1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Không biết bạn có pot nhầm ảnh ko ? Tôi thấy cái ảnh này hơi lạ, nó ko giống với trạm ISS.
  2. daigials

    daigials Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Ảnh bạn đấy post đúng đấy chẳng qua bác vào chậm quá nên kái ảnh nó bị lỗi huặc bị jì đó nên bị kái trang wed thay thế ảnh này!
  3. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Hai bức ảnh riêng lẻ của Sao Mộc và vệ tinh của nó ?" Iođược kết hợp để tạo thành bức ảnh ấn tượng này. Những thiết bị trên tàu vũ trụ New Horizons đã ghi lại những bức ảnh này khi bay ngang qua Sao Mộc vào đầu năm 2007.
    Trong bức ảnh Sao Mộc, sự biến đổi ánh sáng quang phổ của những đám mây Jovian được ghi lại ở bước sóng gần hồng ngoại, tạo nên những điểm lớn màu đỏ (hình ôval nổi bật) trên nền màu xanh. Sự quan sát được thực hiện một cách khéo léo để khắc phục sự biến dạng do sự quay của hành tinh trong quá trình chụp hình.
    Bầu khí quyển của Sao Mộc sủi bọt với sự ?ova chạm? của những cơn bão và gió siêu lớn to bằng cả Trái đất của chúng ta, nhưng gần đây những hình ảnh do tàu vũ trụ chụp được cho thấy một sự yên tĩnh khác thường . Tuy nhiên, sự yên tĩnh trên Sao Mộc vẫn tạo nên những cơn bão bụi đất trông giống như gió thổi.
    Bức ảnh về vệ tinh Io là gần như màu sắc đúng phức hợp, điều này cho thấy núi lửa Tvashar phía Bắc ở nửa tối của vệ tinh này đang hoạt động. Những dòng dung nham đỏ rực ở dưới một đám bụi núi lửa cao, được chiếu sáng bởi Mặt trời. Đám bụi núi lửa có màu xanh là do sự tán xạ ánh sáng của các hạt nhỏ bên trong nó.
    (Lược dịch từ Space.com).
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ẹc, bác Thohry tinh mắt quá. Hôm trước vừa chat vừa up ảnh nên hơi bị lẫn một tí. Đây là bản thật của nó:
    ISS phía trên đài quan sát Mont-Megantic​
    [​IMG]
    Vào sáng sớm ngày 1/8, nhà thiên văn Guillaume Poulin đã ngước lên bầu trời phía nam đài quan sát Mont-Megantic (Quebec) và chụp được bức ảnh tuyệt đẹp này. Dưới ánh trăng tròn, tất cả hiện lên thật kì diệu: bầu trời màu xanh lam, những chấm sao lấp lánh, và cả vệt sáng của trạm vũ trụ quốc tế ISS nữa! Trên hình còn thấy thấp thoáng bóng của các nhà thiên văn học đang bỏ dở công việc của mình để nhìn thoáng qua ISS chậm chạp trôi trên đầu mình. Là "ngôi sao" sáng nhất bầu trời đêm, ISS có thể dễ dàng được trông thấy như một chấm nhỏ di chuyển ngang chòm sao Pegasus.
    Nguồn: APOD
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trạm vũ trụ quốc tế ISS - kỉ nguyên vũ trụ mới​
    [​IMG]
    Bức ảnh trạm vũ trụ quốc tế ISS (International Space Station) sau khi nó được mở rộng thêm các thành phần thuộc bộ khung đỡ tổng hợp vào năm 2007. Trạm quỹ đạo này được bắt đầu xây dựng vào năm 1998 trên sự hợp tác của các cường quốc vũ trụ như Mĩ, Nga, Nhật, cộng đồng châu Âu...Trạm vũ trụ ISS là một bước nối tiếp sau sự ra đi của trạm vũ trụ Hòa Bình vào năm 2001 nhằm giúp các quốc gia có được một cách tiếp cận không gian dễ dàng hơn và đoàn kết hơn! Có thể nói, ISS đã giúp nhân loại đóng lại quá khứ không mấy mặn mà đồng thời mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ hoàn toàn mới, kỉ nguyên của sự hợp tác và hòa bình.
    Nguồn: International Space Station
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những vệt sao phía Nam đài quan sát Gemini​
    [​IMG]
    Những ngôi sao đã tạo nên những vệt sáng hình vòng cung kéo dài trên bầu trời đài quan sát Nam Gemini (thuộc Cerro Pachon, Chile). Bức ảnh trên là kết quả của nhà nhiếp ảnh Elke Schulz khi ông để phơi sáng máy ảnh trong vòng 40 phút trước khi trăng lên. Những "cung sao" này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tự quay của Trái Đất với tâm chỉ về phía cực Nam. Hai vệt mờ màu trắng xanh trên hình chính là hai đám mây Magenllanic - những vệ tinh của dải Ngân Hà. Vệt sáng phía bên trái mái vòm của đài quan sát là một mảnh sao băng vô tình lọt vào ống kính máy ảnh. Bạn có biết mảnh sao băng này xuất phát từ chòm sao nào không? Câu trả lời là từ chòm Song Tử (Geminids).
    Nguồn: APOD
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Kết thúc tuần lễ vũ trụ bằng một hình ảnh về sao băng:
    Leonids và Leica​
    [​IMG]
    Khung cảnh thần tiên này chỉ có ở một trận mưa sao băng! Bức ảnh mà các bạn đang xem được chụp ở mũi đất Creus thuộc cực Đông của bán đảo Iberian, Tây Ban Nha. Ống kính máy ảnh xoay về phía biển Địa Trung Hải và chụp bao quát bầu trời thông qua một thấu kính "fisheye" (thấu kính mắt cá). Trận mưa sao băng Leonid trình diễn trên ảnh hơn 70 vệt sáng kéo dài, hơi chếch về phía bên trái sao Mộc, ngôi sao sáng nhất bức ảnh. Tất cả những quả cầu lửa này dường như xuất phát từ một điểm trên bầu trời, hướng chòm sao Sư Tử. Một nét độc đáo điểm thêm cho bức ảnh thiên văn này là hình dáng hơi mờ của chú chó Leica tại góc dưới bên phải. Chú cún con này đang làm gì vậy? Ngắm hoàng hôn hay ngắm "pháo hoa" trình diễn trên thiên cầu? Có lẽ là cả hai!
    Nguồn: APOD
  8. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    Hình đẹp quá, có phiên bản 1024x768 không bác ? cho em xin làm hình nền
  9. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    NGC 3132: The Eight Burst Nebula
    [​IMG]
    Hệ đôi gồm một ngôi sao mờ, nó không được sáng như ngôi sao còn lại, gần trung tâm của NGC 3132 đã tạo nên một tinh vân hành tinh kỳ lạ nhưng đẹp. Các nickname (tên hiệu) của NGC3132 là Eight-Burst Nebula và Southern Ring Nebula bắt nguồn từ vòng khí rực sáng bao quanh ngôi sao giống như Mặt trời của chúng ta. Trong bức ảnh màu tiêu biểu này, dường như một ?obể nước? nóng màu xanh của ánh sáng bao trùm hệ sao đôi này được cấp năng lượng bởi bề mặt nóng của ngôi sao yếu. Mặc dù bức ảnh cho thấy những sự đối xứng khác thường nhưng nó là những sự bất đối xứng, điều mà đã tạo nên sự hấp dẫn cho tinh vân hành tinh này. Cả hình dạng khác thường của lớp vỏ ?omát hơn? bao quanh cùng với cấu trúc và sự xếp lớp của các luồng bụi ?omát? chạy ngang qua NGC3132 đều chưa được tìm hiểu một cách rõ ràng.
    (Nguồn: http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/ap071014.html )
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Mình tìm trên mạng thấy 2 cái to hơn nhưng toàn là hình vuông:
    1500 x 1500
    http://antwrp.gsfc.nasa.gov/apod/image/0709/freeflyer_nasa_big.jpg
    3000 x 3000
    http://www.nasa.gov/images/content/110788main_image_feature_286_ajhfull.jpg
    Cắt bớt 1 phần không gian hoặc Trái Đất đi cho nó đồng dạng với 1074 x 768 chắc là cũng OK
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:37 ngày 16/10/2007

Chia sẻ trang này