tuy nhiên nó lại khá đáng kể nếu xảy ra trong một thời gian dài. Theo dõi bước đi của thần Mặt Trời, đây là một trong mười hai nhiệm vụ mà chàng Hercules phải thực hiện trong thần thoại Hy Lạp. Ở mặt trước bức hình minh họa này của tác giả Anthony Ayiomamitis, chúng ta có thể nhận thấy ngôi đền Ancient Nemea - nơi người anh hùng Hercules bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của mình. Một sự kết hợp hài hòa giữa thần thoại và khoa học!
    Vào ngày điểm chí (ví dụ như ngày 21/6 hàng năm), Mặt Trời sẽ ở đỉnh và đáy dưới cùng của số 8. Độ nghiêng của trục Trái Đất và sự biến đổi vận tốc của nó trên quỹ đạo là nguyên nhân tạo nên sự duyên dáng đến tuyệt diệu của đường cong địa cầu đồ!
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Post bằng này thôi, mệt quá rồi. Chẳng có bác nào làm chung với tớ cho vui hả? Tớ làm một mình buồn quá!
  3. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    Cảnh tượng ngoạn mục phía trên Grand Tetons
    [​IMG]
    Link gốc:
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/0708/tetons_pacholka_big.jpg
    Xin chào sau khi xem xong topic của bạn mình đã bị cuốn hút bởi những tấm hình thiên văn tuyệt đẹp. Mình "chào sân" bằng tấm hình này nếu có trùng thì bạn cứ xoá
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 12:23 ngày 21/08/2007
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt quá bác Mr.No ạ! Topic này đã có từ lâu và tớ mới chỉ post ảnh lên nó trong vòng 3 tháng nay, nói thế tức là tớ cũng chỉ là dân mới vào mà thôi. Bác cùng làm chung với tớ cho vui nhá bác Mr.No
    Bộ ba Sagittarius​
    [​IMG]
    Trên hình có thể thấy bộ ba tinh vân trong chòm sao Sagittarius. Tinh vân M8 (tinh vân Lagoon) ở phía dưới cùng. Xa hơn chút nữa, tinh vân M20 (tinh vân Trifid) lại tỏa sáng rực rỡ phía trên cao. Trong danh mục các thiên thể được lập ra từ thế kỉ 18, Charles Messier cũng chỉ liệt kê hai tinh vân rất sáng này. Tinh vân thứ 3, NGC 6559 nằm ở phía bên trái M8 và có vẻ như bị át đi bởi màu sắc quá rực rỡ của tinh vân Lagoon và nền sao xung quanh. Ba ngôi nhà của các tinh tú trẻ này đều cách chúng ta hơn 5000 NAS. Để ghi được bức ảnh trường rộng trên, người ta phải dùng 2 camera và 2 kính thiên văn chụp phối hợp với nhau. Hai đài quan sát này đặt cách nhau tới 2000 dặm, một ở Arizona và một ở Pennsylvania.
    Dưới đây là hình ảnh bao quát một vùng trời tại hướng Tây Nam bằng phần mềm Stellarium 0.9 Việt hóa, tương ứng với góc nhìn tại Nam Định lúc gần 21h40 ngày 16/8/2007. Trong ảnh có thể thấy sao Mộc (vòng tròn xanh), kế bên nó là tiểu hành tinh Vesta. Lên trên một chút là một "tá" thiên thể rất sáng bao gồm: tinh vân Lagoon (cấp sao biểu kiến: 5,00), tinh vân Trifid (6,30), quần tinh M21 (5,90). Diêm Vương tinh nằm chếch về bên phải nhưng có mơ thì mới trông thấy vì cấp sao biểu kiến của nó là...14,77. Nếu được trang bị một ống nhòm tốt hoặc một KTV chế hạng trung (tầm khoảng trên 60x), bạn có thể tạm trông thấy tinh vân Lagoon và quần tinh M21, M24, M25 mờ như sương và thấy được 4 vệ tinh trong nhóm Galileo quay quanh sao Mộc. Hồi hè ngắm thử bằng kính khúc xạ chế 133X, nhìn sướng điên! Tiếc là bây giờ trời lắm mây quá, chẳng chụp được cái ảnh nào!
    [​IMG]
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trời ạ, cái ảnh của bác Mr.No post có chiều dài lớn quá, cái trang topic này dài thườn thượt, kéo mỏi cả tay
    Những quần thiên hà trong một vũ trụ trẻ​
    [​IMG]
    Giống như các nhà luyện kim thời xưa luôn mong ước biến kim loại thường thành vàng, những "lò" hạt nhân tinh tú trẻ trong cụm thiên hà trên cũng đang trong quá trình biến vật chất nhẹ thành những nguyên tố ngày càng nặng hơn.
    Quần thiên hà khổng lồ và rất trẻ trên mang tên RDCS 1252.9-2927. Bằng các kính thiên văn cực mạnh, chúng ta chỉ nhìn thấy những thiên hà riêng lẻ của cụm dưới bước sóng biểu kiến và cận hồng ngoại. Trong bức ảnh tia X trên, những thiên hà đó hiện lên với màu đỏ, vàng và xanh lục. Tuy nhiên bức xạ Rơnghen còn cho chúng ta thấy nhiều điều hơn thế! Nổi bật trong màu tía là những đám khí nóng khổng lồ bao trùm toàn bộ khu vực trung tâm của RDCS 1252.9-2927 và chứa rất nhiều nguyên tố nặng được tổng hợp từ hiđro và heli. Sử dụng những dữ liệu chính xác từ một loạt các KTV lớn nhất thế giới hiện nay bao gồm Chandra, XMM - Newton, Hubble và đài quan sát radio VLA, các nhà khoa học đã khẳng định được đây là một quần thiên hà nặng nhất từ trước tới nay. Khối lượng tổng cộng của RDCS 1252.9-2927 bằng khoảng 2000 tỷ lần Mặt Trời (và thậm chí còn nặng hơn nữa). Nó cách chúng ta khoảng 9 tỉ năm ánh sáng, tức là xuất hiện từ rất sớm, chỉ khoảng 5 tỷ năm sau Vụ Nổ Lớn.
    Quá trình tổng hợp rất nhiều các nguyên tố nặng dưới tác dụng của nhiệt độ vô cùng cao trong các quần thiên hà như thế này có lẽ là nguyên nhân giải thích sự tồn tại của các nguyên tố nặng sau cacbon trong không gian vũ trụ hiện nay. Tuy nhiên nhiều lý thuyết vẫn phải đối cách giải thích trên vì cho rằng những quần thiên hà rất nặng như RDCS 1252.9-2927 cũng khá hiếm gặp cho dù vũ trụ có trẻ đến mấy đi chăng nữa!
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 09:36 ngày 19/08/2007
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cái đuôi của NGC 3628​
    [​IMG]
    Ở cách xa chúng ta tới 30 triệu NAS, thiên hà xoắn ốc khổng lồ NGC 3628 đang chia sẻ những vùng khí bụi rất dày của mình cho hai thiên hà xoắn ốc rất lớn khác nằm kế bên. Những thiên hà đặc biệt này nằm trong một quần thiên hà lộng lẫy mang tên Leo Triplett.
    Trong bức ảnh với nền sao dày đặc trên, các bạn có thể thấy thiên hà M65 nằm ngay dưới cùng, bên trái nó một chút là M66. Nhưng ngoạn mục nhất bức ảnh là một dải bụi rất mảnh bắn ra khỏi NGC 3628 (trung tâm) và kéo dài tới hơn 300.000 NAS trong không gian, hơi vênh so với đĩa bụi khá dày của thiên hà này một chút. Được biết đến với cái tên kì dị "tidal tail" (đuôi thủy triều), dải bụi khí này được hình thành nhờ sự tác động hấp dẫn không đồng đều của hai thiên hà láng giềng M65 và M66. Sự tác động này xảy ra từ từ, mất đến hàng trăm triệu năm nhưng vô cùng mãnh liệt. Kết quả của vụ "mất cắp" vật chất khá bạo lực này là sự hình thành những cụm sao xanh rất nóng và những vùng tạo sao đặc biệt trong cái đuôi khí khổng lồ kia!
  7. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    Thiên hà BLACK EYE​
    [​IMG]
    Link gốc
    http://apod.nasa.gov/apod/image/0708/M64_RC_tamanti_full.jpg
    @Dr.No: các bức ảnh có kích thước quá to sẽ làm ảnh hưởng đến khung của topic. Tốt nhất là chỉ post những bức ảnh có chiều ngang nhỏ hơn 800 pixel.Tôi đã chỉnh lại kích thước 2 bức ảnh trong 2 bài viết của bạn.
    Những bức ảnh lớn hơn bạn chỉ nên post link trực tiếp của bức ảnh đó (không dùng cặp thẻ img)
    Cảm ơn bạn

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 21/08/2007
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    @Dr.No: dịch phần chú thích ảnh đi bác. APOD dùng các thuật ngữ rất dễ hiểu nên có thể tra bằng LacViet mtd. Dịch mỗi cái chỉ mất khoảng 15 phút, mỗi tuần em để ra 2 buổi trưa để truy cập mạng sau đó dịch luôn. Rất thú vị bác ạ!
    Quần thiên hà Centaurus dưới bước sóng tia X​
    [​IMG]
    Quần thiên hà Centaurus là một nhóm gồm hàng trăm thiên hà cách chúng ta khoảng 170 triệu NAS. Cũng giống như những quần thiên hà khác, Centaurus chứa đầy bụi và khí gas ở nhiệt độ cao kinh khủng: 10 triệu độ (và thậm chí hơn thế nữa!). Chính nhiệt độ cao đó khiến cho vùng trung tâm của Centaurus rực sáng dưới bước sóng tia Rơnghen. Những quan sát của đài thiên văn Chandra cho thấy: trong khi những thiên hà riêng lẻ không thể nào phân biệt được thì những vùng khí vô cùng hoạt động ở khu vực chính giữa quần thiên hà lại lộ ra rất rõ. Thậm chí còn có một dải phát xạ tia X khác có hình lông chim xoắn ra khỏi khu vực này và kéo dài tới hơn 70.000 NAS trong không gian (trên ảnh dải phát xạ này biểu diễn bởi màu xanh lá cây). Cái đuôi lông chim này chứa đựng lượng vật chất tương đương 1 tỉ lần khối lượng Mặt Trời. Khu vực có hình xoắn ốc kì lạ này được dự đoán là những luồng khí hoạt động đang dần nguội và đặc lại, luồng khí đó được phun ra từ một thiên hà rất nặng và rất lớn di chuyển ngang quần thiên hà này.
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Giấc mơ hòa bình​
    (các tác giả Mỹ đã chơi chữ: "Mir Dreams" ở đây chỉ bức ảnh chụp trạm vũ trụ Mir trông giống như trong mơ nhưng "Mir" cũng có nghĩa là hòa bình nên cũng có thể hiểu "Mir Dreams" là giấc mơ hòa bình chung cho thế giới)
    [​IMG]
    Bức ảnh trạm vũ trụ Hòa Bình được ghi bởi những nhà du hành trên tàu con thoi Atlantis đang trong quá trình tiếp cận trạm quỹ đạo khổng lồ trên của Nga vào năm 1996. Sứ mệnh ghép nối hai thành tựu công nghệ vũ trụ tiên tiên tiến trên của Nga và Hoa Kì mang tên STS-76. Với những modun ghép nối thêm và những tấm pin Mặt Trời khổng lồ, trông Mir không khác gì một con bọ cánh cứng khổng lồ đang bay ở độ cao 350 km. Phía dưới những sải cánh của Mir là hòn đảo phía Nam New Zealand và thành phố Nelson gần eo biển Cook. Mir được Liên Xô phóng đi cách đây hơn 20 năm và liên tục được sử dụng để nghiên cứu không gian đến tận tháng 8 năm 1999. Mir cũng được hơn 100 nhà du hành thuộc nhiều quốc gia trên thế giới viếng thăm như Hoa Kì, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Australia, Kazakhstan, Slovakia...Trạm Hòa Bình đã ngừng hoạt động và được phá hủy vào tháng 3 năm 2001.
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một lời nhắn gửi tới các vì sao
    [​IMG]
    Nếu bạn có thể gửi một thông điệp đến các nền văn minh lạ ngoài Trái Đất, bạn sẽ nói gì? Những người thuộc dự án Cosmic Call (Tiếng Gọi Vũ Trụ) đã gửi đi thông điệp trên tới các ngôi sao lân cận bằng một kính thiên văn vô tuyến trong mùa hè năm 1999. Đây chỉ là những dòng đầu tiên trong một bản thông điệp khá dài được soạn ra. Những lời nhắn khác cũng được gửi đi vào năm 2003. Một kính thiên văn đơn có đường kính 70m ở Ukraine trên bán đảo Crimean gần TP.Evpatoria đã gửi đi thông điệp thân thiện trên. Trang đầu tiên của thông điệp (hình vẽ) chỉ gồm những thông tin hết sức đơn giản được mã hóa bằng số nên có vẻ dễ dàng để một nền văn minh tiên tiến khác ngoài Trái Đất tiếp nhận. Một thông điệp nổi tiếng hơn được gửi tới quần tinh M13 vào năm 1974 thông qua dàn ăngten khổng lồ của đài thiên văn vô tuyến Arexibo.

Chia sẻ trang này