1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn tới Trái Đất​
    [​IMG]
    Chào bạn tới Trái Đất, hành tinh thứ 3 của một ngôi sao trong dải Ngân Hà mang tên Mặt Trời. Trái Đất có dạng cầu và cấu tạo bởi phần lớn đất đá. Hơn 70% bề mặt Trái Đất là nước. Trái Đất có một bầu khí quyển tương đối mỏng bao gồm chủ yếu là nitơ và oxy. Bức ảnh tuyệt diệu trên được chụp từ tàu Apollo 17 vào năm 1972, phô diễn một lục địa mang tên Châu Phi và những đám mây, những vỉa băng khổng lồ ở Nam Cực. Đây là bức ảnh được biết đến nhiều nhất mặc dù ít người biết tác giả của nó là ai.
    Trái Đất có một vệ tinh khá lớn mang tên: Mặt Trăng. Mặt Trăng có đường kính bằng khoảng 1/4 lần Trái Đất. Với sự phong phú của lớp nước trên bề mặt kết hợp với khoảng cách khá hợp lí đến Mặt Trời, Trái Đất là nơi lý tưởng để sự sống được hình thành và phát triển trong đó có những sinh vật cực kì thông minh như cá heo và con người. Hãy tận hưởng cuộc sống của bạn trên Trái Đất, hành tinh xanh trong vũ trụ. Và hãy lắng nghe những giai điệu đến từ thiên nhiên...
    [​IMG]
    Những dải băng khổng lồ ở cực Nam của Trái Đất. Những dải băng này đang dần bị thu hẹp do nhiệt độ trung bình của Trái Đất ngày càng tăng lên. Nguyên nhân của hiện tượng này chính là những hoạt động phá hoại môi trường của con người.​
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vệt dài SIRTF​
    [​IMG]
    Tên lửa Boeing Delta 2 của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đã làm thành một vệt dài như thế kia khi nó được phóng lên bầu trời ngày 25/8/2003. Tầng trên cùng của quả tên lửa này chứa một kính thiên văn hồng ngoại mang tên Space InfraRed Telescope Facility (SIRTF).
    SIRTF hay Spitzer là vệ tinh cuối cùng được phóng lên quỹ đạo trong chương trình "Các đài quan sát lớn" của NASA thực hiện từ thập niên 90 của thế kỉ trước. Ba đài thiên văn lớn khác của NASA đã lần lượt được đưa vào sử dụng nhằm nghiên cứu các thiên thể tại mức năng lượng cao bao gồm: Hubble (bước sóng cận biểu kiến), Compton (bước sóng tia gamma) và Chandra (bước sóng tia X). SIRTF được đưa vào quỹ đạo "Earth-trailing solar orbit" (kiểu quỹ đạo được Trái Đất kéo theo trong một hành trình quanh Mặt Trời) nhằm hạn chế tới mức tối đa sự nhiễu xạ do tia hồng ngoại phát ra từ chính hành tinh của chúng ta. Được làm lạnh bằng hệ thống heli lỏng tại chỗ, đầu dò tia hồng ngoại của SIRTF sẽ hoạt động ở nhiệt độ xấp xỉ 0 tuyệt đối và vô cùng nhạy cảm với sự biến đổi tinh tế của không gian. Spitzer có khối lượng 950kg, hiện nay vẫn đang hoạt động rất tốt trên quỹ đạo. Spitzer tiến hành các quan sát trong vùng sóng từ 3 đến 180 micromet. Spitzer đã thu được rất nhiều kết quả cực kì quan trọng như việc phát hiện ra các nhóm sao trẻ trong tinh vân, các đĩa tiền hành tinh và quá trình hình thành sao trong thiên hà.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bụi và sự bí ẩn của tinh vân Helix​
    [​IMG]
    Bụi khiến cho "con mắt vũ trụ" đỏ ngàu lên! Bức ảnh hồng ngoại huyền bí trên của KTV vũ trụ Spitzer cho chúng ta một cái nhìn khá trực quan về thành phần cấu tạo nên tinh vân Helix (NGC 7293). Tinh vân này cách chúng ta 700 NAS về phía chòm Aquarius (Bảo Bình). Đám bụi và khí bao quanh trung tâm có kích thước lên tới 2 NAS.
    Những dữ liệu từ Spitzer cho thấy: ngôi sao lùn trắng ở chính giữa tinh vân được nhúng chìm trong một làn sóng hồng ngoại rực rỡ đến khó hiểu. Một số mô hình hiện nay cho rằng ánh sáng rực rỡ đó được sản sinh ra từ một đĩa bụi rất nóng quay nhanh xung quanh sao lùn trắng. Mặc dù đa phần vật chất của ngôi sao đã được phun ra rất xa cách đây vài nghìn năm tuy nhiên đám mây bụi khổng lồ nằm khá gần sao lùn trắng lại được phát sinh theo một cách hoàn toàn khác. Trong giai đoạn bùng nổ dữ dội của ngôi sao khổng lồ đỏ đã có sự va chạm mãnh liệt của những đối tượng lớn nằm trong khu vực giống như Vành đai Kuiper hay đám mây Oort của hệ Mặt Trời. Bằng một cách nào đó, những "cục bụi" này sẽ vẫn tồn tại cho dù ngôi sao có phát nổ đi chăng nữa. Thay vào đó, chúng sẽ va vào nhau, bị nhiễu loạn quỹ đạo nên dễ dàng bị ngôi sao lùn trắng kéo sát lại và cuối cùng hình thành nên đĩa bụi rất nóng quay quanh vùng trung tâm. Điều này lý giải sự tồn tại của những xung hồng ngoại rất mạnh xuất phát từ vùng phía trong chứa đầy bụi nặng của tinh vân Helix.
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh các thiên hà: M81 và M82​
    [​IMG]
    Trong bức ảnh có độ chi tiết cực cao này, thiên hà M81 nằm phía bên trái đang khoe những cánh tay xoắn ốc màu xanh dương của mình trong không gian. Bên phải M81, thiên hà vô định hình M82 lại đáng được chú ý bởi màu sắc bắt mắt của những đám khí và bụi rất nóng. Hai thiên hà này bị kéo vào một cuộc chiến hấp dẫn dẫn khổng lồ kéo dài hàng tỉ năm qua. Hấp dẫn đến từ hai "kẻ tử thù" này tạo nên những hiệu ứng đáng kể trong vòng vài triệu năm. Với quỹ đạo vòng tròn quanh M81, M82 đang từ từ vặn những cánh tay của M81 lại và làm tăng đáng kể mật độ của những vùng bụi khí này. Kết quả của những tác động hấp dẫn này là sự hình thành liên tục các ngôi sao rất trẻ trên những cánh ta xoắn ốc của M81. Tuy nhiên, ngược lại, thiên hà M81 đã tác động lên M82 làm sản sinh ra những vùng hình thành sao cực kì bạo lực. Hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến M82 là sự đụng nhau với vận tốc rất lớn của các đám khí năng lượng cao làm phát sinh nhiều bức xạ, trong đó có tia X. Trong vài tỉ năm tới chỉ có một thiên hà sống sót, rất có thể đó là M81, thiên hà nặng hơn và lớn hơn!
  5. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    Vũ trụ bắt chước Star Wars (hay ngược lại)​
    [​IMG]
    Trong ảnh là một vật thể trông giống con tàu Death Star trong StarWars, nhưng thật ra đó là Mimas một trong những mặt trăng của sao Thổ. Nó có một miệng núi lửa rộng 80 dặm (128 km) tên là Hershel. Tàu Cassini đã chụp bức ảnh này khi bay ngang qua sao Thổ.
  6. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    CHUYẾN ĐI BỘ LỊCH SỬ​
    [​IMG]
    Phi hành gia Bruce McCandless đang trôi tự do trong không gian trong khi không có gì nối anh ta với tàu con thoi Challenger (tay này liều thật). Hình chụp năm 1984
  7. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    CẢNH TRĂNG TÀ NHÌN TỪ ISS.​
    [​IMG]
    ÁNH TÀ DƯƠNG TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG​
    [​IMG]
  8. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    "KIM TINH THỰC"​
    [​IMG]
    Tấm ảnh kì diệu này được chụp tại Xinjiang Trung Quốc. Đây là một hiện tượng thiên văn hiếm khi xảy ra, hiện tượng này xảy ra khi một hành tinh bị mặt trăng che khuất. (đã có Nhật thực thì có lẽ nên gọi đây là ?oKim Tinh thực?)
  9. BaronJacob

    BaronJacob Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2003
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    Cái này không đúng đâu :) - Hiện tượng Khí hậu toàn cầu nóng lên là hoàn toàn tự nhiên, con người đâu đủ sức để "thay đổi khí hậu" của Trái Đất.
    Trong lịch sử của TĐ đã từng có những đợt băng hà siêu lạnh, những lần nhiệt độ lên đến mức khủng khiếp - và rồi TĐ lại tự điều hòa bản thân nó. CON NGƯỜI hoàn toàn không thể làm gì với khí hậu của TĐ, ít ra là vào thời điểm này.
    Còn chuyện con người phá hoại môi trường sống của mình thì đúng - nhưng môi trường sống của con người thì cũng còn cả một khoảng cách khá xa so với "thay đổi khí hậu" TĐ. Bạn tìm trong youtube 1 documentary tên "The Great Global Warming Swindle" để xem thêm :D
    It''s worth watching. Đã là một vấn đề khoa học thì nên nhìn nhận và lắng nghe từ cả hai phía. Đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu những con số, thông tin mà người ta đưa ra về "man made global warming" liệu có chính xác không chưa?
  10. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Nhân hôm nay là ngày diễn ra Nguyệt thực, thấy bài viết và hình ảnh đẹp trên trang Astronomy Picture of the Day, mình xin lược dịch và Post lên đây cho các bạn cùng xem:
    A Total Lunar Eclipse Over North Carolina
    [​IMG]
    Vào thứ ba, ngày 28/08/2007 Mặt trăng của chúng ta sẽ chơi trò ?otrốn tìm?, nó xuất hiện rồi lại biến mất. Bức ảnh trên đây mô phỏng toàn bộ quá trình xảy ra Nguyệt thực được chụp vào năm 2003 ở Bắc Carolina, Mỹ. Trái đất sẽ đi vào vùng giữa Mặt trăng và Mặt trời, bóng của nó sẽ ?ođổ? lên Mặt trăng tạo thành vùng tối. Trong bức ảnh trên, ta có thể thấy rõ Trái đất quay và việc đổ bóng của nó lên Mặt trăng như thế nào, cùng với những xử lý hiệu ứng cho thấy hình ảnh Mặt trăng mờ dần và xuất hiện trở lại trong suốt khoảng 3h diễn ra Nguyệt thực. Bóng của Trái đất bao phủ toàn bộ Mặt trăng, Mặt trăng trở lên tối dần, và rồi biến mất trong thời gian diễn ra Nguyệt thực toàn phần. Thông thường Mặt trăng chiếu sáng là do phản xạ ánh sáng từ Mặt trời, còn trong thời điểm này ánh sáng của Mặt trăng có được là do sự khúc xạ ánh sáng từ Mặt trời qua bầu khí quyển Trái đất.
    Các bạn có thể xem thêm ở biểu đồ dưới đây (cái này mình nhớ hình như Fairydream đã post rồi, mình chỉ post lại thôi)
    (Xin lỗi vì ảnh hơi to nên các bạn có thể xem theo link sau: http://sunearth.gsfc.nasa.gov/eclipse/LEplot/LEplot2001/LE2007Aug28T.GIF)
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 09:38 ngày 28/08/2007

Chia sẻ trang này