1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Thông điệp gửi tới các nền văn minh​
    [​IMG]
    Được phóng đi từ năm 1977, hai con tàu Nhà du hành 1,2 (Voyager 1,2) hiện nay đang cách Trái Đất khoảng hơn 12 tỉ kilomet. Suốt 25 năm, hai con tàu trên bay và hoạt động rất tốt, liên tục truyền về những dữ liệu ghi nhận được về các hành tinh và khoảng không gian xa xôi bên ngoài hệ Mặt Trời, nơi vũ trụ giữa các vì sao bắt đầu. Dữ liệu từ hai con tàu được gửi trực tiếp về Trái Đất mà không qua bất kì trạm thu phát sóng trung gian nào với băng thông thực là 160 kbps. Tiến trình thu thập những thông tin quý giá này được thực hiện bằng hệ thống truyền thông liên hành tinh Deep Space Network. Tuy nhiên do giới hạn về kĩ thuật và khoảng cách với hai con tàu nói trên quá lớn nên các thông tin thu thập sẽ được ghi lưu trên băng từ Digital Tape Recorder và sau đó phát lại về Trái Đất cứ 6 tháng một lần.
    Hai con tàu Nhà du hành là một trong những vật thể bay đầu tiên của con người vượt ra ngoài hệ Mặt Trời. Chúng mang theo một chiếc đĩa đồng mạ vàng trong đó ghi những rãnh chứa âm thanh, những hình ảnh số hóa đại diện cho cuộc sống và các nền văn minh trên Trái Đất. Việc lựa chọn những chất liệu để ghi lên đĩa được một ủy ban do Carl Sagan làm chủ tịch thông qua. Một số hình ảnh đơn giản hơn trên đĩa chỉ ra nơi xuất phát của hai con tàu trong vũ trụ đồng thời hướng dẫn cả cách đọc chiếc đĩa này. Hai con tàu này sẽ chuyển động với vận tốc khoảng 3 AU một năm và sẽ tới ngôi sao gần chúng ta nhất trong vòng 40.000 năm nữa!
    [​IMG]
    Nguồn: Voyager Project, Voyager Interstellar Mission, JPL
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Discovery trên bệ phóng
    [​IMG]
    Ngày 4/7/2006, tàu con thoi Discovery được phóng vào vũ trụ trong sứ mệnh STS-121. Được ghép nối với trạm vũ trụ quốc tế ISS, Discovery trở thành vệ tinh nhân tạo của Trái Đất với vận tốc trên quỹ đạo lên tới 27 nghìn km/h. Dưới ánh nắng hoàng hôn êm dịu của một buổi chiều tháng 5, tàu Discovery được đưa tới bệ phóng 39B tại trung tâm không gian Kennedy với vận tốc dưới 2km/h. Để mang được khối lượng khổng lồ của tàu con thoi, tên lửa đẩy và bể nhiên liệu lỏng tới dàn phóng cần những cỗ máy chuyên chở loại đặc biệt của NASA. Những cỗ máy này thực chất được thiết kế để mang những tên lửa Saturn V trong chương trình Apollo cách đây 4 thập niên.
    [​IMG]
    Hình ảnh một chiếc máy đào mỏ khổng lồ của Mĩ khi nó đang băng qua đường với tốc độ 1km/h. Chiếc máy này có thể đào được một hố có diện tích cỡ sân bóng với độ sâu 25m chỉ trong vòng một ngày. Những chiếc máy đào đất vào loại lớn nhất hiện nay cao tới hơn 100m và dài tới 200m. Chúng được NASA "tái chế" để sử dụng vào việc chuyên chở các tàu con thoi khổng lồ tới bệ phóng.
    Nguồn: APOD
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Uh, xin lỗi, mạng hơi chuối nên post nhầm bài!
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 09:43 ngày 30/09/2007
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Galileo - chuyến hành trình tới sứ sở các vị thần​
    [​IMG]
    Trung tâm không gian Kennedy, ngày 18 tháng 10 năm 1989: một tiếng nổ thật lớn làm rung chuyển mặt đất và sau đó người ta thấy tàu con thoi Atlantis từ từ lao vào bầu khí quyển. Nó sắp triển khai vào quỹ đạo Trái Đất một tàu thăm dò mang tên Galileo. Nhiệm vụ chính yếu của Galieo trong sứ mệnh du hành dài ngày này là tìm hiểu chi tiết về sao Mộc và các vệ tinh nhỏ xíu của nó. Hành tinh khổng lồ và rực rỡ này là đầu mối quan trọng giúp chúng ta tìm hiểu về sự hình thành của Mặt Trời và những hành tinh xung quanh cách đây 4.5 tỉ năm. Hơn thế nữa, những cấu hình địa chất lạ thường và những gì ẩn chứa trong nhóm 4 vệ tinh Galileo của sao Mộc (bao gồm Io, Europa, Ganymede, Callisto) vẫn là một thách đố rất lớn mà Galileo cần phải giải đáp cho con người.
    Tàu thăm dò nặng hơn 2 tấn này đã tới sao Mộc vào tháng 12 năm 1995, sau đó nó thả vào bầu khí quyển hành tinh khổng lồ này một modun đổ bộ nhỏ. Thiết bị nghiên cứu này chỉ tồn tại có 65 phút, thời gian đủ để gửi các thông tin quan trọng về con tàu mẹ trước khi bị nát vụn dưới áp lực khủng khiếp của khí quyển sao Mộc. Mặc dù gặp một số trục trặc khá nghiêm trọng khi tiến hành bung tầng ăngten công suất cao (Hight Gain Antenna) tuy nhiên Galileo vẫn đem về cho con người nhiều khám phá quan trọng như việc tìm hiểu các tiểu hành tinh, tìm hiểu kĩ lưỡng về thành phần cấu tạo, thành phần khí quyển của sao Mộc cũng như các vệ tinh của nó, cung cấp những hình ảnh đắt giá về vụ va chạm giữa một sao chổi và một hành tinh...Galileo được điều khiển để tự phá hủy trong bầu khí quyển sao Mộc ngày 21/9/2003, kết thúc thành công nhiệm vụ kéo dài gần 14 năm tại sứ sở của các vị thần!
    [​IMG]
    Nguồn: Galileo Legacy Site
  5. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Hix, kiến thức của ban nguyentranha thật là kinh khủng.(bái phục bái phục) Không biết bạn tìm các tư liệu này ở đâu vậy có thể chỉ cho tui biết không, cám ơn rất nhiều.
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đã ghi nguồn rùi như bạn! Tớ cũng chẳng cao siêu gì, chỉ dịch và tổng hợp thêm một số kiến thức cóp nhặt được thôi! Lúc buồn hay lôi thiên văn ra dịch mà, vừa tăng thêm hiểu biết, vừa tăng vốn tiếng Anh! Dần dần thấy "nghiện", ặc ặc
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Kính thiên văn Hubble - tầm nhìn vũ trụ
    Xin phép anh Hero cho em được copy bài anh viết ngày 24/04/2007 ở topic "Ngày này - năm xưa" để chuyển vào topic "Ảnh thiên văn trong ngày", có một số sửa đổi nhỏ để phù hợp hơn với nội dung topic này:

    [​IMG]
    Ngày 24/04/1990, kính thiên văn vũ trụ Hubble đã được phóng vào không gian. Kính thiên văn vũ trụ Hubble là sản phẩm hợp tác của 2 cơ quan không gian NASA và ESA. Tên của kính được đặt để vinh danh nhà thiên văn Edwin Powell Hubble. Đây cũng là kính quan sát không gian đầu tiên trong hệ thống "NASA Great Space Observatories" bao gồm 4 kính thiên văn/ đài thiên văn không gian : Hubble (quan sát chủ yếu tại bước sóng biểu kiến), Compton (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia gamma), Chandra (quan sát chủ yếu tại bước sóng tia X) và Spitzer (quan sát chủ yếu tại bước sóng hồng ngoại).
    Được đưa lên vũ trụ bằng tàu con thoi Discovery, kính Hubble hoạt động ở quỹ đạo cách bề mặt Trái Đất khoảng 600 km. Gương phản xạ chính của kính Hubble có đường kính 2.4 m. Do không bị ảnh hưởng bởi khí quyển, kính Hubble có khả năng cho ảnh sắc nét gấp 5 lần so với chiếc kính thiên văn quang học hiện đại nhất đặt trên mặt đất. Mặc dù mục đích chính là quan sát tại bước sóng khả kiến, tuy nhiên, kính Hubble được triển khai thêm các thiết bị để có thể quan sát thêm ở cả bước sóng hồng ngoại và tử ngoại.
    Sau khi phóng được một tuần, các kết quả quan sát truyền về cho thấy đã có một lỗi nhỏ trong quá trình chế tạo tấm gương chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả quan sát đối với các thiên thể xa và mờ. Lỗi này đã được một nhóm chuyên gia của NASA sửa chữa vào tháng 12/1993. Sau tai nạn của tàu Columbia tháng 2 năm 2003, kính Hubble chưa được nâng cấp thêm 1 lần nào nữa. Tháng 01/2007, camera chính đã ngừng hoạt động, kính Hubble chỉ còn làm việc tại vùng sóng tử ngoại. NASA dự tính sẽ tiến hành thêm 1 lần nâng cấp kính Hubble nữa vào tháng 5 năm 2008. Nhiệm vụ này sẽ do phi hành đoàn tàu Atlantis thực hiện. Nếu lần nâng cấp thứ 5 thành công, kính Hubble sẽ hoạt động đến năm 2013.
    Đến nay, tuy trải qua hơn 17 năm hoạt động, kính thiên văn Hubble vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển thiên văn học hiện đại và phổ biến thiên văn học đối với cộng đồng.
    [​IMG]
    Bức ảnh bên phải là bức ảnh đầu tiên được công bố của KTV vũ trụ Hubble, bức ảnh bên trái do kính thiên văn 100 inch của đài quan sát Las Campanas, Chi Lê chụp. Cả hai bức ảnh cùng hướng về một vùng trời phía nam chòm sao Carina. Với bức ảnh do Hubble chụp, ta có thể dễ dàng nhận ra ở góc trên cùng là một hệ sao đôi mặc dù gương chính gặp lỗi.
    Tài liệu tham khảo:
    European Space Agency. Today in space history.
    European Space Agency. Hubble Overview.
    Wikipedia. Hubble Space Telescope.
    Hubble site.
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Kính thiên văn hồng ngoại Spizer - mở rộng tầm nhìn vũ trụ​
    [​IMG]
    Kính thiên văn vũ trụ Spitzer(tên cũ là SIRTF, Space Infrared Telescope Facility) đã được phóng vào ngày 25 tháng 8 năm 2003 tại mũi Canaveral bang Florida, Hoa Kì. Spizer hoạt động ở vùng ánh sáng hồng ngoại với bước sóng từ 3 đến 180 micron. Đây là vùng hồng ngoại bị hấp thụ rất mạnh bởi bầu khí quyển Trái Đất nên không thể quan sát được bằng các KTV mặt đất.
    Được trang bị một gương cầu đường kính 0.85m làm bằng beryllium, một số camera đặc biệt và ba hệ thống làm lạnh, Spitzer là kính thiên văn hồng ngoại lớn nhất mà con người từng phóng vào vũ trụ. Nó cho chúng ta cái nhìn thấu đáo về những khu vực tối của vũ trụ mà những kính thiên văn quang học thông thường không thể phát hiện ra. Những vùng tối rộng lớn đó được phủ đầy bụi khí và còn đang ẩn chứa nhiều điều khó hiểu. Thêm vào đó, bằng cách nghiên cứu tại dải sóng hồng ngoại, Spitzer còn cho phép chúng ta tìm hiểu kĩ hơn về quá trình hình thành hệ mặt trời trong các tinh vân, sự biến động tinh tế của bức xạ tại tâm các thiên hà. Ánh sáng hồng ngoại còn giúp con người phát hiện ra các thiên thể có nhiệt độ khá thấp trong vũ trụ chẳng hạn như các sao lùn, các hành tinh ngoài Thái Dương hệ và các đám mây phân tử khí khổng lồ.
    Do hoạt động ở vùng sóng hồng ngoại nên các thiết bị của Spitzer phải được làm lạnh ở nhiệt độ xấp xỉ 0 tuyệt đối (-273 độ C) nhằm tránh hiện tượng giao thoa hồng ngoại khi quan sát. Spitzer cũng mang theo một lá chắn chống bức xạ trực tiếp và đi vào quỹ đạo Earth-trailing solar (kiểu quỹ đạo nằm rất xa Trái Đất) nhằm tránh bị nhiễu bởi ánh sáng đến từ Mặt Trời và Trái Đất.
    Spitzer là kính thiên văn cuối cùng trong chương trình "Các đài quan sát lớn" của NASA được khời động từ năm 1990 nhằm khám phá vũ trụ tại các bước sóng chủ đạo. Spitzer cũng là một phần của kế hoạch "Astronomical Search for Origins" (lược dịch: Tìm kiếm sự khởi đầu) nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc vũ trụ, về sự hình thành và phát triển của các hành tinh, các ngôi sao, các thiên hà...
    [​IMG]
    Nguồn: About Spitzer - Spitzer Space Telescope.
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hiện tớ vẫn chưa dịch xong tài liệu về đài thiên văn Chandra. Vậy ai có lòng tốt post hộ với, tớ chỉ có thế này thôi:
    Vũ trụ dưới con mắt Chandra​
    [​IMG]
    Bức hình mà các bạn đang xem phía trên là hình ảnh bao quát toàn bộ khung cảnh vũ trụ tại hướng Nam dưới bước sóng tia X của KTV Chandra (CXO). Bức ảnh tập trung vào hướng chòm sao Formax trên cho ta một cái nhìn rất sâu vào vũ trụ bao la. Những vật thể có năng lượng thấp hiện lên với màu đỏ, mức trung bình thì có màu xanh lá, mức năng lượng cao có màu xanh da trời. Đây là những thiên hà hoạt động mãnh liệt với những hố đen rất nặng ở tâm và cả những cụm thiên hà khổng lồ ở khoảng cách 12 tỉ NAS so với Trái Đất. 12 tỉ NAS - một khoảng cách xa vời tuy nhiên chưa thể là giới hạn ngoài cùng của vũ trụ. Ánh sáng đến từ những vùng xa xôi này tất nhiên phải mất 12 tỉ năm mới đến được chúng ta. Như vậy nghĩa là những hình ảnh mà các bạn đang quan sát ở bức hình trên là những hình ảnh của quá khứ - những hình ảnh của vũ trụ 3 tỉ năm sau Vụ Nổ Lớn. Sự xuất hiện của những hố đen khổng lồ và cả những đối tượng rực rỡ trong bức ảnh đã phần nào khẳng định sự non trẻ của vũ trụ trong giai đoạn sơ khai này.
    Dưới đây là hình ảnh của các thiên hà, quasar...ở khoảng cách 12 tỉ NAS dưới bước sóng biểu kiến của KTV vũ trụ Hubble. Ảnh này cho ta thấy rõ hơn sự phong phú của các thiên thể trong vũ trụ bao la:
    [​IMG]
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Hỏi các bác chút với. Tớ thấy một số sách tiếng Việt nói về khoảng ánh sáng nhìn thấy được (có bước sóng trong khoảng 400-700nm) dùng là ánh sáng khả kiến. Ở đây các bác dùng là ánh sáng biểu kiến. Không biết là từ nào đúng từ nào sai?

Chia sẻ trang này