1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Do máy tính ở nhà bị nhiễm virus khá nặng nên tuần này tôi không thể dịch ảnh thiên văn cho các bác được Các bác chịu khó tham khảo trang APOD, tuần sau tôi sẽ post bù lại nhe!
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tấm ảnh trên được chụp từ máy ảnh NIKON D70, thời gian phơi sáng chính xác là 29.8s.
  3. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Arp 87​
    [​IMG]
    Một cây cầu vũ trụ chứa đầy sao, khí và bụi đang trải dài trên một khoảng cách cỡ 75.000 NAS và nối hai thiên hà riêng biệt trên lại với nhau. Hai thiên hà trên tạo thành một cặp thiên thể kì lạ mang tên Arp 87. Dải bụi khí hình xoắn ốc giữa hai thiên hà là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hai thiên hà này đã từng tiến lại rất sát nhau và xảy ra quá trình cuốn hút vật chất vô cùng bạo lực do chính khối lượng của chúng gây ra.
    Thiên hà xoắn ốc NGC 3808A nằm bên tay phải bức ảnh là một ngôi nhà của những cụm sao xanh khổng lồ và rất trẻ. Những cụm sao này là kết quả của sự nén ép bụi khí và tương tác hấp dẫn giữa hai thiên hà. NGC 3080B dường như bị bao bọc bởi đám khí cướp được của "người hàng xóm", đám khí này bị xoắn lại theo hướng tâm của NGC 3808B và tạo nên một cái "vòng cực" kì lạ xung quanh "người chủ mới". Sự trao đổi vật chất giữa hai thiên hà trên diễn ra chậm chạp, mất hàng tỉ năm tuy nhiên nếu chúng cứ tiếp tục tiến lại gần nhau thì chắc chắn sẽ dẫn đến sự hợp nhất để tạo thành một thiên hà đơn với kích thước rất lớn. Dù kịch bản này có vẻ như được xây dựng cho riêng Arp 87 tuy nhiên những thiên hà khác cũng hành xử tương tự vậy khi chúng ở gần nhau. Cặp Arp 87 cách chúng ta khoảng 300 triệu NAS về phía chòm Sư Tử. Thiên hà thấp thoáng tại mép trái của NGC 3808B là một thiên hà nằm ở xa hơn nhiều và chẳng liên quan gì đến quá trình hợp nhất của hai "người khổng lồ" trên cả!
    Nguồn: APOD
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    IC 443: tàn dư siêu sao mới và ngôi sao neutron​
    [​IMG]
    Bức ảnh tổng hợp những quan sát hướng về tàn dư siêu sao mới IC 443: màu xanh da trời ứng với dải sóng radio, màu đỏ ứng với ánh sáng nhìn thấy và màu xanh lục ứng với bước sóng tia X. IC 443 hay tinh vân Jellyfish rộng khoảng 65 NAS, nằm cách chúng ta 5.000 NAS. Điều khiến IC 443 thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học chính là sự chuyển động kì lạ của phần nhân đã suy sập, ngôi sao neutron siêu đặc nằm lệch tại mép dưới IC 443. Bức ảnh chụp cận đã cho thấy một vệt plasma rất dài kéo rê phía sau ngôi sao neutron khi nó di chuyển và va chạm với những phân tử khí nóng trong tinh vân. Cái đuôi này không chỉ về hướng trung tâm tinh vân, chứng tỏ vụ nổ supernova đã xảy ra tại một vùng khác khu vực trung tâm. Một số giả thuyết khác lại nghiêng về khả năng ngôi sao neutron đã bị lệch hướng nghiêm trọng dưới ảnh hưởng của luồng khí dày đặc chuyển động rất nhanh trong tinh vân.
    [​IMG]
    Nguồn: CXO
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Vòi Voi trong IC 1396​
    [​IMG]
    Những cơn gió xuất phát từ tinh vân Vòi Voi (Elephant''s Trunk Nebula) đang nhẹ nhàng lướt xuyên qua làn bụi dày của tinh vân phát xạ và quần tinh IC 1396. Cái "vòi voi" vũ trụ này dài tới hơn 20 NAS. Bức ảnh màu giả trên được ghi lại từ kính thiên văn thông qua máy lọc dải hẹp để làm nổi bật lên các chất khí có trong khu vực chứa tinh vân: màu xanh lục của hiđro, màu đỏ của khí sulfur và màu xanh da trời của những nguyên tử oxi. Những dải màu xẫm chứa đầy bụi và khí gas ở nhiệt độ thấp - đây là khu vực lý tưởng giúp cung cấp những nguyên liệu thô hình thành nên sao mới và cũng có thể là những ngôi nhà kín ẩn chứa các tiền sao (protostar). Nằm ở khoảng cách 3.000 NAS theo hướng chòm Cepheus, tinh vân mờ nhạt IC 1396 bao trùm một diện tích tương đối lớn trên bầu trời, khoảng 5 độ. Bức ảnh trên chỉ bao quát được khu vực có trường nhìn 1/2 độ, tương đương với góc nhìn Mặt Trăng từ Trái Đất.
    Nguồn: APOD
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    IC 5067 trong tinh vân Bồ Nông​
    [​IMG]
    Nổi bật trong khung cảnh bầu trời ấn tượng này là màu sắc bắt mắt của tinh vân phát xạ IC 5067 (bên phải, gần trung tâm bức ảnh). Là một bộ phận nhỏ của tinh vân Bồ Nông (The Pelican Nebula), IC 5067 trải dài trong vùng không gian có kích thước cỡ 10 NAS. Tác giả Antonio Fernandez đã chụp khu vực đầy bụi và khí gas này bằng một số máy lọc đặc biệt giúp phân biệt những dải màu phát xạ của các nguyên tố khác nhau có trong tinh vân. Sau đó, bức ảnh đã được phủ lại màu dựa trên bảng phối màu tự nhiên có trong các bức ảnh của KTV vũ trụ Hubble chụp những khu vực hình thành sao. Với cấu trúc kì quái, những đám mây khí và bụi tối xung quanh được chạm trổ bởi gió, bức xạ đến từ những ngôi sao rất trẻ và nặng có trong tinh vân. Nếu nhìn cận cảnh vào những đám mây này chúng ta sẽ phát hiện ra vài vùng hình thành sao rất rõ ràng. Tinh vân Bồ Nông, được liệt kê trong catalogue chuyên ngành với cái tên IC 5070, cách chúng ta khoảng 2.000 NAS. Để tìm được tinh vân này, chúng ta hãy hướng kính thiên văn về phía đông bắc của ngôi sao Deneb rực rỡ trong chòm Thiên Nga.
    Nguồn: APOD
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 22/11/2007
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Cực nam Hải Vương tinh
    [​IMG]
    Sao Hải Vương là hành tinh khí khổng lồ nằm ở phía ngoài của hệ Mặt Trời và xa gấp 30 lần khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất. Năm 1989, sau 12 năm lang thang trong vũ trụ, tàu thăm dò Voyager 2 đã tiếp cận được hành tinh màu xanh biếc này. Hải Vương tinh là một thiên thể hoạt động, lượng nhiệt mà nó tỏa ra môi trường lớn gấp đôi lượng nhiệt mà nó nhận lại từ Mặt Trời. Tại thế giới lạnh lẽo và xa mờ này, tàu thăm dò Voyager 2 đã phát hiện ra nhiều xung sóng radio mạnh khác thường, những "tảng" mây ti nằm ở độ cao rất lớn và cả những hệ thống bão khổng lồ với vận tốc gió lên đến 1500 dặm/h. Bức ảnh trên được ghép lại từ 5 bức ảnh nhỏ hơn chụp cực nam sao Hải Vương. Trong ảnh có thể thấy "Vết Tối Lớn" là một cơn bão nằm tại vĩ độ 22 có kích thước bằng cả Trái Đất. Khoảng cách từ Vết Tối Lớn đến cực nam Hải Vương tinh là 17.000 dặm!
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Những đám mây phát sáng trên bầu trời Thụy Điển​
    [​IMG]
    Thỉnh thoảng, trên mặt đất, màn đêm đã bao phủ trong khi đó phía trên cao, ngày vẫn còn. Do sự tự quay của Trái Đất, hoàng hôn sẽ mọc lên từ chân trời. Ánh Mặt Trời phía cuối đường chân trời sẽ xuyên qua bầu khí quyển và chiếu sáng những đám mây ở phía trên. Cảnh hoàng hôn đẹp thì chắc bạn đã từng chiêm ngưỡng. Tuy nhiên có một hiện tượng hiếm gặp hơn nhiều: những đám mây trôi nổi nằm ở độ cao rất lớn sẽ "phát sáng" tới mức mà bạn có thể nhìn thấy tốt khi trời đã tối hẳn. Bức ảnh trên được chụp vào tháng trước, cho thấy một mạng lưới những đám mây "phát sáng" màu bạc huyền bí sau hoàng hôn trên Vallentuna, Thụy Điển. Những đám mây này được tạo nên bởi nhiều hạt băng rất nhỏ trong bầu khí quyển, tuy nhiên chưa ai rõ về những chi tiết khác của chúng. Vệ tinh Odin của Thụy Điển và AIM của NASA đã được phóng lên quỹ đạo để nghiên cứu những đám mây kì lạ này. Những phát hiện gần đây cho thấy một vài đám mây "phát sáng" được tạo ra bởi nước đóng băng xả từ tàu con thoi!!
    Nguồn: APOD
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Quần tinh Messier 67​
    [​IMG]
    Nằm tập hợp tại trung tâm bức ảnh sắc nét trên là những ngôi sao của Messier 67, một trong những quần tinh phát tán già nhất mà con người từng biết tới. Những quần tinh phát tán thường rất trẻ (chỉ khoảng vài triệu năm), trong khi đó, đa số sao của M67 đã "sống" được tới 4 tỉ năm! Những ngôi sao này có cùng độ tuổi và thậm chí có nhiều đặc tính giống với Mặt Trời. M67 chứa đựng khoảng hơn 500 sao và cách chúng ta 2.800 NAS theo hướng chòm sao Cancer (Cự giải). M67 cũng có kích thước khoảng 12 NAS.
    Nguồn: APOD
  10. alat1977

    alat1977 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2007
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Đẹp quá , ảnh thiên văn máy tôi có nhiều lắm , sẽ chia sẻ với các bạn

Chia sẻ trang này