1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Lớp băng đang thu hẹp trên địa cực Trái Đất
    [​IMG]
    Phần địa cực chứa đầy băng của Trái Đất đang dần tan chảy? Trong hàng triệu năm, Nam Cực - lục địa giá lạnh nhất hành tinh bị chìm trong một dải băng khổng lồ. Mới đây, vệ tinh GRACE (Gravity Recovery and Climate Experiment) đã tiến hành đo đạc và khảo sát hấp dẫn trên toàn bộ mọi địa điểm của Trái Đất, trong đó có cả Nam Cực. Những dữ liệu từ GRACE cho thấy khối lượng của đám băng tại Nam Cực bị mất đi là nguyên nhân khiến cho mực nước biển trên Trái Đất tăng lên tới 1.2 mm tính trung bình từ 2002 đến năm 2005. Mặc dù con số này không đáng chú ý cho lắm nhưng điều này có nghĩa là 150 nghìn tỉ lít nước đã bị tan chảy khỏi Nam Cực, tương đương với lượng nước mà toàn bộ dân Hoa Kì dùng trong 3 tháng. Sự kém chính xác trong phép đo từ vệ tinh làm cho con số trên có thể bị xê dịch đi trong phạm vi 80 nghìn tỉ lít.
    Bức ảnh trên chụp một một núi băng khổng lồ thuộc bãi băng Riiser-Larsen ở Nam Cực vào tháng 12/1995. Những nghiên cứu trong tương lai sẽ tập trung vào việc tính toán chính xác hơn nữa những số liệu thu được và đưa ra những dự đoán chính xác nhất về khí hậu và những hiện tượng liên quan đến Trái Đất, hành tinh xanh trong vũ trụ và cũng là ngôi nhà duy nhất của chúng ta!
    Nhiều cuộc hội thảo với quy mô thế giới đã được tổ chức nhằm xác định nguyên nhân khiến lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan nhanh. Chắc chắn băng tan nhanh là dấu hiệu cho thấy Trái Đất ngày càng nóng lên. Sự nóng lên này đến do đâu? Những nhà hoạt động bảo vệ môi trường thì một mực cho rằng đó là do những hành vi phá hoại môi trường như chặt phá cây rừng, thải khí độc vào bầu khí quyển...của con người. Lỗ thủng tầng ozon ở hai đầu địa cực cũng được nhắc tới như một cái cớ để những tổ chức bảo vệ môi trường này đổ tội cho những nước thải nhiều khí nhất thế giới như Hoa Kì, châu Âu hay thậm chí cả Trung Quốc, LB Nga. Tuy nhiên đại diện của những nước này đã gạt phắt các buộc tội đó vì cho rằng điều đó là vô căn cứ và thật là nực cười. Hiện tại những nước này (như Hoa Kì, Trung Quốc) vẫn còn cãi vã nhau không chịu đề ra kế hoạch cho việc cắt giảm lượng khí thải trong tương lai. E rằng đến khi băng tan hết rồi thì con người mới hết cãi nhau xem vì sao băng lại tan nhanh thế!
    (lược dịch: Astronomy picture of the day và BBC News)
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vụ va chạm của quần thiên hà hé mở những bí mật xung quanh vật chất tối​
    [​IMG]
    Những quan sát bằng KTV tia X Chandra cho thấy vụ va chạm với vận tốc rất lớn của các thiên hà khổng lồ trong cụm Abell 520. Vụ va chạm này thực sự khiến cho các nhà khoa học đau đầu vì có những bằng chứng cho thấy vật chất tối bị tách ra khỏi một hỗn hợp với vật chất thường trong các thiên hà.
    Trong bức ảnh kết hợp nhiều bước sóng trên, vật chất tối được biểu thị bởi màu xanh (thực tế nó làm gì có màu). Những chuyên gia phân tích hình ảnh của NASA đã xác định được vị trí của luồng vật chất không nhìn thấy này dựa vào những quan sát về thấu kính hấp dẫn cung cấp bởi KTV vũ trụ Hubble. Đám khí cực nóng do va chạm giữa hai cụm thiên hà được xác định bởi KTV vũ trụ Chandra và có thể thấy trên hình với màu đỏ đậm. Bản thân những thiên hà thì chỉ phát ra ánh sáng vàng và trắng, ánh sáng của những vật chất bình thường. Quan niệm cổ điển cho rằng vật chất tối và vật chất thường gây ra lực hấp dẫn như nhau, do đó chúng phải được phân bố giống nhau trong Abell 520. Tuy nhiên, trong bức ảnh trên, rõ ràng những thiên hà trong Abell 250 đều thiếu vật chất tối một cách nghiêm trọng. Vật chất tối có vẻ như đã bị bắn ra ngoài rìa những thiên hà khổng lồ này sau một vụ va chạm kinh hoàng. Giờ đây vật chất tối chỉ phân bố phía ngoài cùng của Abell 250 hoặc phân bố rải rác trong không gian giữa các thiên hà của cụm này. Có nhiều giả thiết khác lại cho rằng sự tồn tại độc lập của 2 dạng vật chất này là do các thiên hà lớn đang trải qua một quá trình "bắn phá" hấp dẫn mạnh mẽ nào đó trong quá khứ và hiện vẫn còn đang tiếp diễn.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Lớp vỏ sao Mộc​
    [​IMG]
    Bức ảnh màu chụp bầu khí quyển sao Mộc với những đốm mây sọc dài và những cơn bão khổng lồ từ camera trường rộng của tàu thăm dò Cassini. Bức ảnh với góc nhìn bao quát này được tổng hợp từ 14 đoạn phim nhỏ khác do tàu Cassini thu thập được khi nó thong thả bay ngang qua hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời vào cuối năm 2000. Để thu được những đoạn phim giá trị này, con tàu thăm dò đã phải hoàn thành một loạt các quan sát chi tiết trên quỹ đạo lệch với đường xích đạo sao Mộc 60 độ về phía cực bắc và cực nam. Những quan sát này được tập hợp để vẽ nên một bản đồ hình ống về khí quyển sao Mộc. Trong những đoạn phim gửi về từ Cassini ta còn thấy được những mặt trăng nhỏ xíu: Io, Oropa và cả những đám mây trắng có kích thước hơn 600 km nằm dọc xích đạo sao Mộc.
    Hôm thứ 7 tuần trước ngồi xem chương trình "thiên hà..." gì đó trên kênh VTC, thấy mấy ông biên tập gọi Io, Europa và Ganinet là những hành tinh của sao Mộc mới hài hước chứ! Còn vô số lỗi dịch khác mà tôi cũng chẳng nhớ nổi để mà kể ra. Thế mà cứ tưởng tivi là "chân lí", ai dè sai trầm trọng thế
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:52 ngày 05/09/2007
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Skylab trên bầu trời​
    [​IMG]
    Skylab là một trạm quỹ đạo khá lớn của Hoa Kì được dùng làm phòng thí nghiệm vũ trụ. Trạm quỹ đạo này được phóng lên vào tháng 5 năm 1973 bằng tên lửa Saturn V. Skylab được những nhà du hành của cơ quan hàng không Mĩ NASA viếng thăm 3 lần. Nhiệm vụ của họ trong thời gian đó là quan trắc thiên văn bằng một kính viễn vọng nhỏ đặt trên Skylab tại bước sóng tử ngoại và X quang. Một số thông tin hữu ích về bầu trời đã được thu thập tại đây như nghiên cứu các đặc tính của sao chổi Kohoutek, của Mặt Trời và tìm hiểu sự bí ẩn của phông nền bức xạ tia X đến từ mọi điểm trong vũ trụ. Skylab đã được điều khiển để tự phá hủy trong bầu khí quyển Trái Đất vào ngày 11 tháng 7 năm 1979. Một sự kiện hi hữu trong lịch sử ngành hàng không vũ trụ là trạm quỹ đạo này đã không nổ tung trong khí quyển và đại bộ phận của nó đã rơi trúng một đảo nhỏ trên Thái Bình Dương. Rất may không có thiệt hại nào đáng kể!
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đám sao Snowflake và tinh vân Nón​
    [​IMG]
    Những hình dạng và kết cấu lạ thường có thể được tìm thấy trong khu vực lân cận của tinh vân Nón (Cone Nebula). Sự hỗn độn này còn được trợ giúp đắc lực bởi sự hình thành mãnh liệt của những ngôi sao trong cụm sao mở mang tên NGC 2264.
    NGC 2264 thường được gọi bằng cái tên nghe dễ nhớ hơn nhiều: Snowflake (tạm dịch: Bông Tuyết). Để giúp chúng ta hiểu kĩ hơn quá trình này, một loạt các bức ảnh tại bước sóng hồng ngoại đã được KTV vũ trụ Spitzer chụp và tổng hợp lại thành bức ảnh màu giả trên. Những ngôi sao sáng trong NGC 2264 xuất hiện như những chấm li ti màu đỏ trên hình. Những ngôi sao rất trẻ này sau khi hình thành sẽ phát ra lượng bức xạ khổng lồ, thổi bay đám bụi và khí xung quanh đã giúp hình thành nên chính chúng. Tinh vân Nón nằm ngay lân cận cũng không phải là một ngoại lệ. Tinh vân này nằm ở phía bên trái ngôi sao sáng nhất bức ảnh. Gió plasma và bức xạ cực tím từ cụm sao rất nóng này đã quét sạch vùng xung quanh chúng và dồn ép những mảng bụi của tinh vân Nón lại tạo nên những vùng trống và những cột bụi khí với kích thước nhiều NAS trong tinh vân Nón.
    NGC 2264 nằm cách chúng ta khoảng 2.500 NAS về phía chòm sao Unicorn (Kì Lân). Hình ảnh chụp tại bước sóng biểu kiến sẽ giúp các bạn hình dung rõ hơn vị trí của NGC 2264 và kết cấu kì lạ của khu vực cận tinh vân Nón:
    [​IMG]
    Hình ảnh bao quát chòm sao Unicorn với trường nhìn 2.5 độ. Tinh vân Nón và cụm sao Bông Tuyết là những đối tượng rất sáng phía bên tay trái bức ảnh. Quần tinh vàng nhạt với mật độ sao rất lớn nằm ở trung tâm bức ảnh là quần tinh Trumpler 5, tinh vân phản xạ màu xanh dương IC 2169 nằm ở mép bên phải.
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước cả box thiên văn loạn xạ lên vì vụ Nguyệt thực. Riêng tớ thì chỉ khoái Nhật thực thôi, post hình xem cho đỡ thèm này:

    Mặt Trời lưỡi liềm​
    [​IMG]
    Thứ 2, ngày 19 tháng 3 năm 2007 - nhiều nước ở châu Á và một số vùng ở Bắc Cực sẽ có diễm phúc quan sát bóng trăng non in trên nền trời trong thời gian Nhật thực một phần. Mặc dù ở vùng Goa - Ấn Độ, Nhật thực xảy ra vào thời điểm hoàng hôn song nhà nhiếp ảnh Joerg Schoppmeyer vẫn kịp chụp được bức hình tuyệt đẹp trên. Bức ảnh là sự kết hợp hài hòa giữa những thiên thể trên bầu trời xa xăm và những cảnh vật nằm ngay trên mặt đất. Một pha Nhật thực khác sẽ xảy ra vào ngày 11 tháng 12 năm nay. Tuy nhiên các bạn phải tới Nam Mỹ và Nam Cực để thấy được hiện tượng thiên văn hiếm có này!
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    NGC 7635: bọt biển vũ trụ​
    [​IMG]
    Trôi dạt trong một "biển vũ trụ" đầy sao và khí gas, rất nhẹ nhàng và thanh tú, tinh vân Bọt Biển (Bubble Nebula) xuất hiện ở trung tâm bức hình bên cạnh ngôi sao xanh với màu sắc khá bắt mắt. Trong cataloge, tinh vân này được liệt kê với cái tên NGC 7635. Tinh vân Bọt Biển có kích thước không lớn lắm, chỉ khoảng 10 NAS và cách xa chúng ta tới 11.000 NAS theo hướng ranh giới chòm sao Cepheus và Cassiopeia. Trong bức ảnh trường rộng trên, ta còn có thể thấy quần tinh cầu M52 ở bên trái, phía trên. Quần tinh khổng lồ này cách Trái Đất 5.000 NAS. Bức ảnh kĩ thuật số trên này không phải là bức ảnh chụp đơn nhất mà được tổng hợp từ những hình ảnh của đài quan sát Palomar trong năm 1992 và 1997. Bức ảnh cắt ghép này tương ứng với trường nhìn 2.7 độ trong một khoảng không gian có chiều rộng là 500 NAS.
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Siêu sao mới trên bầu trời Iran
    [​IMG]
    Một siêu sao mới đang được nghiên cứu bởi một nhà thiên văn nghiệp dư. Supernova được phát hiện mang tên Nova Scorpii 2007 đã trở nên sáng rực rỡ trong vòng vài ngày cuối tháng 2/2007 và thậm chí có thể nhìn thấy bằng mắt thường nếu trời quang mây. Những người đam mê bầu trời có thể dễ dàng nhận ra supernova này trong chòm sao Bọ Cạp, ngay dưới sao Mộc và Antares. Bức ảnh trên có vẻ giúp chúng ta định hình tốt hơn so với việc lục tìm trong bản đồ sao vốn đã quá phức tạp. Siêu sao mới này sáng dần lên rất nhanh trong vài năm trở lại đây. Bây giờ, khi nhìn vào khu vực này bằng KTV mạnh, ta chỉ có thể thấy được một tinh vân hành tinh với ngôi sao lùn trắng rất nóng ở tâm. Bức ảnh kì diệu trên được chụp bởi tác giả Mohammad Rahimi ở hoang mạc Varzaneh thuộc Isfahan, Iran.
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Mép thiên hà NGC 5866
    [​IMG]
    Phía trên là bức ảnh chụp đĩa bụi rất mỏng và sáng của thiên hà NGC 5866. Được phân loại như một dạng thiên hà thấu kính, NGC 5866 chứa nhiều dải bụi tối với mật độ khá cao và thành phần phức tạp. Trong khi đó, những ngôi sao trẻ nằm trên những cánh tay chứa khí và cả vùng nhân thiên hà làm cho "chiếc đĩa vũ trụ" này sáng rực lên ở 2 bên. Dải bụi khí rất mỏng chứa nhiều sao khổng lồ xanh có thể được nhìn thấy ngay gần mép ngoài cùng của NGC 5866. Vùng trung tâm có màu vàng nhạt do chứa nhiều sao già hơn và lạnh hơn.
    Mặc dù có khối lượng tương tự dải Ngân Hà của chúng ta, ánh sáng chỉ mất có 60.000 năm để đi từ đấu này đến đầu kia của NGC 5866, nghĩa là ít hơn 30% khi làm việc đó với Milky Way. Đám khí bụi ở những vùng phụ cận sẽ quay với vận tốc rất lớn quanh một siêu hố đen nằm tại tâm, làm cho đĩa thiên hà trở nên mỏng dính. NGC 5866 cách chúng ta 44 triệu NAS về phía chòm sao Thiên Long (Dragon) hay chòm Thằn Lằn Bay (Draco)
  10. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    dòm ảnh thiên hà này nó sao sao í . Thấy mắc cười wá , >>>>>>> giống i chan con sâu lông trên vũ trụ .kekeke

Chia sẻ trang này