1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    trời ! Mấy bác kiếm được lắm ảnh vừa độc vừa đẹp thật em ngắm mãi mà không chán .Các bác cố gắng post nhiều nhiều ảnh nữa cho em chiêm ngưỡng đấy . Thank mấy bác !
  2. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay mình tìm thấy mấy hình khá đẹp mặc dù đã lâu rồi nhưng cũng xin Post lên đây cho các bạn cùng xem (ko biết dạo trước đã có bạ nào post ảnh này chưa....)
    Comet Meets Ring Nebula: Phần I
    [​IMG]
    Vào buổi bình minh ngày 08/5/2006, nhà thiên văn học Stefan Seip đã quan sát rất cẩn thận phân đoạn C của của sao chổi 73P/Schwassmanm ?" Wachmanm 3 tiến gần đến M57 ?" Tinh vân vòng và thiên hà hình xoắn ốc yếu ớt ?" IC1296. Bức ảnh này được ghi lại từ kính thiên văn Seip ở gần Stuttgart, Đức. Sao chổi là một phần bên trong Hệ mặt trời của chúng ta, dài khoảng 0.5 phút ánh sáng. Tinh vân ?ovòng? (góc trên bên phải) - một tinh vân hành tinh cánh Thiên hà của chúng ta khoảng 2000 năm ánh sáng. Ở khoảng cách 200 triệu năm ánh sáng, IC 1296 (nằm giữa sao chổi và tinh vân vòng) là xa bên ngoài ranh giới Thiên hà của chúng ta. Bức ảnh đầy ấn tượng này được kết hợp từ hai bức ảnh khác nhau., một ảnh ghi lại sự di chuyển của sao chổi, hình còn lại là ảnh nền với các ngôi sao và tinh vân.
    (Theo Astronomy Picture of the Day: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap060511.html)
  3. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Comet Meets Ring Nebula: Phần II
    [​IMG]
    Di chuyển rất nhanh qua bầu trời đêm của Trái đất, phân đoạn C của sao chổi đang bị vỡ vụn 73P/Schwassmanm ?" Wachmanm 3 cũng gần như trực tiếp đi qua phía trước của M57 ?" Tinh vân ?ovòng? và thiên hà hình xoắn ốc yếu ớt IC 1296 vào ngày 08/5/2006. Thực tế, ở bức hình rực rỡ trên, cái đầu rực sáng của sao chổi (phân đoạn C) vượt qua M57 chỉ khoang 0.1 độ, với cái đuôi rất rõ che mờ cả tinh vân và thiên hà. Bức ảnh trên đựoc ghi lại ở Illinois, Mỹ chỉ khoảng 30 phút sau bức hình trên (đã đăng ở phần 1) cho thấy một khung cảnh vũ trụ sắp thành hàng tuyệt đẹp. Sự di chuyển tương đối của sao chổi có thể dễ dàng nhận ra khi so sánh 2 bức hình này. Những phân đoạn của sao chổi này sẽ tiến gần đến nhau trong những ngày tới (tất nhiên là những ngày tới của mốc thời gian 8/5/2006), ở xa khoảng 10 triệu km và không ảnh hưởng gì tới Trái đất tươi đẹp của chúng ta.
    (Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap060512.html)
  4. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Stars Forming in Serpens
    [​IMG]
    Những ngôi sao đang được hình thành trong một đám mấy phân tử dày đặc cách chúng ta khoảng 1000 năm ánh sáng trong chòm sao Serpens Cauda (Serpent?Ts Tail). Tại khoảng cách được đánh giá đó, ảnh sắc nét, ở cận bước sóng hồng ngoại (800nm ?" 2500nm) của của vùng những ngôi sao đang hình thành trong Serpens trải rộng khoảng 2 arcminutes (2/60 độ) hoặc hơn 0.5 năm ánh sáng. Tuy nhiên, việc quan sát những hỉnh ảnh cận hồng ngoại có thể thực hiện bởi những kính thiên văn trên đỉnh núi với những thiết bị nhận đạng đặc biệt, bước sóng ánh sáng cận hồng ngoại quá dài để có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hình ảnh này được ghi lại bởi một máy ghi hình có bộ phận nhạy sáng, HAWK ?" I (Height Acuity, Wide field K ?" band Imaging), được trang bị ở đài quan sát Paranal , Chile. Đây như một minh chứng cho khả năng ấn tượng của HAWK-I, bức ảnh cho thấy những ngôi sao trẻ màu đỏ nhạt và những ngôi sao già với khoảng vài triệu năm tuổi cùng với năng lượng khí và bụi của tinh vân.
    (Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap070831.html)
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Dịch lại bài của anh vnnsmile, gọi là "hai ý tưởng lớn gặp nhau":
    Sao chổi gặp tinh vân Chiếc Nhẫn: phần 1​
    [​IMG]
    Vào một buổi sớm tháng 5/2006 đẹp trời, nhà thiên văn học Stefan Seip đã chụp được bức ảnh trong đó ghi nhận sự có mặt của một mảnh bụi thuộc sao chổi 73P/Schwassmann-Wachmann 3 bên cạnh tinh vân Chiếc Nhẫn (Ring Nebula). Xa hơn chút nữa, chếch về phía trên vầng sáng của mảnh bụi mang tên Fragment C là cấu trúc xoắn ốc của thiên hà IC 1296. Mặc dù ba thiên thể này cùng lúc xuất hiện trên bức ảnh tuy nhiên chúng chẳng liên quan gì tới nhau cả. Sao chổi là một vệ tinh của Mặt Trời và tính đến thời điểm đó, nó chỉ cách Stuttgart, Đức - nơi đặt kính thiên văn của Seip có 0.5 phút ánh sáng. Tinh vân Chiếc Nhẫn thì nằm gọn trong thiên hà của chúng ta và cách xa tới 2.000 NAS. IC 1296 là một khung cảnh ngoạn mục của vũ trụ và "chỉ" cách Trái Đất có...200 triệu NAS.
    Bức ảnh trên được ghép lại từ hai bức ảnh nhỏ hơn chụp từ kính thiên văn; một bức chụp chính xác mảnh sao chổi, bức kia chụp tinh vân Chiếc Nhẫn và nền sao xung quanh. Hai mảnh này ghép lại sẽ cho ta cái nhìn khá bao quát và chi tiết về một vùng trời phía chòm sao Thiên Cầm (Lyra).
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:03 ngày 31/08/2007
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vướng thi cử nên mấy ngày không online được. Hôm nay tôi sẽ post bù lại, gọi là "quà" tặng các bác nhân ngày Quốc khánh 2-9 và ngày khai giảng 5-9, chúc mọi người trong box ta thành đạt:

    Cụm sao mở NGC 290: chiếc hộp nữ trang của vũ trụ​
    [​IMG]
    Những viên kim cương không thể có màu sắc sặc sỡ như thế này được, đây chính là những ngôi sao trong vũ trụ. Giống như các viên ngọc trong chiếc hộp nữ trang, những ngôi sao trong quần tinh phát tán NGC 290 lấp lánh trong bức ảnh trên với vô số màu sắc và độ sáng khác nhau.
    Bức ảnh chi tiết cao của KTV vũ trụ Hubble phô diễn hàng trăm ngôi sao rất trẻ, rất nóng phát tán trên một vùng không gian chỉ có 65 NAS. Khó có thể phân biệt những ngôi sao thành phần của NGC 290 với những thiên thể khác làm nền. Các quần tinh phát tán thường trẻ hơn và chứa ít sao hơn nhiều so với các quần tinh cầu. Độ tuổi trung bình của chúng chỉ vào khoảng vài triệu đến vài trăm triệu năm và nằm phát tán nhiều trên các cánh tay bụi của thiên hà.
    NGC 290 cách chúng ta khoảng 200.000 NAS và nằm trong thiên hà Magellan nhỏ. Đây là một trong những phòng thí nghiệm vũ trụ khá tốt để các nhà khoa học kiểm tra những tính toán về khối lượng thiên thể và sự tiến triển của các vì sao.
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một bầu trời không ánh trăng​
    [​IMG]
    Mọi người đã được tận hưởng một "bữa tiệc" sao băng no nê trong một đêm không trăng tháng 8/2007. Máy ảnh của nhà thiên văn John Chumack đã "tóm" được mảnh sao băng tuyệt diệu này khi nó kéo lê chiếc đuôi của mình trên bầu trời đầy sao của bang Ohio, Hoa Kỳ. Tác giả đã hướng ống kính máy ảnh của mình về phía đông, nơi có chòm sao Taurus và để phơi sáng trong 4 phút. Những vệt sao băng sẽ bắn ra như mưa từ hướng chòm sao Perseus (phía trên, bên trái bức ảnh). Hòa vào không khí náo nức rộn ràng của đêm hội hoa đăng Perseus là sự tỏa sáng hết mình của đám sao Tua Rua nổi tiếng (Pleiades Star cluster - phía trên cùng) và vị thần chiến tranh Hỏa tinh (màu đỏ, phía dưới đám sao Tua Rua). Ngôi sao màu vàng Aldebaran cũng tham gia nhưng khiêm tốn nép mình cùng quần tinh V-shaped Hyades phía trên những nhánh cây.
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tia laser đánh dấu tâm Ngân Hà​
    [​IMG]
    Tại sao người ta phải bắn một tia laser cực mạnh vào vùng trung tâm dải Ngân Hà của chúng ta nhỉ? Thật may mắn, đây không phải là khởi đầu cho một cuộc chiến liên hành tinh! Thực ra đây chỉ là một phép đo độ biến dạng của khí quyển Trái Đất được thực hiện bởi các nhà thiên văn học ở đài thiên văn Very Large Telescope (VLT), Chile. Một số nguyên tử không khí ở độ cao rất lớn trên tầng khí quyển bị kích thích bởi tia Laser, sẽ phát ra ánh sáng giống như một ngôi sao nhân tạo. Các nhà thiên văn học sẽ nhanh chóng xác định được độ nhiễu loạn tức thời của không khí. Những thông tin này sẽ được nhập trở lại vào kính VLT để thay đổi bề mặt gương quan sát, giảm đến tối đa sự biến dạng do không khí chuyển động trên cao gây ra.
    Trong bức hình trên, một VLT đang khảo sát trung tâm Ngân Hà của chúng ta, do đó việc đo độ biến dạng của khí quyển trong vùng quan sát là rất cần thiết. Thực ra, ánh sáng tạo bởi tia laser rất mạnh trên khi kết hợp với ánh sáng đến từ Mặt Trời sẽ tạo ra một ngôi sao ảo có độ sáng khá yếu ớt. Ngôi sao này khi nhìn qua KTV sẽ giống một ngôi sao thật nằm ở rất xa.
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Xưởng sản xuất sao: Messier 17​
    [​IMG]
    Được chạm trổ bằng gió và bức xạ đến từ các tinh tú trẻ, "xưởng sản xuất sao" Messier 17 đang tiếp tục trình diễn những sản phẩm mới nhất của mình trong nền ánh sáng rực rỡ của sự thành công!
    Tinh vân này nằm cách chúng ta 5.000 NAS về phía chòm sao Sagittarius. Bức hình trên bao quát trọn vẹn tinh vân M17 với độ rộng mỗi chiều khoảng hơn 50 NAS. Đúng như tên gọi đùa, M17 là một khu vực hình thành sao vô cùng mãnh liệt. Những ngôi sao rất trẻ sau khi được hình thành lập tức phát ra những luồng gió hạt và bức xạ cực mạnh, thổi bạt đám khí xung quanh. Kết quả, trong tinh vân M17 xuất hiện những lỗ trống và những gợn sóng khí gas có kích thước tới nhiều NAS. Trong ảnh, tinh vân này phát ra nhiều anh sáng khác nhau, đặc trưng cho các nguyên tố phổ biến có trong tinh vân: lưu huỳnh phát xạ ánh sáng đỏ, xanh lá từ khí hidro và xanh da trời từ oxi nguyên tử. M17 còn được gọi với nhiều tên khác như tinh vân Omega hay tinh vân Thiên Nga.
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hành trình của các vì sao trên Mauna Kea​
    [​IMG]
    Bạn thích ngắm sao chứ? Nhưng liệu bạn có biết chúng vận động thế nào không? Để biết được điều này, tốt nhất bạn hãy leo lên đỉnh một ngọn núi và phóng mắt nhìn ra xa xung quanh. Bức ảnh trên được tác giả Peter Michaud tạo nên bằng cách chụp phơi sáng trong vòng...150 phút bởi một máy ảnh số hiện đại. Do sự tự quay của Trái Đất, những ngôi sao và hành tinh trên bầu trời sẽ vẽ nên các cung tròn đồng tâm. Có một ngôi sao dường như không di chuyển, nó nằm tại tâm của các cung tròn, đó là sao Bắc Đẩu.
    Ngọn núi trong ảnh là đỉnh Mauna Kea, nơi đặt nhiều KTV lớn nhất thế giới như kính Keck, Gemini, Subaru, CFHT, và IRTF. Nhờ những "con mắt khổng lồ" đường kính 10m này mà người ta đã khám phá ra rất nhiều bí ẩn của vũ trụ, chẳng hạn như việc tìm ra vật chất tối, năng lượng tối và nghiên cứu các quasar ở rất xa. Toàn bộ khung cảnh trong ảnh được chiếu sáng bởi Mặt Trăng.

Chia sẻ trang này