1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Sao chổi Holmes

    [​IMG]
    Hồi cuối tháng 10 vừa rồi, người quan sát thiên văn trên toàn thế giới được một phen "đã mắt" khi sao chổi Holmes đi ngang qua Trái Đất. Vào hôm 24/10, thiên thể mờ nhạt và lặng lẽ này đã tăng độ sáng lên tới hơn nửa triệu lần chỉ trong vòng có một giờ đồng hồ. Vụ bùng nổ kinh hoàng này khiến sao chổi 17P/Holmes trở thành đối tượng rất sáng có thể quan sát được trong chòm Perseus (Anh Tiên). Bức ảnh trên được chụp tại thủ đô Tehran, Iran - bạn vẫn có thể nhận ra Holmes cho dù lượng ánh sáng gây nhiễu của vùng thành thị rất lớn. Bức ảnh nhỏ hơn bên trái được chụp từ một kính thiên văn đặt tại thành phố New York. Sao chổi với chu kì 7 năm này có vùng nhân khá sáng, bao bọc bên ngoài là một lớp bụi mờ như sương, tuy nhiên lại khi nhìn từ Trái Đất nó lại thiếu mất một cái đuôi! Sự bùng nổ của Holmes có thể do sự bật ra bất ngờ của một lớp nước đá mới trên bề mặt của nó hoặc thậm chí có thể do sự đổ vỡ của vùng nhân sao chổi. Sao chổi Holmes có thể vẫn sáng trong vòng vài ngày tới.
    (*) Do cập nhật tin tức hơi chậm nên đến ngày hôm nay tôi mới dịch được bài viết này trên "Astronomy picture of the day". Đọc bên "Tin tức thiên văn" chả thấy bác Thohry nói gì nên cũng không quan tâm lắm, ai dè hôm nay dịch mới ngã ngửa ra! Tiếc mờ mắt!
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh trên kết hợp vài bức ảnh chụp từ một kính thiên văn tầm trung tại Quebec, Canada trong ba ngày: 25 - 26 - 27 tháng 10 năm 2007 lúc 1h sáng. Trong ảnh chúng ta có thể thấy sao chổi Holmes sáng lên rất nhanh, vùng bụi mờ của thiên thể này nhìn từ Trái Đất có kích thước lớn hơn cả sao Mộc - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Một sự kiện hiếm thấy phải không các bạn?
    [​IMG]
    Số liệu và ảnh: APOD
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bức ảnh chụp vùng nhân màu vàng của sao chổi Holmes từ một kính thiên văn cá nhân đắt tiền. Bức ảnh được tác giả Don Goldman ghi lại hôm 1/11 - khi sao chổi Holmes chỉ còn cách chúng ta khoảng 150 triệu km, bằng khoảng cách tới quỹ đạo sao Hỏa. Vùng đuôi của sao chổi này có tồn tại, tuy nhiên chúng ta không thể nhìn thấy vì nó nằm nấp ngay sau vùng nhân rất sáng của sao chổi và đối diện với chúng ta!
    [​IMG]
    Ảnh: APOD
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Con đường sữa​
    [​IMG]
    Nhà nhiếp ảnh Larry Landolfi đã chụp được bức ảnh rất hấp dẫn này khi đang trên đường tới đài quan sát McDonald (Fort Davis, Texas, Hoa Kì). Bức ảnh kép trên gợi cho ta cảm giác liên tục của con đường hoang vắng trên mặt đất khi phía trên nó là dải sáng của thiên hà Milky Way - biểu tượng của chốn thiên đường. Tất nhiên, cái tên "Milky Way" (tiếng Việt gọi là Ngân Hà, tiếng Latinh gọi là Via Lactea) chỉ thiên hà nơi chúng ta cự ngụ, xuất phát từ hình dáng giống dải sữa hay con đường trắng bạc trên bầu trời đêm. Dải Ngân Hà chỉ nhìn thấy được vào những đêm không trăng, trời quang mây và không gian rất tối. Chúng ta sẽ nhìn thấy cả thiên cầu rực sáng dưới ảnh hưởng của vô số những ngôi sao dọc theo mép của dải Ngân Hà, tuy nhiên bạn sẽ chẳng bao giờ thấy nó sặc sỡ như trong ảnh này đâu. Bức ảnh trên được chụp bằng máy Canon EOS 20D, thời gian phơi sáng là 122s, ISO 1600.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Do bạn không đọc kỹ thôi, hôm 25/10 tôi đã có 1 bài về sao chổi Holmes, ngày 5/11 lại có bài thứ 2 đấy.
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Trời, thế hả bác? Chẹp, chán wá! Mình không đọc kĩ thật. Kể ra thì cũng hơi thiếu thời gian, toàn phải copy về máy nhà đọc!
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Không sao, mà bạn đã đọc bài sau cùng chưa?, có thể sao chổi Holmes vẫn đang sáng đấy, tranh thủ xem được thì xem.
    Mà lần sau định trách ai thì cũng nên đọc kỹ đã nhé.
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    uh, tớ thấy rùi! Cơ bản là bài viết này lọt thỏm vào giữa những bài rất dài khác, lại có cái ảnh minh họa không được hấp dẫn lắm nên tưởng vớ vỉn,...bỏ qua luôn. Thành thật xin lỗi bác Thohry!
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Tấm ảnh chụp Holmes ở trên đã được vẻ thêm, bà con lầm chết !
    Tấm nguyên gốc nó như rứa nè
    [​IMG]
  10. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Bạn có thể đoán được điều gì trong bức ảnh trên ?
    Bức ảnh đã ghi lại một khoảnh khăc hiếm có : Tàu con thoi Discovery đang rời khỏi căn nhà vũ trụ ISS.
    Bức ảnh do nhà thiên văn nghiệp dư Becky Ramotowski chụp tại New Mexico vào trước lúc bình minh ngày 6/11.
    Với độ phơi sáng 40 giây chuyển động của ISS tạo thành một vệt sáng dài. Sau khi tách ra khỏi ISS, Discovery cũng tạo thành một vệt sáng nhỏ bên dưới.
    Phía bên trái của hình là cụm sao Pleiades, và các bạn còn có thể thấy một đối tượng quan sát nổi bật hiện nay của giới thiên văn - Sao chổi Holmes - là đốm sáng nhòe mờ ngoài cùng phía phải sát ngay dưới vệt chuyển động của ISS.
    Được fairydream sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 08/11/2007

Chia sẻ trang này