1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ơ hay, đẹp thế còn gì, bác lại tưởng nó giống con sâu lông thì em chịu bác rồi
  2. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo ảnh này không đẹp phải nói là wá đẹp, tui chỉ nói nó giống con sâu thui bác đừng giận nha.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tiện chủ đề sâu bọ, post thêm 1 bài nữa:
    NGC 2440: ngôi nhà của một sao lùn trắng​
    [​IMG]
    Giống như một chú ****, ngôi sao lùn trắng bắt đầu cuộc sống của nó bằng cách...ném ra khỏi "kén" của mình lớp vỏ ngoài cũ kĩ, già nua. Hãy tưởng tượng nhá: ngôi sao khổng lồ đỏ sẽ là chú sâu **** đáng ghét, lớp vỏ ném ra ngoài chính là những đám khí rất nóng được tổng hợp trong suốt cuộc đời của ngôi sao. Trong cái "kén" tinh vân hành tinh NGC 2440 này, ngôi sao lùn trắng đã được phát hiện ra với nhiệt độ và lượng bức xạ khổng lồ (gần trung tâm bức ảnh). Mặt Trời của chúng ta cũng sẽ trở thành "chú **** vũ trụ" sau 5-7 tỉ năm nữa. Bức ảnh màu giả trên được chụp từ KTV vũ trụ Hubble và đã trải qua công đoạn xử lí phức tạp bởi một nhóm các chuyên gia của NASA.
  4. VitaminG85

    VitaminG85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/07/2007
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Đẹp tuyệt vời, em thích ngắm nhất là các đám Tinh Vân
  5. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Yêu cầu nguyentranha cùng một số thành viên trang trước để lại nguồn mà các bạn đã lấy ảnh. Thứ nhất là để tôn trọng những nơi mà các bạn đã lấy ảnh. Thứ hai là để mọi ngưòi có thể lấy được ảnh chuẩn của các bức ảnh này và xem được nguyên văn bình luận của các bưóc ảnh đó.
    Tôi thấy chất lượng làm thì vẫn thế nhưng ý thức về bản quyền và những gì tối thiểu nhất yêu cầu khi post bài trong topic này của các bạn gần như là ko có. Chắc là có lẽ các bạn quá cẩu thả đến nỗi ko post thêm được hai dòng. Hãy nhìn lại nhưng người cũ của box thiên văn làm như thế nào thì hãy làm như vậy. Những người như các bạn làm cho chất lượng bài càng ngày càng đi xuống
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ cần để nguồn trích dẫn vào.
    @ The_Dark_Ranger lúc nào cũng so sánh trước và sau là sao ! Em vào box này bao lâu rồi ! đóng góp được cái gì !
    Rảnh rỗi đọc tất cả topic từ trang 5nam để hiểu thêm cái box này mà đóng góp trên tinh thần xây dựng.
    Còn chuyện để link trích dẫn trước hết hãy nghĩ lại mình mà góp ý người khác. Có phải lần trước anh đã từng góp ý em rồi sao, và anh cũng chưa thấy em tôn trọng tác giả ở cái chủ đề anh đã góp ý.
    Rảnh đọc lại nhé, vì sau đó em lại đăng ở diễn đàn khác cũng "lờ" đi người viết.
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/855157/trang-1.ttvn
    Không muốn gay gắt nhưng anh em cần chân thành với nhau trong việc xây dựng box.
    Vấn đề nguồn trích dẫn anh em cần chú ý, nhất là trong các tài liệu có số liệu để dễ kiểm tra đối chứng , đặc biết khi lỗi do vô tình gõ sai.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 12:20 ngày 12/09/2007
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tôi sẽ dẫn nguồn như góp ý:
    Sao Kim và Sắc cầu​
    [​IMG]
    Bức ảnh được ghi bởi nhà thiên văn học Stefan Seip thông qua kính thiên văn của ông tại Stuttgart, Đức (hẳn các bạn còn nhớ bức ảnh sao chổi 73P/Schwassmann-Wachmann 3 bên cạnh tinh vân Chiếc Nhẫn do Stefan Seip chụp vào tháng 5/2006 chứ?). Một mạng lưới phức tạp các hạt và những sợi nhỏ đan xen nhau trên lớp vỏ Mặt Trời làm cho nó giống một cái bánh kê hơn là cái đĩa nhẵn nhụi! Bức ảnh tại dải tần H-alpha này còn cho thấy những lưỡi lửa khổng lồ phun dữ dội vào bầu khí quyển Mặt Trời phía xa xa. Hệ thống lọc sáng chỉ cho phép ánh sáng đỏ phát xạ từ khí hiđro truyền qua do đó giúp ta dễ dàng nhận biết lớp sắc cầu nóng tới hơn 3.000 độ C trên Mặt Trời. Sắc cầu (Chromosphere) rât mỏng và là lớp trung gian giữa nhật hoa và quang cầu. Khu vực này chuyển động rất nhanh và rất kém ổn định do đó cực kì khó bị phát hiện bởi các KTV quang học thông thường. Trên hình còn có cả đĩa sao Kim màu đen đang trong quá trình chuyển động ngang qua Mặt Trời.
    Nguồn: Astronomy picture of the day (từ nay sẽ viết tắt là APOD)
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:12 ngày 13/09/2007
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    NGC 6384: bên cạnh những vì sao​
    [​IMG]
    Vũ trụ tràn ngập những thiên hà! Tuy nhiên để thấy được chúng, các nhà thiên văn phải nhìn xuyên qua đám sao dày đặc của Ngân Hà - nơi con người đang trú ngụ. Chẳng hạn, hãy nhìn vào bức ảnh chụp thiên hà xoắn ốc NGC 6384. Thiên hà tuyệt đẹp này cách chúng ta 80 triệu NAS theo hướng chòm sao Ophiuchus và trải dài trên một vùng không gian rộng ước tính 150.000 NAS. Bức ảnh rõ nét qua kính thiên văn của đài quan sát Rancho Del Sol còn cho thấy những chi tiết sống động về các cánh tay xoắn ốc rất chặt và vùng nhân màu vàng nhạt của NGC 6384. Những ngôi sao xanh đơn lẻ làm nền, thật hay, lại chính là những thành phần của dải Ngân Hà Miky Way. Không may cho NGC 6384, ánh sáng đi từ thiên hà tuyệt đẹp này phải xuyên qua vùng gần trung tâm Millky Way rất giàu sao và khí bụi trước khi lọt vào ống kính thiên văn!
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Quần tinh NGC 2266 và Tổng Danh Mục Mới​
    [​IMG]
    Tổng Danh Mục Mới về các cụm sao, thiên hà và tinh vân (The New General Catalog) quả thực không "mới" một chút nào cả! Nó được xây dựng vào năm 1888 bởi J. L. E. Dreyer. Danh mục này tổng hợp những quan sát bầu trời chi tiết trước đó của William, Caroline, John Herschel... đồng thời thêm vào một lượng đáng kể những khám phá và những phép đo thiên văn học chính xác hơn. Các cố gắng của Dreyer đã thu được thành công rực rỡ và quả thực, danh mục của ông vẫn còn có ý nghĩa quan trọng đến ngày nay như một tài liệu tra cứu không giới hạn về những quần tinh, thiên hà và tinh vân sáng trên bầu trời. Các thiên thể được liệt kê trong tổng danh mục luôn mở đầu bằng chữ "NGC", viết tắt của "New General Catalog".
    Trên hình là quần tinh NGC 2266 được chụp bởi KTV của đài quan sát Calar Alto. Sở dĩ nó có tên như vậy vì nó đứng ở vị trí thứ 2266 trong tổng danh mục Dreyer. Quần tinh phát tán NGC 2266 nằm cách chúng ta khoảng 10.00 NAS về phía chòm sao Song Tử (Gemini). Quần tinh 1 tỉ năm tuổi này khá là già với vô số những ngôi sao khổng lồ đỏ tỏa sáng rực rỡ trong bức ảnh 3 màu trên.
    Nguồn: APOD
  10. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    NGC 5905 và 5908​
    [​IMG]
    Hai thiên hà đẹp mắt trên hình, NGC 5905 (bên trái) và NGC 5908 (bên phải) đều cách chúng ta khoảng 140 triệu NAS về phía bắc chòm Thằn Lằn Bay - Draco. Với khoảng cách tới nhau xấp xỉ 500.000 NAS, cặp thiên hà xoắn ốc này tạo ra sự tương phản khá kì lạ khi nhìn những cánh tay xoắn ốc chúng từ những vị trí khác nhau. Trên hình, rõ ràng có thể khẳng định NGC 5905 là một thiên hà xoắn ốc với những cụm sao dày đặc tập trung trên một trục bắt nguồn từ tâm. Tuy nhiên đối với NGC 5908 thì mọi thứ có vẻ hơi khác một chút vì chúng ta đang nhìn dọc theo mép ngoài của nó. Do vị trí nhìn đặc biệt trên Trái Đất nên chúng ta hầu như không thể phân biệt nổi những cánh tay xoắn ốc của thiên hà này. Tất cả chỉ hiện lên giống như một cái đĩa dẹt sáng rực ở giữa và mờ tối dần về 2 bên do mật độ sao bắt đầu giảm đi đáng kể so với phần trung tâm. NGC 5908 cũng na ná giống thiên hà xoắn ốc M104 - "chiếc mũ phớt" của vũ trụ...
    Nguồn: APOD

Chia sẻ trang này