1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Ảnh thiên văn trong ngày

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Irish, 11/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    NGC1850: quần tinh trong đám mây Magellanic lớn​
    [​IMG]
    NGC1850 là một quần tinh khổng lồ, cách chúng ta 166.000 NAS trong thiên hà Magellanic lớn (LMC). Bức ảnh phức trên của KTV vũ trụ Hubble cho thấy vô vàn tinh tú với màu sắc sặc sỡ, đây chính là những thành viên cấu tạo nên NGC1850.
    Những ngôi sao màu vàng giống Mặt Trời chiếm đa số trong quần tinh này. Độ tuổi của chúng thường vào khoảng 50 triệu năm. Những ngôi sao màu trắng nặng hơn, nóng hơn và trẻ hơn rất nhiều (chỉ khoảng 4 triệu năm tuổi). Những ngôi sao này không nằm rải rác khắp NGC1850 mà tập trung với mật độ cao tạo nên một quần tinh phát tán nhỏ hơn chỉ cách quần tinh mẹ có 200 NAS. Những ngôi sao nặng đã hình thành trong NGC1850 từ rất lâu, chúng đã biến mất trong những vụ nổ sao ngoạn mục cách đây hàng tỉ năm. Phải chăng chính những mảnh vỡ từ các vụ nổ supernova đó cung cấp nguyên liệu để hình thành nên quần tinh rất trẻ ngay sát cạnh NGC1850? Có lẽ vậy! Tuy nhiên, cho dù thế nào đi chăng nữa thì một kết quả tương tự cũng sẽ xảy ra đối với những thành viên trong quần tinh trẻ này trong vài triệu năm nữa. Chúng sẽ tiếp tục gửi những vật chất đã tổng hợp của mình vào vũ trụ bao la...
  2. energy06

    energy06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2007
    Bài viết:
    1.323
    Đã được thích:
    0
    Các ảnh đẹp thiên văn trong ngày ở trên tôi vào apod tìm không thấy nhỉ ?
    http://apod.gsfc.nasa.gov/apod/archivepix.html
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    nguyentranha post ảnh trong ngày của ttvnol nhưng là ảnh "trong năm" của APOD nên bạn phải dùng search thì mới thấy như cái Quần tinh M67 là từ tháng 9
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Đúng rồi, mình dịch bừa bãi lắm, thấy cái ảnh nào đẹp thì dịch thui, không quan trọng ngày tháng (tuy nhiên nếu có sự kiện hot thì sẽ cố gắng dịch sớm). Mình có thói quen đem ảnh thiên văn về nhà dịch khi rỗi rãi nên cập nhật hơi kém, các bác thông cảm. Mình luôn để tính thẩm mĩ và khoa học lên hàng đầu!
  5. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    VERITAS và Kim tinh​
    [​IMG]
    Bức ảnh chụp sáng sớm ngày 5/11. Trong bức ảnh với độ phơi sáng 30s trên, tác giả Larry Ciupik đã cố gắng thể hiện rất nhiều thứ liên quan đến thiên văn: chính giữa bầu trời là sao Kim đang ở rất gần Mặt Trăng lưỡi liềm, bên trái là một "vệt sao" dài được tạo nên bởi trạm vũ trụ ISS trên quỹ đạo. Phía xa xa là bầu trời màu vàng nhạt đầy sao trước bình minh. Trên mặt đất lại nổi lên bóng đen của kính thiên văn VERITAS với vô số những mảnh gương phản xạ. VERITAS vận hành tại đài thiên văn Whipple gần Tucson, Arizona, Hoa Kì nhằm giúp các nhà khoa học tìm hiểu về những tia gamma năng lượng cao đến từ vũ trụ.
    (VERITAS: Very Energetic Radiation Imaging Telescope Array System - Dàn hệ thống kính thiên văn thu nhận bức xạ năng lượng rất cao)
    Theo: APOD
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    M45: quần tinh Pleiades​
    [​IMG]
    Là quần tinh nổi tiếng nhất trên bầu trời, cụm sao Tua Rua (Pleiades) có thể được nhìn thấy dễ dàng mà không cần ống nhòm hỗ trợ kể cả khi bạn đang ở sâu trong một thành phố bị ô nhiễm ánh sáng. Cũng được biết đến với cái tên "Seven Sisters" (Bảy Chị Em) và M45, Tua Rua là một trong những quần tinh phát tán sáng nhất và gần chúng ta nhất. Pleiades có khoảng 3.000 ngôi sao, kích thước 13 NAS và cách Trái Đất 400 NAS. Trong bức ảnh trên, ta có thể nhận thấy rõ ràng tinh vân phản xạ màu xanh bên cạnh những ngôi sao sáng của M45. Những sao lùn nâu rất mờ với khối lượng thấp cũng được tìm thấy trong M45.
    Theo: APOD
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hubble và tinh vân hành tinh
    [​IMG]
    Một số bức ảnh chụp các tinh vân hành tinh từ KTV vũ trụ Hubble. Cả bốn tinh vân hành tinh này đều nằm trong dải Ngân Hà và cách chúng ta khoảng 7.000 NAS. Những bức ảnh trên được chụp nhanh bởi camera trường rộng liên hành tinh 2 (WFPC2) của KTV Hubble trong tháng 2 năm 2007. Màu sắc của các tinh vân đã được xử lí để làm nổi bật các nguyên tố phổ biến có trong tinh vân: đỏ ứng với nitơ, xanh lục ứng với hiđro và xanh da trời ứng với oxi.
    He 2-47: 6 cột khí dài tỏa ra từ tinh vân chứng tỏ He 2-47 đã từng bùng nổ bức xạ và bắn vật chất ra vào 3 khoảng thời gian theo 3 hướng khác hẳn nhau. He 2-47 nằm ở phía nam chòm Carina.
    NGC 5315: 2 lần bùng nổ của ngôi sao lùn trắng ở tâm đã đẩy và nén vật chất có trong tinh vân theo 4 hướng khác hẳn nhau. NGC 5315 nằm ở phía nam chòm Circinus.
    IC 4593: phía bắc chòm Hercules
    NGC 5307: cấu trúc xoắn ốc của tinh vân này có thể được tạo ra do sự dao động bất thường của ngôi sao khi nó chết khiến vật chất bị bắn ra không đều theo các hướng. NGC 5307 nằm phía bắc chòm Centaurus.
    Nguồn: Hubble site
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Một đám mây cầu vồng trên bầu trời Colorado​
    [​IMG]
    Một đám mây sao lại có nhiều màu thế nhỉ? Những đám mây này được hình thành bởi các hạt nước nhỏ li ti có hình dạng và kích thước tương đối giống nhau. Khi Mặt Trời ở vị trí thích hợp đằng sau những đám mây khá dày, ánh sáng sẽ xuyên qua những đám mây mỏng hơn và bị tán sắc bởi các hạt nước có trong đó. Mỗi màu trong ánh sáng Mặt Trời sẽ bị lệch đi một góc khác nhau, do đó những màu sắc sặc sỡ đó sẽ đến mắt người quan sát từ các hướng hơi khác nhau một chút. Nhiều đám mây thỏa mãn được những điều kiện trên tuy nhiên chúng lại nhanh chóng trở nên quá dày, quá hỗn tạp hoặc quá xa so với vị trí Mặt Trời để có thể gây nên các màu sặc sỡ. Bức ảnh trên được chụp tại Boulder, Colorado, Hoa Kì.
    Theo: APOD
  9. kimsinhdo

    kimsinhdo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2007
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Các sư phụ ới cho hỏi:
    Có nhiều thông tin bức ảnh chụp bề mặt mặt trăng của Trung Quốc chính là ảnh của NASA.
    Có sư phụ nào biết về bức ảnh của NASA cho xem với !
    Sao tui nghi thằng Tung Của này wá !!!
    Một bức ảnh chụp cách nhau năm năm, diện tích mặt trăng thì rộng mênh mông, hết chỗ chụp rồi hay sao mà nhè chụp đúng chỗ người ta đã chup. Đã thế lại còn chụp đúng giờ nữa chứ !!!
    Nên nhớ là ngày trên mặt trăng dài đến 29 ngày trái đất
    Xác suất để chụp đúng vào vị trí đó, cùng vào giờ đó là vô cùng thấp
    Có sư phụ nào có bức ảnh của NASA không? Ra tay tìm giúp cái
  10. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Không biết bạn lấy tin đó ở đâu vậy ? Có thể cho tôi địa chỉ được không . Tò mò quá

Chia sẻ trang này