1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kindnesss

    kindnesss Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2007
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    em thấy bác có mắt nhìn đấy. trông ảnh rất cân đối. nhưng bác qua xử lý chưa vậy, mấy màu xẫm ko đc tự nhiên lắm.

    ====
    Tôi đã xóa đoạn bạn quote lại bài viết
    Trong trường hợp trả lời ngay cho bài viết ở bên trên, bạn không nên quote lại nguyên cả bức ảnh như vậy. Như vậy có thể dẫn đến phát vỡ bố cục trình bày của topic
    Cảm ơn bạn
    Hero_Zeratul

    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:25 ngày 16/09/2007
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sóng âm
    [​IMG]
    Bạn có biết âm thanh phát ra từ máy bay giống gì không? Khi một máy bay chuyển động với vận tốc nhanh hơn vận tốc âm thanh, những sóng âm được phát từ động cơ phía đuôi máy bay sẽ không thể nào tới được phần đầu máy bay và do đó, sẽ tạo ra một nón âm thanh phía sau thân máy bay. Những sóng xung kích này truyền tới tai người nghe, họ sẽ nhận thấy chu kì của những sóng này dài hơn bình thường: đó giống như một tiếng nổ rất lớn. Một máy bay siêu thanh khi tăng tốc đột ngột không chỉ bẻ gãy bức tường âm thanh mà còn gây nên một đám mây bất thường. Nguồn gốc của đám mây này hiện nay vẫn còn đang tranh cãi. Lý thuyết khả dĩ nhất cho rằng sự giảm áp suất rất nhanh tại khu vực máy bay vừa chuyển động qua làm phát sinh một kì dị Prandtl-Glauert khiến không khí ẩm tại đó ngưng tụ và cuối cùng tạo nên những hạt nước rất nhỏ.
    Bức ảnh phía trên chụp một máy bay F/A-18 Hornet lúc nó vừa bẻ gãy bức tường âm thanh. Những mảnh sao băng và cả những tàu con thoi thường tạo nên tiếng nổ rất lớn có thể nghe thấy được từ mặt đất trước khi chúng ma sát với khí quyển khiến vận tốc giảm xuống dưới ngưỡng siêu thanh.
    Theo: APOD
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đám mây khí giữa các vì sao​
    [​IMG]
    Những ngôi sao không bao giờ cô độc cả. Trong Ngân Hà của chúng ta, khoảng 10% vật chất nhìn thấy là khí, thường tồn tại dưới dạng đám khí giữa các vì sao (interstellar medium - ISM). ISM thường không có hình dạng xác định và thậm chí tồn tại gần Mặt Trời của chúng ta. Rất khó phát hiện ra ISM vì chúng quá mỏng và phát ra ánh sáng quá yếu ớt. Phần lớn khí tạo nên ISM là hiđro. Một bản đồ ISM địa phương với độ rộng 10 NAS đã được lập ra dựa trên những quan sát năm 2002 về sự hấp thụ ánh sáng đặc biệt của các chất khí có trong ISM. Bản đồ này cho thấy Mặt Trời chuyển động xuyên qua vùng mây địa phương, trong khi đó luồng mây địa phương này hướng ra phía ngoài khu vực hình thành sao Scorpius-Centaurus. Mặt Trời của chúng ta sẽ thoát hẳn ra khỏi đám mây khí khổng lồ này trong vòng 10.000 năm nữa! Còn nhiều điều chúng ta chưa hiểu hết về ISM địa phương, chẳng hạn như nguồn gốc, sự phân bố và ảnh hưởng của nó đến Mặt Trời và Trái Đất.
    Theo: APOD
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cyg X-1: có hay chăng tồn tại một hố đen trong bóng tối?​
    [​IMG]
    Sự hình thành hố đen từ lõi của một ngôi sao nặng luôn được báo trước bằng một vụ nổ supernova ngoạn mục. Vụ nổ kinh khủng đó tỏa ra năng lượng rất lớn và vô số bức xạ trong đó có tia gamma. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy: có vẻ như hố đen Cygnus X-1 trong chòm sao Thiên Nga lại được sinh ra một cách bình lặng hơn và chẳng hề có vụ nổ supernova nào cả!!
    Những quan sát mới này được tổng kết vỏn vẹn trong một bức ảnh chụp khu vực rực rỡ nhất chòm Thiên Nga chứa hệ thống sao - hố đen Cyg X-1 và một quần tinh của những ngôi sao rất nặng mang tên Cygnus OB3. Những mũi tên đánh dấu phương hướng di chuyển và vận tốc trung bình của Cyg X-1 cũng như của toàn bộ Cygnus OB3. Sự tương đồng trong các thông số đo được cho thấy Cyg X-1 có thể đã từng là một thành viên của quần tinh này và hướng chuyển động của nó không hề thay đổi sau khi nó biến thành hố đen. Giả sử hố đen Cyg X-1 được sinh ra từ một vụ nổ supernova thì chính sức ép từ vụ nổ đó phải tạo ra một lực rất lớn làm thay đổi đáng kể chuyển động của hệ thống so với trước đó. Nếu không phải bắt đầu bằng một vụ nổ supernova, chẳng lẽ sự hình thành của hố đen Cyg X-1 đã gây nên những tia gamma tối* bùng nổ trong Ngân Hà của chúng ta?
    (*) tia gamma tối: dịch nguyên văn từ "a dark gamma-ray", chẳng hiểu bác nào có kiểu dịch khác không?
    Theo: APOD
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Uh, mình nghĩ nên dịch "a dark gamma-ray" là tia gamma bí ẩn. Cũng tạm được đấy chứ nhỉ?
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ba thiên hà trong chòm sao Draco
    [​IMG]
    Ba thiên hà tương tác này tạo thành một nhóm nhỏ với cái tên nghe chẳng dễ nhớ chút nào: NGC 5985/Draco Group. Chúng nằm ở phía bắc chòm sao Draco (Thằn Lằn Bay). Từ trái qua phải bức ảnh, đập vào mắt trước tiên là thiên hà xoắn ốc NGC 5985, sau đó đến thiên hà elip NGC 5982 và thiên hà NGC 5981. NGC 5981 là một thiên hà xoắn ốc nhưng do góc nhìn đặc biệt từ Trái Đất nên ta chỉ nhìn thấy được đĩa bụi rất bẹt của thiên hà này.
    Nhóm thiên hà lỏng lẻo và xa xăm NGC 5985/Draco Group không thể là một quần thiên hà thực thụ và cũng khó có thể coi đây như một nhóm thiên hà với số lượng thành viên phong phú được. Khoảng cách từ chúng đến Trái Đất vào khoảng 100 triệu NAS. Trong máy quang phổ, lõi của thiên hà xoắn ốc NGC 5985 phát xạ ra nhiều bước sóng đặc biệt, do đó nó được phân loại như một Seyfert. Khác với nhiều nhóm thiên hà đông đúc khác, sự xuất hiện của ba thiên hà trong NGC 5985/Draco Group tạo ra sự tương phản khá tuyệt vời do đó có sức lôi cuốn kì diệu trong không gian vũ trụ bao la thăm thẳm!
    (*)Seyfert: trong quá trình phân loại thiên hà, các nhà khoa học thường gọi những thiên hà có chứa hố đen tại tâm là Seyfert, một dạng thiên hà hoạt động mãnh liệt.
    Nguồn: APOD
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sự vận động của các microquasar
    [​IMG]
    Microquasars là một thuật ngữ để chỉ những hệ thống sao đôi kì quái luôn phát sinh bức xạ năng lượng cao và những dòng hạt chuyển động với vận tốc xấp xỉ vận tốc ánh sáng. Microquasars được phát hiện khá nhiều trong Ngân Hà của chúng ta. Những hệ thống microquasar này gồm một thiên thể rất nặng (chẳng hạn như một sao neutron, một hố đen) và một ngôi sao bình thường quay quanh nhau.
    Sử dụng một dãy các KTV vô tuyến (very long array) để quan sát bầu trời, các nhà thiên văn học đã dự đoán được vị trí xuất phát của một microquasar mang tên LSI +61 303. Với khoảng cách đến Trái Đất chừng 7.500 NAS, LSI +61 303 nằm khá gần quần tinh và tinh vân IC 1805. Những ngôi sao trong quần tinh này được đánh dấu bằng các ô tròn và ô vuông màu vàng. Mũi tên vàng bên phải giúp nhận diện sự chuyển động chung của toàn thể quần tinh này. Chuyển sang LSI +61 303: mũi tên xanh lá cây biểu diễn chuyển động biểu kiến của microquasar này trên bầu trời, mũi tên đỏ thể hiện chuyển động tương đối của microquasar với đám sao trong quần tinh.
    Căn cứ vào hướng chuyển động đó, rất có thể LSI +61 303 là đã từng là một thành viên của IC 1805. Tuy nhiên, hiện nay LSI +61 303 đã cách quần tinh này một khoảng cách không hề nhỏ: 130 NAS. Điều này cho phép dự đoán sự xuất hiện của một lực đẩy rất lớn tác động lên LSI +61 303 ngay sau vụ nổ supernova của chính nó!
    Nguồn: APOD
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Con đường dẫn vào miệng hố Victoria​
    [​IMG]
    Hố Victoria chứa cái gì bên trong vậy? Nhiệm vụ đối với những con tàu đổ bộ lại tiếp tục khi các cơn bão bụi dai dẳng trên sao Hỏa đã qua đi. Tháng trước, tàu đổ bộ Opportunity đã tiến rất sát miệng hố khổng lồ này và đang chuẩn bị tiến hành xâm nhập thì một cơn bão bụi bất chợt ập đến! Bức ảnh trên được chụp vào cuối tháng 8 bởi Opportunity tại một con dốc dẫn xuống hố Victoria. Con dốc này có lẽ dài đến 750m. Victoria là miệng hố sâu nhất và lớn nhất mà các tàu đổ bộ sao Hỏa đã đi ngang qua trong thời gian chúng thực hiện các khảo sát. Những bức tường rất cao và gần như dốc đứng bao quanh Victoria có lẽ ẩn chứa nhiều điều bí ẩn về quá trình biến động địa chất thời xa xưa giúp hình thành nên miệng hố khổng lồ này.
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Nhắn một vài bạn: một số bạn gửi thư cho tôi qua hòm yahoo tuy nhiên tôi không thể vào nổi hòm thư này để đọc trong mấy ngày nay (có lẽ là lỗi do mạng). Vậy xin nhắn các bạn: nếu có gì thì cứ gửi thẳng vào hòm thư của tôi trên TTVNOL (hình thức PM) hoặc gửi offline vào nick: ok_hadaihiep_1990 cũng được! Cám ơn tất cả các bạn!
  10. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Moving at Nearly the Speed of Light
    [​IMG]
    Những tia khổng lồ của những hạt hạ nguyên tử (subatomic particles) chuyển động ở tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng đã được tìm thấy từ hàng ngàn thiên hà trải khắp vũ trụ, nhưng cho đến bây giờ thì luôn luôn là từ những thiên hà hình elip hoặc các thiên hà đang trong quá trình hợp nhất. Kết hợp khả năg của kính thiên văn Hubble và những kính thiên văn khác, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một tia khổng lồ phát ra từ một thiên hà hình xoắn ốc gần giống thiên hà của chúng ta.
    Các nhà thiên văn học tin rằng những tia như vậy bắt nguồn từ ?olõi? của thiên hà, nơi có những hố đen siêu lớn cung cấp năng lượng hấp dẫn cực lớn để tăng tốc những hạt tới tốc độ gần bằng tốc độ ánh sáng. Bên trong lõi của cả thiên hà hình xoắn ốc và thiên hà hình elip đều được cho rằng là nơi ?oẩn náu? của những hố đen siêu lớn.
    Khám phá về tia phát ra từ thiên hà hình xoắn ốc kép 0313-192 yêu cầu sự quan sát kết hợp sử dụng sóng vô tuyến, quang học và hồng ngoại để nghiên cứu, khảo sát thiên hà này và bề mặt của nó. Tuy nhiên do năm cách Trái đất gần một tỉ năm ánh sáng, thiên hà 0313-192 tỏ ra là một mục tiêu khó nắm bắt. Nhưng quan sát tiếp theo ủng hộ những ý kiến cho rằng thiên hà này có thể là 1 thiên hà hình xoắn ốc nhưng vẫn chưa được xác định chính xác.
    (Nguồn: NASA Images of The Day: http://www.nasa.gov/multimedia/imagegallery/image_feature_918.html)

Chia sẻ trang này