1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mirage3

    mirage3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Thank bác nhìu
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đường hầm thời gian
    [​IMG]
    Bạn có thể nhìn thấy gì ở bức hình trên? Những ngôi sao nằm khá gần chúng ta dường như có nhiều cánh. Còn những thiên hà xa hơn thì lại chỉ là những chấm sáng mờ mịt. Với góc nhìn khoảng 1/2 độ, bức ảnh thiên văn tuyệt vời trên là kết quả mà nhà thiên văn Johannes Schedler thu được khi quan sát một quasar ở cách chúng ta 12.7 tỉ NAS. Tinh thể bức xạ này chỉ có thể thấy rõ ràng trong bức ảnh có độ phân giải cao hơn rất nhiều lần bức ảnh mà bạn đang xem (tuy nhiên nếu tò mò bạn cũng có thể biết được vị trí của quasar này tại vùng trung tâm bức ảnh, trong khu vực có 3 thiên thể xắp thành một đoạn thẳng ngắn). Quasar là một trong những đối tượng xa nhất mà con người có thể quan sát được. Ánh sáng chuyển động với vận tốc hữu hạn do đó những thiên hà mà chúng ta thấy hiện nay là hình ảnh thuộc về quá khứ của chúng. Tương tự, tinh thể bức xạ đó dường như đã xuất hiện rực rỡ vào thời điểm cách đây 12.7 tỉ năm, khi vũ trụ đạt khoảng 7% độ tuổi hiện nay. Sự giãn nở của vũ trụ làm cho ánh sáng phát ra từ các thiên thể như vậy dịch chuyển rất mạnh về phía đỏ. Schedler đã thêm một số dữ liệu quan sát tại bước sóng cận hồng ngoại (thu nhận bởi cộng tác viên Ken Crawford) nhằm phát hiện ra quasar trên - vật thể có độ dịch chuyển về phía đỏ lên tới 6.04.
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 14:45 ngày 18/10/2007
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bề mặt kì lạ của Iapetus​
    [​IMG]
    Iapetus là vệ tinh lớn thứ ba của sao Thổ với đường kính trên 1.400 km. Có những điều rất kì lạ đang diễn ra trên bề mặt vệ tinh này. Một phần lớn bề mặt của Iapetus có màu đen xẫm rất giống than, một số chỗ lại trắng xóa như được phủ tuyết!
    Thành phần của những thứ vật chất màu đen này hiện vẫn chưa thể xác định, tuy nhiên những hình ảnh thu được từ camera hồng ngoại cho phép dự đoán đây có thể là những hợp chất hoặc thù hình nào đó của cacbon. Vùng xích đạo (bên tay phải bức ảnh) rất đặc biệt vì có một đường lồi lên khá cao ở chính giữa. Những hình ảnh trước đó về Iapetus đã được con tàu Voyager 1 và 2 ghi nhận cách đây 26 năm, tuy nhiên phải đến cuối tháng trước, các thông tin chi tiết hơn về vệ tinh kì lạ này mới được tàu thăm dò Cassini gửi về. Bức ảnh trên chụp rất rõ nét một bán cầu của Iapetus ở khoảng cách 75.000 km. Một miệng hố khá nông nhưng trải rộng tới 450 km và có vẻ như nó xếp chồng lên một miệng hố khác già hơn có kích thước tương tự. Vùng vật chất tối tập trung rất mạnh ở phía cực đông và nằm phân tán hai bên xích đạo của vệ tinh này. Liệu màu sắc của Iapetus là kết quả của những hoạt động núi lửa bên trong nó hay chỉ là những mảnh vụn bắn ra sau một vụ va chạm trong quá khứ? Các bức ảnh và số liệu trong chuyến bay lần này của Cassini đang được tiếp tục nghiên cứu để cho ra những đầu mối lớn hơn.
    Nguồn: APOD, Cassini Imaging Team
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sự va chạm trong NGC 6745​
    [​IMG]
    Thiên hà ở trên hình trông không bình thường cho lắm! NGC 6745 là minh họa rõ ràng nhất cho sự va chạm giữa hai thiên hà cách đây hàng trăm triệu năm. Bạn hãy chú ý: góc bên phải, phía dưới bức hình này là một thiên hà nhỏ đang quay (tuy nhiên thiên hà này không có mặt trong bức hình đâu nha!). Thiên hà lớn hơn, dễ dàng nhận ra nó có màu cam và là một thiên hà xoắn ốc bị lệch tâm một cách nghiêm trọng. Lực hấp dẫn khổng lồ từ hai thiên hà này đã bóp mép hình dạng của chính chúng theo thời gian. Một điều có thể khẳng định là các ngôi sao trong hai "người láng giềng" này không hề va vào nhau tuy nhiên khí, bụi và từ trường xung quanh lại tương tác trực tiếp với nhau. Một đám khí khổng lồ bị kéo bật khỏi thiên hà lớn và trở thành khu vực tương tác và hình thành sao trẻ mãnh liệt giữa hai thiên hà. Lực hấp dẫn từ cuộc chiến cũng xé vùng khí màu sáng xanh này thành nhiều mảnh vụn và theo nhiều chiều khác nhau khiến nó trở thành một phần biệt lập và hoạt động dữ dội nhất thiên hà mẹ.
    NGC 6745 rộng khoảng 80.000 NAS và cách chúng ta 200 triệu NAS. Hình ảnh các bạn đang xem chụp từ KTV vũ trụ Hubble và được xử lí bởi một nhóm các chuyên gia NASA, ESA.
    Nguồn: APOD
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những mạch nước đá của Enceladus ​
    [​IMG]
    Những mạch nước đá đang phun trào dữ dội trên Enceladus, một mặt trăng rất sáng của sao Thổ. Bức ảnh màu giả trên được chụp từ phía sau của Enceladus, cho phép phát hiện ra những chùm băng lạnh lẽo nằm ở cực nam của vệ tinh nhỏ bé này. Những mạch nước được bắn ra từ 8 vị trí tương ứng với những vùng đứt gãy địa chất trên Enceladus. Các nhà nghiên cứu cho rằng những mạch phun này bắt nguồn từ những "túi nước" nằm khá gần bề mặt với nhiệt độ lên tới 273K (tức 0 độ C). Nhiệt độ này chênh lệch rất lớn so với nhiệt độ bề mặt của bản thân Enceladus (chỉ vào khoảng 73 độ Kelvins, tức -200 độ C). Những mạch nước phun lên rất cao là dấu hiệu chứng tỏ vệ tinh nhỏ bé với đường kính không quá 500 km này vẫn còn tồn tại những hoạt động địa chất khá ồn ào, chẳng hạn như sự chuyển động của các mảng nên, các núi lửa ngầm...
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 10:02 ngày 21/10/2007
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Alpha Cam: ngôi sao lang thang​
    [​IMG]
    Giống như con tàu cưỡi sóng lướt đi, ngôi sao lang thang Alpha Cam đã tạo ra quanh mình một luồng khí hình cung rất đáng chú ý trong một biển vũ trụ bao la. Khu vực khí mang tên "bow shock" này là kết quả của sự nén ép vật chất giữa các vì sao khi Alpha Cam lao đi với vận tốc 60 km/s. Trong bức ảnh có trường nhìn 3x2 độ trên, Alpha Cam là đối tượng nổi bật phía bên tay trái. So với Mặt Trời, Alpha Cam nặng gấp 25-30 lần, nóng gấp 5 lần (30.000 K) và sáng gấp 500.000 lần! "Chàng khổng lồ" với những luồng gió hạt cực mạnh này cách chúng ta khoảng 4.000 NAS theo hướng chòm Camelopardalis. Khu vực khí bao quanh (bow shock) cũng cách ngôi sao ở trung tâm tới 10 NAS!
    Nguyên nhân gì đã khiến Alpha Cam chuyển động nhanh đến như vậy? Hiện nay có hai giả thuyết được đưa ra:
    1. Alpha Cam đã từng là thành viên trong một cụm sao rất nóng và rất trẻ kế bên. Vận tốc mà Alpha Cam đạt được là do sự tương tác hấp dẫn bất thường giữa nó và các thành viên trong cụm sao này.
    2. Một vụ nổ supernova rất mạnh đã xảy ra tại ngôi sao láng giềng của Alpha Cam. Vụ nổ này đã tạo nên lực đẩy rất mạnh khiến Alpha Cam bị bắn ra khỏi quần tinh chứa nó.
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Mây và cát trên đường chân trời Hỏa tinh
    [​IMG]
    Nếu bạn đang đứng trên sao Hỏa, bạn sẽ trông thấy gì? Cũng giống như những gì mà tàu đổ bộ Opportunity đã được chứng kiến, bạn sẽ thấy một vùng đất bằng phẳng chứa đầy cát đỏ, một bầu trời tô màu da cam và cả những đám mây mỏng manh rất sáng.
    Opportunity đã chụp được bức ảnh mang tính chất viễn tưởng này sau khi nó tiến hành đổ bộ vào miệng hố Victoria hồi đầu tháng 9. Trong bức ảnh trường rộng này chỉ thấy một vài tảng đá khá nhỏ nằm rải rác đó đây. Chân trời rất đỏ phía xa phẳng lặng và tẻ nhạt tới mức người ta dễ liên tưởng nó với đường chân trời màu xanh trên biển Trái Đất. Những đám mây trên sao Hỏa lại là hỗn hợp của nước đá và băng cacbon đioxit. Những đám mây này cũng di chuyển khá nhanh giống như mây trên Trái Đất. Bụi mịn trong không khí của sao Hỏa khiến cho bầu trời ở đây mang màu đỏ rất đặc trưng. Mật độ và kích thước của các hạt bụi trôi nổi đó sẽ quyết định màu sắc đậm hay nhạt của bầu trời.
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    [
    Phía bắc chòm Thiên Nga​
    [​IMG]
    Rực rỡ và nóng bỏng, ngôi sao khổng lồ xanh Deneb xuất hiện một cách đầy tráng lệ trong khung cảnh vũ trụ rộng lớn này. Bức ảnh trên được ghép lại từ 12 bức ảnh nhỏ hơn với trường nhìn tổng cộng 12 độ ngang qua phần cuối phía bắc chòm Thiên Nga. Tập trung một số lượng lớn những ngôi sao và khí nóng dọc theo đĩa thiên hà Milky Way, chòm Thiên Nga cũng là nhà của những tinh vân tối nổi tiếng, chẳng hạn như tinh vân Northern Coal Sack (tạm dịch: tinh vân Bao Than Phương Nam). Tinh vân này trải dài từ Deneb về phía dưới cùng của bức ảnh. Tinh vân màu đỏ NGC 7000, tinh vân Bắc Mỹ và tinh vân Bồ Nông (IC 5071) lại nằm ở bên trái phía trên. Còn nhiều tinh vân và cụm sao khác rải rác khắp bức ảnh trường rộng trên. Tất nhiên, Deneb là ngôi sao sáng nhất chòm Thiên Nga và nằm ở đỉnh của hai chòm sao nổi tiếng: Thập Tự Phương Nam và Tam Giác Mùa Hè.
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ẹc, thông báo anh mod tí nha: không hiểu sao hôm thứ 5 và hôm nay (tức CN) em không thể up ảnh trực tiếp lên box Thiên văn được nữa. Có lỗi gì chăng? Lấy link trực tiếp ngại lắm anh ạ!
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    @nguyentranha: hình như lỗi này là do các server của TTVNOL hoạt động không ổn định. Anh đã thử kiểm tra lại với 1 số ảnh của em ở bài viết trước, upload lên bằng cách sử dụng lần lượt 2 server www8 và www9. Kết quả cho thấy:
    Với 3 bức ảnh:
    http://www9.ttvnol.com/uploaded2/Hero_Zeratul/ngc6745_hst.jpg
    http://www9.ttvnol.com/uploaded2/Hero_Zeratul/alphacam_mandel_f717.jpg
    http://www9.ttvnol.com/uploaded2/Hero_Zeratul/iapetus2_cassini.jpg
    + Upload được lên www9
    + Lỗi xảy ra khi upload lên www8
    + Cả www9 và www8 đều sinh lỗi khi upload bức ảnh trong bài viết về sao debeb ở trang trước (CygnusmosaicS800_gendler.jpg)
    Vì vậy em có thể sử dụng www9 để upload ổn định hơn. Còn nếu vẫn không được thì đúng là nên dùng link trực tiếp hoặc upload lên 1 server khác (vd: photobucket, googlepages, ...)

Chia sẻ trang này